yếu. Kết hợp sự giúp đỡ của các nước anh em, do đó phải phát huy tinh thần tự lực cánh sinh; phải triệt để tiết kiệm, chống tham ô lãng phí” [124]. Chủ trương đó đòi hỏi mọi cán bộ, chiến sỹ phải nâng cao trách nhiệm chính trị, tinh thần làm chủ tập thể, biết tôn trọng yêu quý của công, tiết kiệm sức người, sức của của nhân dân; biết tận dụng nguồn cung cấp tại chỗ, triệt để thu mọi thứ vũ khí, phương tiện kỹ thuật, vật chất của địch; giữ gìn, sử dụng tốt mọi cơ sở vật chất kỹ thuật của ta; ra sức thi đua lao động và tăng gia sản xuất giỏi, nâng cao khả năng tự túc, tự cấp trong mọi hoàn cảnh; đồng thời, tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi sự giúp đỡ, viện trợ của quốc tế; chống tham ô, lãng phí; chống đóng cửa kép kín…
Như vậy, xây dựng LLHC phải dựa chắc vào dân, huy động và tổ chức toàn dân tham gia; lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở; xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh là khâu then chốt; xây dựng lực lượng vận tải chiến lược mạnh là nhiệm vụ trọng tâm; phải xuất phát từ thực tiễn và phải cần, kiện, tự lực cánh sinh, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của quốc tế. Đây là hệ thống các quan điểm chỉ đạo xây dựng LLHC trong những năm từ 1969 đến 1973, thể hiện sự trung thành, phát triển và cụ thể hóa quan điểm của Đảng về CTHC vào xây dựng LLHC trong điều kiện mới của KCCM, CN. Mỗi quan điểm có một vị trí, vai trò và nội dung khác nhau, nhưng thống nhất với nhau chỉ đạo chặt chẽ công tác xây dựng lực lượng, bảo đảm cho LLHC phát triển đúng hướng, ngày càng chính quy, hiện đại đáp ứng kịp thời yêu cầu chiến tranh.
1.2.3. Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng lực lượng hậu cần
Một là, tiến hành tốt công tác xây dựng Đảng trong LLHC.
Công tác xây dựng Đảng trong LLHC thời gian này tập trung thực hiện tốt các nội dung là:
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng một đội ngũ đảng viên có số lượng thích hợp và chất lượng cao, có năng lực tham gia vào sự lãnh đạo, vận động quần chúng, chấp hành tốt chức trách nhiệm vụ, thực sự tiên tiến về nhận thức tư tưởng và hành động, nhất là đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ.
Ra sức xây dựng chi bộ thường xuyên vững mạnh. Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng chi bộ với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; giáo dục, rèn luyện đảng viên với bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ và đoàn viên; nâng cao chất lượng chi bộ gắn với việc lãnh đạo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ; tăng cường chế độ lãnh đạo chính trị gắn với tăng cường chế độ chỉ huy, quản lý bộ đội, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, khắc phục các hiện tượng tiêu cực lạc hậu, thiết thực nâng cao chất lượng chiến đấu và hiệu suất công tác của các đơn vị; cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt lãnh đạo của chi bộ.
Tích cực xây dựng đảng ủy các cấp thường xuyên vững mạnh toàn diện, cải tiến lề lối làm việc, đề cao tự phê bình và phê bình, tăng cường đoàn kết thống nhất trong các cấp ủy. Ra sức bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cấp ủy trong lãnh đạo chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác; lãnh đạo quản lý bộ đội và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Của Người Nước Ngoài
- Yêu Cầu Khách Quan Xây Dựng Lực Lượng Hậu Cần Quân Đội
- Chủ Trương Xây Dựng Lực Lượng Hậu Cần Của Đảng Bộ Quân Đội
- Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ, Nhân Viên Hậu Cần Các Cấp
- Chỉ Đạo Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Bị Kỹ Thuật Hậu Cần
- Điều Kiện Mới Tác Động Đến Đẩy Mạnh Xây Dựng Lực Lượng Hậu Cần Quân Đội
Xem toàn bộ 228 trang tài liệu này.
Đi đôi với công tác xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và kiện toàn các tổ chức quần chúng trong sạch vững mạnh; cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt; bồi dưỡng tốt đội ngũ cán bộ làm công tác đoàn thanh niên, công đoàn, phụ nữ; nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên, công đoàn; cổ vũ mạnh mẽ phong trào người tốt, việc tốt; phát huy tác dụng của các tổ chức quần chúng trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Hai là, thường xuyên tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần các cấp.
Nhằm tiếp tục phát huy khí thế tiến công, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, kiên trì và đẩy mạnh cuộc KCCM, CN đi đến thắng lợi, QUTW xác định phải “Thường xuyên tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng” [108].
Nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng phải toàn diện, trong đó tập trung vào: tiếp tục giáo dục mọi chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật, quy định của quân đội, của đơn vị, truyền thống của dân tộc, của quân đội và ngành HCQĐ; giáo dục về tình hình nhiệm vụ của Quân đội, của ngành HCQĐ trong tình hình mới và nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.
Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng, tiến hành bằng nhiều hình thức linh hoạt và sáng tạo; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục chung và giáo dục riêng, giáo dục thường xuyên với mở các đợt học tập lớn tập trung và thống nhất.
Cùng với tiến hành tốt công tác giáo dục, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra nắm chắc diễn biến tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ, nhân viên hậu cần các cấp, kịp thời ngăn chặn và kiên quyết khắc phục những biểu hiện tư tưởng tiêu cực, sai trái.
Ba là, nâng cao chất lượng, đồng thời tích cực giải quyết hợp lý số lượng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Căn cứ vào tình hình đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần và yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác của ngành HCQĐ trong giai đoạn mới, QUTW xác định: “ra sức nâng cao chất lượng mọi mặt đội ngũ cán bộ, đồng thời tích cực giải quyết hợp lý số lượng cán bộ, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ… đáp ứng tốt mọi yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng trước mắt và lâu dài” [101]. Để thực hiện tốt nội dung trên, QUTW xác định cần nắm vững và thực hiện tốt các vấn đề chính sau:
Thực hiện tốt khâu trung tâm quan trọng bậc nhất là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.
Phải tích cực bồi dưỡng, phát huy cán bộ lớn tuổi, giàu kinh nghiệm; đồng thời, ra sức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ qua thực tiễn tỏ ra có năng lực, có triển vọng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên, cần nắm vững trọng điểm là cán bộ chủ trì, nhân viên kỹ thuật trung cấp, cao cấp và cán bộ cơ quan, nhà trường.
Phải đặc biệt chú trọng tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nghiên cứu khoa học quân sự, khoa học kỹ thuật và công tác xuất bản để có sách, tài liệu tốt cho cán bộ, nhân viên nghiên cứu, học tập và phát triển.
Phải kiện toàn hệ thống nhà trường, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới. Kết hợp chặt
chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng tại trường và tại chức, lấy bồi dưỡng trong thực tiễn chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác là chính, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp.
Tích cực điều chỉnh số lượng cán bộ phù hợp với tình hình mới.
Trên cơ sở tỷ lệ đã quy định, tích cực điều chỉnh, sử dụng hợp lý, đảm bảo cân đối giữa số lượng cán bộ và tổng quân số, giữa nhu cầu và hiện có, giữa các cơ quan và cơ sở, giữa số lượng và chất lượng, giữa mới và cũ.
Trong đào tạo, đề bạt, sử dụng phải căn cứ vào tỷ lệ đã quy định, phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, biểu biên chế của các cơ quan, cơ sở mà định số lượng hợp lý và sắp xếp, sử dụng đúng.
Trong tình hình tổ chức lực lượng có thay đổi cần tích cực bồi dưỡng, điều chỉnh, sử dụng hợp lý cán bộ hiện có nhằm tăng cường chất lượng, giữ vững kinh nghiệm, nâng cao hiệu suất chiến đấu và công tác.
Đối với cán bộ không còn phù hợp với điều kiện công tác hoặc do nhu cầu của Quân đội, của sự nghiệp xây dựng CNXH thì phải luân chuyển hoặc cho xuất ngũ. Đối với những cán bộ có chất lượng chính trị, tư tưởng tốt, có nhiều kinh nghiệm nhưng năng lực, sức khỏe có mặt còn yếu thì cần tích cực bồi dưỡng và sử dụng thích hợp.
Bốn là, chấn chỉnh tổ chức, biên chế hệ thống cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần.
Chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức các lực lượng cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ quân sự và yêu cầu tác chiến. Thực hiện cân đối giữa nhu cầu với khả năng, cân đối giữa các lực lượng; kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng hậu phương quân đội mạnh, tăng cường khả năng bảo đảm cho các LLVT xây dựng và chiến đấu thắng lợi, đồng thời tăng tích lũy sẵn sàng đối phó với mọi tình huống là công tác rất quan trọng trong xây dựng các LLVT nói chung và là vấn đề cấp thiết trong xây dựng LLHC. Quân ủy Trung ương chỉ thị “Chấn chỉnh và kiện toàn tổ chức làm cho các lực lượng có tổ chức thật vững mạnh và trong sạch; xác định tổ chức biên chế trang bị cho thích hợp, phát huy mạnh mẽ chức năng và tác dụng của các tổ chức, các cơ quan và đơn vị trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong chiến đấu” [99].
Nội dung chấn chỉnh hệ thống cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần cụ thể là:
Đối với cơ quan, xây dựng hệ thống cơ quan hậu cần vững mạnh về mọi mặt, có tổ chức mạnh, gọn; có năng lực tham mưu, quản lý và chỉ đạo chuyên môn tốt bảo đảm đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ “Chấn chỉnh tổ chức các cơ quan cho hợp lý, mạnh, gọn nhẹ, đủ sức làm nhiệm vụ và cân đối với cơ sở vật chất kỹ thuật” [131]. Trong đó: xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn, hoàn thiện hệ thống nguyên tắc, chế độ, lề lối làm việc của từng cục và từng bộ phận; bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ nghiên cứu, lập kế hoạch, phân tích và tổng hợp, quản lý và tổ chức thực hiện; kiện toàn tổ chức biên chế theo hướng nâng cao chất lượng, sắp xếp ổn định cán bộ, nhân viên tạo điều kiện đi sâu vào chuyên môn hóa.
Đối với hệ thống trường lớp, tập trung thu gọn đầu mối tổ chức với quy mô thích hợp, bỏ các đội, lớp nhỏ, tăng cường biên chế đủ giáo viên cả về số lượng và chất lượng, tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học bảo đảm cho các nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần các cấp.
Đối với hệ thống kho, điều chỉnh sắp xếp theo hướng thu gọn đầu mối, giảm các khâu trung gian đưa dần các kho vào khu căn cứ quy hoạch lâu dài; tăng cường các tổ chức và thành phần chuyên môn kỹ thuật, các khâu sửa chữa phục hồi vật tư, hàng hóa để các kho có đủ điều kiện quản lý và thực hiện đầy đủ các chế độ quy định về công tác kho tàng. Tích cực áp dụng các biện pháp cơ giới vào các kho để giảm nhẹ lao động, tăng thêm lực lượng bảo quản viên tương xứng với khối lượng vật tư, hàng hóa dự trữ.
Đối với các xưởng, tập trung vào cải tiến và tăng cường công tác tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề, tích cực ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, sửa chữa nhằm nâng cao năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm sức người, sức của bảo đảm tốt nhất cho nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Đối với hệ thống bệnh viện, tập trung thu gọn đầu mối, tổ chức quy mô thích hợp, luôn có lực lượng cơ động đáp ứng yêu cầu của chiến tranh. Tăng các tổ chức bảo đảm, quản lý, sử dụng, sửa chữa các trang thiết bị hiện đại để
chẩn đoán nhanh, chính xác, điều trị mau khỏi, trả nhanh, nhiều quân số khỏe về đơn vị, giảm tỉ lệ tử vong, tàn phế đến mức thấp nhất. Trong biên chế phải bảo đảm tính cân đối giữa cao cấp, trung cấp, sơ cấp; giữa y và dược, giữa cán bộ, nhân viên kỹ thuật với trang thiết bị, máy móc hiện đại. Xây dựng và chấn chỉnh hệ thống bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng chữa bệnh một cách toàn diện, đồng thời chú ý thích đáng tới việc nghiên cứu nâng cao trình độ và khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp của công tác chữa bệnh.
Đối với lực lượng xây dựng cơ bản, tích cực cải tiến công tác tổ chức và quản lý xây dựng, tổ chức và quản lý lao động, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tăng nhanh năng suất lao động, bảo đảm nhiệm vụ trước mắt và tích cực chuẩn bị nhiệm vụ lâu dài với khối lượng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, hiện đại.
Đối với lực lượng vận tải, tập trung mọi khả năng xây dựng các lực lượng vận tải cả chiến lược, chiến dịch và vận tải trên các chiến trường vững mạnh toàn diện hoàn thành tốt nhiệm vụ trung tâm của công tác hậu cần.
Tích cực xây dựng, phát triển và hoàn thiện các tuyến giao thông vận tải thông suốt từ hậu phương chiến lược tới từng chiến trường. Chấn chỉnh lực lượng vận tải theo hướng tinh gọn, giảm các đầu mối trung gian, tăng thành phần trực tiếp, giảm thành phần gián tiếp và phục vụ. Ra sức bảo vệ hành lang và kho tàng; dự trữ lương thực, vũ khí, trang bị kỹ thuật; bảo đảm vận chuyển và cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu vật chất, trang bị kỹ thuật cho các chiến trường. Kết hợp các hình thức, các phương pháp vận chuyển một cách linh hoạt, sáng tạo, vừa vận chuyển vừa chiến đấu bảo vệ nhằm đạt hiệu suất, hiệu quả vận chuyển cao nhất.
Năm là, đẩy mạnh công tác quản lý, ra sức xây dựng và phát triển vũ khí, trang bị, vật chất kỹ thuật hậu cần quân đội.
Vũ khí, trang bị, vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành và quyết định sức mạnh chiến đấu của quân đội, là một bộ phận của LLHC. Do nhu cầu phát triển của chiến tranh nên vũ khí, trang bị, vật chất kỹ thuật của Quân đội, của ngành HCQĐ phát triển rất mạnh và ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, công tác quản lý còn nhiều thiếu sót nghiêm trọng, chất lượng
sử dụng chưa cao dẫn tới lãng phí sức người, sức của, hiệu suất chiến đấu, công tác, hiệu quả sản xuất chưa cao, đòi hỏi bức thiết phải tăng cường công tác quản lý và nâng cao hơn nữa chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật. Trước tình hình đó QUTW và Đảng bộ TCHC xác định: “Phải ra sức tăng cường công tác quản lý vũ khí, trang bị, vật tư, tăng cường và đẩy mạnh công tác nghiên cứu chỉ đạo kỹ thuật” [101].
Về công tác quản lý, tạo bước chuyển biến căn bản trong giữ gìn, sử dụng; chấn chỉnh lại công tác quản lý của các cấp; giải quyết tốt việc thu hồi, bảo quản, xử lý, sửa chữa những vũ khí, trang thiết bị, vật tư, tài sản còn thừa hoặc hỏng.
Về công tác xây dựng, phát triển nâng cao chất lượng vũ khí, trang bị, vật chất kỹ thuật, tổ chức tốt việc sửa chữa và sản xuất, lấy việc sửa chữa, cải tiến là chính; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật nâng cao khả năng làm chủ, sản xuất, cải tiến các loại vũ khí, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển của chiến tranh; ra sức thi đua lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm; tổ chức tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả mọi cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự do các nước viện trợ.
1.3. Đảng bộ Quân đội chỉ đạo xây dựng lực lượng hậu cần
1.3.1. Chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức cơ quan, đơn vị, cơ sở hậu cần các cấp
Xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng vững mạnh.
Để không ngừng giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với LLHC, dưới sự chỉ đạo của QUTW và BQP, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC đã ra sức xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng ngành HCQĐ vững mạnh toàn diện. Cụ thể là:
Tổ chức tiến hành đại hội đảng bộ các cục và cơ sở theo đúng định kỳ, đúng nguyên tắc tổ chức, phát huy dân chủ, đề cao kỷ luật đạt kết quả tốt “Tiến hành đại hội đảng bộ các cục và cơ sở đúng định kỳ. Kiện toàn các cấp ủy về số lượng và chất lượng. Chấn chỉnh nghiêm chỉnh chế độ đảng ủy ở các cấp” [36]. Thông qua đại hội để nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện mọi
nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ chính trị trung tâm; kiện toàn các cấp ủy cả về số lượng và chất lượng; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, giữ vững nền nếp, chế độ, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. Làm cho đại hội trở thành một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn đơn vị, toàn Ngành để tiếp tục tuyên truyền giáo dục đường lối, nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng, của quân đội, của ngành và đơn vị ở các cấp; từ đó đẩy mạnh phong trào cách mạng ra sức thực hiện thắng lợi đường lối, nghị quyết của Đảng.
Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng chi bộ, tổ đảng 4 tốt, bảo đảm nâng cao chất lượng. Phấn đấu thực hiện mục tiêu: “Giữ vững các chi bộ, tổ đảng đạt 4 tốt, không để còn chi bộ, tổ đảng kém, phấn đấu 80% chi bộ đạt 4 tốt. Tích cực bồi dưỡng các chi ủy về công tác chi bộ, chức trách của chi ủy viên, nguyên tắc và chế độ sinh hoạt đảng” [36]. Kết hợp chặt chẽ công tác xây dựng đảng bộ, chi bộ với xây dựng đơn vị vững mạnh. Ngày 13 tháng 8 năm 1969, Đảng ủy, Chỉ huy TCHC ban hành kế hoạch Củng cố xây dựng trung đoàn, binh trạm, xí nghiệp, đoàn công trình, nhà trường, kho vững mạnh về chính trị. Kế hoạch nêu rõ: Phải xây dựng đảng bộ đơn vị vững mạnh về mọi mặt thành hạt nhân đoàn kết và lãnh đạo đơn vị luôn luôn tiến bộ hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ [142, tr. 406].
Xây dựng phát triển, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ đảng viên có chất lượng cao, số lượng đông, năng lực lãnh đạo giỏi là mặt công tác chủ yếu trong công tác xây dựng Đảng. Trong thời gian này QUTW, BQP và Đảng ủy, Chỉ huy TCHC tập trung chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh “Cuộc vận động rèn luyện, bồi dưỡng đảng viên 4 tốt”, đã phát động tháng 11 năm 1967. Trước tình hình mới Đảng ủy TCHC nhấn mạnh: ra sức bồi dưỡng đảng viên, nâng cao tính giai cấp, tính tiên phong, vững vàng về tư tưởng, gương mẫu trong hành động nâng cao năng lực lãnh đạo và vận động quần chúng tốt, phấn đấu 85% đảng viên đạt yêu cầu 4 tốt không còn đảng viên yếu kém [36].
Triển khai thực hiện tốt “Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động ngày 6 tháng 3 năm 1970. Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp