Xây Dựng Hệ Thống Tổ Chức Chính Quyền Đáp Ứng Yêu Cầu Mở Rộng Thành Phố (1961-1962)

2.2 Quá trình chỉ đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền phục vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)‌

2.2.1 Xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền đáp ứng yêu cầu mở rộng thành phố (1961-1962)

Trong 6 tháng đầu năm 1961, Đảng bộ Hà Nội tích cực chuẩn bị cho việc mở rộng thành phố và nghiên cứu tổ chức, sắp xếp lại hệ thống chính quyền thành phố cho phù hợp với tình hình mới.

Trước ngày mở rộng, diện tích thành phố Hà Nội là 15.220 ha (nội thành 1.220 ha, ngoại thành 14.000 ha). Dân số theo tài liệu điều tra ngày 1-3- 1960 là 643.570 người [62, 1]. Ngày 20-4-1961, Quốc hội khoá II kỳ họp thứ 2 đã thông qua Nghị quyết về mở rộng thành phố Hà Nội. Ngày 31-5-1961, thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký quyết định số 78/QĐ phân vạch địa giới các khu phố và huyện ngoại thành Hà Nội.

Theo quyết định, khu vực nội thành của thành phố Hà Nội được chia thành 4 khu phố:

a) Khu phố Ba Đình gồm có:


- Khu phố Trúc Bạch cũ,


- Các khối 1, 13, 21, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

40, 41, của khu phố Ba Đình cũ,


Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 11

- Các xã Ngọc Hà, Phúc Lệ và Đông Thái,

- Các thôn Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thành Công và Yên Thái,

- Nửa phố Cầu Giấy về phía Đông sông Tô Lịch của xã Yên Hòa.

b) Khu phố Hoàn Kiếm gồm có:

- Khu phố Hoàn Kiếm cũ,

- Khu phố Đồng Xuân cũ,

- Các khối 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 15, 16, 17 của khu phố Hàng Cỏ cũ,

- Các khối 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 của khu phố Hai Bà cũ,

c) Khu phố Đống Đa gồm có:

- Khu phố Đống Đa cũ,

- Các khối 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 22,

23, 24, 25 của khu phố Ba Đình cũ,

- Khu bệnh viện Bạch Mai của khu phố Bạch Mai cũ,

- Khu trường Bổ túc văn hóa công nông Trung ương và tổng kho Giáp bát,

- Khu công nghiệp Thượng Đình,

- Xã Phương Liên,

- Các thôn Khương Trung, Khương Thượng, Thái Hà, Thịnh Quang, Thịnh Hào, Hoàng Cầu, và xóm Chùa của thôn Láng Hạ.

d) Khu phố Hai Hà gồm có:

- Khu phố Bạch Mai cũ,

- Các khối 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 19, 20,

21, 22, 23, 24, 25, 26, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 42 của khu phố Hai Bà cũ

- Các khối 1, 12, 13, 14, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30,

31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 của khu phố Hàng Cỏ cũ,

- Xã Thanh Lương,

- Thông Quỳnh Lôi và phố Đại Đồng của xã Quỳnh Mai cũ, thôn Đoài của xã Vĩnh Tuy và phố Giáp Bát của xã Đoàn Kết.

Khu vực ngoại thành Hà Nội được chia thành 4 huyện:

a) Huyện Thanh Trì gồm có 1 thị trấn và 21 xã là:

Thị trấn Văn điển, xã Yên Sở, xã Trần Phú, xã Lĩnh Nam, xã Thanh Trì, xã Vĩnh Tuy (không kể thôn Đoài), xã Hoàng Văn Thụ (gồm có xã Hoàng Văn Thụ cũ và thôn Mai Động, không kể phố Mai Động), xã Đoàn Kết (không kể phố Giáp bát), xã Định Công, xã Đại Kim, xã Thanh Liệt, xã Hoàng Liệt, xã Yên Mỹ, xã Duyên Hà, xã Duyên Hà, xã Đại Hưng, xã Đông Mỹ, xã Vạn Phúc, xã Tân Triều (gồm có các thôn Yên Xá và Triều Khúc), xã Tứ Hiệp, xã Ngũ Hiệp (gồm có xã Ngũ Hiệp cũ và thôn Lưu Phái), xã

Khương Đình (gồm có các thôn Khương Hạ, Hạ Đình và xóm Đình, xóm Chùa mới của thôn Thượng Đình).

b) Huyện Từ Liêm gồm có 26 xã là:


Xã Nghĩa Đô (gồm có các thôn Nghĩa Đô, Đoài Môn và Bái Ân), xã Xuân La, xã Xuân Đỉnh, xã Cổ Nhuế, xã Phú Thượng, xã Yên Hòa (không kể nửa phố Cầu Giấy về phía Đông sông Tô Lịch), xã Tân Tiến, xã Thụy Phương, xã Nhật Tân, xã Quảng An, xã Tứ Liên (không kể xóm Sáu), xã Nhân Chính (gồm có các thôn Cư Chính, Giáp Nhất, Quan Nhân và xóm To của thôn Thượng Đình), xã Trung Hòa, xã Dịch Vọng, xã Mai Dịch, xã Mễ Trì, xã Hòa Bình, xã Đức Thắng, xã Trung Kiên, xã Minh Khai, xã Trần Phú, xã Tân Dân, xã Xuân Phương (gồm có xã Xuân Phương cũ và thôn Tu Hoàng), xã Cường Kiên, xã Hữu Hưng (gồm có xã Hữu Hưng cũ và các thôn Miêu Nha, Ngọc Trúc), xã Trung Thành (gồm có xã Trung Thành cũ và xóm Đình của thôn Láng Hạ).

c) Huyện Gia Lâm gồm có 2 thị trấn và 31 xã là:


- Thị trấn Gia Lâm (gồm có các phố Thượng Cát của xã Thượng Thanh, phố Ga, phố ái Mộ, phố Ngọc Lâm, xóm Giếng, xóm Chùa, xóm Chợ A và xóm Trung Quân của thôn ái Mộ thuộc xã Hồng tiến), thị trấn Yên Viên, xã Ngọc Thụy, xã Long biên, xã Hồng Tiến (không kể xóm Giếng, xóm Chùa, xóm Chợ A và xóm Trung Quân), xã Thượng Thanh (không kể phố Thượng cát), xã Việt Hùng, xã Tiến Bộ, xã Giang Biên, xã Phúc Lợi, xã Trung Thành, xã Thạch Bàn, xã Quyết Chiến, xã Toàn Thắng, xã Tân Hưng, xã Kim Lan, xã Quang Minh, xã Thừa Thiên, xã Cự Khôi, xã Quang Trung I, xã Quyết Tiến, xã Vân Dục, xã Phù Đổng, xã Trung Hưng, xã Quang Trung II, xã Tiền Phong, xã Đinh Xuyên, xã Dương Hà, xã Ninh Hiệp, xã Đức Thắng, xã Chiến Thắng, xã Đại Hưng,

d) Huyện Đông Anh gồm có 23 xã là:

Xã Việt Hùng, xã Tiến Bộ, xã Tự Do, xã Vạn Thắng, xã Quyết Tâm, xã Dân Chủ, xã Phúc Thịnh (gồm có xã Phúc Thịnh cũ, xóm Tiên, xóm Nguyên và xóm Núi của xã Phù Lỗ), xã Bắc Hồng, xã Nam Hồng, xã Liên Hiệp, xã Toàn Thắng, xã Việt Thắng, xã Hùng Sơn, xã Thành Công, xã Anh Dũng, xã Kim Chung, xã Liên Hà, xã Vân Hà, xã Dục Tú, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, xã Tầm Xá (gồm có xã Tầm Xá cũ và xóm Sáu của xã Tứ Liên), xã Tân Tiến [142, 66-69].

Tháng 6-1961, thành phố Hà Nội được mở rộng lần thứ nhất với tổng diện tích 586 km2. Diện tích nội thành là 3.737 ha, ngoại thành là 54.875 ha. Dân số là 96 vạn người. Dân số 4 huyện trên 40 vạn người. 4 huyện có 97 xã, 2 thị trấn, mỗi huyện trung bình 10 vạn dân.

Cùng với nhiệm vụ mở rộng thành phố, thực hiện chủ trương của Trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ II (2-1961), Ban chấp hành Đảng bộ đã đề ra nhiệm vụ của Đảng bộ Hà Nội trong 2 năm 1961- 1962: “Cần củng cố Uỷ ban hành chính các cấp từ thành đến xã, đặc biệt chú trọng củng cố chính quyền xã. Bổ sung thêm những cán bộ lãnh đạo chủ chốt vào các Uỷ ban hành chính để có thể phát huy tác dụng của nó trong việc lãnh đạo các mặt công tác. Hiện các Uỷ ban hành chính các cấp còn rất non yếu trên mặt chỉ đạo công tác kinh tế và văn hoá, nhược điểm ấy cần sớm được khắc phục vì giai đoạn 1961-1965 là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Uỷ ban hành chính các cấp cần được kiện toàn vững mạnh để đảm đương nhiệm vụ mới do việc phân cấp quản lý giao cho” [48, 74].

Đối với việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, “cần tiến hành bầu cử đúng kỳ hạn. Rút kinh nghiệm của các lần bầu cử trước, làm sao cho các Hội đồng nhân dân mới có đủ khả năng làm tròn nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xây dựng xã hội mới phản ánh đầy đủ được ý kiến của nhân dân về mọi mặt. Phải sửa đổi lề lối làm việc của Hội đồng nhân dân, tổ chức cho các đại

biểu nhân dân liên hệ chặt chẽ với cử tri để đạt được nguyện vọng của nhân dân với chính quyền. Hết sức tránh hiện tượng thường xảy ra ở các xã: Hội đồng phụ thuộc vào Uỷ ban hành chính, hoặc lấy hội nghị quân - dân - chính thay thế Hội đồng nhân dân” [48, 73-74] để “đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan dân cử đối với cơ quan hành chính các cấp” theo nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III.

Hội đồng nhân dân thành phố khóa I được bầu từ năm 1957 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và kết thúc nhiệm kỳ của mình. Hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố khoá I đã góp phần quan trọng vào quá trình đưa Thủ đô từ một thành phố tiêu phí thành một thành phố sản xuất để tiến nhanh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Năm 1961, để công tác bầu cử Hội đồng nhân dân khoá II ở Thủ đô được tiến hành tốt, đảm bảo đúng kỳ hạn, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Hà Nội đã ra chỉ thị về việc lãnh đạo bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân khoá II ở Thủ đô.

Yêu cầu căn bản của việc tổ chức bầu cử HĐND khoá II là:


+ Thành phần Hội đồng nhân dân phải bao gồm những đại biểu xuất sắc của Đảng, của các Đảng phái dân chủ, các đoàn thể quần chúng, các tầng lớp xã hội có tín nhiệm nhất của nhân dân thủ đô để nhân dân kỳ này thực sự là cơ quan quyền lực của thành phố, đồng thời cũng phản ánh được đường lối giai cấp, tính chất mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thủ đô và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước 5 năm của thành phố.

+ Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân thủ đô tham gia cuộc bầu cử lần này, phải nâng cao hơn nữa ý thức làm chủ và sự hiểu biết về tổ chức bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân ở thành phố.

Chỉ thị đề ra phương thức tiến hành: các Quận uỷ, Đảng uỷ khu phố, các Đảng uỷ xí nghiệp, công trường các Đảng đoàn chính quyền và các ngành phải tăng cường công tác lãnh đạo đúng mức đối với công tác bầu cử phải đảm bảo hoàn thành tốt công tác bầu cử HĐND khoá II của thành phố theo đúng thời gian quy định trong pháp lệnh và nghị quyết của Phủ thủ tướng, đạt được những yêu cầu đề ra [53, 65].

Ngày 10-11-1962, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính được ban hành đánh dấu một bước tiến mới trên con đường củng cố chính quyền dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Nội dung và tinh thần cơ bản của Luật là kiện toàn chính quyền địa phương theo hiến pháp mới, đẩy mạnh hơn nữa sự hoạt động của Hội đồng nhân dân, làm cho Hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đồng thời kiện toàn Uỷ ban hành chính các cấp, làm cho Uỷ ban hành chính phát huy tốt vai trò quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương.


Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, của Đảng bộ Hà Nội, Uỷ ban hành chính thành phố đã tiến hành công tác chuẩn bị bầu cử Hội đồng nhân dân khoá II từ tháng 10-1960. Lúc đầu, Thành uỷ Hà Nội xác định ngày bầu cử là 8-1-1961. Sau một thời gian chuẩn bị, Tiểu ban nghiên cứu công tác bầu cử đã đề xuất phương án tiến hành bầu cử sau tết Nguyên Đán. Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội đã báo cáo Chính phủ và được Hội đồng Chính phủ quyết định chọn ngày 26-3-1961 là ngày bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố khoá II (cùng với thành phố Hải Phòng và tỉnh Hoà Bình).

Đầu tháng 2-1961, Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội Trần Duy Hưng đã ký quyết định thành lập Hội đồng bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội gồm 21 người. Trong phiên họp ngày 13-2-1961, Hội đồng đã quyết định cử luật gia Nguyễn Thành Vĩnh - Chánh toà án Nhân dân Hà Nội làm Chủ tịch Hội đồng và phân công các uỷ viên Hội đồng phụ trách các

khu phố nội thành và các quận ngoại thành. Địa điểm thường trực của Hội đồng bầu cử là 19 phố Hai Bà Trưng.

Đến tháng 1-1961, dân số Hà Nội là 712.612 người. Hà Nội có 8 khu phố nội thành: Trúc Bạch, Ba Đình, Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà, Đống Đa, Bạch Mai và 4 quận ngoại thành theo thứ tự từ quận 5 đến quận

8. Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp thì tổng số đại biểu được bầu vào Hội đồng nhân dân thành phố khoá II là 115 người.

Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố khoá II diễn ra trong điều kiện thuận lợi. Ngày 26-3-1961, 99,85% cử tri Thủ đô (383.965 cử tri/384.510 cử tri) đã tham gia bầu cử. Cuộc bầu cử diễn ra an toàn phấn khởi, theo đúng quy định của pháp luật: Cơ quan chính quyền các cấp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tất cả mọi người công dân đều có thể sử dụng đầy đủ quyền bầu cử và ứng cử. Tất cả những người làm công tác bầu cử đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ bầu cử và biểu hiện tinh thần phục vụ rất cao. Việc tuyên truyền vận động bầu cử, việc giới thiệu người ra ứng cử, lựa chọn đại biểu được tiến hành hoàn toàn tự do dân chủ, đúng pháp luật.

Đây là một cuộc vận động chính trị rộng lớn trong nhân dân, có tác dụng tốt nâng cao ý thức làm chủ và nhận thức về chính quyền cho nhân dân, làm cho mọi người tích cực tham gia xây dựng chính quyền thành phố. Việc cấu tạo Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính thành phố lần này thể hiện rõ hơn thực chất của chính quyền thành phố là vô sản chuyên chính. Hội đồng nhân dân tuy bao gồm đủ các thành phần nhân dân, nhưng lực lượng chủ chốt vẫn là những công nhân ưu tú trực tiếp sản xuất, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng ở thành phố. Uỷ ban hành chính thành phố cũng bao gồm các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, có thể làm được nhiệm vụ của mình trong giai đoạn cách mạng mới.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá II có 115 đại biểu bao gồm: 27 công nhân; 8 nông dân; 5 thợ thủ công và tiểu thương; 16 cán bộ khoa học kỹ thuật, giáo dục, nghệ thuật; 27 người của các chính đảng, đoàn thể trong Mặt trận Tổ quốc; 28 người là cán bộ các cơ quan Nhà nước; 4 quân nhân. Có 19 đại biểu nữ, 12 đại biểu là thanh niên (dưới 30 tuổi). Đại biểu cao tuổi nhất là cụ Doãn Kế Thiện 73 tuổi, đại biểu trẻ tuổi nhất là chị Nguyễn Thị Cúc 23 tuổi.

Thành phần đại biểu vừa phản ánh tính chất Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa tiêu biểu cho các lực lượng của chính quyền dân chủ nhân dân trong giai đoạn mới.

Ngày 6-5-1961, Hội đồng nhân dân thành phố đã họp phiên đầu tiên tại Câu lạc bộ Đoàn Kết, Hà Nội. Tới dự Hội nghị có Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại và Phó chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội Trần Đăng Khoa.

Kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân thành phố đã khẳng định thắng lợi quan trọng của cuộc bầu cử ngày 26-3-1961 và thông qua Nghị quyết xác nhận tư cách 115 đại biểu đã được bầu. Kỳ họp đã bầu bác sĩ Trần Duy Hưng là Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội.

Ngày 20-8-1961, các huyện ngoại thành mới của Hà Nội đã tiến hành bầu cử bổ sung vào Hội đồng nhân dân thành phố. Gần 15 vạn cử tri, chiếm 95,77% tổng số cử tri, đã tham gia bầu cử. 20 đại biểu đã được bầu bổ sung vào Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nâng tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá II lên là 135 đại biểu bao gồm: 57 đại biểu trực tiếp sản xuất; 18 đại biểu ở các khu vực phục vụ và khoa học, giáo dục; 20 đại biểu thuộc các đoàn thể, đảng phái, tôn giáo thuộc Mặt trận Tổ quốc; 40 đại biểu là cán bộ các cơ quan hành chính và quân nhân. Tổng số đảng viên Đảng bộ Lao động Việt Nam tham gia Hội đồng nhân dân thành phố là 86 người chiếm 77%.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí