Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 12

Ngày 25-6-1961, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân của 35 xã và một thị trấn ở khu vực ngoại thành cũ, đã góp phần quan trọng kiện toàn bộ máy chính quyền của Thủ đô - cơ quan quyền lực của dân, do dân bầu ra, thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước, quyết định mọi vấn đề trong đời sống chính trị xã hội, kinh tế, văn hoá và bảo vệ lợi ích của nhân dân Thủ đô.

Từ tháng 8 đến 12-1961, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu phố, huyện. Đây là lần đầu tiên Hà Nội tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân khu phố và huyện. Công tác lãnh đạo các cuộc vận động bầu cử được thực hiện tốt, đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành đúng hiến pháp và luật lệ chống khuynh hướng cho là không quan trọng hoặc chủ quan, cho là đã có những kinh nghiệm của các cuộc bầu cử trước.

Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân (6-5-1961) và cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã (35 xã và một thị trấn ngoại thành cũ) ngày 25-6-1961 (đối với khu vực ngoại thành) đã góp phần quan trọng kiện toàn bộ máy chính quyền của Thủ đô - cơ quan quyền lực của dân, do dân bầu ra, thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước, quyết định mọi vấn đề trong đời sống chính trị xã hội, kinh tế, văn hoá và bảp vệ lợi ích của nhân dân Thủ đô.

Hội đồng nhân dân thành phố khoá II gồm 135 đại biểu được Quốc hội và Chính phủ cho phép kéo dài nhiệm kỳ thêm một năm (đến đầu năm 1965). Hội đồng nhân dân thành phố đã tổ chức được 11 kỳ họp thường kỳ.

Hội đồng nhân dân thành phố khoá II hoạt động trong giai đoạn miền Bắc và Thủ đô thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất đất nước, cũng là giai đoạn của Quốc hội khoá III (1964).

Hội đồng Hoạt động trong thời kỳ Quốc hội đã thông qua luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp (27-10-1962).

Thực tiễn trên 4 năm hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố đã làm tròn trách nhiệm là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ở Thủ đô. Điều này đã được đồng chí Ung Văn Khiêm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, khẳng định với Hội đồng trong kỳ họp thứ 10 chiều ngày 7-7-1964: “Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã sinh hoạt rất đều đặn, nội dung các kỳ họp rất thiết thực, thể hiện đúng đắn đường lối của Nhà nước. Ngoài những kỳ họp còn có sinh hoạt của các ban để giải quyết những vấn đề thiết thực của nhân dân”. Đồng chí cũng yêu cầu Bộ Nội vụ phải tổng kết kinh nghiệm của Hà Nội để phổ biến cho các tỉnh thành khác và khẳng định: “Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội phải làm việc với tinh thần không chỉ cho Thủ đô mà phải làm với tinh thần vì miền Bắc và vì miền Nam nữa” [138, 101-102].

Đối với việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các khu phố, huyện được tiến hành từ tháng 8 đến 12-1961. Đây là lần đầu tiên Hà Nội tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân khu phố và huyện. Công tác lãnh đạo các cuộc vận động bầu cử được thực hiện tốt, đảm bảo cuộc bầu cử được tiến hành đúng hiến pháp và luật lệ chống khuynh hướng cho là không quan trọng hoặc chủ quan, cho là đã có những kinh nghiệm của các cuộc bầu cử trước. Các cuộc bầu cử đã đạt kết quả tốt với tỷ lệ cử tri đi bầu cao trung bình hơn 95% đánh dấu cho sự hình thành của một hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước ở khu phố và huyện. Sự kiện bầu cử Hội đồng nhân dân huyện ngoại thành đánh dấu cho sự hoàn thiện của hệ thống tổ chức chính quyền ở ngoại thành Hà Nội, hệ thống chính quyền 3 cấp: thành phố, huyện, xã. Và hệ thống tổ chức chính quyền ấy vẫn được áp dụng cho ngày nay.

Sau khi các khu vực nội thành và ngoại thành được chia lại thành 4 khu phố và 4 huyện, Đảng bộ đã chỉ đạo tăng cường trách nhiệm cho Uỷ ban hành

chính các cấp, củng cố khu phố nội thành. Tổ chức chính quyền gồm có Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính, Toà án, Viện Kiểm sát và các phòng chuyên môn ở cấp thành phố. Uỷ ban hành chính, Uỷ ban thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Chánh án toà án đều do Hội đồng nhân dân bầu ra, các tiểu ban nghiên cứu của thành phố về lề lối làm việc, về y tế, xã hội được thành lập để giúp hội đồng nhân dân. ở cấp khu, huyện, xã, Hội đồng nhân dân được tăng cường, quyết định được nhiều vấn đề quan trọng ở địa phương, và tiếp xúc nhiều hơn với cử tri.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành uỷ về việc củng cố chính quyền khu phố nội thành, Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 151/TCCB ngày 19-6-1961 về việc quy định tổ chức bộ máy giúp việc Uỷ ban hành chính khu phố. Giúp việc cho Uỷ ban hành chính khu phố có Văn phòng Uỷ ban hành chính khu phố và các cơ quan chuyên môn:

Về nội chính:

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 12

- Công an khu phố

- Ban Chỉ huy tự vệ khu phố

- Bộ phận tổ chức cán bộ

- Bộ phận dân chính

Về kinh tế tài chính:

- Phòng Công nghiệp và Thủ công nghiệp

- Phòng Thương nghiệp

- Phòng Thống kê và kế hoạch

- Phòng Tài chính

- Phòng Lao động xã hội

- Bộ phận vận tải (Khu Hai Bà và khu Hoàn Hoàn Kiếm có thể thành lập Phòng Vận tải)

- Chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng

Về văn hoá giáo dục:

- Phòng Giáo dục

- Phòng Văn hoá

- Phòng Y tế

- Ban Thể dục thể thao

Về lợi ích công cộng:

- Phòng Nhà cửa

- Phòng Xây dựng và công chính

- Phòng Bưu điện


Phụ trách các phòng chuyên môn có trưởng phòng và có thể có một hay hai phó phòng. Việc cử trưởng phó phòng và trưởng phó các ngành chuyên môn do Uỷ ban hành chính khu phố đề nghị, ngành dọc trên Thành tham gia ý kiến và Uỷ ban hành chính thành phố quyết định. Việc cử cán bộ phụ trách các tổ chức kế cận của Uỷ ban hành chính khu phố, như văn phòng, Tổ chức và cán bộ, dân chính… do Uỷ ban hành chính khu phố quyết định. Việc định biên chế cho các cơ quan chuyên môn ở khu phố do các ngành dọc trên thành hướng dẫn, Uỷ ban hành chính khu phố làm đề nghị và Uỷ ban hành chính thành phố quyết định [183, 58-59].

Tiếp đó, ngày 4-7-1961, Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng ký quyết định thành lập những tổ chức trực thuộc Uỷ ban hành chính huyện. Giúp việc Uỷ ban hành chính huyện có văn phòng Uỷ ban hành chính huyện và các cơ quan chuyên môn:

Về nội chính:

- Công an huyện

- Huyện đội dân quân

- Bộ phận Tổ chức cán bộ

- Bộ phận Dân chính

Về Kinh tế tài chính:

- Phòng Thống kê kế hoạch

- Phòng Nông lâm

- Phòng Thuỷ lợi

- Phòng Lương thực

- Phòng Thương nghiệp (bao gồm cả những cửa hàng tư liệu sản xuất)

- Phòng Công nghiệp và Thủ công nghiệp

- Phòng Tài chính

- Chi nhánh ngân hàng

- Bộ phận lao động xã hội

Về văn hoá giáo dục:

- Phòng Giáo dục

- Phòng Văn hoá

- Phòng Y tế

- Ban Thể dục thể thao

Về lợi ích công cộng:

- Phòng Bưu điện

- Bộ phận Xây dựng và công chính

- Bộ phận Vận tải


Phụ trách các Phòng chuyên môn có Trưởng phòng và tuỳ sự cần thiết có phó phòng. Việc cử Trưởng phó phòng các ngành chuyên môn do Uỷ ban hành chính huyện đề nghị, ngành dọc trên Thành tham gia ý kiến và Uỷ ban hành chính thành phố quyết định. Việc cử cán bộ phụ trách các tổ chức kế cận Uỷ ban hành chính huyện như: Văn phòng, tổ chức cán bộ và Dân chính do Uỷ ban hành chính huyện quyết định. Ngành dọc cấp thành có trách nhiệm hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ở huyện. Việc định biên chế cho các cơ quan chuyên môn ở huyện do ngành dọc trên thành hướng dẫn, Uỷ ban hành chính huyện làm đề nghị và Uỷ ban hành chính thành phố quyết định [184, 60-61].

Từ 1961 trở đi, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nói chung, ở Hà Nội nói riêng phát triển mạnh. Sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác chính quyền nhằm vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Thủ đô xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ đã thường xuyên coi trọng việc xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị, nhất là bộ máy chính quyền. Sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với chính quyền thời kỳ này là tập trung chuyên chính quyền dân chủ nhân dân sang làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Vì thế có rất nhiều vấn đề mới, phức tạp, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm bổ khuyết, nên cũng không tránh hkỏi những hạn chế lúng túng… Then chốt của vấn đề vẫn là xác định quản lý mọi mặt của chính quyền - cơ quan quyền lực, hành chính ở địa phương, để tránh việc bao biện làm thay hay buông lỏng khoán trắng.

ở cấp Thành phố, Thành uỷ tiếp tục có nhiều cuộc họp, nhiều văn bản quy định mối quan hệ giữa cấp Uỷ, Thường vụ Thành ủy với thường trực Uỷ ban, cải tiến lề lối làm việc của Văn phòng Uỷ ban hành chính và các sở cũng như vấn đề phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân, vai trò của các đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân phải làm tốt chức năng cơ quan quyền lực của nhân dân ở địa phương, ra các nghị quyết sát thực để Uỷ ban hành chính thực hiện và giám sát việc thực hiện của Uỷ ban, Uỷ ban hành chính phải đề cao ý thức chấp hành, kiên quyết và linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành đưa các nghị quyết thành thực tế. Đồng thời Thành uỷ cũng đề cao việc lãnh đạo của mình bằng nâng cao năng lực nhận thức, năng lực đề ra và xác định những chủ trương, phương hướng, phương châm, kế hoạch, mục tiêu, biện pháp lớn; đào tạo, bố trí cán bộ cho chính quyền. Muốn vậy, Thành uỷ cũng phải có cơ quan tham mưu giúp việc đắc lực, đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của chính quyền, chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm để đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên và định kỳ nghe báo

cáo, làm việc với các ban chuyên môn của Đảng liên quan đến chính quyền và làm việc với thường trực uỷ ban cũng như những ngành có liến quan.

Ngày 10-7-1961, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội ra Nghị quyết số 158/NQ/ĐBHN quy định tạm thời nhiệm vụ giữa Thành uỷ, Thường vụ Thành uỷ, Thường trực và quan hệ giữa Thành uỷ với Uỷ ban hành chính thành phố.

Về quan hệ giữa Đảng với chính quyền: Đảng lãnh đạo trên tất cả những vấn đề lớn, những vấn đề thuộc chủ trương, đường lối, phương châm, kế hoạch lớn đều phải tập trung và thống nhất dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, còn cơ quan Nhà nước là làm nhiệm vụ bàn định cụ thể; chỉ đạo thực hiện. Những vấn đề tiến hành, công tác lớn phải qua sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải phát huy vai trò của bộ máy Nhà nước, phải thực sự sử dụng chính quyền là cơ quan quyền lực của nhân dân để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, không mệnh lệnh, không bao biện làm thay.

Những vấn đề nào xét thấy chính quyền ra chỉ thị được thì cấp uỷ Đảng không nên và không cần ra chỉ thị dọc xuống cho tổ chức Đảng bên dưới. Các cấp uỷ Đảng cần giáo dục cho mỗi đảng viên có ý thức tôn trọng các quyết định của chính quyền vì các quyết định ấy đều được cấp uỷ Đảng tương đương thông qua.

Thành uỷ có nhiều ưu điểm trong công tác lãnh đạo, nhưng nhiệm vụ mới ngày càng tăng, mọi công tác đều phải có kế hoạch đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng phải đi sâu, tập trung và chặt chẽ hơn nữa; mặt khác quan hệ lãnh đạo của thành uỷ đối với các ngành cần có quy định rõ ràng để một mặt tập trung sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, mặt khác vẫn phát huy được chức năng của chính quyền thành phố và các cơ quan nhà nước, chuyển mạnh sự lãnh đạo vào công tác sản xuất, tránh cho cấp uỷ tình trạng bao biện công việc của chính quyền, dành được nhiều thì giờ kiểm tra tình hình.

Về quan hệ Thành uỷ, Uỷ ban hành chính thành phố và các ngành chính quyền: Muốn giải quyết vấn đề này trước hết phải giải quyết vấn đề quan niệm thế nào là Đảng lãnh đạo, và chính quyền thực hiện, đồng thời có một sự chuyển hướng mạnh mẽ trong lề lối làm việc của ban Thường vụ, Thường trực Uỷ ban và Uỷ ban hành chính thành phố. Về nguyên tắc, Đảng lãnh đạo chính quyền tức là những vấn đề lớn, những vấn đề thuộc chủ trương, đường lối, phương châm, kế hoạch lớn đều phải tập trung và thống nhất với sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, còn cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ thực hiện:

+ Cần phải làm cho các ngành nhất là cán bộ lãnh đạo quán triệt nhiệm vụ và chức năng của chính quyền cụ thể là Uỷ ban hành chính và các ngành phải chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban hành chính thành phố.

+ Cần phải củng cố và kiện toàn Uỷ ban hành chính, Uỷ ban hành chính phải đề cao tinh thần trách nhiệm, sửa đổi lề lối làm việc.

Như vậy, trong năm 1961, dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ Hà Nội, các cấp chính quyền đã được củng cố thêm một bước, phát huy tác dụng lãnh đạo công cuộc phát triển kinh tế, phát triển văn hoá ở Thủ đô. Các cơ quan dân cử: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành chính, thẩm phán xét xử đều đã được bầu lại, và cải tiến lề lối làm việc nhằm phát huy mạnh mẽ ý thức và vai trò làm chủ của nhân dân. Các khu phố và huyện ngoại thành được sắp xếp lại thành phần các cấp chính quyền hoàn chỉnh có đủ khả năng quản lý mọi công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Việc bồi dưỡng cho cán bộ chính quyền cơ sở đã được bắt đầu coi trọng [63, 5].

Sau khi bầu cử hội đồng nhân dân và uỷ ban hành chính các cấp, sang năm 1962, Đảng bộ Hà Nội tiếp tục chủ trương kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền thành phố cả về chất lượng và phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho từng cơ quan.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí