Bảng 3: Số liệu cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
5 sao | - | - | - | 1 | 1 | 1 | 3 | 3 | 3 | |
số phòng | - | - | - | - | 144 | 144 | 144 | 804 | 804 | 804 |
4 sao | 3 | 5 | 5 | 6 | 7 | 7 | 9 | 13 | 13 | 15 |
số phòng | 269 | 679 | 679 | 764 | 833 | 856 | 1.173 | 1.067 | 1.607 | 1.868 |
3 sao | 8 | 8 | 8 | 9 | 10 | 13 | 15 | 18 | 19 | 20 |
số phòng | 678 | 678 | 678 | 763 | 798 | 963 | 1.088 | 1.192 | 1.295 | 1.316 |
2 sao | 18 | 20 | 22 | 29 | 29 | 29 | 32 | 35 | 38 | 45 |
số phòng | 867 | 1.007 | 1.107 | 1.515 | 1.265 | 1.265 | 1.706 | 1.808 | 1.856 | 2.203 |
1 sao | 7 | 17 | 20 | 24 | 30 | 32 | 39 | 54 | 60 | 73 |
số phòng | 435 | 544 | 611 | 723 | 895 | 950 | 1.006 | 1.449 | 1.551 | 1.692 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chú Trọng Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm Du Lịch Đặc Trưng Của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tăng Cường Công Tác Quảng Bá, Xúc Tiến Du Lịch Nhằm Thu Hút Du
- Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 15
- Các Đơn Vị Lữ Hành Du Lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Xác Địnduhlịlcà Nhgành Kinh Tếmũnihọvnậ.tyỉcnóhnhữnggiải Pháp Gì Đểtậtrpung Đầtuưcho Du Lịch?
- Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 19
- Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 1991 đến năm 2015 - 20
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
Ngun:ồTờ trình số 20-TTr-UBND, ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bảng 4. Doanh thu dịch vụ Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trung bình 5 năm từ 1992 - 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tổng Doanh thu | ||
Số lượng | Tốc độ tăng bình quân (%) | |
1992 - 1995 | 1.175 | 38,7 |
1996 - 2000 | 2.070 | 8,5 |
2001 - 2005 | 3.578 | 13,3 |
2006 - 2010 | 6.538 | 14,8 |
2011 - 2015 | 16.377 | 26,0 |
Nguồn: [39, 40, 41, 42, 43, 44].
Bảng 5. Số liệu cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Số khách sạn 1 sao - 5 sao | 36 | 50 | 55 | 68 | 77 | 82 | 96 | 123 | 133 | 156 |
Tổng phòng | 2.249 | 2.908 | 3.075 | 3.765 | 3.935 | 4.178 | 5.117 | 6.320 | 7.113 | 7.883 |
Tiêu chuẩn KD du lịch | 45 | 38 | 39 | 43 | 40 | 41 | 44 | 56 | 60 | 96 |
số phòng | 1.074 | 983 | 1.022 | 1.080 | 994 | 1.060 | 884 | 1.087 | 927 | 1.287 |
Căn hộ, biệt thự DL cao cấp | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 |
Số phòng | 69 | 69 | 69 | 69 | 69 | 95 | 95 | 95 | 95 | 95 |
Tổng số CSLT | 82 | 89 | 95 | 112 | 118 | 126 | 143 | 182 | 196 | 255 |
Tổng phòng | 3.392 | 3.960 | 4.166 | 4.914 | 4.998 | 5.333 | 6.096 | 7.502 | 8.135 | 9.265 |
Ngu:ồTờntrình số 20-TTr-UBND, ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
PHỤC LUC 2
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA TỈNH BÀ RIA – VŨNG TÀU
Nguồn và ảnh: Ban quản lý di tích Bạch Dinh.
1. Bạch Dinh - Vũng Tàu
Công trình được khởi công vào năm 1898, mãi đến năm 1902 mới hoàn thành. Bạch Dinh được sơn màu trắng bên ngoài nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh. Từ năm 1907 đến 1916 nơi đây từng được dùng làm
nơi nghỉ mát cho Toàn Quyền Đông Dương, Hoàng Đế Bảo Đại và các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Đây cũng là nới chính quyền thuộc địa Pháp làm nơi giam lỏng vua Thành Thái. Năm 1934 Bạch Dinh được nhượng lại để làm nơi nghỉ mát cho Hoàng đế Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Trong những năm sau đó, Bạch Dinh luôn được dùng làm nơi nghỉ mát của nguyên thủ hoặc các quan chức cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày 4-8-1992 Bạch Dinh được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các đồ gốm vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau- Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật có giá trị khác được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo
Nguồn:,Banảqunảnhlý di tích Côn Đảo
Khu di tích lịch sử Côn Đảo (Nhà tù Côn Đảo) thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm hệ thống nhà tù ở Côn Đảo và các nghĩa trang thuộc hệ thống nhà tù này. Trong lịch sử, chính quyền thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho xây dựng 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập - “chuồng cọp” tại khu vực Côn Đảo. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), chức năng của hệ thống nhà tù ở Côn Đảo bị giải thể. Năm 1979, Khu di tích lịch sử Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia, với 17 di tích.
3. Dinh chúa đảo - Côn Đảo
Xây dựng khoảng 1862 - 1876 cùng với các cơ sở hạ tầng trên đảo. Tại đây, 53 đời Chúa đảo trải qua 113 năm (1862-1975). Trong đó 92 thời thực dân Pháp có 39 chúa đảo và 12 năm thời đế quốc Mỹ có 14 chúa đảo đã sống và làm việc. Nơi đây, Chúa đảo Angdua đã bị tù nhân sát hại năm 1919. Là đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù từ chúa đảo đến các quan chức trên toàn đảo đều dưới quyền điều khiển của Chúa đảo. Tại đây chúng đã đề ra các chính sách, biện pháp hà khắc để đàn áp, tra rấn dã man đối với người tù.
Từ sau ngày giải phóng 01/5/1975, Dinh chúa đảo được sử dụng làm Phòng trưng bày Khu di tích lịch sử Côn Đảo tới nay. Di tích Dinh chúa đảo đã được, Bộ Văn Hóa - Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách
Vũng Tàu. Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài rộng 5m, ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kế sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ. Phía trong là nơi nghỉ của ông bà song thân. Nối giữa phòng ngoài và vòng trong là một hành lang nhỏ thông ra phía sau nhà.
Cách đó chừng 50m về hướng đông nằm kế ngã tư tỉnh lộ 32 là khu công viên tượng đài nữ anh hùng Võ thị Sáu đặt trang trọng tại công viên, bốn mùa bát ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng đúc bằng đồng, cao 7m do tác giả Thanh Thanh sáng tác, diễn tả tư thế chị Sáu ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay trong gió.
PHỤ LỤC 3
THẮNG CẢNH THIÊN NHIÊN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
1. Bãi Đầm Trầu - Côn Đảo
Bãi Đầm Trầu của huyện Côn Đảo là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp với bờ cát vàng trải dài dưới vách đá dựng muôn hình thù kỳ lạ. Trên một triền đá vươn ra biển nổi lên hai tảng
đá lớn ngã đầu vào
nhau như đôi chim đang
Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.
âu yếm nhau. Đến Đầm Trầu, du khách còn được nghe câu chuyện về mối tình lãng mạn nhưng nhiều oan trái của chàng Trúc Văn Cau thông minh và cô Mai Thị Trâu duyên dáng thạo nghiệp bút nghiên. Cảm thương mối tình oan trái của đôi bạn trẻ, dân làng Cỏ Ống đã sáng tác câu:
“Ai về nhắn gửi ông Câu Hòn Cau cách bãi Đầm Trầu bao xa?”
2. Núi Lớn - Vũng Tàu
Núi lớn hay còn gọi là núi Tương Kỳ, đỉnh cao nhất có độ cao 254 m, Núi Lớn là ngọn núi đứng sừng sững giữa một vùng trời phía Bắc thành phố, nơi mà được sách Gia
Định thành thông chí gọi là
Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.
PHỤ LỤC 4
LÀNG NGHỀ TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
1. Làng bún Long Kiên - Thành phố Bà Rịa
Làng nghề được hình thành từ năm 1958, ban đầu có khoảng 5 hộ nhưng đến nay đã lên đến 30 hộ làm nghề. Thu nhập từ nghề làm bún đã nâng cao đời sống của người dân nơi đây và giải quyết việc làm cho nhiều lao động với
mức thu nhập ổn định. Là một
trong những nghề truyền thống ở địa
Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.
điểm du lịch Vũng-Tàu có thâm niên 60 năm, nghề bún Long Kiên tại phường Phước Nguyên nổi tiếng không chỉ vì hương vị thơm ngon mà trong quá trình sản xuất, bún không trộn lẫn bất cứ một chất phụ gia nào. Theo người dân địa phương, khi ăn bún này, mọi người không cần phải dùng với thịt mà chỉ cần nước chấm ngon bởi bún đã có vị béo ngọt tự nhiên.
2. Làng nghề bánh tráng An Ngãi – Huyện Long Điền
Làng bánh tráng An Ngãi cũng được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận là làng nghề truyền thống đặc trưng của địa phương bởi nguyên liệu làm bánh sạch, không có phụ liệu gây hại sức khỏe. Làng nghề bánh tráng An Ngãi
thuộc huyện Long Điền ở địa điểm du
Nguồn: Báo BRVT.
lịch Bà Rịa - Vũng Tàu hoạt động rất lâu đời. Đến đây, bạn sẽ thấy những người làm nghề đều được “cha truyền con nối”. Khâu chế biến bánh tráng giống nhau ở mỗi vùng nhưng khác ở cách lựa chọn nguyên liệu và tâm huyết của người làm
bánh. Bánh tráng An Ngãi nổi trội vào những dịp Tết bởi các gia đình đều không thể thiếu bánh tráng trong mỗi bữa ăn. Khách du lịch ở nhiều nơi cũng thường tới đây để mua tận tay loại đặc sản Vũng Tàu vừa rẻ, đảm bảo chất lượng.
4. Làng Nghề làm muối Long Điền
Làm muối là một trong những nghề truyền thống của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ nhiều năm qua, diêm dân Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn giữ nghề làm muối theo lối truyền thống, sử dụng quạt gió và máy bơm, đưa nước
mặn vào ô phơi. Nghề làm muối tuy
vất vả, chịu nhiều thăng trầm do biến
Nguồn: Văn An, ảnh: Nguyễn Hoàng Phi
động thị trường những người làm muối đã quen với cái nắng cháy da và vị mặn mòi của muối biển, dù thu nhập rất thấp. Nghề muối vất vả là thế, nhưng ngày nào cũng vậy, khi bình minh lên, những người dân nơi đây lại ra ruộng làm việc. Muối thu hoạch tại đây đa số cung cấp cho Kiên Giang, Phú Quốc... để sản xuất nước mắm, chế biến hải sản, và cho các tàu cá để bảo quản hải sản.
5. Làng nghề cá Phước Hải - huyện Đất Đỏ
Làng cá Phước Hải là điểm du lịch Vũng Tàu có sức hấp dẫn du khách yêu làng nghề theo một cách riêng. Đây là làng nghề lâu đời nhất khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, chuyên cung cấp hai loại sản
phẩm nước mắm và cá khô lừng
Nguồn: Tác giả điều tra thực tế và tổng hợp.
danh trong cả nước. Ghé thăm làng nghề cá Phước Hải, vừa được ngắm cảnh biển tuyệt đẹp, hoà mình cùng đời sống dung dị của ngư dân lao động vất vả và tìm hiểu các khâu làm sản phẩm cũng như mua sắm đặc sản tại đây.