Số Đại Biểu Được Bầu Vào Hội Đồng Nhân Dân Các Xã Ở 4

trang nghiêm để việc hướng dẫn cử tri đi bỏ phiếu được trật tự, nhanh chóng và đúng thể lệ.

Đúng 6h sáng ngày 28-9-1958 nhân dân các xã ăn mặc chỉnh tề, tưng bừng phấn khởi, tấp nập đến các phòng bỏ phiếu. Các tầng lớp nhân dân ở xã đều nhận rõ quyền dân chủ của mình, vui mừng làm nhiệm vụ người công dân dưới chính thể dân chủ cộng hoà. Các vị đại diện Uỷ ban hành chính, và chấp hành các Đoàn thể ở xã, các vị lão thành cao tuổi đã bỏ lá phiếu đầu tiên cổ vũ thêm lòng phấn khởi đi bỏ phiếu của các tầng lớp nhân dân trong khắp các xã. Các anh chị em cán bộ thành, quận, xã, Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử và các nhân viên giúp việc làm việc không biết mỏi mệt ngày đêm, cổ động nhân dân đi bỏ phiếu, tổ chức việc bỏ phiếu, kiểm phiếu được nhanh chóng và đúng thể lệ. Ngày 28-9-1958 cuộc bầu cử đã được tổ chức trong khắp các xã thuộc 4 quận Ngoại thành Hà Nội.

Hội đồng bầu cử ở các xã, các Ban bầu cử đã phân công nhau suốt ngày đêm đến các khu vực bỏ phiếu, đặc biệt các vị trong Hội đồng nhân dân thành phố cũng đã phân công nhau tham dự khắp các đơn vị bầu cử và đều nhận thấy “không những cuộc bỏ phiếu đã diễn ra tưng bừng, phấn khởi, trật tự mà quyền quyết định của cử tri, nguyên tắc trực tiếp, phổ thông và kín, các thể lệ bỏ phiếu đều được hoàn toàn tôn trọng. Các bàn viết phiếu nói chung đều được đặt cách xa nhau hoặc ngăn để cho cử tri được tự do và bí mật bỏ phiếu. Trong các địa điểm bỏ phiếu, tuyệt đối không có sự tuyên truyền cổ động cho một cá nhân hay một danh sách nào. Các tổ bầu cử và nhân viên giúp việc tận tụy làm việc, kiên nhẫn hướng dẫn cho cử tri thể lệ bỏ phiếu và tuyệt đối không hề có thái độ gì ảnh hưởng đến quyền tự do lựa chọn của người cử tri” [179, 78].

Đúng 8h tối cuộc kiểm phiếu bắt đầu và đều có sự chứng kiến của hàng chục, hàng trăm vị cử tri, và ứng cử viên; có Ban bầu cử đã làm việc đến 1h sáng, kiểm phiếu, làm biên bản để ngày hôm sau niêm yết kết quả tạm thời ở

các địa điểm bỏ phiếu. Sau khi trực tiếp nghe báo cáo về cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các xã, Uỷ ban hành chính các xã ngoại thành và sau khi xét lại các biên bản, Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội đã công bố kết quả của cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các xã Ngoại thành.


Bảng 1.4 Số đại biểu được bầu vào Hội đồng nhân dân các xã ở 4

quận Ngoại thành

Stt

Quận

Số đại biểu

Được bầu

Trúng cử

Bầu thêm

1

Quận 5

309

305

4

2

Quận 6

310

302

8

3

Quận 7

374

362

12

4

Quận 8

183

183

0

Tổng

1.176

1.152

24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 9

Nguồn: Hồ sơ số 57, năm 1958, Lưu trữ Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, tr 57


Tổng cộng các xã ngoại thành có 85.326 cử tri, thì 81.746 người đã đi bỏ phiếu, tỷ lệ là 95,92%, số phiếu không hợp lệ là 573. Số phiếu trắng là

135. Những người không đi bỏ phiếu hầu hết là vì lý do làm ăn ở xa, hoặc bận công tác không về kịp, ốm nặng, hoặc mới sinh, không đi được và tỏ ra rất tiếc. Như vậy nếu chỉ kể những người vắng mặt không đi bầu không có lý do rõ rệt thì tỷ lệ đi bỏ phiếu là 99,82%.

Trong số 1841 ứng cử viên trong 43 xã thì 1.152 người đã trúng cử với quá bán số phiếu hợp lệ. Như vậy, tính theo dân số như luật đã quy định, 43 xã được cử 1.176 đại biểu, thì còn 24 đại biểu sẽ được tổ chức bầu thêm vào ngày 12-10 ở 22 đơn vị, trong 16 xã, vì chưa được quá bán số phiếu. Rất nhiều vị đã trúng cử trên 90% số phiếu bầu [179, 78-80].

Sau khi tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các xã ngoại thành thắng lợi. Hội đồng nhân dân các xã ngoại thành đã bầu ra Uỷ ban hành chính các

xã và Uỷ ban hành chính các quận. Hà Nội đã bầu được được 101 uỷ viên Uỷ ban hành chính các xã, trong đó có 52 phụ nữ; 42 uỷ viên Uỷ ban hành chính các quận, trong đó có 5 phụ nữ, 3 cán bộ miền Nam.

Kết quả cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các xã Ngoại thành là một thắng lợi chính trị to lớn. Ngày 28-9 là ngày tiêu biểu cho sinh hoạt dân chủ, một ngày hội lớn của nhân dân Ngoại thành. Thắng lợi đó biểu hiện chế độ của miền Bắc Việt Nam là dân chủ và tốt đẹp, nó cổ vũ tinh thần phấn khởi, lòng nhiệt tình, ý thức xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng Thủ đô về mọi mặt.

Sở dĩ đạt được thắng lợi to lớn đó, chủ yếu là do lòng thiết tha với chế độ xã hội dân chủ cộng hoà, ý thức xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân của đồng bào Ngoại thành, do sự lãnh đạo của Thành uỷ Đảng Lao động Việt Nam thành phố Hà Nội, của Uỷ ban hành chính và các ngành các cấp có liên quan đến cuộc bầu cử. Đồng thời là do sự tận tuỵ công tác của hàng chục ngàn cán bộ từ Thành Quận tới cơ sở, của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, các Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử.

Hội đồng nhân dân thành phố - cơ quan cao nhất của thành phố đã không ngừng phát huy tác dụng và thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình trong mọi mặt công tác của Thủ đô. Năm 1958, Hội đồng đã họp 11 lần thảo luận và nghị quyết về các chủ trương công tác lớn: kế hoạch, ngân sách, nhiệm vụ toàn diện cũng như động viên các tầng lớn nhân dân Thủ đô nỗ lực thực hiện. Các đại biểu của Hội đồng nhân dân đã thực sự phản ánh nguyện vọng của nhân dân tới Uỷ ban hành chính và thực tế bắt tay vào công tác để góp phần xây dựng Thủ đô. Các công tác đào mương, đắp đê, phòng sâu, chống hạn cũng như các phong trào đấu tranh chính trị đều được các đại biểu tham gia đông đảo. Các tiểu ban của Hội đồng đã hoạt động thường xuyên (có tiểu ban còn ít hoạt động) đi vào cơ sở để nắm sát tình hình. Do đó nhiều chủ

trương công tác đã được phản ánh một cách rõ rệt, giúp cho Uỷ ban hành chính thành phố nhận định tình hình nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên qua hoạt động, Hội đồng nhân dân cũng bộc lộ một số nhược điểm trong công tác: số lượng đại biểu quá ít, chưa đại diện được hết cho mọi ngành, mọi giới, mọi hoạt động của thành phố. Nói chung các vị đại biểu đều cố gắng, nhưng cũng còn có vị chưa liên hệ chặt chẽ với quần chúng để nói lên đầy đủ tiếng nói, nguyện vọng của cử tri, đồng thời cũng chưa tự mình chủ động báo cáo đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, công tác của Hội đồng nhân dân và của bản thân mình với cử tri. Trong quan hệ hàng ngày với chính quyền địa phương, với cử tri, nhiều lúc còn chưa sử dụng danh nghĩa và cương vị của mình để đề cao các trách nhiệm và vai trò của cơ quan quyền lực trong thành phố.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, chính quyền thành phố đã được củng cố và tăng cường. Các cuộc vận động bầu cử tổ trưởng tổ phó, Ban đại diện, Ban bảo vệ dân phố ở nội thành, vận động bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã, Uỷ ban hành chính các quận ở ngoại thành, đã nâng cao hơn ý thức chủ nhân thành phố của các tầng lớp nhân dân, đồng thời đã tăng cường bộ máy chính quyền ở cơ sở, có thêm lực lượng để đảm đương được những nhiệm vụ nặng nề. Chính quyền thành phố đã phản ánh đúng một chính quyền thực sự dân chủ, về hình thức là chính quyền dân chủ nhân dân, nhưng thực chất là chính quyền vô sản chuyên chính, vì chính quyền đó dựa trên cơ sở công nông liên minh do Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo chặt chẽ, và tích cực thực hiện đúng những chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ.


*

* *

Trong những năm 1954-1960, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền Hà Nội trải

qua hai giai đoạn khôi phục kinh tế (1954-1957) và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960). Mỗi giai đoạn có những hoàn cảnh, đặc điểm, nhiệm vụ riêng nhưng nhìn chung, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, một hệ thống chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã được hình thành và củng cố. ở nội thành đã hình thành nên chính quyền 2 cấp: thành phố - khu phố, ở ngoại thành hình thành chính quyền 3 cấp: thành phố - quận - xã.

Tuy nhiên, trong công tác chính quyền, Thành uỷ có khuyết điểm là khi bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố chưa nhận thức được đầy đủ tính chất chính quyền của ta thực chất là chuyên chính vô sản, một phần nữa cũng do thiếu kinh nghiệm nên thành phần Hội đồng nhân dân thiên về tính chất tiêu biểu hơn là thiết thực làm việc. Thành uỷ chưa chú trọng đúng mức việc củng cố Uỷ ban hành chính thành phố, cải tiến công tác, nên Uỷ ban hành chính thành phố còn yếu, vai trò của Uỷ ban hành chính không được nổi bật, chưa làm đúng chức năng của nó.

Các tổ chức Uỷ ban hành chính khu phố, Uỷ ban hành chính quận và tổ chức chính quyền cấp xã đã được hình thành và đi vào hoạt động phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên hệ thống tổ chức chính quyền các cấp thường không được kiện toàn, sự chỉ đạo từ trên xuống dưới không chặt chẽ, các cấp uỷ Đảng chưa phân biệt ranh giới giữa sự chỉ đạo của Đảng và của chính quyền, thường bao biện công tác của chính quyền, chỉ để chính quyền làm những công tác sự vụ và hành chính.

Trước tình hình mới, khi công tác chung của thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ, thành phố ngày càng mở rộng, cho nên vấn đề xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức chính quyền các cấp cần được thực hiện kịp thời để đảm bảo chính quyền thành phố quản lý được chặt chẽ mọi mặt công tác trong giai đoạn mới.

Chương 2.‌‌

Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội đối với việc xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền thời kỳ thực hiện

kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)


2.1 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương chung của Đảng bộ Hà Nội về xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Sau 3 năm khôi phục kinh tế 1955-1957 và sau kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa 1958-1960, Hà Nội đã đạt được những thành tựu lớn. Cuộc cải cách ruộng đất ở Hà Nội đã hoàn thành thắng lợi, giải phóng nông dân lao động, xoá bỏ vĩnh viễn chế độ chiếm hữu phong kiến đối với ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Hà Nội đã vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, hàn gắn những vết thương chiến tranh, hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh được tiến hành nhanh, không phạm sai lầm lớn, đã hoàn thành thắng lợi (499 cơ sở công nghiệp, 421 cơ sở thương nghiệp, 137 cơ sở vận tải cơ giới thuỷ bộ được tổ chức vào công tư hợp doanh, với tư liệu sản xuất chủ yếu trị giá gần 14 triệu đồng). Đối với các thành phần người sản xuất nhỏ cũng đã căn bản hoàn thành hợp tác hoá cấp thấp.

Từ một thành phố tiêu phí trước kia, Hà Nội đang chuyển sang một thành phố công nghiệp, sản xuất được phát triển với tốc độ nhanh. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1960 tăng gấp 5,5 lần so với năm 1955, riêng công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp tăng 3,7 lần. Cuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá đã thu được thắng lợi lớn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đã được cải thiện rõ rệt.

Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5-9-1960 đến ngày 10-9-1960 đề ra đường lối đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đường lối cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất tổ quốc, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965 đối với miền Bắc. Trong 5 năm phải gia sức phấn đấu thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Trước tình hình mới, hệ thống tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội đã được xây dựng từ thành phố tới cơ sở với một hệ thống tổ chức chính quyền hai cấp ở nội thành và ba cấp ở ngoại thành, tuy nhiên vẫn còn nhiều điều hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện.

Bước sang giai đoạn mới, khi công tác chung của thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ, thành phố ngày càng mở rộng, nhiệm vụ ngày càng nhiều đòi hỏi Đảng bộ Hà Nội cần phải có nhiều chủ trương, sự chỉ đạo để xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền Hà Nội vững mạnh nhằm hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961-1965.


2.1.2 Chủ trương chung

Trong những năm 1961-1965, công tác kiện toàn chính quyền địa phương được Đảng và Chính phủ đặc biệt coi trọng. Một mặt do yêu cầu chủ quan về mở rộng quyền tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân ngày càng cao, mặt khác, do nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội hết sức khó khăn, rộng lớn, cần động viên, phát huy vai trò của nhân dân. Hơn nữa bộ máy chính quyền địa phương lúc này chưa thay đổi, chưa kiện toàn theo Hiến pháp mới, một số mặt về tổ chức và hoạt động không còn phù hợp.

Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ phải tiếp tục kiện toàn và kiên quyết thực hiện việc mở rộng quyền hạn cho các địa phương, thực hiện phân cấp quản lý toàn diện và từng bước vững chắc.

Đáp ứng yêu cầu đó, Đảng và Chính phủ đã chủ trương phân cấp quản lý và kiện toàn chính quyền địa phương, xác định rõ tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ cơ bản của từng cấp. Nguyên tắc chung của việc phân cấp là mở rộng quyền cho các cấp chính quyền địa phương trên cơ sở đảm bảo sự lãnh đạo về mặt phương châm, chính sách chung, các kế hoạch và chỉ tiêu tài vụ chủ yếu, các công tác cụ thể giao cho địa phương. Thực hiện chủ trương của Trung ương, năm 1961, Bộ Nội vụ đã xây dựng đề án phân cấp quản lý và kiện toàn chính quyền địa phương, bổ sung, sửa đổi Luật tổ chức chính quyền địa phương thay cho Luật 110-SL/L12 ngày 31-5-1958. Bộ Nội vụ cũng triển khai nhiều đề án củng cố, kiện toàn chính quyền địa phương khác như: Đề án phân cấp quản lý và cải tiến tổ chức chính quyền địa phương, đề án tổ chức cấp huyện, đề án kiện toàn tổ chức và lề lối làm việc của chính quyền cấp xã, đề án tăng cường và cải tiến bộ máy chính quyền cấp xã sau khi đã căn bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp với quy mô hợp tác xã toàn thôn, đề án hướng dẫn đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, hướng dẫn số lượng và sự phân công Uỷ ban hành chính các cấp…

Ngày 9-5-1962, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 51-TTg về việc cải tiến tổ chức và lề lối làm việc ở cấp xã và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã. Nội dung cải tiến tổ chức và lề lối làm việc của chính quyền xã bao gồm: đơn giản hóa bộ máy ở xã, đưa cán bộ về hoạt động ở thôn xóm, hợp tác xã; hợp lý hoá các ban chuyên môn ở xã; bỏ trưởng thôn, trưởng xóm và sắp xếp cán bộ đã hoạt động ở thôn, xóm. Để đảm bảo phương châm tổ chức bộ máy chính quyền địa phương gọn nhẹ, có hiệu suất cao, ngày 16-7-1962, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 53/NV hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023