Đảng Bộ Tỉnh Hà Tĩnh Chỉ Đạo Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Doanh Nghiệp


Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy Ủy ban kiểm tra các cấp; chú trọng tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra từ Tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục duy trì và nâng hiệu quả hoạt động các đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tại địa phương, cơ sở doanh nghiệp [58, tr.42].

Năm là, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy [58, tr.43].

Tập trung sức củng cố, xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; khắc phục tình trạng tổ chức đảng buông lỏng lãnh đạo hoặc lấn sân, bao biện làm thay chính quyền trong doanh nghiệp; bảo đảm thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ; chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, chăm lo sinh hoạt Đảng, đảm bảo tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu; nêu cao tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng. Duy trì tốt việc thực hiện phong cách nói đi đôi với làm; chỉ đạo quyết liệt, cụ thể, tăng cường kiểm tra, sâu sát cơ sở, sát với đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp, nắm chắc thực tiễn, tiếp thu cái mới; quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng, kiên quyết chống bệnh quan liêu, giấy tờ, giảm họp, thực hành tiết kiệm, chống phô trương hình thức, lãng phí. Nâng cao chất lượng và cải tiến quy trình ban hành nghị quyết và các văn bản chỉ đạo, đổi mới phương thức học tập, quán triệt và thực hiện nghị quyết nhằm phát huy trí tuệ, tính năng động, sáng tạo, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp. Chất lượng sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cấp ủy. Trước mỗi kỳ họp cần chuẩn bị chu đáo, các văn bản cần thảo luận phải được gửi trước cho từng cấp ủy viên. Phát huy dân chủ, công khai trong các cuộc họp cấp ủy, bảo đảm cho từng cấp ủy viên và đảng viên được phát biểu ý kiến. Cấp ủy cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của đảng viên, xem xét nếu thấy ý


kiến đó đúng thì cần tiếp thu, ngăn ngừa và kiên quyết chống những biểu hiện độc đoán, gia trưởng, nể nang, thiếu trung thực; không định kiến, thành kiến với những người có ý kiến bảo lưu. Khắc phục tình trạng cấp ủy độc đoán, vi phạm quyền dân chủ trong Đảng, và tính thụ động, ỷ lại của đảng viên.

Như vậy, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về xây dựng TCCSĐ ở doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 - 2015 so với giai đoạn trước năm 2010 đã có hướng phát triển hơn: Tập trung đột phá củng cố xây dựng hệ thống TCCSĐ ở doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH, HĐH. Nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, chú trọng đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt cấp ủy, nhất là tập trung đổi mới, cải tiến quy trình ban hành nghị quyết và các văn bản chỉ đạo. Bên cạnh đó, so với giai đoạn trước năm 2010, giai đoạn 2010 - 2015, chủ trương đẩy mạnh hơn việc nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên; nhất là quan tâm đúng mức việc “học tập”, chú trọng việc “làm theo” tấm gương đạo đức của Bác, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên.

2.3. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp

2.3.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các doanh nghiệp

Công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng ở các doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nói chung, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ở các doanh nghiệp nói riêng là nhiệm vụ rất quan trọng. Vì thế, tập trung chỉ đạo việc học tập, quán triệt, tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng; của Đảng bộ Tỉnh. Chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị; Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 14-11-2013 và Kế hoạch số 27-KH/TU “Về


Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2020 - 8

việc tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Riêng đối với các doanh nghiệp, chỉ thị nêu rõ: chú trọng công tác giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động, nhất là lao động trẻ trong các doanh nghiệp. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, quán triệt nghị quyết, Tỉnh ủy đã giao cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng, các đơn vị thông tin cổ động xây dựng kế hoạch phổ biến nghị quyết. Bên cạnh đó, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy biên soạn tài liệu dùng cho báo cáo viên và đảng viên ở cơ sở để phổ biến đúng tinh thần của nghị quyết. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp và cấp ủy cơ sở tổ chức tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đặc biệt, trong giáo dục lòng tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp được chỉ đạo chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc. Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh đã chủ động ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các đảng bộ, chi bộ cơ sở, định kỳ cho cán bộ, đảng viên ký cam kết thực hiện việc học tập và làm theo Bác, lấy kết quả học tập và làm theo Bác để làm tiêu chuẩn phân loại đảng viên, công chức cuối năm, “100% đảng bộ, chi bộ cơ sở doanh nghiệp tổ chức học tập, quán triệt, với 100% đảng viên đăng ký cam kết thực hiện làm theo Bác” [73, tr.10]. Đã tạo được bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, củng cố tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, việc chỉ đạo công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng ở các doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế, như: Tổ chức học tập, quán triệt nghị


quyết, chỉ thị của Đảng ở một số TCCSĐ trong doanh nghiệp chưa đúng thời gian, tỉ lệ đảng viên tham gia có đảng bộ, chi bộ chưa cao; nội dung và phương pháp giáo dục tuyên truyền chưa hấp dẫn, chưa kịp thời, nhất là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị ở doanh nghiệp

Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời những hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết và gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU, ngày 27-3-2012 và nhiều văn bản hướng dẫn trong quá trình chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện: Chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 31-HD/BTGTU ngày 26-3- 2012 về hướng dẫn tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ thị, Kế hoạch của Bộ Chính trị “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Hướng dẫn số 31 yêu cầu:

Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành một nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ, đảng bộ, liên hệ với tình hình tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm ở từng tổ chức đảng, cơ quan, doanh nghiệp, của từng cá nhân cán bộ, đảng viên” [36, tr.1].

Hướng dẫn số 36-HD/BTGTU ngày 15-5-2012 “Hướng dẫn việc học tập một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sinh hoạt chi bộ, đoàn thể và tại các cơ quan, đơn vị”, nêu rõ nội dung học tập: 1) Tấm gương đạo đức suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 2) Tư cách người cán bộ, đảng viên trong việc xây dựng và thực hiện các chuẩn mực đạo đức ở từng chi bộ, cơ quan, doanh nghiệp gắn với Quy định 47 về những điều đảng viên không được làm. 3) Các tác phẩm: “Đường cách mệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quyét


sạch chủ nghĩa cá nhân”, “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” [37, tr.1]. Đồng thời, ban hành Quyết định số 466-QĐ/TU, ngày 18-9-2012 và Quyết định số 469- QĐ/TU, ngày 01-10-2012 thành lập các đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm trưởng đoàn trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, giám sát việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Quá trình chỉ đạo, trên cơ sở đánh giá ưu điểm, chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế và đưa ra bài học kinh nghiệm trong thực hiện Nghị quyết đó là:

Thứ nhất, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 phải gắn với thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW của Bộ Chính trị.

Thứ hai, phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, doanh nghiệp về lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống; ý thức trách nhiệm trong công tác, từ đó tác động lan tỏa đến cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc, đúng kế hoạch. Đặc biệt, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, đi vào chiều sâu, tạo những kết quả cụ thể, thiết thực. Hằng năm, các TCCSĐ ở doanh nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động sát với nhiệm vụ chuyên môn của từng doanh nghiệp, phù hợp với từng đối tượng. Tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ các chuyên đề theo quy định của Trung ương, đồng thời tổ chức thành công Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Kịp thời tiếp nối và bổ sung chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đẩy mạnh Cuộc vận động đi vào chiều sâu, đặc biệt là bước “làm theo”, với việc chú trọng xây dựng các mô hình, điển hình tiên


tiến trong Cuộc vận động. Tỷ lệ cán bộ, đảng viên trong doanh nghiệp dự học tập, quán triệt nghị quyết trung bình đạt 97,8%, nhiều doanh nghiệp đạt 100%; triển khai học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tỷ lệ cán bộ, đảng viên ở doanh nghiệp đăng ký “làm theo” đạt 100% [168, tr.6].

Trong thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ năm 2010 đến năm 2015 có 45 tập thể, 58 cá nhân điển hình tiên tiến, trong đó có 4 tập thể, 5 cá nhân được vinh danh, tặng bằng khen; 16 tập thể, 16 cá nhân được vinh danh, tặng giấy khen. Điển hình những đơn vị thực hiện tốt như: Đảng bộ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đảng bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Hà Tĩnh, Đảng bộ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển, chi bộ Công ty cổ phần Tư vấn Xây lắp điện, Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Bắc, Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Nam, chi bộ Công ty Bảo Việt Hà Tĩnh, Đảng bộ công ty Xăng dầu, chi bộ Công ty cổ phần Muối và Thương mại Hà Tĩnh…[168, tr.10]. Tuy nhiên, còn một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong nhận thức về Nghị quyết Trung ương 4 chưa sâu, chưa chủ động, tự giác, quyết tâm khắc phục, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm. Việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị ở một số đảng bộ, chi bộ chất lượng, hiệu quả chưa cao, chuyển biến chưa thực sự rõ nét, chưa trở thành việc làm “thường xuyên, cụ thể, hằng ngày”; xây dựng chương trình hành động gắn với các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức, lối sống còn chung chung, chưa cụ thể.

2.3.2. Củng cố, kiện toàn tổ chức; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, người đứng đầu cấp ủy và công tác phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp

Chỉ đạo củng cố, kiện toàn TCCSĐ ở các doanh nghiệp

Việc củng cố, kiện toàn TCCSĐ ở các doanh nghiệp đáp ứng đòi hỏi khách quan của công tác xây dựng Đảng trong các loại hình doanh nghiệp,


phản ánh đúng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động, tạo điều kiện cho cấp uỷ, lãnh đạo chỉ đạo chuyên sâu và thống nhất hơn đối với các nội dung công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH của Tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh chỉ đạo Đảng ủy Khối doanh nghiệp, huyện, thành, thị ủy tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 24-8-2006 của BCH Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo phát triển doanh nghiệp đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Nghị quyết số 02 xác định: “Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp; xây dựng, củng cố và đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng, các đoàn thể và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở trong các doanh nghiệp” [139, tr.4].

Ngày 09-12-2011 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 17- CT/TU Về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ thị số 17 yêu cầu Đảng ủy Khối doanh nghiệp, các huyện, thành, thị ủy thực hiện: “Kiện toàn, củng cố lại Ban chỉ đạo xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân, ... tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn của các cấp ủy đảng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng, các đoàn thể nhân dân” [142, tr.2]; theo đó, chỉ rõ: “Các tổ chức đảng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng đảng viên ít, địa bàn hoạt động hẹp, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, thì trực thuộc các huyện, thành, thị ủy hoặc các đảng ủy xã, phường, thị trấn, ... không nhất thiết các chi bộ, đảng bộ ở doanh nghiệp nào cũng trực thuộc Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh” [142, tr.3].


Những năm 2010 - 2015, số lượng tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp tư nhân (không có yếu tố nước ngoài) tăng. “Đến năm 2014, có 85 TCCSĐ, chiếm 74% tổng số TCCSĐ trong doanh nghiệp, tăng 50 TCCSĐ so với năm 2010; với 1.801 đảng viên, chiếm tỷ lệ gần 40% so với tổng số đảng viên trong doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm kết nạp được 215 đảng viên. Một số đơn vị có nhiều TCCSĐ trong doanh nghiệp tư nhân: Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh 44; Thị ủy Hồng Lĩnh 6; huyện Kỳ Anh 5…” [160, tr.4]. Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh bàn giao Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và Xây dựng Đường bộ 474 và Đảng bộ Nhà mày Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh về trực thuộc ngành dọc; phối hợp với Huyện ủy Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc và Thị ủy Hồng Lĩnh tiến hành chuyển giao các TCCSĐ và đảng viên về sinh hoạt tại Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh và Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thủy lợi Nam Hà Tĩnh [169, tr.10].

Xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, người đứng đầu cấp ủy ở các doanh nghiệp

Xây dựng đội ngũ cấp ủy viên và người đứng đầu cấp ủy ở các doanh nghiệp là đòi hỏi tất yếu; cụ thể là trong xây dựng, quy hoạch cán bộ, nhằm phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý (Ban Thường vụ, bí thư, phó bí thư, chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc) ở doanh nghiệp cả trước mắt và lâu dài.

Thực hiện Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05-11-2012 của Ban Tổ chức Trung ương, ngày 03-12-2012 Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Hướng dẫn số 03-HD/BTCTU “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 và Kết luận số 24-KL/TW

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022