Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 7


công tác đối ngoại đã được ban hành. Việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cơ quan tham mưu trong lĩnh vực đối ngoại tiếp tục được quan tâm. Nhiều cán bộ, chuyên viên làm công tác ngoại vụ được cử đi dự các lớp huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, việc chỉ đạo nắm chắc tình hình các địa bàn, nhất là địa bàn vùng nội và ngoại biên các cửa khẩu, các đường tiểu ngạch trên tuyến biên giới, công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân, những điển hình tiên tiến trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào, nhất là trong công tác biên giới đã được cấp ủy, chính quyền, các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện.

Việc rà soát, kiểm tra để kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình tham mưu hoạch định chủ trương, triển khai thực hiện nhiệm vụ của các ban, ngành, các địa phương đơn vị liên quan được quan tâm hơn.

Thực hiện chủ trương, đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, đặc biệt là đường lối phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước theo nội dung NQ 01- NQ/TW của Bộ Chính trị và NQ Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Khóa VIII, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời lãnh đạo triển khai thực hiện, nhất là việc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác, trao đổi thương mại với Lào và Thái Lan; tăng cường mở rộng các hoạt động đối ngoại nhân dân.

Nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của các cơ quan

chuyên trách và các cơ quan tham mưu trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong công tác đối ngoại, việc đổi mới, kiện toàn công tác tổ chức cán bộ tiếp tục được quan tâm. Trong giai đoạn 1996 - 2000, Ban Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh được thành lập (trên cơ sở Ban Kinh tế Đối ngoại trước đây) và đi vào hoạt động. Ban Đối ngoại là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tham mưu trong lĩnh vực kinh tế và hoạt động đối ngoại nói chung và quan hệ hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng. Đồng chí Tăng


Nghĩa - nguyên Phó Trưởng ban Kinh tế Đối ngoại được bổ nhiệm làm Trưởng ban. Đồng chí Trần Văn Lâm được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban. Ban Biên giới tỉnh là cơ quan không chuyên trách, do đồng chí Nguyễn Hoàng Trạch- Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban và đồng chí Nguyễn Bá Giai - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh làm Phó ban Thường trực, cùng các thành viên là đại diện các ngành liên quan, như Tài chính, Hải quan, Đối ngoại, Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng… được giao nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, trực tiếp chỉ đạo các vấn đề về biên giới. Văn phòng cấp ủy và UBND các cấp được giao là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác đối ngoại. Tại các ngành và lĩnh vực liên quan, đã được kịp thời bố trí đội ngũ cán bộ chuyên viên phụ trách công tác theo dõi, chỉ đạo, tham mưu công tác đối ngoại. Việc kiện toàn và đổi mới công tác tổ chức cán bộ đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong công tác đối ngoại, trong đó có việc thực thi đạt hiệu quả cao hơn nhiệm vụ hợp tác với các tỉnh bạn Lào.

Trong lĩnh vực chính trị:. Nhiệm vụ tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là việc tiếp tục tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao và ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Từ năm 1996 - 2000, tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn đã cử 4 Đoàn đại biểu cấp cao sang thăm và làm việc tại tỉnh Hà Tĩnh [155], [165], [185], [157]. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã cử 2 Đoàn đại biểu cấp cao sang thăm và làm việc tai tỉnh tỉnh Bôlykhămxay và tỉnh Khămmuộn [181], [165], [166]. Nhân các chuyến thăm và làm việc, các bên đã tiến hành hội đàm và ký các văn bản thỏa thuận hợp tác; cam kết tăng cường trao đổi hàng hóa mậu dịch giữa hai tỉnh; thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế, thương mại, du lịch ký kết các hợp đồng sản xuất, kinh doanh, phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác nhằm khai thác tối đa mọi tiềm năng, nguồn lực, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng sớm xúc tiến khai thông tuyến du lịch giữa ba tỉnh; tăng cường công tác an ninh trật tự tuyến biên giới, bảo


Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn CHDCND Lào từ năm 1991 đến năm 2010 - 7

vệ tốt hệ thống mốc quốc giới, tích cực truy quét tội phạm gây rối dọc đường biên; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, bồi dưỡng đào tạo cán bộ [185], [133].

Thực hiện thỏa thuận đã ký, giữa tháng 6/1996, Đoàn cán bộ của Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ban Kinh tế Đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm và làm việc tại tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nhằm chuẩn bị phiên họp giữa lãnh đạo hai tỉnh về công tác biên giới tại tỉnh Bôlykhămxay và xây dựng Trạm kiểm tra Liên hợp tại cửa khẩu Cầu Treo [13]. Tiếp đó, 4 đoàn cán bộ tỉnh Hà Tĩnh được cử sang các tỉnh bạn nghiên cứu đất đai, khí hậu, đồng thời giúp bạn giống các loại cây trồng, vật nuôi [5]. Đồng thời, tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp đón hàng chục Đoàn cán bộ nhân dân các tỉnh bạn sang thăm quan học tập kinh nghiệm làm kinh tế vườn đồi. Đặc biệt, tỉnh Bôlykhămxay đã cử Đoàn công tác gồm các đồng chí tỉnh ủy viên, bí thư, huyện trưởng của tất cả các huyện, thị trong tỉnh sang tham quan, trao đổi kinh nghiệm về công tác tổ chức chỉ đạo xây dựng mô hình kinh tế hộ và quản lý hành chính [14].

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, nhằm nắm chắc tình hình, nhất là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện thực hiện các thỏa thuận đã ký, trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm và kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương giúp tháo gỡ những khó khăn về vốn, cơ chế hợp tác đầu tư, tháng 6/1997, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm và làm việc của tại tỉnh Bôlykhămxay [78].

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sau chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao, trong năm 1997, các đoàn công tác của các ngành giáo dục, y tế, nông, lâm nghiệp, thương mại du lịch, công an, biên phòng, đối ngoại tỉnh Hà Tĩnh... đã sang thăm và ký các biên bản ghi nhớ thực hiện các nội dung hợp tác tại tỉnh Bôlykhăm xay, Khămmuộn [89]. Thực hiện thỏa thuận đã ký, tháng 4/1999, Đoàn cán bộ Ban biên giới tỉnh Hà Tĩnh đã sang thăm và làm việc với tỉnh Bôlykhămxay. Hai bên đã bàn và thống nhất nhiệm vụ thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới và sửa chữa các cột mốc quốc giới bị hỏng [134]. Từ tháng 5/1999 đến tháng 6/2000, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã cử 2 đoàn và Công an tỉnh đã cử 2 đoàn cán sang làm việc với


tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn về công tác biên giới, mốc giới, đấu tranh phòng chống buôn lậu, mua bán, vận chuyển các chất ma túy [135, tr.97].

Trên cơ sở các văn bản thỏa thuận cấp cao đã ký, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan kịp thời triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng "Đề án quy hoạch phát triển các Cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2010” [134].

Việc duy trì và không ngừng đổi mới các chuyến thăm lẫn nhau là nét nổi bật về hợp tác trong lĩnh vực chính trị giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn. Trong khuôn khổ các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn, trong không khí phấn khởi, tin tưởng, thắm tình hữu nghị anh em, các bên đã tiến hành các phiên hội đàm. Tham dự các buổi hội đàm, ngoài lãnh đạo cấp cao ba tỉnh còn có đông đủ đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, đại diện cấp ủy, chính quyền các huyện biên giới của đơn vị sở tại. Các bên đã thông báo cho nhau tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của mỗi tỉnh, thảo luận, chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Các bên cũng đã tiến hành trao đổi, cung cấp thông tin về những vấn đề lý luận và thực tiễn [186].

Từ năm 1996 - 2000, lãnh đạo cấp cao tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã ký kết hàng chục văn bản thỏa thuận hợp tác, làm cơ sở để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội liên quan từ tỉnh đến cơ sở tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện.

Ngoài các chuyến thăm hữu nghị chính thức, nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước, địa phương, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã cử các đoàn đại biểu sang tham dự, thể hiện sự quan tâm và tình hữu nghị đặc biệt giữa Đảng bộ và nhân dân ba tỉnh [14],145].

Quán triệt chủ chủ trương của Tỉnh ủy, Ban cán Đảng HĐND, UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác đồng thời trực tiếp sang thăm và làm việc với tỉnh bạn phối hợp triển


khai thực hiện. Theo đó, hằng năm, tỉnh Hà Tĩnh đã cử từ 2 - 3 Đoàn công tác gồm lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên HĐND, UBND sang tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn phối hợp với các cơ quan chức năng các tỉnh bạn thống nhất chương trình kế hoạch công tác [7], [106]. Đây là những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận giữa lãnh đạo ba tỉnh, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất trong từng thời kỳ. Ngoài ra, các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân thường xuyên được tổ chức ngày càng phong phú đa dạng. Đây là những hoạt động hết sức có ý nghĩa, thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn.

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp: Lĩnh vực nông - lâm nghiệp của Lào nói chung và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn nói riêng còn ở tình trạng thấp kém, năng suất thấp, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Hàng năm, nhiều vùng còn thiếu lương thực. Nhiệm vụ quy hoạch, khai thác có hiệu quả tiềm năng dồi dào về đất đai, đầu tư thủy lợi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đầu tư giống cây, con và kỹ thuật sản xuất, canh tác đang đặt ra hết sức cấp thiết đối với các tỉnh bạn. Trong những năm 1996 - 2000, tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường hợp tác, đầu tư, từng bước giúp các tỉnh bạn giải quyết những khó khăn, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân các bộ tộc Lào, nhất là các địa phương giáp biên giới giữa ba tỉnh. Nội dung hợp tác tập trung chủ yếu vào việc giúp bạn nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, đưa những giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; hợp tác sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng và khai thác chế biến lâm sản, cây công nghiệp, giúp xây dựng mô hình trọng điểm lúa, quy hoạch rừng và xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm kết hợp [43].

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và các ngành liên quan chỉ đạo chuyển hướng từ hợp tác đầu tư nhỏ lẻ, mang tính chất mô hình sang hình thức hỗ trợ các tỉnh bạn kết hợp quy hoạch chiến lược phát triển nông nghiệp với quy hoạch sản xuất lương thực, thực phẩm; đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đảm bảo an ninh lương thực gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nhất là các xã giáp biên giới.


Khắc phục tình trạng tiến hành khai thác lâm thổ sản một cách ồ ạt, không có quy hoạch, thêm vào đó là các hành động lén lút vào rừng sâu để khai thác sản vật quý... làm cho tài nguyên rừng suy kiệt, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái động, thực vật, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã xúc tiến thực hiện việc quy hoạch, kết hợp giữa khai thác và bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng; thực hiện chương trình trồng rừng, nhân diện rộng các mô hình giao đất, giao rừng cho hộ nông dân quản lý, nhằm từng bước phủ xanh đất trống đồi trọc. Việc thực hiện các mô hình này, một mặt giúp bảo vệ phát triển rừng một cách bền vững, mặt khác giúp đồng bào nâng cao đời sống, gắn bó, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả [140].

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản: Trong thời kỳ đổi mới, hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, đầu tư xây dựng, giao thông... là nội dung hết sức quan trọng, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn. Trong giai đoạn này, chú trọng nhiệm vụ bảo trì, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống giao thông đường bộ nội tỉnh và xây dựng các tuyến giao thông kết nối hai bên, hệ thống đường giao thông dọc tuyến biên giới nhằm phục vụ nhu cầu dân sinh và đảm bảo quốc phòng an ninh; đăc biệt là thông qua tuyến Đường 8, Đường 12, giúp bạn sử dụng các bến, cảng biển của tỉnh Hà Tĩnh nhằm đảm bảo vận tải hàng hoá quá cảnh của Lào sang nước khác và vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Lào, đặc biệt là tiếp tục đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng, nâng cấp cảng Xuân Hải [12]; tiếp tục sửa chữa, nâng cấp làm mới một số tuyến đường phục vụ yêu cầu quốc phòng và góp phát triển kinh tế xã hội dọc tuyến biên giới.

Trong lĩnh vực đầu tư thương mại, du lịch: Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống giao thông, mở rộng các trung tâm thương mại, hình thành nhiều cơ sở dịch vụ buôn bán, nhất là khu vực hai bên các cửa khẩu, trên trục Đường 8, dọc tuyến biên giới... Nhờ đó, hoạt động thương mại giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn đã không ngừng phát triển, cả chiều rộng và chiều sâu, đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.


Các văn bản ký kết giữa ba tỉnh qua các cuộc hội đàm đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác thương mại, du lịch. Trong giai đoạn 1995 - 2000, tỉnh Hà Tĩnh có 3 đơn vị tiếp tục phối hợp với Tập đoàn phát triển kinh tế miền núi Lào khai thác, vận chuyển gỗ, trồng rừng và khai hoang. Đặc biệt, từ khi Cửa khẩu Cầu Treo được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, lượng người và hàng hóa qua lại tăng nhanh. Hằng năm, có gần 50.000 lượt người thuộc hơn 20 quốc gia và gần 20.000 lượt phương tiện làm thủ tục xuất nhập cảnh qua cửa khẩu. Hệ thống chợ biên giới tiếp tục được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu trao đổi ngày càng tăng của du khách và nhân dân dọc tuyến biên giới [132].

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời chỉ đạo các ngành liên quan đẩy mạnh các chương trình đầu tư khu kinh tế Cửa khẩu Cầu Treo, xây dựng cơ sở hạ tầng, ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng về xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác thị trường, trao đổi lưu thông hàng hóa. Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay đã phối hợp đầu tư xây dựng Trung tâm kinh tế Lạc Xao và Trung tâm kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thành những khu kinh tế mở. Các tuyến du lịch Hà Tĩnh - Bô lykhămxay - Thà khẹt - Viêng Chăn được khai thông và thu hút ngày càng đông du khách của cả hai nước và quốc tế [15].

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Ngoài tăng cường hợp tác nâng cao chất lượng giáo dục bậc học phổ thông, tỉnh Hà Tĩnh đã quan tâm giúp tỉnh bạn đào tạo lưu học sinh ở những ngành tỉnh bạn chưa có điều kiện đào tạo, đặc biệt những ngành mũi nhọn về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Ngành giáo dục đào tạo đã ký văn bản hợp tác về giáo dục đào tạo, tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cho giáo viên ba tỉnh, đào tạo tiếng Việt cho cán bộ của tỉnh Bôlykhămxay và cử các chuyên gia sang giúp các tỉnh bạn đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên [16]. Từ năm 1999 đến năm 2000, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức đào tạo tiếng Việt cho 15 cán bộ của tỉnh Bôlykhămxay. Bên cạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Bôlykhămxay,


Khămmuộn, các hoạt động trao đổi kinh nghiệm quản lý giáo dục, đổi mới

phương pháp dạy học ở các cấp cũng được đẩy mạnh.

Hợp tác trong lĩnh vực y tế: Trong những năm 1996 - 2000, ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; cử chuyên gia trực tiếp hướng dẫn, đồng thời trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin nhằm xây dựng và phát triển y tế của mỗi tỉnh; tổ chức xây dựng mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện các biện pháp phòng và chống các dịch bệnh: sốt sét, bướu cổ, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. Các bên tiếp tục tăng cường thực hiện các chương trình xã hội như tiêm chủng mở rộng, y học dân tộc, bảo hiểm y tế. Giai đoạn này, ngành y tế tỉnh Hà Tĩnh và Bôlykhămxay, Khămmuộn chủ yếu tập trung vào việc đào tạo chuyên môn, cử chuyên gia trực tiếp hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm tổ chức xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện các biện pháp phòng và chống các dịch bệnh: sốt sét, bướu cổ, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn [10]. Ngành Y tế tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận 4 đoàn cán bộ y tế các tỉnh bạn sang bồi dưỡng nghiệp vụ phòng chống sốt rét, dịch bệnh, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở và cử 3 chuyên gia siêu âm, phẫu thuật ngoại sản, chấn thương sang giúp bồi dưỡng nghiệp vụ, đồng thời, tặng bệnh viện Lạc Xao 2 máy tự tạo ôxy trị giá 4.000 USD [157].

Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao: Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự nỗ lực của ngành văn hóa, các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa giữa tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn tiếp tục được đẩy mạnh. Nhân các ngày lễ, các đoàn văn hóa nghệ thuật ba tỉnh đã tổ chức các chuyến lưu diễn với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người xem [16]. Ngoài ra, nhiều đội văn nghệ của Bộ chỉ huy Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự, Công an, các huyện biên giới như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang... đã thường xuyên tổ chức các chuyến thăm và biểu diễn tại các tỉnh bạn, nhất là các địa phương dọc biên giới tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bôlykhămxay, Khămmuộn [32].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022