Thành uỷ Hà Nội thành lập Ban công tác bầu cử do đồng chí Vũ Đại - Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố làm Trưởng ban, với nhiệm vụ: chuẩn bị kế hoạch và chỉ đạo toàn bộ cuộc bầu cử, hướng dẫn kế hoạch từng bước, từng việc cho các khu, huyện, các cơ sở.
Ban bầu cử được chia thành 04 tiểu ban:
- Tiểu ban tổ chức và thể lệ
- Tiểu ban nhân sự
- Tiểu ban tuyên truyền cổ động
- Tiểu ban chuẩn bị phương tiện vật liệu.
Hội đồng bầu cử của thành phố, khu phố, huyện và các xã cũng được thành lập.
Ngày 25-4-1965, từ 5h 30 sáng, cử tri nội ngoại thành Hà Nội đã tham gia bỏ phiếu bầu hai cấp: Hội đồng nhân dân thành phố và Hội đồng nhân dân khu phố. Cử tri ngoại thành bầu ba cấp: thành phố, huyện, xã.
Việc bầu cử kỳ này có nhiều khó khăn, vì phải bầu 3 cấp trong một ngày và tiến hành trong lúc thành phố có nhiều công tác rất khẩn trương như công tác phòng không nhân dân, chỉnh huấn chính trị. Tuy nhiên do có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, nên cuộc bầu cử đã hoàn thành thắng lợi. Hơn 50 vạn cử tri đã đi bầu, tỷ lệ trên 99%, số phiếu không hợp lệ rất ít. Cuộc bầu cử đã diễn ra trong không khí phấn khởi, vui vẻ và trật tự. ở mỗi khu vực bỏ phiếu đều có kế hoạch phòng không chu đáo. Nhân dân Thủ đô đã biểu thị tinh thần làm chủ và ý thức trách nhiệm cao trong việc lựa chọn và bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. ứng cử viên do Mặt trận trúng cử 100% thành phần Hội đồng nhân dân gồm những người ưu tú đại diện cho lực lượng mới đan nỗ lực sản xuất và chiến đấu. Chỉ sau 3
ngày công bố được kết quả bầu cử ở đơn vị thành phố, sau 5 ngày công bố được kết quả ở khu phố, huyện, xã.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 12
- Tăng Cường Xây Dựng Hệ Thống Tổ Chức Chính Quyền Trong Những Năm 1963-1965
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 14
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 16
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 17
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 18
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
Số lượng, thành phần của Uỷ ban hành chính các cấp đều theo đúng tinh thần chỉ thị của Trung ương và sự chỉ đạo của thành phố, nói chung những việc lớn, quan trọng đều tập trung vào bộ phận thường trực Uỷ ban hành chính. Số uỷ viên Uỷ ban hành chính thành phố, khu phố, huyện ít thay đổi nhưng số uỷ viên Uỷ ban hành chính xã, do yêu cầu tăng cường cho quốc phòng (đi nghĩa vụ), tăng cường cho sản xuất (về phụ trách các Hợp tác xã) nên thay đổi tương đối nhiều.
Việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính khoá này, tuy có nhiều khó khăn nhưng do có cố gắng, có kế hoạch và biện pháp cụ thể, tăng cường kiểm tra nên đã hoàn thành tốt, đảm bảo đường lối quần chúng, đảm bảo đúng pháp luật. Các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi để cho mọi công dân đều có thể sử dụng đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử của mình.
135 đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố được bầu với nhiều thành phần khác nhau: công nhân (34 đại biểu), nông dân tập thể (13 đại biểu), người làm trong các ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (13 đại biểu), xã viên trong các hợp tác xã thủ công nghiệp (7 đại biểu), cán bộ hoạt động trong các ngành khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá và nghệ thuật (24 đại biểu), đại diện cho các chính đảng, đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc (19 đại biểu), cán bộ thuộc cơ quan Nhà nước (21 đại biểu), cán bộ hoạt động trong các cơ quan huyện, khu phố (8 đại biểu). Trong tổng số trên có 42 đại biểu là phụ nữ, 34 đại biểu là thanh niên (dưới 30 tuổi). Đại biểu cao tuổi nhất là cụ Phạm Văn Diện, 74 tuổi, và đại biểu trẻ tuổi nhất là Đinh Văn Giư và Trịnh Thị Sông đều 21 tuổi.
21 ngày sau ngày bầu cử, Hội đồng nhân dân thành phố đã họp phiên đầu tiên bầu Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội (17 và 18-5-1965). Hội
đồng nhân dân thành phố đã bầu bác sĩ Trần Duy Hưng tiếo tục giữ chức Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội. Hội đồng nhân dân cũng thành lập các ban chuyên môn: Ban Y tế - vệ sinh và Ban Giáo dục. Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố đã triệu tập các cuộc hội nghị Hội đồng nhân dân, sử dụng các Ban chuyên môn, trực tiếp tiếp xúc với các đại biểu.
Một tháng sau ngày bầu cử, các khu phố, huyện đã bầu xong Uỷ ban hành chính. Và 35 đến 40 ngày sau các xã đã bầu xong Uỷ ban hành chính xã, thị trấn (trừ xã Đông Mỹ - Thanh Trì sau 40 ngày mới bầu được Uỷ ban hành chính xã).
Đây là lần đầu tiên Hội đồng nhân dân khu phố ở khu vực nội thành và Hội đồng nhân dân huyện ở khu vực ngoại thành được bầu đánh dấu một bước tiến mới trong hệ thống chính quyền Hà Nội. Hệ thống Hội đồng nhân dân khu phố, huyện lần đầu tiên được bầu ra theo đúng luật lệ của Nhà nước nhằm tăng cường tính dân chủ trong hệ thống chính quyền Hà Nội, tạo thêm nhiều điều kiện cho nhân dân làm chủ chính quyền, trực tiếp lãnh đạo chính quyền, trở thành chủ nhân của thành phố.
Ngay sau khi hoàn thành cuộc bầu cử, Ban tổ chức thành phố đã giúp Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội tập trung ngay vào việc bồi dưỡng, huấn luyện cho đại biểu Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cấp khu phố, huyện, xã, thị trấn nhằm giúp các đại biểu thấy rõ nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính nói chung và từng đại biểu nói riêng, đồng thời còn làm cho các vị đại biểu biết cách làm việc của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính. Do đó hệ thống Hội đồng nhân dân các cấp, nhất là Hội đồng nhân dân cấp xã đã có nhiều tiến bộ hơn trước. Hội nghị họp đúng kỳ hạn, nội dung bàn bạc đã thiết thực, phát huy được dân chủ, đề cao và sử dụng được tốt chức năng của Hội đồng nhân dân.
Ban Tổ chức đã kết hợp với trường Đảng tổ chức học tập bài “Công tác chính quyền xã” cho 86 đồng chí Chủ tịch, phó chủ tịch xã đạt kết quả tốt, giúp cho cán bộ xã nhận thức rõ vị trí quan trọng của chính quyền xã và khắc phục được tư tưởng sai như coi nhẹ chính quyền, đảng uỷ bao biện làm thay công việc của chính quyền.
Ngoài ra Uỷ ban hành chính thành phố còn tổ chức những hội nghị chuyên đề bàn về lề lối làm việc và công tác văn phòng của Uỷ ban hành chính xã. Có 94 xã về dự hội nghị, thành phần là chủ tịch, uỷ viên thư ký. Xong hội nghị ở các huyện, xã về báo cáo và thảo luận trong toàn Uỷ ban hành chính với các ngành chuyên môn, xây dựng nội quy Uỷ ban hành chính xã (trên 50 xã có nội quy Uỷ ban hành chính) giúp cho Uỷ ban hành chính xã khắc phục tình trạng thiếu nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị, nguyên tắc, chế độ, báo cáo thỉnh thị, thiếu dân chủ bàn bạc trong Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính, sinh hoạt không đều tuỳ tiện, xây dựng cho xã bảo đảm nguyên tắc tập thể lãnh đạo, phân công phụ trách và đường lối quần chúng.
Về chấn chỉnh tổ chức khối dân phố, theo nguyên tắc đã định, nhiệm kỳ của Ban đại biểu, bảo vệ là 2 năm thì năm 1965 phải tiến hành bầu cử lại các Ban đại biểu và bảo vệ. Tuy nhiên tình hình thời chiến có tác động nhiều đến nhiệm vụ của khối, do tình hình sơ tán nên cán bộ cơ sở có nhiều thay đổi, sự chỉ đạo của khu đòi hỏi phải chặt chẽ hơn nhưng số khối còn quá nhiều… do đó phải chấn chỉnh toàn diện khối dân phố.
Rút kinh nghiệm những nhiệm kỳ trước, đồng thời để phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới, Ban tổ chức đã nghiên cứu và trình Uỷ ban hành chính thông qua đề án chấn chỉnh khối dân phố, bao gồm các nội dung:
- Xác định quy mô khối dân phố, khoảng 300 hộ, nguyên tắc sắp xếp, điều chỉnh khối mới, khối cũ, nhằm thuận tiện cho nhân dân và chỉ đạo chặt chẽ của khu phố.
- Xác định được nhiệm vụ cụ thể của Ban đại biểu dân phố cho thích hợp với tình hình mới.
- Cấu tạo của Ban đại biểu từ 7 đến 9 người và quy định thống nhất một số tiểu ban.
- Quy định rõ nhiệm vụ cán bộ tham gia công tác đường phố với những hình thức thích hợp.
- Chế độ đối với cán bộ cơ sở được chú ý đúng mức, giúp cho các khối phố có phương tiện hoạt động và bản thân cán bộ cũng yên tâm phấn khởi công tác.
Nghị quyết của Uỷ ban hành chính thành phố và kế hoạch chấn chỉnh khối dân phố của Ban tổ chức đã được Uỷ ban hành chính các khu phố tổ chức hội nghị học tập trong cán bộ cơ sở và các ngành xung quanh khu tạo điều kiện tốt thúc đẩy các mặt hoạt động của các khu phố.
Đi đôi với việc chấn chỉnh tổ chức khối dân phố Ban tổ chức đã giúp Uỷ ban hành chính tổng kết tình hình thi đua 5 tốt của các khối để tiếp tục đẩy mạnh phong trào này trong dịp cuối năm.
Về việc thí điểm xây dựng chính quyền xã 5 tốt, Thi hành chủ trương của Bộ Nội vụ, trong quý IV, Thường trực Uỷ ban hành chính thành phố đã chọn xã Tứ Hiệp - huyện Thanh Trì làm thí điểm xây dựng chính quyền xã 5 tốt.
Phát động tốt phong trào này sẽ có tác dụng lớn đẩy mạnh hoạt động các mặt đồng thời thiết thực củng cố chính quyền cấp xã, đồng thời cũng thấy trước một số vấn đề phức tạp, do chưa có kinh nghiệm, nếu nóng vội dễ làm hạn chế kết quả. Nội dung cụ thể của tiêu chuẩn 5 tốt: cách tổ chức các bước công tác, thời gian hoàn thành một đợt vận động, kế hoạch duy trì phong trào.
Xã Tứ Hiệp bắt đầu thực hiện từ trung tuần tháng 10-1965, trong 2 tháng đã xong bước chuẩn bị và bắt đầu chuyển sang bước phát động các hợp tác xã và xã viên đăng ký thi đua. Kinh nghiệm sơ bộ cho thấy cách đặt vấn
đề làm thí điểm của Thường trực Uỷ ban hành chính thành phố là rất đúng. Những vấn đề vướng mắc nói trên, qua thí điểm đã giúp Uỷ ban hành chính có phương hướng giải quyết cụ thể hơn.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, hệ thống tổ chức chính quyền thành phố đã được xây dựng và củng cố, giúp thành phố thực hiện thắng lợi kế hoạch xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, đạt nhiều thành tích trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, củng cố thêm quan hệ sản xuất mới và đạt được những kết quả nhất định trong việc chuẩn bị chiến đấu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế về lề lối làm việc giữa Uỷ ban hành chính thành phố với các ngành, các cấp.
Uỷ ban hành chính thành phố và các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng cải tiến lề lối làm việc, chỉnh đốn tác phong công tác, nâng cao trình độ tổ chức, chỉ đạo thực hiện nên các mặt công tác của thành phố đã có những bước tiến đáng kể.
Uỷ ban hành chính thành phố và Uỷ ban hành chính các khu phố, huyện đã làm được chức năng nhiệm vụ của mình theo điều 40 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoá công bố ngày 10/11/1962 là “quản lý các mặt công tác hành chính của địa phương, chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình và tổ chức thực hiện các nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị của các cấp Nhà nước cấp trên”.
Các ngành chuyên môn đã có nhiều cố gắng phấn đấu khắc phục khó khăn sửa đổi lề lối làm việc, tác phong công tác để tiến hành các nhiệm vụ công tác của ngành mình, góp phần xứng đáng vào việc đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu.
Quan hệ chỉ đạo và lề lối làm việc của Uỷ ban hành chính thành phố với các ngành các cấp, tuy đã có nhiều cố gắng tiến bộ, song cũng còn những
vấn đề tồn tại đòi hỏi phải khẩn trương bổ quyết để làm tốt được nhiệm vụ của chính quyền thành phố trong tình hình mới, đảm bảo việc chỉ đạo thực hiện các mặt công tác sản xuất và chiến đấu một cách khẩn trương, tích cực nhất.
- Các ngành các cấp đối với Thường trực Uỷ ban còn nhiều thiếu sót trong vấn đề chấp hành chế độ báo cáo thỉnh thị, chấp hành nghị quyết, chỉ thị, thể hiện ý thức tổ chức, tinh thần kỷ luật còn kém, gây ảnh hưởng không tốt tới quan hệ chỉ đạo thực hiện các mặt công tác của thường trực Uỷ ban hành chính thành phố với các ngành các cấp.
- Trong nội bộ các ngành trên thành phố nổi lên là vấn đề quan hệ phối hợp, cộng tác để giải quyết các vấn đề có liên quan tới nhau còn quá yếu. Có những ngành chưa xuất phát từ lợi ích chung, chưa đứng trên phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ của của ngành mình và xem xét giải quyết các vấn đề phối hợp với các ngành khác, thể hiện ý thức hợp tác xã hội chủ nghĩa còn kém, còn nặng tư tưởng cục bộ, bản vị, dẫn tới những tồn tại không tốt.
- Quan hệ giữa khu, huyện với các chuyên môn trong phạm vi lề lối làm việc còn nổi lên vấn đề quan hệ dọc giải quyết chưa dứt khoát. Các ngành trên chưa thấy rõ chức năng của Uỷ ban hành chính khu huyện là chính quyền địa phương, nên chưa thông qua chính quyền địa phương để chỉ đạo các tổ chức chuyên môn cấp dưới thực hiện
- Thường trực Uỷ ban hành chính còn thiếu đôn đốc, thiếu điều hoà phối hợp công tác của các ngành, các cấp. Vấn đề hội họp, báo cáo, thỉnh thị, thi hành chỉ thị nghị quyết của các ngành, các cấp đối với Thường trực Uỷ ban chưa quy định cụ thể [189].
Uỷ ban hành chính thành phố là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố và là cơ quan hành chính cao nhất của địa phương. Ngoài trách nhiệm trên nhân dân thủ đô và Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành
chính thành phố còn có trách nhiệm trước Hội đồng chính phủ quản lý các mặt công tác chính quyền của thành phố, thi hành nghị quyết, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị của Chính phủ. Trước Đảng bộ và Thành uỷ, Uỷ ban hành chính thành phố còn chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong phạm vi các mặt công tác chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quân sự ở thành phố.
Để làm được chức năng trên, Uỷ ban hành chính thành phố quản lý các mặt công tác chính quyền, các sở chuyên môn và Uỷ ban hành chính các khu, huyện, vì thế quan hệ giữa Uỷ ban hành chính thành phố với các ngành, các cấp phải gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau một cách hữu cơ, như một cơ thể thống nhất, trên cơ sở dân chủ tập trung, thống nhất chỉ đạo, có tổ chức.
Còn nhiều vấn đề tồn tại giữa các ngành, các cấp đối với Thường trực Uỷ ban, vì vậy cần: tăng cường chỉ đạo thống nhất vào Thường trực Uỷ ban hành chính thành phố và Thường trực Uỷ ban hành chính các khu phố, huyện và thủ trưởng phụ trách các ngành; nâng cao ý thức kỷ luật và thái độ tổ chức thực hiện chỉ thị nghị quyết của cấp trên trong các ngành các cấp; tăng cường mối liên hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành, các cấp nhằm phát huy hiệu lực tốt giữa các chuyên môn, vươn lên phấn đấu hoàn thành tốt hai nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu và thành phố.
*
* *
Nhìn chung, trong những năm 1961-1965, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nói chung, ở Hà Nội nói riêng phát triển mạnh. Sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác chính quyền nhằm vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Để hoàn thành nhiệm