Quan Hệ Hợp Tác Giữa Hà Tĩnh Với Tỉnh Bôlykhămxay Và Khămmuộn Trong Những Năm Đầu Đổi Mới (1986 - 1990)


Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiệm vụ chi viện cho các chiến trường, trong đó có chiến trường Lào đã được thực hiện một cách kịp thời, có hiệu quả, trong đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều “đóng góp to lớn”. “Những đóng góp đã góp phần tích cực vào thắng lợi chung của mặt trận, đẩy mạnh kháng chiến mau đến thành công” [56]. Có thể khẳng định rằng, sự hợp đồng tác chiến giữa quân và dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn làm nên những thắng lợi to lớn, toàn diện trên chiến trường Lào, không chỉ có ý nghĩa bảo vệ tuyến biên giới phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân Lào, mà còn tác động to lớn đối với toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến trường Việt Nam.

Trong những năm từ 1954 đến 1960, tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu tập trung giúp các tỉnh nước bạn Lào bảo vệ, phát triển lực lượng, đồng thời khôi phục phát triển kinh tế. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ra NQ về giúp đỡ bạn xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa ở vùng giải phóng. Ủy ban Kế hoạch tỉnh và các ngành chức năng như giao thông, quân sự, biên phòng, nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục, văn hóa, y tế... đã lập kế hoạch, cung ứng vật tư, điều động cán bộ, công nhân kỹ thuật sang giúp tỉnh bạn [26, tr.198].

Đánh giá về vai trò và những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong thời kỳ này, tại phiên làm việc với BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh ngày 24/3/1971, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, xây dựng phát triển kinh tế, Đảng bộ và quân dân Hà Tĩnh đã có nhiều cố gắng, nhất là công tác bảo đảm giao thông vận tải, kể cả lúc chiến tranh ác liệt, công tác tuyển quân, tuyển thanh niên xung phong, huy động dân công luôn đạt và vượt mức” [18].

Thực hiện chỉ đạo của Quân khu, mùa khô 1972 - 1973, lực lượng vũ trang tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục đưa thêm lực lượng sang phối hợp với quân và dân tỉnh bạn mở Chiến dịch 972 và đã giành thắng lợi lớn. Tuyên bố của Chính phủ Lào, ngày 22/2/1973 đã ghi nhận: thắng lợi đó đã có tác dụng làm thay đổi tương quan lực lượng trên địa bàn Trung Lào, rất có lợi cho cách mạng


Lào, góp phần tạo thế mạnh trong đàm phán, buộc đối phương phải ký kết Hiệp định về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào [42]. Hòa cùng với chiến thắng của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, trên mặt trận phía Tây, quân và dân tỉnh Hà Tĩnh đã kiên cường sát cánh cùng với quân và dân các tỉnh bạn giữ vững vùng giải phóng, đánh bại từng bước âm mưu lấn chiếm của địch, góp phần đắc lực cùng với quân và dân Lào giải phóng hoàn toàn đất nước vào ngày 2/12/1975.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng và những bước phát triển của mối quan hệ đặc biệt, hiếm có giữa hai dân tộc, trong đó có đóng góp xứng đáng của quân và dân các địa phương hai nước, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã khẳng định:

Trên những chặng đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh gian khổ, có những lúc hiểm nghèo tưởng chừng như không thể qua được, bên cạnh chúng tôi luôn luôn có các đồng chí thủy chung, người anh em ruột thịt thân thiết, Đảng Lao động Việt Nam vĩ đại và nhân dân Việt Nam anh hùng, có hậu phương trực tiếp rất mực tin cậy là đất nước Việt Nam [39, tr.90].

Như vậy, sự gần gũi nhau về địa lý và có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa truyền thống, điều kiện kinh tế - xã hội là cơ sở khách quan, bền vững cho mối quan hệ hữu nghị đoàn kết gắn bó keo sơn giữa nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong suốt tiến trình lịch sử. Đặc biệt, những nhân tố đó được thể hiện sinh động trong lịch sử gần một thế kỷ đấu tranh cho độc lập tự do của nhân dân hai nước chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và càng có ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới ngày nay của nhân dân hai nước nói chung và Đảng bộ nhân dân Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khăm muộn nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

1.1.2. Quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong những năm đầu đổi mới (1986 - 1990)

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước tiếp tục tăng cường phát triển mối

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 4


quan hệ hữu nghị đặc biệt và sự hợp tác chiến lược lâu dài lên một tầm cao mới. Báo cáo Chính trị tại Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ IV khẳng định:

Ra sức bảo vệ và phát triển mối quan hệ đặc biệt giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia... làm cho ba nước gắn bó với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ mãi mãi gắn bó với nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì độc lập và phồn vinh của mỗi nước [61, tr.112].

Trong quan hệ hợp tác với nước bạn Lào, giai đoạn 1976 - 1985, khi tình hình kinh tế của hai nước còn gặp nhiều khó khăn sau chiến tranh, quan hệ hợp tác hai nước Việt - Lào đã có các bước phát triển quan trọng. Ngày 18/7/1977, hai bên đã ký các hiệp định: "Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Lào", "Hiệp định hoạch định biên giới quốc gia", "Hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ Hiệp định miễn thị thực". Đây là là những văn kiện quan trọng, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho hai nước phát huy tình hữu nghị truyền thống, chuyển quan hệ từ chủ yếu về chính trị, quân sự và ngoại giao sang quan hệ toàn diện cả về chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Hiệp ước này là nhân tố quan trọng để các địa phương hai nước nói chung, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng có cơ sở pháp lý để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng.

Bước vào năm 1986, Việt Nam và Lào đều bắt đầu quá trình đổi mới đất nước, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quan hệ hợp tác giữa hai nước tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là chương trình hợp tác chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý kinh tế... Trong giai đoạn này, do nguồn lực kinh tế của hai nước còn hạn hẹp, kiến thức và kinh nghiệm để vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn thiếu, cùng với một số khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại nên một số chương trình hợp tác được hai bên thỏa thuận vẫn chưa được thực hiện [50, tr.6].


Sự phát triển không ngừng của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt - Lào là nhân tố quan trọng, bảo đảm vững chắc cho mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [115]. Từ năm 1967, theo quyết định của Trung ương, tỉnh Nghệ An kết nghĩa với tỉnh Xiêng Khoảng, tỉnh Hà Tĩnh kết nghĩa với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [116]. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Trong giai đoạn này, mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được đặt trong mối quan hệ giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Trong bối cảnh tình hình hai nước sau khi hòa bình lập lại, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đều phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đều là những tỉnh nghèo, có điểm xuất phát thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nông nghiệp còn lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tự cấp; công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ kém phát triển, đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn.

Thực hiện đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của ĐCS Việt Nam và Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn triển khai công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa, từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đổi mới chính sách đối ngoại... Các NQ qua các kỳ Đại hội Đảng bộ và các văn bản hội đàm thông qua các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong thời kỳ này đều nhấn mạnh quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, trước hết là “duy trì các chuyến thăm nhau và ký kết các chương trình hợp tác”. Thực hiện chủ trương đã được lãnh đạo các tỉnh thống nhất: "Mỗi năm một lần Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh này đến tỉnh kia để làm việc và ký kết" [117], các chuyến thăm và làm việc giữa các Đoàn đại biểu cấp cao giữa tỉnh Nghệ


Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được duy trì thường xuyên. Nội dung, chương trình hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với các tỉnh bạn Lào giai đoạn này nhằm giúp nhau khai thác thế mạnh của mỗi bên, ổn định phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giữ vững biên giới hoà bình, hữu nghị theo hướng toàn diện, cơ bản, lâu dài có hiệu quả [162]. Trong giai đoạn này, tỉnh Nghệ Tĩnh chủ yếu tập trung giúp các tỉnh bạn về giống cây trồng vật nuôi, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thâm canh sản xuất nông nghiệp; khai thác, chế biến, tiêu thụ hàng hóa; hỗ trợ xây dựng một số cơ sở vật chất thiết yếu với quy mô vừa và nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống; bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật; phối hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh [118], [119].

Điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là việc tỉnh Nghệ Tĩnh tăng cường cử chuyên gia trên các lĩnh vực sang giúp tỉnh bạn. Tính riêng trong 10 năm, từ 1977 - 1987, tỉnh Nghệ Tĩnh đã cử 126 chuyên gia sang giúp tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn theo chương trình kế hoạch đã được các bên thống nhất ký kết [136]. Trong đội ngũ chuyên gia được cử sang tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu thuộc các lĩnh vực mà bạn còn thiếu hụt, như công nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giáo dục, y tế, truyền thanh, an ninh, quốc phòng... Số lượng chuyên gia giúp tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng tăng [128]. Đặc biệt, từ cuối năm 1984, thực hiện chủ trương của Trung ương, Nghệ Tĩnh đã cử 2 tổ chuyên gia thường trú tại tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [116]. Tỉnh Nghệ Tĩnh còn giúp tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn một số giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và nhiều nông cụ, máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu... phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm từ 1986 - 1990, tỉnh Nghệ Tĩnh đã cử nhiều cán bộ kỹ thuật sang phối hợp giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn xây dựng các cơ sở sửa chữa máy móc, sản xuất nông cụ, vật liệu xây dựng tại huyện Mường Mày, Lạc Xao, Mường Cầu [162]. Mặc dầu điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh Nghệ Tĩnh đã đầu tư giúp tỉnh Bôlykhămxay,


Khămmuộn xây dựng một số công trình thiết yếu, như Bệnh viện ở Mường Khăm, Trường cấp 1 - 2 và nhà khách ở thị trấn Căm Cợt [126].

Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn ngày càng gia tăng do yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là các địa bàn biên giới. Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ này chưa cao nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực, vì đáp ứng được yêu cầu khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế và nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân ba tỉnh. Các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa của cư dân dọc biên giới tỉnh diễn ra khá phát triển, giúp đồng bào miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh cải thiện cuộc sống, chung sức chung lòng giữ vững an ninh chính trị khu vực biên giới [162].

Thực hiện những nội dung thỏa thuận đã ký, trong thời gian từ 1986 - 1990, hàng năm, nhiều hoạt động giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, phim ảnh, các hoạt động xã hội được phối hợp tổ chức thường xuyên, nhất là tại các địa phương kết nghĩa, các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, góp phần giúp đồng bào các bộ tộc Lào xây dựng đời sống văn hoá mới, loại bỏ dần các phong tục, tập quán lạc hậu [19]. Tỉnh Nghệ Tĩnh đã giúp đỡ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trao đổi kinh nghiệm về tổ chức mạng lưới y tế từ tỉnh xuống huyện và cơ sở, công tác vệ sinh phòng bệnh nhất là chống sốt rét, sốt xuất huyết, phòng bệnh lao... Mặc dù điều kiện trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, tỉnh Nghệ Tĩnh đã quan tâm giúp đỡ viện trợ tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trang thiết bị dạy học, cử nhiều đoàn cán bộ giáo viên sang giúp các tỉnh bạn chia sẻ kinh nghiệm, trực tiếp giảng dạy và làm công tác xoá mù chữ. Nhiều học sinh tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn được tiếp nhận và đào tạo các chuyên ngành y tế, nông nghiệp, tài chính, thống kê... [128].

Mặc dù còn bộ lộ nhiều hạn chế do những nguyên nhân khác nhau, nhất là điều kiện kinh tế trong tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng những kết quả đạt được trong hợp tác văn hoá và giáo dục với các tỉnh bạn trong giai đoạn này


đã góp phần quan trọng tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và công tác biên giới, tỉnh Nghệ Tĩnh đã tăng cường giúp bạn đào tạo cán bộ, sĩ quan chuyên nghiệp. Hàng năm, tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cử nhiều cán bộ, sĩ quan, đặc biệt là sĩ quan chính trị sang học tập, tập huấn tại tỉnh Nghệ Tĩnh. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Quân khu IV và yêu cầu tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, nhiều chuyên gia quân sự tỉnh Nghệ Tĩnh được cử sang giúp bạn xây dựng chiến lược quốc phòng dài hạn, lập kế hoạch phòng thủ từng thời kỳ và ở từng địa bàn, phù hợp với tình hình thực tế. Tỉnh Nghệ Tĩnh đã tăng cường phối hợp với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, ngăn chặn các hoạt động tội phạm, vượt biên trái phép, buôn lậu qua biên giới, nhất là buôn lậu ma túy; tiêu diệt tận gốc các ổ phỉ, các băng nhóm chống đối có vũ trang.

Trong giai đoạn 1986 - 1990, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn diễn ra trong bối cảnh hai nước và các địa phương đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong điều kiện kinh tế tỉnh còn nghèo, chưa thoát khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, lại vừa phải đối phó với âm mưu chống phá thâm độc của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Tình hình đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của các chương trình, nội dung hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, với truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời và những ưu đãi đặc biệt giành cho nhau, nhìn chung, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục được tăng cường và thu được những kết quả đáng phấn khởi, nhất là hợp tác về chính trị và an ninh quốc phòng [184]. Việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội bước đầu được quan tâm và thu được những kết quả nhất định[161]. Đặc biệt, sự quan tâm, giúp đỡ về chuyên gia, cung ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị thiết yếu


phục vụ sản xuất, đời sống đã giúp tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt. Hoạt động ngoại thương giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu diễn ra dưới hình thức hữu nghị và ưu đãi đặc biệt, được bao cấp bằng ngân sách nhà nước [162], [163]. Trong thời kỳ khó khăn, hàng hoá của Việt Nam và của tỉnh Nghệ Tĩnh đến với các bản làng của tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa đã khắc phục được một phần thực trạng hết sức khan hiếm hàng hoá của các tỉnh bạn, góp phần ổn định tình hình, nâng cao đời sống cho nhân dân [126], [127]..

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đã được các bên thống nhất còn thấp so với yêu cầu, mong muốn và tiềm năng của tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [19]. Nhiều nội dung hợp tác đã được đề ra nhưng thực hiện thiếu kịp thời, có nơi, có lúc thiếu tính khả thi [174]. Tại một số thời điểm, trong lĩnh vực hợp tác nông nghiệp "Chưa hoạt động và thực hiện được những vấn đề đã ký"; trong lĩnh vực y tế, "Tất cả đã ký ở văn bản nhưng chưa thực hiện được" [20]. Quan hệ hợp tác chủ yếu đang diễn ra ở khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó, lĩnh vực được chú trọng nhất là nông - lâm nghiệp. Do đó, nhìn chung việc hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đem lại hiệu quả chưa cao, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nặng tính chất bao cấp, phiến diện; chưa khơi dậy, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Trong quá trình hợp tác, có những thời điểm, "Bôlykhămxay thì chưa biết làm, Nghệ Tĩnh thì nể, cả hai bên đều phải rút kinh nghiệm" [164]. Tuy nhiên, kết quả và những kinh nghiệm bước đầu trong quá trình hợp tác giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới đã tạo cơ sở, tiền đề quan trọng giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn tiếp tục tăng cường hợp tác trong những năm sau này đạt hiệu quả cao hơn.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí