Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 8

Uỷ ban hành chính xã thuộc ngoại thành Hà Nội có 373 uỷ viên, bao gồm nhiều thành phần: cố nông (63 uỷ viên), bần nông (141 uỷ viên), trung nông (116 uỷ viên), công nhân (11 uỷ viên), dân nghèo (13 uỷ viên), tiểu thương (4 uỷ viên), thủ công (15 uỷ viên), ngư dân (10 uỷ viên) (so với sau sửa sai giảm 30 uỷ viên). Các uỷ viên cũng được lấy từ nhiều nguồn khác nhau: cán bộ kháng chiến, cán bộ trong cải cách ruộng đất, cán bộ trong sửa sai, cán bộ mới bổ sung, cán bộ là bộ đội phục viên. Với nhiều loại thành phần, từ nhiều nguồn khác nhau trong đội ngũ cán bộ là một lợi thế đồng thời cũng là một khó khăn cho các Uỷ ban hành chính xã trong đoàn kết nội bộ, trong vấn đề thống nhất lãnh đạo… Nhất là việc thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn lãnh đạo nông thôn đi vào hợp tác hoá, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Số lượng của các uỷ ban xã đều có đủ nhưng chất lượng còn kém, tính trung bình mỗi uỷ ban chỉ được 1/3 là tích cực. Về thành phần còn một số uỷ ban chưa bảo đảm như: thiếu thành phần phụ nữ ở 2 xã: Xuân La, Yên Sở; ít thành phần trung nông ở 3 xã: Mai Dịch (có 1 trung nông trong số 7 uỷ viên), Thượng Thanh (có 1 trung nông trong số 6 uỷ viên), Xuân Đỉnh (có 1 trung nông trong số 7 uỷ viên). Có xã chủ tịch và phó chủ tịch đều là trung nông như Hồng Tiến hoặc đều là bần nông như Việt Hưng. Hà Nội có một nguồn lực rất tốt, có thể vận động bổ sung làm cho chính quyền vững mạnh đó là lực lượng bộ đội phục viên, cán bộ trở về sản xuất, nhưng thực tế chưa vận động tham gia được nhiều. Bộ đội phục viên của 4 quận ngoại thành là 800 người nhưng mới tham gia trong uỷ ban 4% (có tới 96% chưa tham gia công tác gì) như: quận 6 có 125 phục viên mới có 2 người trong uỷ ban, hay quận 5 có 21 bộ đội tham gia trong uỷ ban thì 11 là phục viên còn 10 là giải ngũ.


Hội đồng nhân dân xã là cơ quan dân cử có quyền lực cao nhất ở xã, thảo luận và quyết định tất cả các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của cấp xã, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, đảm

bảo chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ trật tự trị an, đồng thời bầu ra Uỷ ban hành chính xã và quận.

Cho nên việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, nhằm tăng cường sức mạnh của chính quyền dân chủ nhân dân chuyên chính, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố khối liên minh công nông vững chắc, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn.

Đối với nhân dân, tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính xã là thực hiện nguyên tắc dân chủ căn bản của chế độ, tất cả quyền hành thuộc về nhân dân, nhân dân thực sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Bầu cử Hội đồng nhân dân xã là quyền lợi đồng thời là nghĩa vụ chính trị căn bản của nhân dân Ngoại thành, có liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân lao động.

Bầu cử ở ngoại thành tốt, còn có ảnh hưởng chính trị lớn đến nhân dân Nội thành, có tác dụng động viên nhân dân Nội thành tích cực tham gia xây dựng chính quyền và thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng.

Hà Nội tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã ngoại thành trong tình hình miền Bắc và Thủ đô Hà Nội đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ khôi phục kinh tế và bước đầu phát triển văn hoá. Nhân dân Thủ đô đang gia sức thi đua lao động xã hội chủ nghĩa, thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1958 và kế hoạch dài hạn 3 năm phát triển kinh tế và văn hoá, theo hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao dần mức sống của nhân dân. ở ngoại thành, tình hình nông thôn đã ổn định, đời sống của nhân dân đã bước đầu được cải thiện rõ rệt, nông dân đang hào hứng phấn khởi thực hiện kế hoạch năm 1958, đẩy mạnh sản xuất cải tiến kỹ thuật, quyết tâm làm vụ mùa thắng lợi, và hăng hái đi theo con đường đổi công hợp tác.

Bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã ngoại thành trong điều kiện chính quyền nhân dân Thủ đô ngày càng được củng cố, uy tín

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

chính quyền ngày càng sâu rộng trong quần chúng. Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố tháng 11-1957 thành công rực rỡ, đánh dấu một bước tiến lớn lao trong công cuộc xây dựng chính quyền và nâng cao ý thức chủ nhân thành phố của nhân dân. ở Ngoại thành, từ khi vào tiếp quản Thủ đô, bộ máy chính quyền ở xã cũng đã được thành lập tới khắp thôn xóm để lãnh đạo nhân dân địa phương thi hành những chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ. Qua phát động quần chúng cải cách ruộng đất đánh đổ giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân, chính quyền xã đã thực sự là của nông dân lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền xã đã hoàn thành công tác sửa sai thắng lợi, củng cố thêm một bước các chi bộ Đảng, chính quyền xã, các đoàn thể quần chúng có tác dụng phát huy thắng lợi của cải cách ruộng đất, củng cố đoàn kết nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Qua 3 năm phấn đấu thực hiện các chính sách của Đảng và Chính phủ ở nông thôn và qua cuộc học tập về tình hình nhiệm vụ, thực tế đã nâng cao một bước giác ngộ chính trị của nhân dân Ngoại thành, nhân dân càng nhận rõ chính quyền dân chủ nhân dân thực sự là của dân, do dân và vì dân. Bầu cử Hội đồng nhân dân các xã ngoại thành lại là nguyện vọng thiết tha từ lâu của nhân dân Ngoại thành. Ngoài ra, cán bộ và nhân dân Thủ đô đã học tập được nhiều kinh nghiệm trong cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân thành phố. Đó là những thuận lợi căn bản.

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 8

Song cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã ngoại thành cũng có những khó khăn. Nhiệm vụ cải tạo nền kinh tế nông nghiệp phân tán lạc hậu ở Ngoại thành là một nhiệm vụ rất khó khăn phức tạp, nhưng tư tưởng nhân dân mới chuyển biến bước đầu, chưa theo kịp với đà chuyển biến của nhiệm vụ cách mạng. Lập trường của nông dân lao động phân biệt gianh giới giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản chưa thật rõ ràng, ý thức cảnh giác chính trị chưa được đề cao, tư tưởng thành kiến, hẹp hòi, cảm tình họ hàng bà con còn nặng. Trong khi đó bọn phản động, nhất là

bọn phản động đội lốt Thiên chúa giáo và những phần tử xấu có âm mưu phá hoại phong trào đổi công hợp tác và sản xuất nông nghiệp. Một số phần tử địa chủ vẫn tìm mọi cách ngóc đầu dậy. Cho nên Chỉ thị nêu rõ trong cuộc bầu cử “cần hết sức coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao lập trường cách mạng xã hội chủ nghĩa trong nông dân, giáo dục đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trong nông thôn, chính sách mặt trận của Đảng và tiêu chuẩn lựa chọn đại biểu cho sâu sắc. Đồng thời phải nâng cao cảnh giác, đề phòng âm mưu phá hoại của địch”.

Đời sống của nông dân ngoại thành đã bước đầu được cải thiện rõ rệt, nhưng do hậu quả nghiêm trọng của chế độ thực dân phong kiến lâu đời bóc lột nông dân một cách thậm tệ, lại bị 15 năm chiến tranh tàn phá, nên mức sống của nông dân vẫn còn thấp và trong sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Mấy vụ tuy có được mùa, nhất là vụ mùa năm 1956, nhưng sau đó xẩy ra liên tiếp mấy vụ hạn hán liền, nông dân phải tốn nhiều công sức, tiền của để chống hạn. Tình hình có ảnh hưởng tới cuộc bầu cử, cho nên một mặt phải “quyết tâm thực hiện vụ mùa thắng lợi, mặt khác trong công tác tuyên truyền, tổ chức bầu cử phải sát hợp với điều kiện sinh hoạt của nhân dân, chuẩn bị chu đáo, bảo đảm thời gian ngắn gọn, không ảnh hưởng đến việc làm ăn sản xuất của nông dân mà bầu cử vẫn đạt kết quả tốt”.

Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất ở Ngoại thành, nhưng vẫn có một số vấn đề phải chú ý: “vấn đề thành kiến với cán bộ mới đào tạo trong cải cách ruộng đất; vấn đề đoàn kết trong nội bộ nông dân”, đó cũng là những vấn đề sẽ gây khó khăn cho cuộc bầu cử, nhất là trong việc vận động đề cử, ứng cử “phải có dự kiến tình hình và lãnh đạo thật cụ thể để đảm bảo đoàn kết nội bộ cán bộ và nhân dân, đề phòng kẻ địch và phần tử xấu lợi dụng cơ hội khuấy lên gây mâu thuẫn và đả kích cán bộ”.

Bộ máy ở xã tuy bước đầu được kiện toàn, nhưng nói chung vẫn còn yếu, trình độ tư tưởng và chính trị chưa theo kịp với nhiệm vụ cách mạng cho

nên trong khi tổ chức bầu cử “phải làm sao đề cao được sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và chính quyền xã, đồng thời kết hợp với việc bồi dưỡng cán bộ”.

Thực hiện Sắc luật số 004-SLt ngày 20-7-1957 của Chính phủ về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp, dựa trên tình hình thực tế của Thủ đô, ngày 1-8-1958, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội ra Chỉ thị về lãnh đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã Ngoại thành.

Chỉ thị đưa ra yêu cầu cụ thể của cuộc bầu cử:

1. Làm cho chính quyền cơ sở được vững mạnh, Hội đồng nhân dân xã bầu ra phải bao gồm những người đúng tiêu chuẩn, đảm bảo đường lối nông thôn, chính sach mặt trận và tăng cường được sự lãnh đạo của Đảng.

2. Nâng cao lên một bước trình độ giác ngộ chính trị, nhận thức về chính quyền, tinh thần làm chủ nông thôn, lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa và ý thức xây dựng chính quyền cho cán bộ và nhân dân, đề cao được chính quyền cơ sở, củng cố sự liên hệ giữa chính quyền với nhân dân, củng cố liên minh công nông, củng cố khối đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, do đó mà động viên nhân dân phấn khởi tự nguyện tham gia cuộc bầu cử để xây dựng chính quyền vững mạnh, đảm bảo 100% cử tri đi bỏ phiếu.

3. Đảm bảo thực hiện đúng sắc luật và những nguyên tắc thể lệ bầu cử, đảm bảo trật tự trị an trong suốt thời gian bầu cử.

Căn cứ vào đặc điểm tình hình và những thuận lợi khó khăn, Thường vụ Thành uỷ đề ra phương châm lãnh đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các xã Ngoại thành:

1. Quán triệt đường lối nông thôn và chính sách mặt trận của Đảng, thực sự đưa vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, thuyết phục giáo dục và cải tạo phú nông, đồng thời ngăn ngừa và đấu tranh chống mặt tiêu cực của họ. ở các xã ven nội có công nhân và lao động

thành thị, cần phải dựa vào công nhân, bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ trung nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác.

2. Phải đi đúng đường lối quần chúng, thực sự phát huy dân chủ, nhưng có lãnh đạo chặt chẽ, đảm bảo thống nhất dự kiến của lãnh đạo với ý kiến của quảng đại quần chúng.

3. Hết sức coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục, coi trọng lãnh đạo chính sách và tổ chức.

4. Phải coi công tác bầu cử Hội đồng nhân dân xã là một công tác trọng tâm ở ngoại thành từ thời gian chuẩn bị cho đến hết thời gian bầu cử. Các cấp uỷ ở ngoại thành phải chú ý tập trung lãnh đạo, chuẩn bị chu đáo, tiến hành khẩn trương đồng thời khéo kết hợp với các công tác nhất là công tác đổi công sản xuất đảm bảo vụ mùa thắng lợi [38, 5-58]..

Chỉ thị đề ra một số vấn đề đặc biệt lưu ý đối với các mặt công tác: Công tác truyên truyền giáo dục trong cuộc bầu cử, vấn đề lập danh sách cử tri, việc đề cử và ứng cử vào Hội đồng nhân dân xã, vấn đề tiêu chuẩn và thành phần, đề cao cảnh giác chính trị, lãnh đạo công tác bầu cử. Và đề ra tiêu chuẩn đại biểu đề cử và bầu cử vào Hội đồng nhân dân xã:

+ Có thành tích về sản xuất và công tác, chú ý cả thành tích trong cách mạng, trong kháng chiến và trong cải cách ruộng đất.

+ Hăng hái tham gia và tích cực hoạt động trong các tổ đổi công, các hợp tác xã, gương mẫu chấp hành các chính sách của Đảng và Chính phủ ở nông thôn.

+ Có tinh thần đoàn kết và ý thức phục vụ khá, liên hệ tốt với quần chúng nhân dân trong xóm, xã, được nhân dân tín nhiệm

Về thành phần trong Hội đồng nhân dân thì Đảng đoàn chính quyền sẽ căn cứ vào tình hình nhân dân ở các loại xã khác nhau và nghiên cứu quy định tỷ lệ thành phần cho sát hợp trên nguyên tắc:

+ ở các xã tính chất nông thôn tương đối thuần tuý, bần nông và trung nông lớp dưới phải chiếm đa số, trung nông chiếm tỷ lệ thích đáng

+ ở các xã có nhiều hội phi nông nghiệp, công nhân, thợ thủ công, bần nông, trung nông lớp dưới chiếm đa số, trung nông và các tầng lớp nhân dân lao đông khác chíêm tỷ lệ thích đáng.

Về lãnh đạo công tác bầu cử: Thành uỷ sẽ chỉ định một Ban phụ trách lãnh đạo bầu cử. Ban này về công khai sẽ là Ban phụ trách bầu cử của Uỷ ban hành chính thành phố. Các Quận uỷ thành lập một ban phụ trách bầu cử để lãnh đạo các cuộc bầu cử ở xã thuộc phạm vi quận mình. Phải sử dụng bộ máy sẵn có để làm công tác bầu cử, đồng thời nghiên cứu việc tăng cường bổ xung số cán bộ cần thiết chuyên trách công tác bầu cử cho quận và xã. Vai trò lãnh đạo của chi bộ xã trong kỳ bầu cử rất quan trọng. Chi uỷ trực tiếp phụ trách bầu cử, đồng thời thành lập Hội đồng bầu cử để tiến hành công tác bầu cử về mặt công khai: chi uỷ phải đưa những đảng viên chất lượng tốt và sẽ không ra ứng cử vào Hội đồng bầu cử để lãnh đạo cho tốt. Các ngành và các cơ quan ở cấp Thành đều có trách nhiệm tham gia tích cực cuộc bầu cử, xem đó là một công tác trung tâm đột xuất ở Ngoại thành trong suốt thời gian chuẩn bị và tiến hành bầu cử.

Để giúp Thành uỷ lãnh đạo và bảo đảm công tác bầu cử Hội đồng nhân dân các xã ngoại thành được tốt, ngày 7-8-1958, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội đã ra Nghị quyết số 177-NQ/DBHN thành lập Ban lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân các xã ngoại thành. Ban lãnh đạo bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã ngoại thành chịu trách nhiệm nghiên cứu, hướng dẫn, tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các xã Ngoại thành theo đúng luật lệ của Nhà nước và chỉ thị của Thành uỷ Hà Nội.

Nghị quyết chỉ định các đồng chí vào Ban lãnh đạo:

+ Trưởng ban: Đồng chí Nguyễn Bá Đoán - Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Đảng bộ năm 1957

Và các uỷ viên:

+ Đồng chí Vân - Ban Nông thôn

+ Đồng chí Sách - Ban Tuyên huấn

+ Đồng chí Tuân - Uỷ viên chấp hành Thành đoàn thanh niên

+ Đồng chí Hoài Hà - Uỷ viên chấp hành Thành hội phụ nữ

+ Các đồng chí chủ tịch 4 quận ngoại thành

+ Đồng chí Diệm - cán bộ công an [39, 9].

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương thể hiện trong Sắc luật 004-SLt ngày 20-7-1957 về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp, Sắc luật số 110-SL/L12 ngày 31-5-1958 về tổ chức chính quyền địa phương và thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố khoá họp thứ 2 tháng 5-1958, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, Ban lãnh đạo bầu cử đã tiến hành mọi công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 9-1958.

Sau 2 tháng chuẩn bị, các tầng lớp nhân dân 43 xã thuộc 4 quận Ngoại thành đã hăng hái tham gia vào việc học tập tập mục đích, ý nghĩa cuộc bầu cử, lập danh sách cử tri, dân chủ bàn bạc việc lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Hội đồng nhân dân các xã.

Không khí chuẩn bị rất sôi nổi phấn khởi nhất là gần đến ngày 28-9- 1958 lại càng tưng bừng náo nhiệt hơn. Theo thời hạn như luật bầu cử đã quy định, danh sách cử tri, danh sách ứng cử viên và mọi sự sửa đổi cần thiết đã được niêm yết phổ biến rộng rãi kịp thời trong nhân dân các xã. Ngày 26 và 27-9-1958, toàn thể nhân dân Ngoại thành đã tấp nập chuẩn bị cho ngày bỏ phiếu. Nhiều đồng bào làm ăn ở xa, đã cố gắng thu xếp công việc về để làm nhiệm vụ công dân. Các gia đình đã có sự bàn bạc phân công nhau đi bỏ phiếu. Các xã đã làm vệ sinh, trang trí, treo cờ chuẩn bị cho ngày hội lớn của nhân dân Ngoại thành. Các Hội đồng bầu cử xã và Ban bầu cử ở đơn vị đã nghiên cứu các thể lệ cần thiết chuẩn bị địa điểm, trang trí nơi bỏ phiếu cho

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí