Tác Động Của Dân Trí Tài Chính Lên Thu Nhập


Như vậy, thu nhập có ảnh hưởng thuận chiều tới DTTC. Kết quả này cũng được ủng hộ trong nhiều nghiên cứu khác trên thế giới như Lusardi và Mitchell (2011a), Atkinson và Messy (2012), Jonubi và Abad (2013).Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đề xuất giả thuyết:

H4: Thu nhập có tác động cùng chiều lên DTTC

Trình độ học vấn

Trong nhánh nghiên cứu về vốn con người như Rebelo (1991); Moock và cộng sự (2003), trình độ học vấn đã đạt được của một người được định nghĩa là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học. Theo Luật Giáo dục hiện hành của Việt Nam: “Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm Hệ thống giáo dục chính quy và Hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp”.

Đã có một số nghiên cứu đã tìm hiểu về tác động của trình độ học vấn đối với DTTC. Cụ thể, Friedman (1957) cho rằng những rào cản về học vấn ảnh hưởng tiêu cực tới hành động của cá nhân trong quản lý tài chính. Lusardi và Mitchell (2011b) cũng đồng tình với nghiên cứu trên khi kết quả thực nghiệm cho thấy những người sống trong thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh thế giới thứ 2, những người có bằng đại học có điểm DTTC cao hơn tới 5 lần so với những người chỉ học tới bậc trung học.

Tùy thuộc vào khu vực và đối tượng nghiên cứu, thang đo trình độ học vấn cũng khác nhau ở các bài nghiên cứu. Zhan (2006) và Uppal (2016) đã đưa ra cùng một thang đo cùng 3 mức trình độ học vấn: Dưới trung học, Trung học và Trên trung học. Mở rộng hơn, Mottola (2013) đưa ra một thang đo bao gồm 5 mức trình độ học vấn: Chưa hoàn thành trung học, tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học. Các nghiên cứu này đều cho rằng học vấn có tác động dương lên DTTC.

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo trình độ học vấn của Mottola (2013) và đề xuất giả thuyết:

H5: Trình độ học vấn có tác động cùng chiều lên DTTC

Việc làm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Theo Moock và cộng sự (2003), Trần Xuân Cầu (2013) việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức: (1) Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó. (2) Có mục đích thu lợi cho bản thân, mà bản thân có đầy đủ yếu tố để làm công việc đó. (3) Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không nhận thù lao dưới hình thức tiền lương cho công việc đó. Hình thức này bao gồm sản xuất nông


Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 10

nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình quản lý.

Cherian và Jacob (2013) cho rằng các trạng thái về việc làm như có việc làm hay thất nghiệp cũng như nhóm ngành nghề ảnh hưởng tới hành vi vay tiền và đầu tư của cá nhân. Cụ thể, những người có việc làm sẽ có điểm số DTTC cao hơn những đối tượng thất nghiệp và những người làm trong lĩnh vực tài chính và quản lý nhà nước có xu hướng có điểm số cao hơn những đối tượng còn lại. Kết quả này cũng được tương đồng với các kết trong các nghiên cứu trước đó (Calamato, 2010, Lusardi và cộng sự, 2011a, Bhushan và Medury, 2013).

Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành đo lường phân loại việc làm thành các nhóm với các nhóm ngành như trên và đề xuất giả thuyết:

H6: Việc làm có tác động lên DTTC

Tuổi tác

Lusardi và Mitchell (2011b) khẳng định rằng hành vi và kết quả của việc lên kế hoạch và chi tiêu giữa những người trẻ và trung tuổi có sự khác biệt. Tuy nhiên, trong nghiên cứu Scheresberg (2013) về nhóm người trẻ và trung tuổi cho rằng không có sự khác biệt về điểm số DTTC. Như vậy, quan điểm về tác động của tuổi tác lên DTTC vẫn chưa thống nhất giữa các nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất giả thuyết

H7: Tuổi tác có tác động lên DTTC

Giới tính

Chen và Volpe (1998); Banks và Oldfield (2007); Lusardi (2008); Lusardi và Mitchell (2017) và Scheresberg (2013) đều cho rằng phụ nữ nữ giới ít tự tin hơn nam giới về các kiến thức tài chính.

Tuy nhiên, Bucher-Koenen và Lusardi (2011) đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt quá rõ ràng giữa nam và nữ khi cùng đo lường về DTTC. Đây cũng là kết quả của các nghiên cứu Bhushan và Medury (2013); Nanziri và Leibbrandt (2018).

Như vậy, giới tính là một nhân tố tác động lên DTTC đã được phát hiện trong một số nghiên cứu trước đây. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất giả thuyết

H8: Giới tính có tác động lên DTTC

Chủng tộc và tôn giáo

Tác động của chủng tộc lên DTTC đã được phát hiện và đo lường trong các nghiên cứu trên thế giới như Zhan (2006), Scheresberg (2013), (Mottola, 2013), Nanziri và Leibbrandt (2018). Nghiên cứu Scheresberg (2013) chia mẫu thành 5 nhóm người bao


gồm: người da trắng, người châu Mỹ gốc Phi, người Tây Ban Nha, người châu Mỹ gốc Á và những quốc gia khác. Đánh giá thông qua khả năng vay mượn lãi suất cao, tiết kiệm cho việc nguy cấp trong tương lai và lập kế hoạch nghỉ hưu, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người Mỹ gốc Á các chỉ số liên quan đến hành vi mang hướng tích cực cao nhất trong khi nhóm người châu Mỹ gốc Phi lại mang hướng tiêu cực hơn.

Như vậy, yếu tố chủng tộc là một trong những nhân tố ảnh hưởng lên DTTC. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khu vực nghiên cứu, việc phân loại và kết quả tác động của chủng tộc lên DTTC chưa có sự thống nhất. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất

H9: Chủng tộc và tôn giáo có tác động lên DTTC

3.2.3 Tác động của dân trí tài chính lên thu nhập

Các nghiên cứu về vốn con người, về mô hình tăng trưởng nội sinh đều đề cập rằng học vấn nói chung có tác động lên thu nhập. Lucas (1988), Fisher và Hostland (2002), Lusardi và Mitchell (2011d), Stango và Zinman (2009), Lusardi và Tufano (2015), Lusardi và Mitchell (2014) đã lần lượt chỉ ra kiến thức, thái độ, hành vi – các nhân tố phản ánh DTTC đều có tác động tích cực tới thu nhập cá nhân. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đề xuất giả thuyết

H10: DTTC có tác động lên thu nhập

Tổng hợp từ những giả thuyết trên, tác giả đề xuất mô hình:


Hình 3.3. Mô hình nghiên cứu sơ bộ

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3.3. Nghiên cứu sơ bộ

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013); Nguyễn Văn Thắng (2014); Yin (2015) trước khi nghiên cứu chính thức (đối với các nghiên cứu dùng dữ liệu sơ cấp) cần phải thực hiện nghiên cứu tại một tỉnh nào đó riêng biệt và đủ tính phổ quát, sau đó mới tiến hành ở địa điểm khác để chọn mẫu để bài nghiên cứu có thể mang tính khách quan nhất. Vì vậy Thái Bình là nơi tác giả lựa chọn để thực hiện nghiên cứu sơ bộ. Các dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và điều chỉnh thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Giai đoạn này giúp cho nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn và giảm thiểu những sai sót trong quá trình điều tra chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ gồm hai bước là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng thử nghiệm. Phương pháp nghiên cứu định tính dùng để xác định cách đo lường biến phụ thuộc, khám phá các biến độc lập và bổ sung thêm các biến quan sát để điều chỉnh lại mô hình lý thuyết, xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, kiểm định độ phù hợp của mô hình trên thị trường Việt Nam, đồng thời thiết kế bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng thử nghiệm.

Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với một số chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính, tài chính cá nhân và tài chính vi mô theo nội dung được chuẩn bị trước.

Nghiên cứu định lượng thử nghiệm được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát với 154 quan sát tại tỉnh Thái Bình. Thái Bình là một trong những tỉnh có sản lượng nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo đứng đầu cả nước. Dân số trung bình toàn tỉnh khoảng 1.789,9 nghìn người, trong đó tỷ lệ dân số nông thôn chiếm 89,52%, chiếm hơn 8,64% so với dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 1,97% so với dân số cả nước; trong đó nữ chiếm 51,67%, nam chiếm 48,33%, chủ yếu là dân tộc Kinh (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2018). Bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của người trong khu vực nông thôn của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ đói nghèo cao tỷ lệ bình quân cả nước. Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, dự kiến hết năm 2018, toàn tỉnh có 234 xã (bằng 88%) và 1/7 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới; 100% xã, phường, thị trấn có nước sạch phục vụ nhân dân. Vì là một tỉnh có đa phần dân số sống tại nông thôn, và là một trong những khu vực đại diện cho phát triển nông thôn mới Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 nên tác giả chọn tỉnh Thái Bình, chủ đích để làm không gian nghiên cứu cho đề tài, từ đó có thể đo lường DTTC tại khu vực nông thôn Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại.


3.3.1. Nghiên cứu định tính sơ bộ

Nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm xác định lại các vấn đề thuộc quy luật khách quan, và khai phá mới. Do đó, nghiên cứu định tính được xác định bằng hình thức phỏng vấn sâu các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực DTTC, Tài chính cá nhân, tài chính vi mô và các lĩnh vực chung thuộc khối kiến thức Tài chính - Ngân hàng.

a. Mục tiêu phỏng vấn sâu

Hiệu chỉnh, bổ sung nội dung bảng hỏi và thang đo các biến trong nghiên cứu định lượng. Do đề tài này còn mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, nên thang đo từ các nghiên cứu trước đây cần phải được hiệu chỉnh lại để phù hợp với đặc điểm về kiến thức, hành vi, thái độ của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn Việt Nam trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng.

Chọn lọc những biến độc lập ảnh hưởng đến DTTC của cá nhân được dựa trên tổng quan và cơ sở lý thuyết.

Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố phản ánh, các nhân tố độc lập tác động lên DTTC và xây dựng mô hình đề xuất nghiên cứu.

Chỉnh sửa câu chữ, nội dung bảng hỏi để từ ngữ, cấu trúc, ý nghĩa dễ hiểu để người

đọc có thể hiểu và dễ trả lời.

b. Đối tượng phỏng vấn sâu

Theo Hair và cộng sự (2016) thì phỏng vấn sâu phải được lựa chọn dựa trên các chuyên gia trong ngành, bao gồm cả chuyên sâu và thực tiễn. Mỗi nhóm chuyên gia (hoặc chuyên sâu hoặc thực tiễn cần có khoảng từ 3 người trở lên). Do đó, tác giả lựa chọn 8 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, bao gồm:

PGS. TS Lê Thanh Tâm, chuyên gia tài chính vi mô và tài chính toàn diện, Đại học Kinh tế Quốc dân;

PGS. TS. Ngô Văn Thứ, chuyên gia định lượng, Đại học Kinh tế Quốc dân;

TS. Nguyễn Đăng Tuệ, chuyên gia tài chính cá nhân, Đại học Bách khoa Hà Nội; TS. Phạm Bích Liên, chuyên gia tài chính, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu

Điện Liên Việt;

TS. Bùi Kiên Trung, chuyên gia giáo dục, Đại học Kinh tế Quốc dân; TS. Nguyễn Đức Hải, chuyên gia tài chính vi mô, Học viện Ngân hàng;

TS. Đinh Thị Thanh Vân, chuyên gia Tài chính Cá nhân và Dân trí Tài chính, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;


ThS Phan Cử Nhân, chuyên gia tài chính vi mô, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.

Nội dung phỏng vấn sâu bao gồm các câu hỏi mở về các nhân tố nhân khẩu học tác động lên DTTC tại Việt Nam; đo lường DTTC thông qua kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính; đo lường thu nhập và ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập tại Việt Nam; ý kiến về mô hình đề xuất và giả thiết nghiên cứu, độ phù hợp của mô hình tại Việt Nam (chi tiết xem tại phụ lục 2).

c. Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ

Sau khi phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành, các kết quả sau được rút ra từ quá trình khảo sát cho thấy rằng:

Về các nhân tố ảnh hưởng

Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến đến chủng tộc và tôn giáo thường khó có tác động rõ ràng, bởi tại Việt Nam, các tôn giáo sống hòa bình với nhau, và không có sự khác biệt trong việc giáo dục cũng như chi tiêu của các nhóm tôn giáo. Có thể với dấu ấn lịch sử để lại nên người Việt thường không quá quan tâm đến các vấn đề về tôn giáo. Nhóm nhân tố có liên quan đến Phật giáo thường không rõ ràng, không nên đưa vào mô hình. Ngoài ra, với đa phần người dân Việt Nam là người Việt nên nhân tố nhân chủng sẽ khó có thể đạt được khi lựa chọn mẫu. Đây là nhân tố thứ hai không nên đưa vào mô hình. Như vậy, những nhân tố nhân khẩu học bao gồm: giới tính, tuổi tác, trình độc học vấn, việc làm, thu nhập.

Vì DTTC được bao hàm bởi 3 nhóm chính là thái độ tài chính, hành vi tài chính và kiến thức tài chính thì phải có tác động của kiến thức tài chính tới thái độ tài chính và hành vi tài chính. Đồng thời, 3 nhóm nhân tố này tác động chung đến DTTC.

Về các vấn đề thuộc bảng hỏi

Bảng hỏi được nghiên cứu tại vùng nông thôn Việt Nam, và liên quan đến người nghèo nên sẽ có một số vấn đề khác có ảnh hưởng bởi hộ nghèo: có thể một cá nhân trong gia đình không nghèo (do có thu nhập cao), nhưng số người phụ thuộc lớn, nên bảng hỏi cần nêu ra những vấn đề như sau:

Thứ nhất, về các lĩnh vực hoạt động của cá nhân được phỏng vấn tại vùng nông thôn nên chia thành 9 lĩnh vực sau để đảm bảo tính bao quát của các ngành nghề:

(1) Lĩnh vực Quản lý hành chính

(2) Lĩnh vực Công nghiệp


(3) Lĩnh vực Nông nghiệp

(4) Lĩnh vực Kỹ thuật

(5) Lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và công nghệ

(6) Lĩnh vực Đào tạo

(7) Lĩnh vực Y tế

(8) Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng

(9) Lĩnh vực khác

Thứ hai, do phạm vi của bài viết là vùng nông thôn – và mặc dù đã có chính sách phổ cập giáo dục trung học cở sở - nhưng tuổi của người phỏng vấn không giới hạn nên tác giả nên chia thành 6 mức độ (như dưới đây):

(1) Dưới tiểu học

(2) Tiểu học/ Trung học cơ sở

(3) Trung học phổ thông

(4) Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

(5) Cao đẳng và đại học

(6) Trên đại học

Thứ ba, về tuổi của người được hỏi: do tính chất tâm lý nên người thuộc vùng nông thôn, nhất là người lớn tuổi thường tính thêm 1 tuổi (tuổi âm hoặc tuổi mụ theo quan điểm riêng có của người Việt Nam). Tác giả nên chú thích rằng tuổi ở đây được tính theo năm dương lịch.

Thứ tư, về thu nhập: nên căn cứ tính thu nhập dựa vào bảng khảo sát về hộ gia đình của Tổng cục Thống kê để có thể bao quát hết các vấn đề. Ngoài ra, để tiện đối chiếu thì nên so sánh chi tiêu của vùng nông thôn để biết được cụ thể hơn thu nhập. Cuối cùng là cần điều tra số người lao động, số người phụ thuộc để thấy được thu nhập bình quan của hộ gia đình bằng cách tính: mỗi người phụ thuộc (chưa đến 18 tuổi – và trên 60 tuổi nếu không có lương) sẽ có trọng số bằng ½ người thuộc độ tuổi lao động.

Thứ năm, về bảng hỏi: tác giả sử dụng bảng hỏi của OECD (2015) để đo lường. Tuy nhiên, vì tác giả muốn bao hàm 2 vấn đề (1) Đo lường DTTC của người nghèo khu vực nông thôn và (2) đánh giá các nhân tố tác động lên các vấn đề khác nhau. Do đó, với các câu hỏi thuộc kiến thức tài chính, tác giả nên hiệu chỉnh trở thành thang đo Likert 5 cấp độ, sau đó vẫn giữ nguyên ý tưởng của câu hỏi.


Thứ sáu, về cách đo lường DTTC: Sau khi kiểm định thang đo của các nhân tố phản ánh (Kiến thức tài chính, Thái độ tài chính, Hành vi tài chính), DTTC sẽ được tính bằng cách lấy trung bình điểm số của các biến quan sát có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

3.3.2. Nghiên cứu định lượng thử nghiệm

a. Bảng hỏi

Dựa vào quá trình nghiên cứu tổng quan, mục tiêu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và kết quả phỏng vấn sâu sơ bộ, tác giả tiến hành phác thảo một bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế dựa vào các nghiên cứu nước ngoài được dịch ra tiếng Việt, sau đó hiệu chỉnh cho phù hợp với Việt Nam.

- Bảng hỏi khảo sát đối tượng gồm 2 phần chính:

Phần 1: Thông tin chung bao gồm thông tin cá nhân như: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, việc làm, số năm kinh nghiệm, thu nhập và việc tiếp cận với các ứng dụng thanh toán điện tử hiện đại.

Phần 2: Những câu hỏi đo lường DTTC của cá nhân bằng cách đo lường thái độ

tài chính, hành vi tài chính thông qua thang đo Likert 5 mức độ với 14 biến quan sát (1

-hoàn toàn không đồng ý; 2 - không đồng ý; 3 - bình thường; 4 - đồng ý; 5 - hoàn toàn đồng ý); đo lường kiến thức tài chính thông qua thang đo Likert 5 mức độ với 7 biến. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng này sẽ được phân tích trên phần mềm SPSS 22 và AMOS 20.

- Đối tượng khảo sát:

Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18 trở lên, thuộc đối tượng là hộ nghèo, và thỏa mãn điều kiện về thời gian: (1) tổng thời gian sống tại tỉnh Thái Bình phải bằng ít nhất ½ số tuổi và (2) hàng năm, thời gian sinh sống trong tỉnh phải ít nhất 6 tháng (không cần liên tục).

- Thu thập dữ liệu:

Nghiên cứu tiến thành thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là 250 quan sát. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi là điều tra trực tiếp bằng cách phát phiếu khảo sát và thu lại ngay sau khi đối tượng nghiên cứu trả lời xong. Khi thu bảng hỏi, có một số bảng hỏi không có giá trị do không trả lời hết hoặc chọn tất cả câu hỏi cùng một phương án, hoặc không trả lời hết các câu hỏi (với 96 bảng hỏi). Do vậy, số quan sát có ý nghĩa là 154. Mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 điểm. Cuộc khảo sát được thực hiện trong tháng 03/2019. Mọi dữ liệu thu thập được sẽ được sàng lọc và phân tích trên phần mềm SPSS 22 và AMOS 20.

Ngày đăng: 07/12/2022