Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 2


giả đã đề cập đến tình hình thế giới, khu vực, phân tích những thời cơ, thách thức đối và những vấn đề đặt ra đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á trong việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại.

Một số luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh Lào bảo vệ thành công ở Việt Nam có đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, trong đó tập trung đi sâu vào những vấn đề đặt ra của sự phát triển trong thời kỳ đổi mới, đó là những vấn đề đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới tác động của nhà nước nhằm khuyến khích phát triển hàng hoá trong nông nghiệp… có trình bày những tác động của yếu tố khu vực, trong đó có Việt Nam.

1.2. Các công trình khoa học đề cập đến quan hệ Việt Nam - Lào trên một số lĩnh vực, vùng miền hoặc địa phương cụ thể

Trên góc độ nghiên cứu này, có các công trình, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về quan hệ hữu nghị hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào nói chung và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với các tỉnh cùng chung biên giới vùng Trung Lào.

Các tác giả đã có nhiều đóng góp trong việc sưu tầm những tư liệu gốc có giá trị, đáng tin cậy, phong phú, có cả tài liệu điền dã thực tế phục vụ nghiên cứu. Các công trình này đã trình bày khá chi tiết những vấn đề về điều kiện địa lý, truyền thống lịch sử, văn hóa và mối quan hệ giữa các tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với các tỉnh cùng chung biên giới vùng Trung Lào trên một số lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế nông nghiệp và quốc phòng, an ninh; khái quát mối quan hệ về vấn đề này trên những nội dung lớn là giải quyết vấn đề biên giới, bảo về chủ quyền anh ninh biên giới Việt Nam - Lào. Trên cơ sở các nghiên cứu khoa học, luận án rút ra một số nhận xét về thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm, phương thức, đặc điểm; đưa ra quan điểm quan hệ hợp tác, kiến nghị về cơ chế, chính sách để thực hiện tốt việc mở rộng hợp tác phù hợp với thực tiễn trong những năm tiếp theo.

Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã cung cấp cho tác giả những cơ sở quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá và bước đầu tổng kết những nét đặc thù trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn.


1.3. Các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn

Các công trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau về quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với các tỉnh vùng Trung Lào, trong đó có tỉnh Bôlykhămxay, Khăm muộn, như : "Hà Tĩnh kháng chiến chống Mỹ, cứu nước", "Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến", của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh, Hà Tĩnh [31, 32]; "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh", tập 1, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [25]; "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh", tập 2, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [26]; "Lịch sử Hà Tĩnh", tập 1, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [23]; "Lịch sử Hà Tĩnh", tập 2, Đặng Duy Báu (Chủ biên) [24]; Lê Văn Chất, "Mở rộng liên kết giao lưu quốc tế” [41].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Một số luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu quan hệ hữu nghị hợp tác giữa một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam với một số tỉnh vùng Trung Lào, trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. Có thể thấy rằng, dưới góc độ lịch sử (thông sử), đây là những công trình nghiên cứu có hệ thống về mối quan hệ giữa một số tỉnh vùng Trung Lào như Hủaphăn, Xiêngkhoảng, Bôlykhămxay, Khămmuộn với một số tỉnh vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam như Hà Tĩnh, Nghệ An. Trong đó đi sâu phân tích các lĩnh vực quan hệ hợp tác về chính trị, quốc phòng - an ninh, biên giới, kinh tế, văn hóa và các lĩnh vực khác, đồng thời đưa ra những nhận xét về đặc điểm, thành tựu, khó khăn, triển vọng, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác giữa các tỉnh.

Luận án của chúng tôi sẽ kế thừa có chọn lọc một số kết quả để phục vụ cho việc mở rộng và nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ khoa học lịch sử Đảng, đặc biệt là quá trình xây dựng chủ trương, lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện, những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, những vấn đề đặt ra trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hợp tác trên các lĩnh vực giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khăm Muộn.

Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 2

2. Những nội dung có liên quan đến đề tài luận án các công trình nghiên cứu đã đề cập đến

Qua các công trình nghiên cứu đã được công bố, chúng tôi nhận thấy: Về quan hệ hai nước Việt - Lào:


Nhiều công trình nghiên cứu đã thể hiện khá toàn diện và sâu sắc về lịch sử, truyền thống, những thành tựu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước qua các thời kỳ, những nét khái quát về quan hệ đối ngoại của nước CHDCND Lào với các nước trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, như: tình hình thế giới, khu vực, những thời cơ, thách thức đối với Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, đường lối chính sách đối ngoại của các nước trên thế giới, các nước trong khu vực Đông Nam Á, những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong việc hoạch định và việc tổ chức thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, nhất là đối với các nước bạn bè truyền thống, trong đó, đặc biệt là nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện đối với nước bạn Lào anh em.

Nhiều công trình nghiên cứu đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào trong lịch sử. Đặc biệt, nhiều công trình nghiên cứu đã phản ánh khá toàn diện và sâu sắc tình đoàn kết chiến đấu cùng những thắng lợi vẻ vang của quân và dân hai nước trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; quá trình hoạch định, thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách ngoại giao, những thành tựu đã đạt được trong quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào anh em trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, một số công trình nghiên cứu đã đề cập khá sâu sắc những thành tựu, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực của hai nước trong sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu, các nguồn tài liệu chúng tôi tiếp cận được, quan hệ hợp tác giữa các địa phương, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới hai nước chưa được đề cập, hoặc chỉ dừng lại ở việc nêu ví dụ điển hình, một số sự kiện, những vấn đề có tính chất sự vụ, thiếu tính tính toàn diện, hệ thống. Cho đến nay, chưa có những công trình chuyên khảo, luận án nghiên cứu một cách hệ thống quá trình lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây


dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh cùng chung biên giới.

Về quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn:

Các bài viết được đăng trên các báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học ở Trung ương và địa phương đã khai thác, đề cập đến một số nội dung về quan hệ hợp tác giữa các tỉnh trên các lĩnh vực, nhất là quan hệ hữu nghị hợp tác, liên minh chiến đấu của quân dân các tỉnh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hợp tác về chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... trong thời kỳ đổi mới.

Phần lớn nội dung các bài viết đề cập đến những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế, những vấn đề đặt ra hiện nay trong quá trình hợp tác giữa các tỉnh. Vấn đề Đảng lãnh đạo quá trình xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các tỉnh, chưa được đề cập, hoặc chỉ được nêu ra hết sức khái quát, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và những đóng góp to lớn của Đảng bộ tỉnh trong quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các tỉnh trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới ngày nay. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết một cách nghiêm túc, toàn diện và sâu sắc hơn.

Năm 2009, tác giả đã hoàn thành luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử Đảng với đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng mối quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 - 2007"[122]. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ mới nghiên cứu quá trình hoạch định chủ trương, đường lối và việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay từ năm 1991 đến năm 2007.

Như vậy, từ tổng quan tình hình nghiên cứu có thể thấy rằng, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ Việt Nam - Lào, quan hệ hợp tác giữa các tỉnh, vùng miền của Việt nam với các tỉnh có chung đường biên giới của Lào. Đặc biệt đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với một số tỉnh của Lào. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ tiếp cận của khoa học Lịch sử Đảng để phục đựng một cách đầy đủ, toàn diện quá trình Đảng bộ tỉnh Hà


Tĩnh lãnh đạo xây dựng phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với tỉnh

Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010.

3. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu:

Những nội dung liên quan đến đề tài luận án của các công trình đã công bố là những tư liệu quý tác giả kế thừa để giải quyết những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án tập trung nghiên cứu, làm sáng tỏ những nội dung sau:

- Cơ sở lịch sử hình thành mối quan hệ quan hệ hợp tác của tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn (điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống, văn hóa... của ba tỉnh).

- Cơ sở lý luận (đặt trong bối cảnh chung của cả nước và đường lối đối ngoại của Trung ương Đảng) và thực tiễn hình thành chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn giai đoạn 1991 - 2010.

- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với hai tỉnh bạn theo tiến trình lịch sử, được phân chia thành hai giai đoạn căn cứ theo phân kỳ các nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh; Đồng thời, khắc họa quá trình phát triển nhận thức của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình lãnh đạo thực hiện qua hai giai đoạn (1991-2000 và 2001-2010).

- Phục dựng bức tranh chân thực về quá trình quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điểm đặc thù, với những khó khăn và thuận lợi nhất định, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng... qua hai giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000 và từ năm 2001 đến năm 2010.

- Từ những tư liệu khai thác được qua khảo sát thực tiễn, tổng kết, nhận định một cách khách quan những thành công, những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình hoạch định chủ trương cũng như trong quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về lãnh đạo thực hiện xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn trong gần 20 năm đổi mới (1991-2010).


Từ những thành công, hạn chế khiếm khuyết trong lãnh đạo thực hiện xây dựng, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh trong gần 20 năm (1991-2010), qua các nhiệm kỳ Đại hội, luận án làm sáng tỏ những đặc điểm trong mối quan hệ giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn trong điều kiện lịch sử, văn hóa, truyền thống có những đặc thù; đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu cả trên phương diện quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng vận dụng vào địa phương, cả trên phương diện tổ chức chỉ đạo thực hiện chủ trương đó trên địa bàn cụ thể.


Chương 1

QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000


1.1. QUAN HỆ HỮU NGHỊ, HỢP TÁC GIỮA NHÂN DÂN HÀ TĨNH VỚI TỈNH BÔLYKHĂMXAY VÀ KHĂMMUỘN TRƯỚC NĂM 1991

1.1.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn

Điều kiện tự nhiên:

Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn là ba tỉnh liền kề về địa lý, núi liền núi, sông liền sông, có chung 145 km đường biên giới thuộc hai nước Việt Nam - Lào. Những điểm tương đồng về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống là điều kiện thuận lợi để tỉnh Hà Tĩnh mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với hai tỉnh bạn Lào trên nhiều lĩnh vực.

Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 137 km, phía Tây giáp tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn - nước CHDCND Lào. Trên tuyến biên giới giữa tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn có 12 cột mốc quốc giới. Nội biên có 9 xã biên giới thuộc 3 huyện là Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang; có 5 Đồn biên phòng (575, 571, 567, 565, 563). Ngoại biên đối diện có 35 bản thuộc hai huyện Căm Cợt (Bôlykhămxay) và Na Kai (Khămmuộn); lực lượng vũ trang đóng trên biên giới của bạn có 2 đơn vị (Đồn 505 - Nậm Phào và Đồn 515 - Ma Ca).

Tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,6 km2. Năm 2010, dân số Hà

Tĩnh khoảng 1,3 triệu người; Đảng bộ tỉnh có gần 8,5 vạn đảng viên, sinh hoạt tại 771 tổ chức cơ sở đảng, thuộc 12 Đảng bộ huyện, thành phố, thị xã và 7 Đảng bộ trực thuộc [93]; có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70 km đường sắt chạy dọc theo hướng Bắc - Nam; có Quốc lộ


8A và Đường 12 đi sang Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, có cảng biển nước sâu Vũng Áng, cảng Xuân Hải [134]. Tỉnh Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, với 261 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 3 huyện biên giới là: Hương Sơn (47 km biên giới) gồm 2 xã biên giới Sơn Kim và Sơn Hồng; Vũ Quang (45 km biên giới); Hương Khê (53 km biên giới) với 5 xã biên giới là Hoà Hải, Hương Vịnh, Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên.

Tỉnh Bôlykhămxay là một trong 7 tỉnh thuộc vùng Trung Lào, là tỉnh lớn thứ 10 trong tổng số 17 tỉnh của nước CHDCND Lào, với diện tích 1.599.770 ha, dân số 422.300 người [71,tr.26]. Tỉnh Bôlykhămxay tiếp giáp với Việt Nam ở phía Đông với đường biên giới dài 165 km; tiếp giáp với Thái Lan ở phía Tây dọc theo sông Mê Kông với đường biên giới dài 195 km. Trong tổng số diện tích của tỉnh, 64 % thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa. Địa hình nghiêng dần từ dãy Phu Luông xuống khu vực sông Mê Kông, với nhiều dãy núi đá lớn có độ cao từ 300 đến 700m. Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, tỉnh Bôlykhămxay có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm là chủ yếu, phân thành hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài 6 - 7 tháng, nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là đối với nông nghiệp.

Về mùa mưa, đặc biệt là tháng 7, 8, 9, lượng mưa trung bình ở tỉnh Bôlykhămxay rất lớn, khoảng 1.600 - 1.800 mm/năm. Mùa mưa thường trùng với mùa lũ lớn do nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về nên đã gây ra lũ lụt và ngập úng kéo dài trên diện rộng ở một số vùng đồng bằng. Diện tích rừng của tỉnh Bôlykhămxay rất lớn, xấp xỉ 1.389.145 ha gồm: 3 khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia (296.500 ha); 4 khu rừng bảo tồn thuộc tỉnh (52.236 ha); 1 khu rừng tái sinh tự nhiên (10.200 ha), với độ che phủ gần 50%; có nhiều loại gỗ và lâm thổ sản quý hiếm. Đối với tỉnh Bôlykhămxay, rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý báu giúp địa phương phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp chế biến gỗ, khai thác khoáng sản, mà còn là nơi nương tựa cuộc sống của nhân dân các bộ tộc Lào. Nhiều đồng cỏ rộng lớn

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí