ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
ĐINH THỊ MAI
ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ (NINH BÌNH) THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 2
- Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Đảng Ở Đảng Bộ Huyện Yên Mô Trước Năm 2001
- Đảng Bộ Huyện Yên Mô Chỉ Đạo Thực Hiện Nhiệm Vụ Xây Dựng Đảng Ở Địa Phương
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
ĐINH THỊ MAI
ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ (NINH BÌNH) THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 03 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Hồng Hải
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn dựa trên kiến thức lý luận về xây dựng Đảng và qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn quá trình xây dựng Đảng của địa phương, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Hồng Hải. Các số liệu được trình bày có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Mai
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới người thầy hướng dẫn TS.Trần Hồng Hải, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt thời gian tôi tiến hành nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo và đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ và nhân viên Kho lưu trữ Văn phòng Tỉnh uỷ tỉnh Ninh Bình, Kho lưu trữ Văn phòng Huyện ủy, Ban tổ chức của huyện Yên Mô đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khai thác và tìm kiếm tư liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành khoá học.
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Đinh Thị Mai
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Kết cấu của luận văn 7
Chương 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2001 - 2005) 8
1.1. Các nhân tố tác động đến công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô.8
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 8
1.1.2.Thực trạng công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Yên Mô trước năm 2001 10
1.2. Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm 2001 - 2005 14
1.2.1. Chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô về công tác xây dựng Đảng 14
1.2.1.1. Chủ trương của Đảng 14
1.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô 16
1.2.2. Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương 21
Tiểu kết chương 1 38
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN MÔ VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XÂY DỰNG ĐẢNG (2006 - 2015) 39
2.1. Đảng bộ huyện Yên Mô lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm 2006 - 2010 39
2.1.1. Đảng bộ huyện Yên Mô vận dụng chủ trương của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình trong hoạch định chủ trương về công tác xây dựng Đảng 39
2.1.1.1. Chủ trương của Đảng 39
2.1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô 40
2.1.2. Quá trình Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương 43
2.2. Đảng bộ huyện Yên Mô đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những năm 2011 - 2015 57
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Mô về công tác xây dựng đảng 57
2.2.1.1. Chủ trương của Đảng 57
2.2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình và Đảng bộ huyện Yên Mô 59
2.2.2. Đảng bộ huyện Yên Mô đẩy mạnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương 62
Tiểu kết chương 2 75
Chương 3. NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 77
3.1. Nhận xét chung 77
3.1.1. Về những thành tựu cơ bản 77
3.1.2. Về những hạn chế chủ yếu 84
3.2. Một số kinh nghiệm 87
Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH Ban Chấp hành
BTV Ban Thường vụ
CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNXH Chủ nghĩa xã hội
HĐND Hội đồng nhân dân
Nxb Nhà xuất bản
TCCSĐ Tổ chức cơ sở Đảng
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TSVM Trong sạch vững mạnh
TW Trung ương
UBKT Uỷ ban kiểm tra
UBND Uỷ ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX đã trải qua nhiều bước thăng trầm, và đã có bước phát triển mang tính cách mạng, đột biến. Đó là sự kiện dân tộc ta đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước. Bước vào công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã từng bước đưa đất nước đi lên và đạt được nhiều thành tựu to lớn, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” hội nhập với cộng đồng quốc tế. Đó là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, đặc biệt phải kể đến tác động tích cực từ những thành quả đạt được trong công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng.
Tổng kết quá trình lãnh đạo, một trong những bài học kinh nghiệm xuyêt suốt của cách mạng Việt Nam, đó là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Và để có được đường lối lãnh đạo đúng đắn đó, vấn đề có ý nghĩa then chốt là Đảng cần phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Thực tiễn cho thấy càng đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh nước ta mở cửa, hội nhập càng cần có sự lãnh đạo của Đảng và coi trọng công tác xây dựng Đảng để nắm bắt thời cơ, thuận lợi, khắc phục khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng của nước ta trong những năm gần đây đang đứng trước nhiều yêu cầu, đòi hỏi mới. Dưới tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đã xuất hiện tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động nhằm vào Đảng. Do đó, tăng cường công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay vừa là yêu cầu bức thiết của thực tiễn tiến trình xây dựng và bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước, đồng thời là đòi hỏi cấp bách đặt ra trong quá trình phát triển và hội nhập.