Sau khi giải phóng Thủ đô, tiếp quản Hà Nội, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo xoá bỏ hệ thống chính quyền của địch và thay vào đó là hệ thống tổ chức chính quyền mới dân chủ nhân dân, quản lý theo những nguyên tắc khác hệ thống trước đó. Tuy là một chính quyền được xây dựng mới, nhưng chỉ trong thời gian ngắn, chính quyền ấy đã được củng cố vững mạnh, đảm bảo vai trò của nó đối với sự nghiệp cách mạng.
Là chính quyền mới xây dựng, chưa có kinh nghiệm, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Hà Nội đã vừa lãnh đạo xây dựng vừa nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm để đưa ra một mô hình tổ chức chính quyền thích hợp nhất với Hà Nội trong thời gian này. Điều đặc biệt của hệ thống tổ chức chính quyền trong thời gian 1954-1965 đó là sự thay đổi của nó có thể tính theo thời gian một vài năm. Ví dụ, đối với Uỷ ban hành chính quận ngoại thành, được thành lập và tồn tại chỉ trong 3 năm 1955-1957, sang 1958 thì tổ chức chính quyền quận nội thành được xoá bỏ. Đối với Uỷ ban hành chính quận ngoại thành thì mãi đến 6 tháng đầu năm 1957 mới được thành lập và đến 1961 thì được đổi tên thành Uỷ ban hành chính huyện ngoại thành. Và cùng với thời gian từ 1954-1965 là quá trình hoàn thiện hệ thống tổ chức chính quyền từ thành phố tới khu phố, huyện, xã, thị trấn. Từ năm 1961-1965, hệ thống tổ chức chính quyền đã được hoàn thiện với mô hình hai cấp ở nội thành: thành phố - khu phố và ba cấp ở ngoại thành: thành phố - huyện - xã
(thị trấn)1.
Song song với việc tiến tới hoàn thiện hệ thống tổ chức chính quyền, Đảng bộ Hà Nội cũng luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính quyền Hà Nội. Với hàng loạt các chủ trương được thực thi: sắp xếp lại thành phần các cấp chính quyền hoàn chỉnh có đủ khả năng quản lý mọi công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình, phân cấp nhiệm vụ và
1 Chi tiết xin xem sơ đồ Hệ thống tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội năm 1961-1965 ở phần Phụ lục luận văn.
quyền hạn cụ thể cho từng cơ quan, nâng cao chất lượng cán bộ, cho các cán bộ tham gia các lớp học về nghiệp vụ, tư tưởng…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, hệ thống tổ chức chính quyền thành phố đã được xây dựng vững chắc, đem lại nhiều kết quả tốt trong việc xây dựng và đề cao uy tín của chính quyền thành phố, làm cho chính quyền thành phố thực sự trở thành cơ quan quyền lực của nhân dân và vì nhân dân, được nhân dân yêu mến, tin tưởng và hết lòng bảo vệ. ý thức làm chủ của nhân dân cũng được nâng lên rõ rệt. Nhân dân lao động thủ đô đã biết đến quyền lợi và nghĩa vụ làm chủ của mình, tích cực tham gia góp ý kiến vào các công việc chung, tích cực chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sinh hoạt tổ chức của quần chúng ngày càng có nền nếp, trật tự công cộng trong thành phố được tôn trọng, “nếp sống mới” ngày càng được thực hiện rộng rãi, ý thức bảo vệ của công ngày càng có tiến bộ, ý thức nhận xét phê bình xây dựng lẫn nhau, xây dựng cho cán bộ, cho cơ quan Nhà nước ngày càng được nâng lên, có tác dụng tốt trong việc củng cố sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ nhân dân và củng cố mối quan hệ giữa nhân dân và cơ quan Nhà nước.
Với một hệ thống tổ chức chính quyền ngày càng vững mạnh, Đảng bộ đã lãnh đạo chính quyền hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện thành công các kế hoạch khôi phục kinh tế 1954-1957: phục hồi nền kinh tế thành phố nhằm mục đích chuyển một thành phố thuộc địa chủ yếu mang tính thương mại và tiêu thụ sang một thành phố có cơ cấu kinh tế phù hợp, từng bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa; kế hoạch phát triển kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa 1958-1960; kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961- 1965.
- Đã lãnh đạo xây dựng được quan hệ ngày càng thích hợp, chặt chẽ giữa Đảng với chính quyền, chính quyền với nhân dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 14
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 15
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 16
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 18
- Ban Chấp Hành Đảng Bộ Hà Nội (1955), Nghị Quyết Của Thường Vụ Ngày 10-4-1955, Hồ Sơ Số 13, Hộp Số 59, Lưu Trữ Thành Uỷ Hà Nội.
- Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 20
Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.
Về quan hệ giữa Đảng với chính quyền, Đảng bộ Hà Nội đã quán triệt quan điểm Đảng lãnh đạo trên tất cả những vấn đề lớn, những vấn đề thuộc chủ trương, đường lối, phương châm, kế hoạch lớn đều phải tập trung và thống nhất dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, còn cơ quan Nhà nước là làm nhiệm vụ bàn định cụ thể, chỉ đạo thực hiện. Những vấn đề tiến hành, công tác lớn phải qua sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải phát huy vai trò của bộ máy Nhà nước, phải thực sự sử dụng chính quyền là cơ quan quyền lực của nhân dân để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, không mệnh lệnh, không bao biện làm thay. Từ đó, Đảng bộ đã có nhiều cuộc họp, đưa ra nhiều văn bản quy định mối quan hệ giữa Thành uỷ, Thường vụ Thành uỷ và Uỷ ban hành chính thành phố, Thường trực uỷ ban; giữa các cấp uỷ đảng với các cấp chính quyền.
Về mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân, Đảng bộ Hà Nội đã quán triệt nguyên tắc nhân dân bầu ra chính quyền và chính quyền được bầu ra nhằm phục vụ nhân dân. Trong những năm 1954-1965, mối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân ngày càng được thắt chặt, nhân dân ngày càng nhận thức rõ hơn về chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính, quan niệm về dân chủ được rõ ràng và cụ thể hơn, tinh thần chủ nhân thành phố, ý thức tham gia xây dựng chính quyền được đề cao hơn. Chính quyền vì thế mà cũng ngày càng được xây dựng và củng cố vững mạnh nhằm thực hiện các nhiệm vụ do nhân dân giao phó.
- Đã lãnh đạo xây dựng, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng chính quyền.
nhân dân Thủ đô đã thực sự trở thành chủ nhân của thành phố, làm chủ chính quyền. Bằng một loạt các cuộc bầu cử dân chủ, nhân dân đã bầu ra hệ thống chính quyền từ cấp thành tới cơ sở để thay mặt dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, xã hội. Khi mới giải phóng, do chưa có điều kiện để tiến
hành bầu cử để bầu ra tổ chức chính quyền các cấp nên hệ thống tổ chức chính quyền tạm thời được chỉ định, nhưng sau đó nó dần được thay thế bằng một hệ thống mới thông qua bầu cử dân chủ do nhân dân toàn thành phố bầu ra. Nhân dân Thủ đô đã được tự mình cầm những lá phiếu bầu ra Hội đồng nhân dân từ cấp thành phố đến cấp xã, được tự mình lựa chọn những người có uy tín, có năng lực vào cơ quan chính quyền, một chính quyền thực sự là của dân, do dân và vì dân.
3.1.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu nói trên, sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với công tác xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
- Có nơi chưa nhận thức đúng về vai trò của chính quyền nên đôi lúc còn buông lỏng quản lý, có lúc còn bao biện làm thay công việc của chính quyền.
Các tổ chức Uỷ ban hành chính khu phố, Uỷ ban hành chính quận và tổ chức chính quyền cấp xã đã được hình thành và đi vào hoạt động phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên sự chỉ đạo từ trên xuống dưới không chặt chẽ, các cấp uỷ Đảng chưa phân biệt ranh giới giữa sự chỉ đạo của Đảng và của chính quyền, thường bao biện công tác của chính quyền, chỉ để chính quyền làm những công tác sự vụ và hành chính.
Các cấp uỷ Đảng ở khu phố, quận, xã đôi lúc còn choán hết việc của chính quyền chỉ để chính quyền làm các việc hành chính sự vụ. Đảng đoàn các Sở cũng có lúc bao biện công việc của Ban giám đốc. Tình hình ấy hạn chế nhiều tác dụng của chính quyền nhân dân, không phát huy được tính tích cực, sáng tạo của quần chúng, của cán bộ đảng viên trong việc quản lý thành
phố, Thành ủy cũng đã thấy tình hình đó, nhưng chưa kiểm điểm một cách sâu sắc, nên chưa có biện pháp thật tích cực để khắc phục, đảm bảo cơ quan chính quyền các cấp cần tập trung được ý chí nguyện vọng và trí tuệ của nhân dân để thi hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong một thời gian nhất định, nhất là khi chính quyền chưa được kiện toàn dầy đủ, Đảng bộ Hà Nội phải vừa chỉ đạo xây dựng bộ máy chính quyền vừa phải bảo đảm cho mọi hoạt động của thành phố được bình thường, nên không tránh khỏi tình trạng bao biện làm thay một số công việc của chính quyền. Đó cũng là một việc làm cần thiết của Đảng cầm quyền khi chính quyền của mình còn non yếu, mới xây dựng. Tuy nhiên phải coi đó là việc làm có giới hạn, cả về thời gian và phạm vi. Khoán trắng mọi việc cho chính quyền khi nó chưa đủ sức giải quyết mọi vấn đề là buông lỏng sự lãnh đạo, là thíêu ý thức đầy đủ vì sự nghiệp chung, làm yếu chính quyền. Nhưng nếu quá lạm dụng, bao biện quá mức cần thiết, quá lộ liễu và kéo dài cũng là điều không đúng, sẽ ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của cơ quan Đảng và hạn chế sự trưởng thành của chính quyền, ảnh hưởng xấu tới việc phát huy vai trò quản lý hành chính của bộ máy nhà nước ở địa phương. Đảng bộ Hà Nội cơ bản đã nhận thức và xử lý tốt tình huống đặc biệt nói trên. Song cũng đã không khỏi mắc phải những thiếu sót trong thực tế công việc mà phần nhiều là sự bao biện làm thay, có lúc hầu như đảm đương lấy mọi việc như ở thời kỳ mới tiếp quản.
- Có lúc, có nơi chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, chưa làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ quyền và nghĩa vụ làm chủ của mình.
Trong việc chỉ đạo giáo dục nâng cao ý thức làm chủ cho cán bộ và nhân dân, Thành uỷ chưa nhấn mạnh đầy đủ tới trách nhiệm của cán bộ là phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, nên nhiều cán bộ đảng viên chưa
đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ, chưa để cho nhân dân tham gia bàn bạc công việc của xí nghiệp, cơ quan, không lắng nghe ý kiến quần chúng, coi thường quần chúng. Tình trạng quan liêu mệnh lệnh xa rời quần chúng không đi đúng đường lối quần chúng còn khá phổ biến trong Đảng, cần được khắc phục.
Đảng bộ Hà Nội đôi lúc chưa tích cực và kiên quyết xây dựng các cơ quan dân cử vững mạnh như Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố: chưa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố làm tròn trách nhiệm của mình. Thành Uỷ cũng chưa kiên quyết làm cho các ngành các cấp cán bộ đảng viên tôn trọng chính quyền, tôn trọng nghị quyết của hội đồng nhân dân, chỉ thị của Uỷ ban hành chính, tôn trọng pháp luật Nhà nước nói chung.
Muốn làm cho cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng chế độ, đẩy mạnh mọi mặt công tác và sản xuất, một mặt phải đảm bảo thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, mặt khác cũng phải làm cho mọi người quán triệt nghĩa vụ làm chủ của mình, để tự giác thực hiện. Đảng bộ thành phố Hà Nội chưa làm cho mọi người quán triệt sâu sắc ý thức về vai trò làm chủ, chưa thấy rằng làm chủ là phải chăm lo tới lợi ích chung của tổ quốc, của dân tộc, của tập thể không thể chỉ chăm lo tới lợi ích riêng. Do đó, một số cán bộ đảng viên chưa đem hết nhiệt tình cách mạng để công tác, còn suy bì tính toán về hưởng thụ, địa vị, thắc mắc về cá nhân, làm việc thiếu hào hứng, năng suất kém.
- Có lúc do chưa có sự phân cấp, phân nhiệm quản lý rõ ràng giữa hệ thống tổ chức chính quyền các cấp nên công việc còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp đồng bộ.
Trong thời gian đầu, khi mới giải phóng, Uỷ ban hành chính thành phố gần như cáng đáng tất cả các mặt, các lĩnh vực của thành phố, điều đó làm
cho hệ thống tổ chức Uỷ ban hành chính thành phố nặng về công việc hành chính sự vụ mà không có nhiều thời gian chú trọng đến các công việc phục vụ lợi ích thiết thực cho quần chúng lao động.
Hệ thống tổ chức chính quyền khu phố cũng được kiện toàn chậm, và ban đầu cũng chỉ được phân cấp làm những việc hành chính sự vụ, nặng về quản lý hộ khẩu, trật tự trị an. Sau đó, tháng 3-1962, Thành uỷ có chủ trương phân cấp rõ hơn giữa thành phố và khu phố. Theo đó, khu phố được phân cấp thêm các quyền quản lý về văn hoá, giáo dục, xã hội, y tế, trị an. Tuy nhiên vấn đề kinh tế tài chính vẫn thuộc quyền quản lý của cấp thành phố, thiếu sự phối hợp giữa cấp thành và cấp cơ sở.
Bộ máy chính quyền ở thành, khu phố, huyện chưa được gọn nhẹ, biên chế còn nặng nề, lế lối làm việc còn quan liêu, giấy tờ sự vụ, do đó chưa thật sát cơ sở sản xuất. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đôi lúc vẫn nặng về hình thức, chưa phát huy được chức năng giám sát công việc của Uỷ ban hành chính và các cơ quan Nhà nước.
3.2 Một số kinh nghiệm chủ yếu và vấn đề đặt ra
3.2.1 Một số kinh nghiệm chủ yếu
Một trong những thành tựu quan trọng của Đảng bộ thành phố Hà Nội trong lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong những năm 1954-1965 là đã tích luỹ được những kinh nghiệm có giá trị có thể vận dụng được vào thực tiễn hiện nay.
- Một là, phải thường xuyên nhận thức đúng vai trò, vị trí của chính quyền nhất là đối với địa bàn Thủ đô để thường xuyên quan tâm, lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền vững mạnh.
Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Chính quyền ở nơi nào cũng quan trọng nhưng đối với Thủ đô của một nước thì nó thực sự quan trọng hơn. Trong các mặt của chính quyền thì hệ thống tổ chức chính quyền lại là mặt có ý nghĩa quyết định đối với sự vững mạnh của chính quyền, sự phát triển của thành phố.
Thủ đô Hà Nội là nơi có địa bàn mấy lần co dãn, lúc thì thu hẹp về phía Nam, lúc thì mở rộng về phía Bắc, nên hệ thống tổ chức chính quyền cũng phải có sự điều chỉnh để phù hợp với địa bàn mới.
Nếu không có nhận thức đúng về vị trí của chính quyền thì khó có thể đề ra được những chủ trương phù hợp nhằm xây dựng chính quyền vững mạnh, thúc đẩy sự phát triển của thành phố. Vả lại chính quyền Hà Nội không phải là chính quyền địa phương thông thường mà là chính quyền của Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước, có quan hệ tới chính quyền của cả miền Bắc do đó phải nhận thức rõ vai trò, vị trí của nó để lãnh đạo xây dựng một chính quyền vững mạnh, thể hiện là chính quyền của Thủ đô.
- Hai là, phải thường xuyên củng cố, kiện toàn hệ thống chính quyền gắn liền với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của từng giai đoạn, phải phân cấp quản lý phù hợp.
Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là việc mà mỗi tổ chức chính quyền cần và phải làm. Và công việc đó không phải chỉ tiến hành trong một sớm một chiều, nó được tiến hành trải qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau. Đối với mỗi giai đoạn khác nhau, với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, cần phải có sự củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền vững mạnh đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trong tình hình mới, có như thế mới đảm bảo sự phát triển của Thủ đô, của đất nước.