Cơ Sở Lý Luận Về Dân Trí Tài Chính Của Người Nghèo Khu Vực Nông Thôn


Nền kinh tế Việt Nam có giai đoạn phát triển khác biệt so với kinh tế thế giới. Sau quá trình đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đang chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước. Hiện tại, Việt Nam đang tạo điều kiện cho chính sách khởi nghiệp bao gồm: khung pháp lý để tạo thuận lợi cho khởi nghiệp; cơ chế vốn và đầu tư riêng cho khởi nghiệp; doanh nghiệp lớn đầu tư, hỗ trợ khởi nghiệp... (Tang và Tan, 2015). Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, đồng thời Việt Nam đang cải thiện rất nhiều trong việc nâng cao đời sống của cư dân tại khu vực nông thôn (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017) nhưng việc tiếp cận các dịch vụ tài chính tại khu vực này vẫn rất thấp, đặc biệt là về kiến thức tài chính (Dinh và Nguyen, 2017) hay sử dụng các dịch vụ liên quan đến ngân hàng số (Phạm Bích Liên, 2016). Do vậy, việc đánh giá hiện trạng DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ. Thêm vào đó, trình độ tri thức của người dân còn kém. Mặc dù World Bank (2014) cho rằng Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhanh nhất trên thế giới nhưng đối với một số khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vấn đề về tài chính hầu như còn nguyên sơ, chưa được phát triển, khả năng tiếp cận tài chính còn kém. Vì vậy, việc đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cũng như các hàm ý chính sách phù hợp để thúc đẩy DTTC cho người nghèo khu vực nông thôn cũng cần được xem xét.

Đến hiện tại, chỉ có một số ít các nghiên cứu về DTTC tại Việt Nam. Các số liệu DTTC trong các nghiên cứu của Việt Nam thường được đưa ra bởi các tổ chức tài chính quốc tế như World Bank (2015), Klapper và cộng sự (2015). Những số liệu này thường có những điểm hạn chế như số liệu đưa ra phục vụ cho mục đích so sánh các khu vực với nhau trên toàn thế giới chứ không phải để phục vụ mục đích nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam; số liệu không chuyên sâu cho một nhóm đối tượng ở một vùng miền hay một độ tuổi nhất định; ... Chính vì thế các giải pháp các nhà hoạch định chính sách xây dựng nên trên thế giới vẫn chưa thật sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam và có thể áp dụng tại Việt Nam. Một số các nghiên cứu khác của Đinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Đăng Tuệ (2018) tập trung vào vấn đề khởi nghiệp chứ không tập trung vào người nghèo.

Theo tìm hiểu của tác giả thì hầu như các nghiên cứu chưa đề cập tới mối quan hệ giữa thu nhập của người dân Việt Nam với DTTC. Ở Việt Nam, với mức thu nhập ở mức trung bình thấp so với thế giới. Đây là sự khác biệt rất lớn ở tầng lớp thu nhập trung bình - thấp của Việt Nam so với cùng tầng lớp thu nhập trung bình - thấp ở các nước trên thế giới. Do vậy việc không đi sâu vào nghiên cứu thu nhập có thể gây nên những lỗ hổng lớn trong nghiên cứu về DTTC.


Những tác động của vấn đề này có thể ảnh hưởng trực tiếp tạo ra sai lệch trong kết quả nghiên cứu từ đó gây ra những sai lầm trong vận hành chính sách tại Việt Nam. Với mục tiêu có thể đưa ra những nhân tố tác động, xây dựng nên một khung nghiên cứu DTTC cụ thể, chính xác; phân tích sự ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập tại nông thôn Việt Nam. Phát triển từ những kinh nghiệm của các nghiên cứu trước, đưa ra một số biện pháp có thể áp dụng phù hợp và dành riêng vào việc nâng cao và cải thiện DTTC tại Việt Nam, đề tài “Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam” đã được lựa chọn để nghiên cứu.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN

2.1. Khái quát về người nghèo khu vực nông thôn

2.1.1. Khái quát về khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn là một khu vực rộng lớn, xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung, các quan điểm của các nghiên cứu đều cho rằng: “khu vực nông thôn là khu vực địa lý không bao gồm thị trấn và thành phố”. Cụ thể hơn về quan điểm này, thì khu vực nông thôn bao gồm toàn bộ các cá nhân, hộ gia đình, vùng lãnh thổ không nằm trong khu vực đô thị.

Về đặc điểm của khu vực nông thôn, có thể kể đến như sau:

Đây là khu vực người sinh sống, hoạt động kinh tế chủ yếu dưới dạng nông nghiệp. Dân số tại đây thường tập trung dưới dạng nhóm nhỏ. Đối với các nước đang phát triển, đời sống của người dân tại khu vực nông thôn phụ thuộc vào sản xuất nông – lâm – thủy sản; và thường không cao so với khu vực thành thị - tập trung nhiều ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Do mức sống của người dân tại khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị nên khu vực nông thôn thường là nơi tập trung nhiều người nghèo, và cũng xảy ra hai hiện tượng chính: (1) đô thị hóa khu vực nông thôn, do những tác động về mặt chính sách, kinh tế cũng như đầu tư làm cho khu vực này dần trở thành khu vực thành thị do có thêm các nhà máy, khu công nghiệp cũng như đông dân cư hơn; (2) di cư từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị. Nguyên nhân của việc này là người dân tại khu vực nông thôn muốn tìm một cuộc sống mới với thu nhập cao hơn ở khu vực thành thị. Hậu quả làm cho khu vực nông thôn trở nên ít người sinh sống hơn, người còn ở lại phần nhiều là người già và trẻ em.

Phương thức sản xuất tại khu vực nông thôn của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào thời tiết, địa hình, chưa ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật. Cũng vì thế, nên các sản phẩm đặc trưng của khu vực này chưa được biết đến nhiều thông qua các chỉ dẫn địa lý hay bảo hộ sản phẩm.

Đa phần các quan điểm về khu vực nông thôn trên thế giới được pháp điển hóa thông qua luật – tức là xác định khu vực nào là khu vực thành thị, phần còn lại sẽ là khu vực nông thôn. Trong luận án này, khu vực nông thôn được hiểu theo quan điểm của nghị định 55/2015/NĐ-CP: “Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm


địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố”. Trong luận án này, khi nghiên cứu về khu vực nông thôn, tác giả sẽ tìm các xã thuộc các huyện sau khi đã điều chỉnh địa giới hành chính nhằm tránh tình trạng có các cá nhân thuộc khu vực thành thị.

Cá nhân thuộc khu vực nông thôn trong luận án này được hiểu là những người có hộ khẩu thường trú tại khu vực nông thôn (theo nghị định 55/2015/NĐ-CP) và có thời gian thực trú tại địa bàn ít nhất 6 tháng/năm; đồng thời có tổng thời gian cư trú (từ lúc sinh ra đến thời điểm hiện tại) ít nhất 50%. Việc này nhằm tránh tình trạng các cá nhân đi học xa (trường hợp học sinh – sinh viên tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục); hoặc có mức thu nhập không mang lại từ khu vực nông thôn.

2.1.2. Người nghèo khu vực nông thôn

Quan điểm về nghèo đói được nghiên cứu tại một số nước và khu vực trên thế giới, và cũng phát triển theo từng thời kỳ - do thu nhập của người dân tăng lên. Có một số quan điểm về nghèo đói như Watts (1968) cho rằng: “nghèo được hiểu là thiếu khả năng thỏa mãn đối với các loại hàng hóa thông thường”; còn theo Sen (1976): “nghèo là thiếu khả năng hoạt động và kém phát triển, nghèo đói là vấn đề đa chiều”; theo ADB (1999): “nghèo là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi người có quyền được hưởng”. Một số cách tiếp cận khác có thể đề cập đến nghèo đói thông qua ngưỡng nghèo như (1) xác định ngưỡng nghèo dựa vào thu nhập; (2) xác định ngưỡng nghèo dựa vào lượng calo đảm bảo cho 1 ngày làm việc; (3) xác định ngưỡng nghèo căn cứ vào các nhu cầu đời sống hàng ngày (Nguyễn Thị Hoa, 2009).

Nghèo có thể được xem xét với nghĩa là nghèo tuyệt đối hay tương đối. Trần Xuân Cầu (2013) cho rằng: “Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản rất tối thiểu để duy trì cuộc sống như ăn, mặc, ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại. Nghèo tương đối, hay nghèo so sánh là sự nghèo khổ thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư và vùng địa lý”.

Để đo lường nghèo hay xác định được người nghèo, về lý thuyết, phải đo lường được tất cả các khía cạnh thiếu hụt hay sự không thỏa mãn tất cả các nhu cầu cơ bản. Ví dụ, thiếu hụt về nhu cầu ăn (dinh dưỡng, lương thực, thực phẩm,…), nhu cầu về mặc (đẹp, ấm,…), nhu cầu về ở (diện tích, chất lượng nhà ở),… Trên thực tế, do có sự tương quan khá chặt chẽ giữa mức thu nhập với mức độ tiêu dùng hay thỏa mãn những nhu cầu của con người; với xu hướng chung là mức thu nhập càng cao thì mức tiêu dùng càng cao và mức tiêu dùng này được hiểu là mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản càng


cao. Chính vì vậy, chuẩn nghèo (tuyệt đối) thường được xác định trên cơ sở một mức thu nhập hay chi tiêu, mà với mức thu nhập hay chi tiêu đó có thể đảm bảo thoả mãn được những nhu cầu cơ bản phù hợp trình độ phát triển kinh tế xã hội. Đây là cách xác định chuẩn nghèo phổ biến ở các nước trên thế giới trong những năm gần đây.

Tất cả các chuẩn nghèo ở Việt Nam được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chuẩn nghèo tuyệt đối. Chuẩn nghèo quốc gia là chuẩn nghèo do Chính phủ ban hành, quy định và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Chuẩn nghèo này được dùng để xác định đối tượng nghèo để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo của Chính phủ.

Bảng 2.1. Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2020


Giai đoạn

Chuẩn nghèo/đói và khu vực áp dụng

2001 – 2005

– Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.

– Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.

2006 – 2010

– Thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000

đồng/người/tháng

2011-2015

– Thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng

2015 - 2020

– Thành thị: 900.000 đồng/người/tháng hoặc 1.300.000

đồng/người/tháng nếu thiếu hụt 3 tiêu chí nghèo đa chiều

– Nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng hoặc 1.000.000

đồng/người/tháng nếu thiếu hụt 3 tiêu chí nghèo đa chiều

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 5

Nguồn: Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, Chỉ thị số 1752/CT-TTg; Quyết định 09/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg

Như vậy, theo quan điểm của tác giả, người nghèo khu vực nông thôn là người có thu nhập không quá 700.000 đồng/người/tháng hoặc 1.000.000 đồng/người/tháng khi thiếu hụt 3 trong 5 tiêu chí sau đây: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin.

2.2. Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn

2.2.1. Khái niệm Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn

“Financial Literacy” là một thuật ngữ có được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng cách hiểu “financial literacy” là DTTC


(Chi tiết xem Phụ lục 1). Việc hiểu “literacy” thành dân trí phản ánh tương đối đầy đủ phương diện về hiểu biết và khả năng vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về tài chính, kinh tế. Nghiên cứu đầu tiên về DTTC được công bố vào năm 1992 (Noctor và cộng sự, 1992), và đến bây giờ, đây là một thuật ngữ được quan tâm và sử dụng trên toàn thế giới. Cho đến nay đã rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa và cách giải thích, tuy nhiên thuật ngữ này vẫn đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau theo từng nghiên cứu cụ thể.

DTTC được Noctor và cộng sự (1992) định nghĩa là khả năng đưa ra những phán đoán sáng suốt và đưa ra những quyết định hiệu quả liên quan đến việc sử dụng và quản lý tiền. Trong khi đó, Schagen và Lines (1996) cho rằng một cá nhân được cho là có DTTC sẽ được hưởng lợi ích về thái độ và khả năng như hiểu biết về khái niệm quản lý tiền, kiến thức về các tổ chức tài chính và thái độ cho phép quản lý các vấn đề tài chính hiệu quả và có trách nhiệm. Như vậy, ngoài ủng hộ quan điểm của Noctor và cộng sự (1992), Schagen và Lines (1996) đã nghiên cứu và phát triển thêm khía cạnh thái độ của chủ thể.

Vitt và Anderson (2000) cho rằng DTTC có thể được định nghĩa là một người có khả năng hiểu, phân tích, quản lý và truyền đạt các vấn đề tài chính cá nhân. DTTC là khả năng và kỹ năng để có kiến thức đúng đắn về các vấn đề tài chính của một cá nhân. Trình độ DTTC thấp có thể dẫn đến việc ra quyết định tài chính không phù hợp và điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề như nợ hoặc phá sản. Phát triển từ nghiên cứu của mình, Vitt (2004) đưa ra định nghĩa DTTC bao gồm khả năng nhận thức các lựa chọn tài chính, thảo luận vấn đề về tiền và tài chính mà không có gặp trở ngại, dự định trong tương lai, và phản ứng lại thành thạo đến biến cố trong đời thực ảnh hưởng đến quyết định tài chính hàng ngày, trong đó có sự kiện trong nền kinh tế tổng quát. Quan điểm này cũng tương đồng với khái niệm được đưa ra trong nghiên cứu của Mason và Wilson (2000).

Willis (2008) định nghĩa DTTC là khả năng có thể sử dụng kiến thức và kĩ năng để quản lý những nguồn lực tài chính của một cá nhân một cách hiệu quả cho việc bảo đảm tài chính trọn đời. Quan điểm này cũng được ủng hộ trong các một số nghiên cứu khác trong đó nổi bật là của (Lusardi và Mitchell, 2011c, Lusardi và cộng sự, 2011a, Lusardi và cộng sự, 2017), khi định nghĩa DTTC là khả năng của cá nhân tiếp thu các thông tin về kinh tế và đưa ra những quyết định về kế hoạch tài chính, tích lũy của cải, lên kế hoạch hưu trí và các khoản nợ.

Ở một phương diện khác, Cutler và Devlin (1996) quan niệm về DTTC bao gồm các khía cạnh của kiến thức và sự tự tin. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả tập trung chủ yếu vào kiến thức tài chính xung quanh các vấn đề đối với hưu trí và người sắp về hưu.


Ngoài ra, nghiên cứu không đề cập đến việc mọi người giải quyết vấn đề tài chính của họ hiệu quả như thế nào, nhưng ngụ ý rằng DTTC về cơ bản là một chức năng của việc truy cập thông tin tài chính. Tương tự, trong một số nghiên cứu về DTTC trên thế giới cũng định nghĩa DTTC như “các kiến thức liên quan đến vấn đề tài chính” (Hilgert và cộng sự, 2003). Phát triển từ cách định nghĩa này, theo Moore (2003) DTTC lại được định nghĩa như những kinh nghiệm thực tế và hội nhập một cách chủ động kiến thức về vấn đề tài chính của những cá nhân.

Hiểu theo một cách rộng hơn thì Holzmann (2010) chỉ ra DTTC tại một số quốc gia là việc “chuyển đổi” kiến thức và hiểu biết về tài chính sang kỹ năng và năng lực tài chính, thái độ và hành vi, tức là ứng dụng được vào cuộc sống (hiện tại, các nghiên cứu này đề cập đến khái niệm well-being financial). DTTC được coi là quá trình mà người tiêu dùng cải thiện hiểu biết về các khái niệm và sản phẩm tài chính thông qua thông tin, hướng dẫn hoặc nhà đầu tư tài chính mục tiêu tư vấn, phát triển các kỹ năng và sự tự tin để nhận thức được các rủi ro và cơ hội tài chính, để thực hiện lựa chọn thông báo, để biết nơi cần giúp đỡ và thực hiện các hành động hiệu quả khác để cải thiện phúc lợi tài chính và bảo vệ người tham gia hoạt động. OECD (2013) định nghĩa DTTC là việc kết hợp của nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ, và hành vi cần để ra quyết định tài chính và cuối cùng đạt được sự “giàu có” tài chính cá nhân. Kết hợp từ những nghiên cứu trên, những năm gần đây, định nghĩa về DTTC đã được phát triển hơn. Sekar và Gowri (2015) định nghĩa DTTC là tổng hợp của sự nhận thức, thái độ và kỹ năng của cá nhân về những vấn đề tài chính.

Cho đến nay, định nghĩa về DTTC của OECD (2013), Lusardi và cộng sự (2011b), Lusardi và Mitchell (2017) được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác trên thế giới. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về DTTC cũng thường sử dụng cách định nghĩa của OECD, ví dụ như Khúc Thế Anh và Đặng Anh Tuấn (2017), Nguyen (2017), Đinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Đăng Tuệ (2018), Phùng Thanh Quang và Khúc Thế Anh (2018), Khúc Thế Anh và cộng sự (2020).

Như vậy, tuy là một khái niệm xuất hiện trong nhiều nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, nhưng DTTC vẫn chưa có một sự thống nhất về cách định nghĩa, mà còn phụ thuộc vào khía cạnh và chủ đề của nghiên cứu. Trên cơ sở tìm hiểu về DTTC trong các nghiên cứu đã công bố, khái niệm về DTTC được tổng hợp trong bảng sau đây:


Bảng 2.2. Tổng hợp các khái niệm DTTC trong các nghiên cứu đã công bố


STT

Nghiên cứu

Khái niệm

1

Noctor và cộng sự (1992)

DTTC là khả năng đưa ra những phán quyết và quyết

định hiệu quả liên quan đến sử dụng và quản lý tiền.

2

Servon và Kaestner (2008)

DTTC được hiểu là khả năng đọc hiểu và sử dụng các khái niệm tài chính của một cá nhân.

3

Lusardi và Mitchell (2011c)

DTTC là khả năng xử lý thông tin kinh tế và đưa ra quyết định về hoạch định tài chính, tích lũy tài sản, hưu trí và nợ.

4

Huston (2010)

Kiến thức tài chính và áp dụng kiến thức đó với tự tin của áp dụng kiến thức bản thân để đưa ra các quyết

định tài chính.

5

Vitt và Anderson (2000)

DTTC có thể là định nghĩa như khả năng đọc, phân tích, quản lý tốt và viết về điều kiện tài chính cá nhân mà ảnh hưởng đến sự sung túc về vật chất. Nó bao gồm khả năng nhận thức các lựa chọn tài chính, thảo luận vấn đề về tiền và tài chính mà không có gặp trở ngại, dự định trong tương lai, và phản ứng lại thành thạo đến biến cố trong đời.

6

Miller và cộng sự (2009)

DTTC là hiểu biết của khách hàng hoặc nhà đầu tư về khái niệm hay sự thật tài chính, và khả năng của họ khi biết tận dụng rủi ro và cơ hội để đưa ra quyết định hiệu quả để cải thiện mức độ giàu có của họ.

7

Bumcrot và cộng sự (2011)

DTTC là việc hiểu các khái niệm cơ bản về kinh tế và tài chính gặp phải trong cuộc sống hàng ngày bao gồm: các tính toán đơn giản về lãi suất và lạm phát, hoạt động phân tán rủi ro, mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lãi suất và mối quan hệ giữa thanh toán lãi và

đáo hạn trong các khoản thế chấp.

8

Robb và cộng sự (2012)

DTTC là khả năng hiểu được thông tin tài chính và quyết định hiệu quả, bằng cách sử dụng các thông tin.

9

OECD (2013),

OECD (2015),

Lusardi và Mitchell (2017)

DTTC được định nghĩa như “sự nhận thức, hiểu biết và khả năng xử lý các thông tin về các lĩnh vực tài chính khác nhau bao gồm các chủ đề liên quan đến quản lý tài chính cá nhân, tiền bạc và đầu tư.”

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020

Tóm lại, đa phần các nghiên cứu kể trên đều định nghĩa DTTC tương tự như cách định nghĩa kiến thức tài chính (Financial knowledge) hay khả năng hiểu biết các định nghĩa về tài chính như lãi suất, chiết khấu,... và có khả năng đưa ra được quyết định của

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí