Tăng Cường Xây Dựng Hệ Thống Tổ Chức Chính Quyền Trong Những Năm 1963-1965

Ngày 23 đến 27-1-1962 Thành uỷ đã họp hội nghị và đưa ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ công tác năm 1962 của Đảng bộ Hà Nội. Nghị quyết đề ra nhiệm vụ công tác chính quyền năm 1962:

- “Tích cực củng cố và cải tiến lề lối làm việc, đảm bảo chính quyền lãnh đạo tốt công tác phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát huy mạnh mẽ chức năng của mình trong việc chỉ đạo xây dựng kinh tế phát triển văn hoá. Tích cực xây dựng và thực hiện đúng chế độ công tác của Hội đồng nhân dân các cấp, đặc biệt chú trọng cấp xã.

- Tăng cường phát huy tự do dân chủ đi đôi với giáo dục rộng rãi luật pháp cho cán bộ và nhân dân, làm cho mọi người có ý thức xây dựng chính quyền, tuân theo đúng pháp luật của nhà nước” [63, 23].

Thực hiện nghị quyết của Hội nghị Thành uỷ tháng 1-1962, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, việc phát huy dân chủ quần chúng, nhằm động viên nhân dân tích cực tham gia xây dựng chính quyền, quản lý thành phố bước đầu được các cấp các ngành chú ý thực hiện. Công tác giáo dục về pháp chế dân chủ được mở rộng ở một số ngành và chính quyền cơ sở, đã nâng cao thêm ý thức và vai trò làm chủ cho quần chúng, giáo dục ý thức tôn trọng chính quyền, tuân thủ phát luật cho quần chúng, đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng và phát huy các quyền tự do dân chủ trong cán bộ và các cơ quan Nhà nước. Trong năm qua đã chú ý tăng cường các cơ quan kinh tế tài chính và văn hoá xã hội, tăng cường các cơ quan toà án và viện kiểm sát ở khu phố, huyện.

Nhìn chung công tác chính quyền từ thành tới cơ sở được coi trọng, vai trò và uy tín của chính quyền các cấp ngày càng được đề cao hơn. Chính quyền nhân dân thành phố cũng được củng cố thêm một bước và bước đầu đi sâu hơn vào tập trung chỉ đạo công tác kinh tế tài chính. Uỷ ban hành chính thành phố đã và đang phát huy tác dụng tích cực của mình trong việc thực

hiện chức năng chỉ đạo phát triển kinh tế và văn hoá. Quan hệ giữa Uỷ ban hành chính và các ngành các cấp được tăng cường chặt chẽ và tập trung hơn. Các cơ quan công sở của thành phố đã thực hiện một bước việc giảm nhẹ biên chế, tinh giản bộ máy hành chính sự nghiệp để tăng cường cho khu vực sản xuất. Đó là những nhân tố tích cực đảm bảo cho công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá của thành phố tiến nhanh, tiến mạnh hơn.

Tuy nhiên cũng còn nhiều vấn đề phải chú ý, trình độ chính sách và năng lực lãnh đạo của cấp cơ sở còn quá yếu. Tổ chức và nhiệm vụ chính quyền khu phố cần được nghiên cứu thêm để phát huy tác dụng nhiều hơn. Hiện tượng vi phạm quyền tự do dân chủ của quần chúng có giảm bớt song vẫn còn nhiều đã hạn chế một phần nhiệt tình tham gia xây dựng chính quyền, quản lý thành phố của quần chúng [67, 70].

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp từ thành tới khu phố, huyện, xã hoạt động tương đối đều đặn. Hội đồng nhân dân giữ được nếp sinh hoạt thường kỳ 3 tháng để kiểm tra và đề ra chương trình công tác, nội dung các cuộc hội nghị có được chuẩn bị cụ thể hơn. Công tác củng cố chính quyền nhằm nghiên cứu phát huy tác dụng của Hội đồng nhân dân và của đại biểu Hội đồng nhân dân trong kỳ họp cũng như ngoài kỳ họp, phát huy tác dụng của Uỷ ban hành chính trong việc chỉ đạo thực hiện các kế hoạch kinh tế, văn hoá và giáo dục của Nhà nước.

Hội đồng nhân dân thành phố đã thành lập 04 tiểu ban nghiên cứu trong đó 3 tiểu ban Y tế, Giáo dục và Xã hội hoạt động tương đối có nội dung, đề xuất được một số vấn đề với Hội đồng nhân dân và góp ý kiến với các cơ quan chuyên môn về các chuyên đề. Phương hướng tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Tiểu ban xác định được tương đối cụ thể và thích hợp, do đó các Tiểu ban không bị lu mờ, lo dẫm chân lên cơ quan chuyên môn.

Nhưng do chưa chú ý theo dõi liên tục và rút kinh nghiệm để bồi bổ kịp thời nên chưa đẩy mạnh hoạt động của các Tiểu ban được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

ở các huyện Hội đồng nhân dân không lập thành Tiểu ban vì hoàn cảnh các đại biểu ở phân tán. ở các khu phố, Thành uỷ có hướng dẫn Hội đồng nhân dân lập các Tiểu ban Y tế và Giáo dục. Nhưng cho đến 1962 mới chỉ có 2 tiểu ban Y tế và Giáo dục của Khu Đống Đa hoạt động tương đối thiết thực. Khuyết điểm của Thành uỷ là chưa rút kinh nghiệm để phổ biến kịp thời cho khu phố khác.

Hội đồng nhân dân các xã không lập tiểu ban, nhưng sự hoạt động của Hội đồng nhân dân xã cũng có tiến bộ, hầu hết giữ được nếp sinh hoạt thường kỳ 3 tháng và không còn tình trạng họp hội nghị Quân Dân Chính thay thế Hội đồng nhân dân như trước nữa. Tuy nhiên vai trò của Hội đồng nhân dân chưa được đề cao, nhân dân thường chỉ biết đến Uỷ ban hành chính, ít biết đến Hội đồng nhân dân. Các đại biểu Hội đồng nhân dân cũng mới thấy phần nào trách nhiệm trong kỳ họp, ngoài hội nghị chưa biết hoạt động thế nào.

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 13

Để giúp cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thành, khu phố, huyện, nhất là các đại biểu ở cơ sở có thêm điều kiện hoạt động, trường Hành chính đã tổ chức các cuộc hội nghị nghiên cứu về công tác chính quyền đã dự có 24 đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố (trong số 56 đại biểu ở cơ sở), 103 đại biểu Hội đồng nhân dân khu phố (trong số 120 đại biểu ở cơ sở), và 56 đại biểu Hội đồng nhân dân Huyện (trong số 60 đại biểu trực tiếp sản xuất). Uỷ ban hành chính các huyện cũng tổ chức nhiều hội nghị nghiên cứu về công tác chính quyền cho các đại biểu Hội đồng nhân dân xã, đến 1962 đã có tất cả 1904 đại biểu trong số 2098 người dự chiếm tỷ lệ 90%. Các cuộc hội nghị này đã có tác dụng làm cho các đại biểu nắm được một số điểm cơ bản của Hiến pháp, biết được quyền hạn, nhiệm vụ và lề lối làm việc của Hội đồng nhân dân từng cấp. Đó mới chỉ là bước đầu, nhiều vị đại biểu thành, khu

phố, huyện đã có ý kiến nên tổ chức các cuộc hội nghị rút kinh nghiệm đề bồi dưỡng thêm cho đại biểu, nhưng vẫn chưa làm được.

Sự hoạt động của Uỷ ban hành chính các cấp đã có tiến bộ, vai trò của Uỷ ban được đề cao hơn. ở thành, ranh giới công tác giữa Thành uỷ và Uỷ ban hành chính thành phố đã rõ hơn và Uỷ ban hành chính thành phố, nhất là thường trực Uỷ ban giữ được nếp sinh hoạt hàng tuần đều đặn, giải quyết công việc cho các ngành được kịp thời, quan hệ giữa Uỷ ban hành chính và các ngành có chặt chẽ hơn. ở các Huyện và khu phố, mới được tổ chức thành một cấp có Hội đồng nhân dân và các bộ phận giúp việc, Uỷ ban hành chính khu phố và huyện lúc đầu còn lúng túng. Qua các cuộc trao đổi rút kinh nghiệm, và nhờ sự hướng dẫn của Thành về việc phân công, việc giảm bớt giấy tờ, bỏ bớt thủ tục không cần thiết và tận dụng các cơ quan chuyên môn… Uỷ ban hành chính các khu phố, huyện đã phát huy được chức năng kiểm tra đôn đốc điều hoà phối hợp và nề nếp làm việc đã có tiến bộ hơn, gần gũi nhân dân hơn. Nhưng trong cơ cấu tổ chức của Uỷ ban, trong lề lối làm việc cũng như trong tổ chức bộ máy các bộ phận chuyên môn cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết để đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm cho tổ chức bớt cồng kềnh và làm cho Uỷ ban sát dân hơn, chỉ đạo công tác mau lẹ hơn.

Sự hoạt động của Uỷ ban hành chính các xã cũng có tiến bộ. Các uỷ ban đều có Thường trực giải quyết công việc hàng ngày cho dân. Trừ một số xã quá kém như Phù Đổng, Khương Đình, Cường Kiên… nhiều Uỷ ban hành chính xã giữ được nếp sinh hoạt tập thể. Năm qua, Đảng bộ đã có chú ý đi sâu giúp đỡ xã Quảng An và tổ chức báo cáo về từng vấn đề cho các xã rút kinh nghiệm bồi bổ cho công tác của mình. Việc bồi dưỡng cho Uỷ viên Uỷ ban hành chính xã cũng được tiến hành khẩn trương. Đến 1962 trường Hành chính đã tổ chức được 6 lớp bồi dưỡng theo chương trình bổ túc của Bộ Nội vụ và đã có 563 người dự trong số 801 người chiếm tỷ lệ 74% đối tượng cần huấn

luyện. Ngoài ra có 95 cán bộ văn phòng xã được huấn luyện. Trong các lớp này, các học viên ngoài việc nghiên cứu về lý luận chính quyền, còn được trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn làm một số công việc cụ thể như chuẩn bị tổ chức hội nghị Hội đồng nhân dân thường kỳ, làm công tác văn phòng và nghiên cứu nghị quyết về cải tiến tổ chức xã. Việc phân tích phê phán các báo cáo điển hình cũng như việc thực tập các công việc cụ thể đã làm cho học viên hiểu thêm về lý luận và thấy hứng thú hơn, do đó có tác dụng thiết thực hơn. Tuy vậy, sự hoạt động của Uỷ ban hành chính xã còn nhiều lúng túng: Ranh giới công tác giữa cấp uỷ Đảng và Uỷ ban, giữa chi bộ và Hội đồng nhân dân, giữa Thường trực và Uỷ ban hành chính, ranh giới, nhiệm vụ giữa Uỷ ban hành chính và hợp tác xã còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu hướng dẫn cụ thể. Trong năm 1962, Đảng bộ còn phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo 6 xã thí điểm làm cải tiến tổ chức, rút kinh nghiệm, nghiên cứu một số vấn đề cụ thể cho thích hợp với hoàn cảnh của địa phương, của ngoại thành. Đến cuối 1962 đã có 59 xã được duyệt xong tổ chức mới. Nhưng so với yêu cầu, thì việc tiến hành cải tiến tổ chức xã như vậy là chậm.

Trong nội thành, đã tiến hành nghiên cứu quy định rõ nhiệm vụ chức năng và tổ chức các khối dân phố, các Ban đại diện, bảo vệ và các tổ trưởng, tổ phó nhằm làm cho phạm vi, quy mô tổ chức các khối dân phố thích hợp với tình hình mới, làm cho các tổ chức quần chúng ở đường phố thấy rõ chức năng, vị trí của tổ chức mình để làm cho đúng, đảm bảo cho sinh hoạt của nhân dân ở đường phố được thoải mái, tổ chức được gọn nhẹ, đỡ cồng kềnh nặng nề, công việc nghiên cứu này phải thông qua nhiều lần, đã kéo dài tới gần 10 tháng mới hoàn thành.

Tuy vậy, công tác củng cố chính quyền còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu, có nhiều vấn đề mới mà luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp năm 1962 đã quy định cần phải được hướng dẫn áp dụng cho tốt.


2.2.2 Tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền trong những năm 1963-1965

Sang năm 1963, thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ III (7-1963), Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều chủ trương nhằm tăng cường hơn nữa việc củng cố hệ thống tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội.

Để định rõ nhiệm vụ cụ thể của Thường vụ Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội, ngày 28-10-1963, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã ra Nghị quyết số 07NQ/ĐBHN về sửa đổi lề lối làm việc. Nghị quyết đã định rõ quan hệ giữa Thường vụ Thành uỷ, Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban hành chính thành phố:

+ Trước hết cần xác định cấp thành phố là cấp chiến đấu trực tiếp, thành uỷ là cơ quan chiến đấu, là người tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương vào hoàn cảnh địa phương. Trong chỉ đạo công tác phải chú trọng đặc điểm Thủ đô, phải chú trọng tính chất chính trị của từng mặt công tác tiến hành ở thành phố.

Căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, để thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, của Thành uỷ, Thường vụ bàn phương hướng, phương châm, biện pháp cụ thể từng mặt công tác lớn. Uỷ ban sẽ cụ thể hoá và bàn cách thực hiện những nghĩa vụ của thường vụ theo quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan chính quyền. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, thấy có vấn đề cần thiết thì báo cáo thường vụ.

+ Tính chất chỉ đạo thực hiện của thường vụ là vấn đề đường lối chủ trương của Trung ương vào địa phương, bàn phương hướng thực hiện ý nghĩa của Đại hội, của Thành uỷ và kiểm tra chính quyền thực hiện các Nghị quyết của Thường vụ, làm như vậy thường vụ không bao biện công tác của chính quyền.

+ Trong lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện cụ thể, đối với nhân dân, trong quan hệ với cấp trên và cấp dưới để đề cao chính quyền, nhiều việc do Uỷ ban hành chính giải quyết thì lấy danh nghĩa chính quyền, không nên bất cứ việc gì cũng lấy danh nghĩa của Thường vụ, Thành uỷ [65, 1].

Năm 1963, công tác chính quyền đã được đề cao và chính quyền đã phát huy chức năng của mình rõ hơn trước. Những khuyết điểm về thiếu tập trung dân chủ, vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân, lề lối làm việc bao biện của cấp uỷ Đảng đối với các ngành chính quyền đã được phê phán khắc phục. Nhân dân Thủ đô ngày càng nhận rõ trách nhiệm và quyền lợi làm công dân của mình, đã trình bày nhiều hơn ý kiến nguyện vọng của mình, phê phán ưu khuyết điểm của cán bộ cơ quan Nhà nước qua đại biểu hội đồng nhân dân, các cấp, qua báo chí, đài truyền thanh, qua các thư khiếu tố gửi Ban thanh tra, Viện kiểm sát nhân dân… Nhân dân đã tích cực hưởng ứng các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ở thành phố và ở các huyện, xã, khu phố. Trong Hội đồng nhân dân các cấp, tỷ lệ công nhân, nông dân, cán bộ khoa học kỹ thuật được tăng cường thêm. Uỷ ban hành chính các cấp cũng được kiện toàn thêm một bước, nhằm tăng cường chỉ đạo kinh tế và thực hiện các cuộc vận động lớn. Các ngành kinh tế, các cơ quan chuyên chính cũng được tăng cường thêm cán bộ có năng lực. Đáng chú ý là quan hệ chỉ đạo giữa Thường vụ Thành uỷ và Uỷ ban hành chính thành phố bước đầu được cải tiến, lề lối làm việc của Uỷ ban hành chính đã có những tiến bộ. Chính quyền thành phố đã tập trung hơn vào chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, thực hiện ngân sách, công tác phân phối cải thiện đời sống, quản lý dân số thành phố, công tác trị an, văn hoá, xã hội…

Nhìn chung công tác của chính quyền từ thành tới cơ sở có chuyển biến mới trong việc phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân. Tuy vậy, còn nhiều vấn đề phải chú ý. Trình độ, chính sách và năng lực lãnh đạo của cấp cơ sở

còn yếu, lẻ tẻ ở một số nơi, cán bộ cơ sở còn vi phạm quyền dân chủ của nhân dân một cách nghiêm trọng. Bộ máy chính quyền ở thành, khu phố, huyện chưa được gọn nhẹ, biên chế còn nặng nề, lế lối làm việc còn quan liêu, giấy tờ sự vụ, do đó chưa thật sát cơ sở sản xuất. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tuy có tiến bộ hơn trước nhưng vẫn nặng về hình thức, chưa phát huy được chức năng giám sát công việc của Uỷ ban hành chính và các cơ quan Nhà nước [70, 18B].

Để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hệ thống tổ chức chính quyền thành phố, Đảng bộ Hà Nội đã đề ra chủ trương tăng cường hơn nữa công tác chính quyền trong năm 1964:

- Phải phát huy chức năng của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc quản lý và xây dựng thành phố, cải tiến cách làm việc của Hội đồng nhân dân, tăng cường sự kiểm tra của Hội đồng nhân dân đối với công việc của Uỷ ban hành chính, tạo điều kiện cho đại biểu Hội đồng nhân dân đi sát cử tri khu vực mình ứng cử, đề xuất những ý kiến thiết thực về các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống, động viên nhân dân tích cực tham gia việc xây dựng và quản lý thành phố.

- Tiếp tục kiện toàn Uỷ ban hành chính các cấp, đảm bảo chỉ đạo, thực hiện tốt kế hoạch Nhà nước, nhất là đẩy mạnh 5 khâu chủ yếu của kế hoạch, thực hiện 3 cuộc vận động lớn và tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa. Chấn chỉnh tổ chức và công tác thống kê, kế hoạch, công tác chỉ đạo quản lý và kỹ thuật về công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, lưu thông phân phối lao động tiền lương, vật tư. Tăng cường công tác thanh tra của chính quyền. Tích cực thực hiện giảm nhẹ biên chế cho hoàn chỉnh, bỏ các bộ phận trung gian, xây dựng chế độ chức trách cho tổ chức và cá nhân làm việc trong bộ máy chính quyền.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023