Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Tại Công Ty Pvoil Hà Nội.


luôn sẵn sàng hợp tác với các đối tác để thực hiện các hoạt động kinh doanh: cho thuê mặt bằng quảng cáo tấm lớn tại hệ thống các cửa hàng xăng dầu, trực thuộc công ty, cửa hàng tiện ích tại các CHXD.

Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội là công ty cổ phần, được tổ chức theo Luật doanh nghiệp của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để hoàn thiện tốt công việc kinh doanh, công ty không ngừng hoàn thiện và nâng cao bộ máy tổ chức quản lý để phù hợp với mô hình hoạt động, công ty đã lựa chọn mô hình quản lý tập trung, gọn nhẹ.

Tổ chức bộ máy quản lý:

Đứng đầu trong bộ máy quản lý Công ty là Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc điều hành, tiếp đến là các trưởng phòng chức năng và Giám đốc chi nhánh.

Bộ máy tổ chức Công ty


Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty PVOIL Hà Nội Nguồn 1

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty PVOIL Hà Nội.

(Nguồn: Phòng TCHC - PVOIL Hà Nội)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.


Nhiệm vụ cơ bản của Ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Thực hiện quản trị và bảo vệ thể chế của doanh nghiệp, hoàn thiện điều lệ của doanh nghiệp và quyết định những vấn đề chiến lược của công ty.

Ban Giám đốc: Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Giám đốc thực hiện điều hành mọi hoạt động sản xuất hàng ngày của công ty để thực hiện mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ. Các Phó giám đốc là người chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các Phòng, Ban, các đơn vị trực thuộc Công ty triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công; đồng thời phát hiện, đề xuất các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực bao gồm: Công tác kinh doanh, công tác đầu tư, công tác tài chính và công tác tổ chức.

Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, người đại diện phần vốn tại công ty trong lĩnh vực:

+ Tổ chức, nhân sự; lao động tiền lương, chế độ chính sách, tuyển dụng – đào tạo;

+ Quản trị hành chính, thi đua khen thưởng; văn thư lưu trữ, lễ tân, đối nội, đối ngoại;

+ Công tác pháp chế, truyền thông, quản lý và khai thác Tòa nhà 194 Thái Thịnh.

Phòng Tài chính kế toán:

+ Tham mưu Giám đốc Công ty trong các hoạt động quản lý tài chính, kế toán, quản lý vốn, tài sản, tính toán hiệu quả kinh tế các phương án kinh doanh, kiểm soát


chi phí hoạt động toàn Công ty;

+ Tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát công tác kế toán trong toàn Công ty.

Phòng Kế hoạch đầu tư: Tham mưu Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực:

+ Công tác kế hoạch tổng hợp toàn Công ty;

+ Công tác quản lý đầu tư XDCB, nhận dạng thương hiệu và phát triển hệ thống;

+ Quản lý kỹ thuật máy móc thiết bị và mua bảo hiểm tài sản toàn Công ty;

+ Công tác an toàn, môi trường, phòng chống cháy nổ, lụt bão toàn Công ty.

Phòng Kinh doanh xăng dầu:

+ Tham mưu Giám đốc Công ty trong công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh; xây dựng cơ chế chính sách bán buôn xăng dầu toàn Công ty; Quản lý hệ thống Tổng đại lý/ Đại lý, khách hàng công nghiệp; triển khai hoạt động tái xuất, tạm nhập;

+ Xây dựng hệ thống kênh phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ trong nước và quốc tế;

+ Quản lý và đảm bảo nguồn hàng xăng dầu phục vụ kinh doanh toàn Công ty;

+ Chủ trì đầu mối trong quản lý các hoạt động của Kho xăng dầu Bắc Giang.

Phòng Kinh doanh tổng hợp:

+ Đầu mối thiết lập cơ chế, chính sách, quản lý và phát triển hệ thống kinh doanh bán lẻ, vận tải và các loại hình kinh doanh khác;

+ Công tác tạo nguồn hàng dầu mỡ nhờn;

+ Công tác tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển hệ thống CHXD.

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành công tác hạch toán kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. Sự lựa chọn này phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty, với trình độ của các nhân viên kế toán. Do vậy, việc ghi chép, kiểm tra đối chiếu số liệu được tiến hành thường xuyên, công việc được phân bổ đồng đều ở tất cả các khâu. Vì vậy, đảm bảo


số liệu chính xác, kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý.

Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm Fast để thực hiện kế toán các phần hành. Máy tính của các kế toán được nối với máy chủ của Kế toán trưởng để theo dõi và hợp nhất tất cả các phần hành.


KẾ TOÁN TRƯỞNG

Phó phòng

Phó phòng

KT

tổng hợp

KT

thuế, nghĩa vụ tài

chính

KT CCD, TSCĐ,

XDCB

KT

thanh toán

KT

bán hàng

KT

kho và quản lý

CHXD

Phụ trách kế toán

CN

Thủ

Quỹ


Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty PVOIL Hà Nội.

Nguồn: Phòng TCKT - PVOIL Hà Nội

Bộ máy kế toán gồm 1 Kế toán trưởng, 2 phó phòng phụ trách và các bộ phận kế toán:

Kế toán trưởng

Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Công ty về việc tổ chức thực hiện thu thập, ghi chép, tổng hợp và hạch toán kế toán đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, kinh doanh của Công ty theo đúng quy định, chế độ tài chính kế toán. Đảm bảo tính chính xác, trung thực, kịp thời;

Tham mưu theo chức năng giúp Lãnh đạo Công ty quản lý, phân tích tài chính, nguồn vốn, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và an toàn sử dụng


vốn trong hoạt động kinh doanh;

Chịu trách nhiệm lãnh đaọ và điều hành quản lý chung của phòng TCKT, bộ máy kế toán của Công ty;

Tham gia hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư XDCB của Công ty.

Phó phòng phụ trách chuyên môn nghiệp vụ

Phụ trách chuyên môn, nghiệp vụ tài chính kế toán Công ty đảm bảo các hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ và tài liệu, số liệu, hồ sơ, chứng từ, số sách liên quan được kiểm soát lưu trữ đúng quy định;

Chỉ đạo lập các báo cáo tài chính, báo cáo hợp nhất của toàn Công ty;

Phụ trách chuyên quản các chi nhánh trực thuộc theo chức năng của phòng TCKT;

Tham gia công tác đầu tư XDCB, sửa chữa tài sản, mua sắm công cụ dụng cụ, dịch vụ mua ngoài theo chức năng của phòng TCKT;

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Kế toán trưởng phân công.

Phó Phòng phụ trách Kế toán hoạt động kinh doanh xăng dầu

Phụ trách Kế toán hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty (bán buôn, bán lẻ xăng dầu, dầu mỡ nhờn). Đầu mối cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành kinh doanh;

Phụ trách theo dõi, quản lý doanh thu, tiền hàng, công nợ, hợp đồng và bảo lãnh thanh toán toàn Công ty;

Xây dựng giá bán, đề xuất các phương án kinh doanh, triển khai chính sách bán hàng và quản lý dòng tiền đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Công ty.

Kế toán tổng hợp

Phụ trách hạch toán kế toán tổng hợp của văn phòng Công ty; kiểm tra công tác hạch toán kế toán, công tác lưu trữ báo cáo, sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty/ Chi nhánh;

Lập các báo cáo tài chính, báo cáo hợp nhất của toàn Công ty; Cung cấp số liệu các báo cáo cần thiết khác.


Kế toán thuế và các nghĩa vụ tài chính khác

Thực hiện kê khai, đối chiếu các khoản thuế phải nộp (thuế doanh thu, thuế môn bài, thuế BVMT, thuế TNDN, thuế TNCN) và các nghĩa vụ tài chính khác (tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp...)

Kế toán CCDC, TSCĐ, XDCB

Thực hiện theo dõi, quản lý, hạch toán CCDC, TSCĐ; theo dõi, quyết toán, hạch toán các dự án đầu tư XDCB đảm bảo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được kiểm soát và tổ chức thực hiện tuân thủ theo quy định, chế độ của Nhà nước và đúng quy chế, quy định của Công ty

Kế toán thanh toán

Phụ trách kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý hợp lệ của hóa đơn, chứng từ thanh toán. Thực hiện thanh toán, hạch toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Theo dõi tình hình thực hiện chi phí khoán, tạm ứng của các đơn vị trực thuộc Công ty; Lập hồ sơ, thủ tục vay vốn toàn Công ty.

Kế toán bán hàng

Quản lý, theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả đúng đối tượng. Đôn đốc thu hồi công nợ phải thu, lập kế hoạch thanh toán nợ phải trả;

Ghi nhận doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập từ các hoạt động khác. Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Kế toán kho và quản lý CHXD

Theo dõi, đối chiếu hàng hóa các kho đầu mối, kho trung chuyển, kho hàng gửi và CHXD; hạch toán phần hàng hao hụt theo đúng hợp đồng, phụ lục hợp đồng đã ký với các kho hàng gửi của Công ty;

Theo dõi quản lý hoạt động bán hàng của các CHXD, quản lý tiền, hàng, công nợ của các CHXD đảm bảo đúng quy định.

Phụ trách Kế toán chi nhánh

Thực hiện các nghiệp vụ theo nhiệm vụ kế toán; quản lý, theo dõi, báo cáo kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh; Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế


phát sinh, lập báo cáo tài chính, báo cáo hợp nhất của chi nhánh và thực hiện nghĩa vụ với cơ quan thuế địa phương.

Thủ quỹ

Thủy quỹ có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại công ty, thực hiện các nhiệm vụ về thu, chi tiền mặt, bảo quản chứng từ trong tháng, ghi sổ quỹ và lập báo cáo theo quy định. Đồng thời Thủ quỹ là người lưu trữ công văn, tài liệu của phòng và thực hiện công tác kiểm kê định kỳ.

2.1.1.4 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ)

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính

- Chuẩn mực kế toán áp dụng về TSCĐ bao gồm chuẩn mực chung (VAS 01), TSCĐ hữu hình (VAS 03), TSCĐ vô hình (VAS 04) và các văn bản hướng dẫn chuẩn mực do nhà nước ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

- Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính – theo hình thức Nhật ký chung.

- Phương pháp tính thuế: Công ty áp dụng phương pháp tính và kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

- Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng TSCĐ được quản lý theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.

+ Khấu hao TSCĐ của Công ty được thực hiện theo phương pháp đường thẳng.

+ Công ty thực hiện khấu hao áp dụng theo hướng dẫn thông tư số 45/2013/TT- BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài Chính ban hành chế độ


quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ

- Báo cáo tài chính của Công ty được lập tuân theo các qui định của hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

2.1.1.5 Phần mềm kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội

Máy tính là công cụ hỗ trợ cho các kế toán viên xử lý, tính toán và đưa ra thông tin, báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý, đồng thời cũng là phương tiện lưu trữ số liệu an toàn tiết kiệm được không gian lưu trữ… Vì vậy, từ khi bắt đầu thành lập năm 2010, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting tại Văn phòng công ty

Phần mềm kế toán Fast Accounting đầy đủ các nghiệp vụ với tốc độ truy xuất nhanh, chế độ bảo mật cao, có chỉnh sửa theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp. Nhận thấy được tính ưu việt của Fast, nhằm giảm bớt thời gian và tăng độ chính xác trong công tác kế toán hợp nhất, từ năm 2014, Công ty đã triển khai phần mềm kế toán Fast đồng bộ cho toàn bộ 16 chi nhánh trực thuộc.

2.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ tại Công ty CP xăng dầu dầu khí Hà Nội

Để kế toán TSCĐ thực sự có hiệu quả đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý, theo tác giả khi nghiên cứu kế toán TSCĐ tại công ty PVOIL Hà Nội, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng bao gồm:

Ngành nghề kinh doanh.

Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau đều có đặc thù riêng biệt, yếu tố này có vai trò định hướng cho doanh nghiệp phát triển trong suốt quá trình tồn tại. Đặc biệt, kinh doanh xăng dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Vì vậy, Chính phủ luôn quan tâm và đã triển khai nhiều giải pháp siết chặt thị trường, chống gian lận trong thương mại là cơ hội để các doanh nghiệp hoạt động nghiêm túc như PVOIL thực hiện chiếm lĩnh thị trường mở rộng quy mô doanh nghiệp, mạng lưới phân phồi. Khi quy mô doanh nghiệp được mở

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí