Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 16

vụ kinh tế, xây dựng và bảo vệ Thủ đô xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ đã thường xuyên coi trọng việc xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị, nhất là bộ máy chính quyền. Then chốt của vấn đề vẫn là xác định quản lý mọi mặt của chính quyền - cơ quan quyền lực, hành chính ở địa phương, để tránh việc bao biện làm thay hay buông lỏng khoán trắng.

ở cấp Thành phố, Thành uỷ tiếp tục có nhiều cuộc họp, nhiều văn bản quy định mối quan hệ giữa cấp Uỷ, Thường vụ Thành uỷ với thường trực Uỷ ban, cải tiến lề lối làm việc của Văn phòng Uỷ ban hành chính và các sở cũng như vấn đề phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân, vai trò của các đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân phải làm tốt chức năng cơ quan quyền lực của nhân dân ở địa phương, ra các nghị quyết sát thực để Uỷ ban hành chính thực hiện và giám sát việc thực hiện của Uỷ ban. Uỷ ban hành chính phải đề cao ý thức chấp hành, kiên quyết và linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành các cấp, các ngành đưa các Nghị quyết thành thực tế. Đồng thời Thành uỷ cũng đề cao việc lãnh đạo của mình bằng nâng cao năng lực nhận thức, năng lực đề ra và xác định những chủ trương, phương hướng, phương châm, kế hoạch, mục tiêu, biện pháp lớn; đào tạo, bố trí cán bộ cho chính quyền. Muốn vậy, Thành uỷ cũng phải có cơ quan tham mưu giúp việc đắc lực, đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của chính quyền chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm để đúc rút kinh nghiệm sự lãnh đạo, thường xuyên và định kỳ nghe báo cáo, làm việc với các ban chuyên môn của Đảng liên quan đến chính quyền và làm việc với Thường trực uỷ ban cũng như những ngành có liến quan.

ở cấp quận, huyện và cơ sở, qua nhiều lần khảo nghiệm và do nhiệm vụ xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá ngày càng phát triển kéo theo các vấn đề an ninh, trật tự, đời sống sinh hoạt ở nội thành cũng phức tạp, nặng nề, nên tháng 3-1962, Thành uỷ lại có chủ trương phân cấp rõ hơn giữa thành phố và

khu phố. Lần này thành phố phân cấp mạnh cho khu phố các quyền quản lý về văn hoá, giáo dục, xã hội, y tế, trị an, còn kinh tế - tài chính nói chung chưa phân cấp cho khu phố... Trước đó, chính quyền khu phố chỉ nặng về quản lý hộ khẩu, trật tự trị an. Nguyên tắc phân cấp là thành phố thống nhất lãnh đạo về chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ tiêu, kế hoạch, còn khu phố có nhiệm vụ tổ chức thực hiện. Khu có khả năng đến đâu phân cấp đến đó. Phân cấp đi đôi với kiểm tra, giúp đỡ, giao việc đi đôi với giao ngân sách, biên chế và cán bộ. Đến đầu 1963 lại có một đợt cải tiến lề lối làm việc của các cơ quan chính quyền theo chủ trương chung của Chính phủ, của Bộ Nội vụ. Tháng 10-1963, Thành uỷ ra Nghị quyết về sửa đổi lề lối làm việc, xác định quan hệ giữa Thường vụ Thành uỷ với Thường trực uỷ ban, coi Hà Nội là cấp chiến đấu trực tiếp, thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương vào địa phương, nhiều việc cần lấy danh nghĩa uỷ ban, không nên việc gì cũng lấy danh nghĩa Thành uỷ, Thường vụ…

Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với công tác chính quyền thời kỳ này cũng còn là tăng cường công tác xây dựng và bảo vệ địa bàn, tạo cơ sở cho Hà Nội chuẩn bị vươn lên làm nhiệm vụ hậu phương. Do đó bên cạnh tăng cường khả năng quản lý kinh tế - tài chính, chỉ đạo sản xuất, Đảng bộ cũng chú ý tăng cường khả năng chuyên chính, bảo vệ trật tự trị an, khả năng quốc phòng sự chỉ đạo, tổ chức chiến đấu của chính quyền các cấp, nhất là từ giữa năm1964 và năm 1965. Trong nhiều chỉ thị, nghị quyết, cuộc họp của Thành uỷ thường vụ Thành uỷ về vấn đề xây dựng các cơ quan chuyên chính, xây dựng cơ quan quân sự địa phương, phát triển dân quân tự vệ, nêu cao ý thức cảnh giác, tinh thần hướng về miền Nam ruột thịt… được đề cập và nhấn mạnh. Công tác xây dựng, củng cố chính quyền luôn được xem xét trong mối quan hệ với công tác bảo mật, phòng gian, đề phòng và chống lại âm mưu; hành động phá hoại của bọn gián điệp, phản động tay sai của địch cũng như ngăn chặn, giải quyết các tệ nạn xã hội, quản lý nhân hậu khẩu, giữ gìn trật tự

an toàn xã hội. Vấn đề phát huy dân chủ cũng luôn được nhấn mạnh đi đôi với việc tăng cường kỷ cương, chấp hành luật pháp. Đảng bộ đã luôn nhấn mạnh việc xây dựng và bảo vệ chính quyền phải dựa trên cơ sở sự giác ngộ, ý thức coi chính quyền là của mình, do mình và vì mình của nhân dân. Nên đã chú trọng công tác giáo dục, vận động nhân dân hăng hái tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền, giám sát chính quyền; đồng thời giáo dục tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ làm công tác chính quyền. Các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng các chính sách, tuyên truyền luật pháp, giải quyết khiếu tố, khiếu nại, xử án… đều được các cấp uỷ Đảng và chính quyền hết sức coi trọng. Đảng bộ, trước hết là thành uỷ đã luôn có ý thức về vị trí đặc biệt của Thủ đô Hà Nội, đã thường xuyên tỉnh táo, cảnh giác với mọi âm mưu của bọn đế quốc và các thế lực thù địch nên chức năng chuyên chính của chính quyền được đề cao. Khi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ xảy ra ở miền Bắc, lan dần ra Hà Nội, nói chung Thủ đô đã có sự chuẩn bị đối phó tích cực. Các lực lượng vũ trang, các cơ quan chuyên chính được tăng cường rõ rệt, những phần tử nguy hiểm cho chế độ được chú ý cải tạo… Đó là những điều kiện để Hà Nội vững vàng bước vào thời kỳ đấu tranh mới: thời kỳ chống Mỹ cứu nước.‌‌

Chương 3.

Thành tựu, hạn chế chung

và một số kinh nghiệm chủ yếu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

3.1 Thành tựu và hạn chế chung

3.1.1 Thành tựu:

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 16

Qua nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965, có thể khẳng định những kết quả quan trọng Đảng bộ đã đạt được như sau:

- Đã lãnh đạo xây dựng được hệ thống chính quyền từ cấp thành phố đến cơ sở.

Trong quá trình xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền mới, Hà Nội đã trải qua một thời kỳ quá độ, một bước trung gian đó là sự xuất hiện ban đầu của Uỷ ban quân chính (12-9-1954). Đây là một cách sử dụng biện pháp đặc biệt có tính chất thời chiến với vai trò nổi bật của quân đội trong việc thiết lập trật tự mới, hỗ trợ cho sự ra đời, củng cố của các cơ quan hành chính của chính quyền mới. Sau đó, Uỷ ban hành chính được thành lập (4-11-1954) và tồn tại song song cùng Uỷ ban quân chính. Thời kỳ mới tiếp quản vai trò của Uỷ ban Quân chính là nổi bật nhất. Sau đó dần dần cùng với sự thiết lập đầy đủ, hoàn chỉnh hệ thống Uỷ ban hành chính các cấp, vai trò của Uỷ ban quân chính thu hẹp, giảm dần, và vai trò của Uỷ ban hành chính lại nổi bật lên, làm chức năng quản lý mọi mặt tình hình thành phố. Uỷ ban quân chính chuyển dần thành cơ quan quân sự, làm chức năng như cơ quan quân sự địa phương, chỉ thiên về lĩnh vực quân sự và bảo vệ chính quyền.

Trong năm 1955-1956, ở các quận nội thành, hình thành các Uỷ ban hành chính quận, dưới quận là các Uỷ ban hành chính lâm thời khu phố, dưới khu phố là các Ban đại diện dân phố - một cấp bán chính quyền (chưa thành một Uỷ ban hành chính nhưng thực thi các nhiệm vụ của chính quyền ở cấp tổ

dân phố). Đối với các quận ngoại thành, chưa hình thành được các Uỷ ban hành chính quận (mới chỉ có các Ban đại diện Uỷ ban hành chính phụ trách các quận ngoại thành). Dưới quận là các Uỷ ban hành chính lâm thời xã.

Sang năm 1957, ở nội thành hệ thống tổ chức chính quyền vẫn gồm Uỷ ban hành chính quận và Uỷ ban hành chính khu phố. ở ngoại thành, trong 6 tháng đầu năm 1957, Uỷ ban hành chính quận đã được thành lập để thay cho các Ban đại diện. Đối với cấp xã, sau sửa sai của cải cách ruộng đất, Uỷ ban hành chính xã đã được chỉnh đốn và tăng cường.

Đến cuối 1958, hệ thống Uỷ ban hành chính các cấp ở Hà Nội đã được hình thành đầy đủ với mô hình 2 cấp ở nội thành: thành phố - khu phố và mô hình 3 cấp ở ngoại thành: thành phố - quận - xã (thị trấn). Mô hình này tiếp tục được hoàn thiện trong những năm 1961-1965. Từ giữa năm 1961, cùng với chủ trương mở rộng ngoại thành, Đảng bộ Hà Nội cũng chủ trương đổi tên gọi quận ngoại thành sang huyện ngoại thành. Lúc này mô hình Uỷ ban hành chính ở nội thành vẫn được duy trì, mô hình Uỷ ban hành chính ở ngoại thành được thay đổi thành: thành phố - huyện - xã (thị trấn).

Đối với hệ thống Hội đồng nhân dân, từ sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thành công đến ngày 24-11-1957, lần đầu tiên Hà Nội bầu Hội đồng nhân dân thành phố, cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương. Trước đó trong 3 năm từ 1954-1957, Uỷ ban quân chính và Uỷ ban hành chính thành phố là cơ quan quyền lực cao nhất của thành phố. Sự kiện bầu Hội đồng nhân dân thành phố đã đánh dấu một bước tiến trong công cuộc xây dựng chính quyền ở Hà Nội và nâng cao ý thức chủ nhân thành phố của nhân dân. Người dân có quyền lợi và nghĩa vụ bầu những người có uy tín vào Hội đồng nhân dân thành phố để phục vụ nhân dân. Hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố khoá I đã góp phần quan trọng vào quá trình đưa Thủ đô từ một thành

phố lạc hậu thành một thành phố sản xuất để tiến nhanh trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Sau khi bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, ngày 28-9-1958, lần đầu tiên Hội đồng nhân dân các xã ở ngoại thành được bầu ra đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong xã. Đây là một ngày hội lớn, một thắng lợi lớn của nhân dân ngoại thành. Thắng lợi đó thể hiện tinh thần phấn khởi, lòng nhiệt tình, ý thức xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng Thủ đô về mọi mặt của nhân dân ngoại thành.

Ngày 26-3-1961, Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố khoá II với 115 đại biểu, (sau đó ngày 20-8-1961, các xã ngoại thành bầu thêm 20 đại biểu nâng tổng số đại biểu của Hội đồng nhân dân khoá II lên 135 đại biểu) đại diện cho các thành phần trong xã hội, tiêu biểu cho các lực lượng của chính quyền dân chủ nhân dân trong giai đoạn mới. Tiếp đó ngày 25-6-1961 cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã (35 xã và một thị trấn ngoại thành cũ) được tiến hành đã góp phần quan trọng vào công tác kiện toàn bộ máy chính quyền của Thủ đô - cơ quan quyền lực của dân, do dân bầu ra, thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước, quyết định mọi vấn đề trong đời sống chính trị xã hội, kinh tế, văn hoá và bảo vệ lợi ích của nhân dân Thủ đô.

Ngày 25-4-1965 là ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp của thành phố Hà Nội. ở khu vực nội thành, cử tri đi bầu Hội đồng nhân dân hai cấp: thành phố và khu phố, ở khu vực ngoại thành, cử tri đi bầu Hội đồng nhân dân 3 cấp: thành phố - huyện - xã (thị trấn)

Đây là lần đầu tiên Hội đồng nhân dân khu phố ở khu vực nội thành và Hội đồng nhân dân huyện ở khu vực ngoại thành được bầu đánh dấu một bước tiến mới trong hệ thống chính quyền Hà Nội. Hệ thống Hội đồng nhân dân khu phố, huyện lần đầu tiên được bầu ra theo đúng luật lệ của Nhà nước nhằm tăng cường tính dân chủ trong hệ thống chính quyền Hà Nội, tạo thêm

nhiều điều kiện cho nhân dân làm chủ chính quyền, trực tiếp lãnh đạo chính quyền, trở thành chủ nhân của thành phố.

Đến đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, hệ thống Hội đồng nhân dân hai cấp ở nội thành (thành phố, khu phố) và ba cấp ở ngoại thành (thành phố - huyện - xã, thị trấn) đã được hoàn thiện. Đó là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ hình thức chính quyền chỉ định đến chính quyền do dân bầu ra, là một bước tiến quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Hà Nội.

- Đã có nhận thức đúng đắn về chính quyền ở Thủ đô nên đưa ra được những chủ trương đúng đắn phù hợp với từng giai đoạn, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội của Thủ đô.

Đảng bộ Hà Nội luôn có nhận thức coi công tác chính quyền là công tác quan trọng hàng đầu của Đảng bộ, là nhiệm vụ chiến lược của nhân dân Thủ đô. Đối với từng giai đoạn cụ thể, Đảng bộ luôn có nhận thức đúng về tình hình và đề ra những chủ trương xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thích hợp phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế chính trị của Thủ đô.

Sau khi giải phóng Thủ đô, chỉ trong vòng 3 tháng cuối năm 1954 (từ ngày 9-10-1954 đến ngày 31-12-1954), Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo hoàn thành nhanh chóng công tác tiếp quản thành phố, tiếp thu và quản lý tất cả các cơ quan các cấp của chính quyền Pháp và Bảo Đại, lập nên bộ máy Uỷ ban quân chính và Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội. Đảng bộ chủ trương thành lập các Ban cán sự ở 4 quận nội thành làm cả nhiệm vụ của công tác Đảng và công tác chính quyền. ở ngoại thành thì chỉ định các trưởng thôn phụ trách các xã. Như vậy, chỉ trong một thời gian rất ngắn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, một hệ thống tổ chức chính quyền ban đầu của Hà Nội đã được thành lập phục vụ đắc lực công tác tiếp thu và quản lý thành phố, nhanh chóng ổn định tình hình để bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế.

Sang năm 1955-1957, với nhiệm vụ là khôi phục kinh tế, tiến hành công tác đăng ký lại hộ khẩu cho nhân dân, cho nên chính quyền cấp cơ sở cần được củng cố và tăng cường để phục vụ công tác. Trước yêu cầu thực tế đó, cùng với việc tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức chính quyền thành phố, quận, Đảng bộ Hà Nội đã chú trọng đến lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền cấp cơ sở khu phố và xã với sự ra đời của hệ thống các Uỷ ban hành chính lâm thời khu phố và xã.

Năm 1958-1960 là thời kỳ tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo củng cố và tăng cường hệ thống tổ chức chính quyền thành phố qua các cuộc vận động bầu cử Ban đại diện, Ban bảo vệ, tổ trưởng, tổ phó dân phố ở nội thành, vận động bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã, Uỷ ban hành chính các quận ở ngoại thành. Với một hệ thống tổ chức chính quyền được tăng cường, thành phố có thêm lực lượng để đảm đương được những nhiệm vụ nặng nề.

Sang năm 1961, công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng phát triển mạnh. Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với công tác chính quyền nhằm vào nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Do đó Đảng bộ Hà Nội đã thường xuyên coi trọng việc xây dựng và bảo vệ chính quyền thành phố nhất là về hệ thống tổ chức. Vấn đề được Đảng bộ chú trọng trong thời gian này đó là ngày càng định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính quyền, nâng cao chất lượng của chính quyền.

- Đã lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội ngày càng vững mạnh, phát huy được hiệu lực của chính quyền, đảm bảo vai trò của các cơ quan chính quyền đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí