chủ thể đó. Một số tác giả đã phát triển khái quát và đầy đủ hơn định nghĩa về DTTC, chỉ ra rằng DTTC là sự kết hợp của kiến thức, thái độ và kĩ năng tài chính. Các nghiên cứu trước cho thấy tính đa dạng trong quan điểm về DTTC, tùy thuộc vào mục đích (như giáo dục tài chính cho người dân). Đối với phạm vi của luận án, đối tượng nghiên cứu là người nghèo khu vực nông thôn, nếu chỉ phát triển kiến thức tài chính thì chưa đủ (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017), mà còn cần phải tác động đến thái độ và hành vi tài chính. Do đó, theo quan điểm của tác giả, DTTC là những hiểu biết của các cá nhân nhằm xử lí những thông tin trên thị trường, từ đó đưa ra những quyết định về tài chính phù hợp. Như vậy, quan điểm này cho rằng: DTTC sẽ bao gồm 3 khía cạnh là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính.
Dựa trên các quan điểm về dân trí tài chính, nghèo đói và khu vực nông thôn, thì trong luận án này, tác giả quan niệm rằng DTTC được cấu thành bởi ba bộ phận là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính. Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn được hiểu là việc áp dụng kiến thức tài chính và thái độ tài chính vào các hành vi tài chính của các đối tượng nằm trong chuẩn nghèo tuyệt đối và có thời gian thực trú tại vùng nông thôn đảm bảo 2 điều kiện (1) ít nhất một nửa thời gian sinh sống đến hiện tại là ở vùng nông thôn và (2) trong 1 năm có ít nhất 6 tháng sống ở vùng nông thôn.
2.2.2. Nội dung dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn
Do DTTC bao gồm 3 khía cạnh là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính nên DTTC của người nghèo khu vực nông thôn cũng phải bao hàm 3 nội dung trên.
Kiến thức tài chính (financial knowledge) là mức độ hiểu biết của chủ thể đối với các khái niệm của các thuật ngữ trong tài chính (lãi suất, trái phiếu...) và phương thức hoạt động của các tổ chức tài chính (ngân hàng, tổ chức tín dụng,...). Như vậy, kiến thức tài chính sẽ là yếu tố tiền đề để hình thành hành vi và thái độ tài chính của chủ thể.
Thái độ tài chính (financial attitude) là quan điểm của chủ thể đối với sự diễn ra của tình hình tài chính xung quanh. Ví dụ như nhận định của chính phủ về tình hình chuyển biến của nền kinh tế,... Việc xác định thái độ của chủ thể đối với tình hình kinh tế tài chính là hệ quả của kiến thức tài chính của chủ thể đó, tạo tiền đề cho hành vi tài chính của chủ thể đó.
Hành vi tài chính (financial behavior) được hiểu là những tác động của chủ thể đối với sự biến động của nền kinh tế xung quanh. Thông qua các phản ứng của chủ thể đối với nền kinh tế, chúng ta có thể nhận ra được độ nhạy cảm của chủ thể đối với nền kinh tế khi có sự thay đổi.
Ba nhân tố trên cũng có tác động qua lại với nhau trong nội hàm DTTC, cụ thể:
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các nhân tố nội hàm của DTTC
Nguồn: Baker và Ricciardi (2014)
● Kiến thức tài chính – Thái độ tài chính
Shim và cộng sự (2010) cho thấy kiến thức tài chính dự đoán thái độ tài chính. Hoặc theo Louw và cộng sự (2013) cho rằng kiến thức tài chính giúp phát triển thái độ tài chính tích cực. Ở đây, thái độ tài chính có thể thay đổi trong việc nâng cao kiến thức về tài chính của con người. Potrich và cộng sự (2015) cũng chỉ ra rằng việc đào tạo nâng cao kiến thức tài chính là một trong những nhân tố cấu thành nên thái độ tài chính và hành vi tài chính. Norvilitis và MacLean (2010) cũng đã chỉ ra rằng kiến thức có ảnh hưởng lên thái độ, từ đó ảnh hưởng tới hành vi tài chính của một cá nhân. Quan điểm trên cũng được ủng hộ bởi Garber và Koyama (2016) khi cho rằng kiến thức và thái độ tài chính hỗ trợ nhau trong việc giải thích các hành vi tài chính. Kết quả trên cũng phù hợp với thuyết KAB (Knowledge - Attitude - Behavior) lần đầu tiên được tìm hiểu và khai thác bởi Thomas & Znaniecki (1918) (trích dẫn lại theo Chase (2005)). Dù mối quan hệ này vẫn được coi là hiển nhiên, việc khai thác triệt để mối quan hệ này là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy các nhà kinh tế học cũng như người tiêu dùng có thể dễ dàng đạt được mục đích của mình.
Như vậy, sự tương quan giữa kiến thức và thái độ tài chính đã được một số tác giả kiểm định và thừa nhận trong nghiên cứu của mình.
● Thái độ tài chính – Hành vi tài chính
Trong lý thuyết hành động hợp lý (TRA) thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm mang lại các ích lợi cần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau cho người tiêu dùng (Ajzen và Fishbein, 1980). Theo đó, thái độ của một cá nhân tới hành vi tài chính bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của họ về kết quả của hành vi. Mặt khác,
niềm tin về hành vi là sự kết hợp của cá nhân đó về các kết quả của một hành vi tài chính xác định và cách cá nhân đó đo lường những kết quả tiềm năng của hành vi đó. Vì thế, niềm tin về hành vi, một trong những yếu tố cấu thành thái độ tài chính có thể được dùng để thay đổi hành vi tài chính của một người. Nếu biết trọng số của các thuộc tính đó thì có thể dự đoán gần kết quả hành vi thực sự của chủ thể.
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ thuyết hành động hợp lý (TRA), cho rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Việc đưa biến kiểm soát hành vi cảm nhận (biến cảm tính), mô hình đã làm rõ hơn mối quan hệ giữa thái độ và hành vi thực sự của chủ thể.
Hình 2.2. Lý thuyết hành động hợp lý
Nguồn: Ajzen và Fishbein (1980)
Theo Xiao (2008), thuyết hành vi dự định (TPB) là học thuyết phù hợp nhất có liên quan tới hành vi tài chính để có thể dự đoán và hiểu được các hành vi này, và học thuyết này giải thích dự định của một cá nhân tới việc thực hiện một hành vi được chấp nhận. Một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng thái độ tài chính có ảnh hưởng thuận chiều tới hành vi quản lý tài chính, như Mien và Thao (2015), Herdjiono và Damanik (2016).
Hình 2.3. Lý thuyết hành vi dự định
Nguồn: Ajzen (1991)
Thái độ tài chính của cá nhân cho thấy phán đoán tâm lý và tinh thần về các vấn đề tài chính trong từng hoàn cảnh. Nói cách khác, thái độ có ảnh hưởng tới cách tất cả các hoạt động đang diễn ra. Shim và cộng sự (2010) thấy rằng kiến thức tài chính dự đoán thái độ tài chính và thái độ tài chính góp phần vào hành vi tài chính của một người. Atkinson và Messy (2012) cho rằng thái độ tài chính tiêu cực của một người dẫn đến một hành vi tài chính tiêu cực. Thêm vào đó, hành vi tài chính đã được chỉ ra rằng có sự liên kết với nhận định rủi ro cá nhân, kiến thức, nhận định, các đặc điểm cá nhân và các yếu tố tâm lý khác (Lusardi và Mitchell, 2011a, Meier và Sprenger, 2013). Hơn nữa, nghiên cứu kinh tế học thần kinh (neuroeconomics) đã đưa ra bằng chứng rằng các vùng não tạo ra những trạng thái cảm xúc để xử lý những thông tin về rủi ro, từ đó cho thấy cảm xúc ảnh hưởng đến những quyết định tài chính (Kuhnen và Knutson, 2011).
● Kiến thức tài chính – Hành vi tài chính
Sheldon và Kasser (1995) đã phát triển thuyết nhận thức – hành vi, và chỉ ra rằng thông qua những hiểu biết của chính các chủ thể, những hành vi của chủ thể đó có thể sinh ra và cũng có thể bị ức chế. Những hành vi tích cực và tiêu cực cũng sẽ trở thành nhận thức của chủ thể đó. Đây là sự tác động và học hỏi có chọn lọc.
Hilgert và cộng sự (2003) đã chỉ ra kiến thức không có giá trị nếu không có kinh nghiệm thực tế, và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kinh nghiệm tạo ra cầu nối giữa kiến thức và khả năng, từ đó tạo ra ảnh hưởng tới việc quản lý tiền bạc của một cá nhân. Để xem xét kỹ hơn về mối quan hệ này, Lusardi và Mitchell (2011b) đã tìm ra được sự liên kết giữa kiến thức tài chính và khả năng lên kế hoạch hưu trí của một cá nhân và kết quả cũng đã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa hai biến trên. Kết quả này cũng được ủng
hộ bởi một số tác giả khác như Calvert (2005), Zhan (2006), Kimball và Shumway (2006), Hathaway và Khatiwada (2008), Scheresberg (2013) và Brown và Graf (2013).
Ngoài ra, Grohmann và cộng sự (2018) đã đưa ra nguyên nhân về sự hạn chế của kiến thức tài chính của nhiều người và sự thiếu hiểu biết về những chủ đề tài chính như lãi suất, lạm phát hay phân loại rủi ro đã dẫn đến việc thu nhập của nhóm cá nhân này không cao. Đây cũng là một trong những nghiên cứu bổ sung cho việc chứng minh rằng mô hình tăng trưởng nội sinh hoặc mô hình về vốn con người chưa đưa đến những hàm ý chính xác. Như vậy, việc thiếu kiến thức tài chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới hành vi tài chính yếu, kém.
Bộ nhân tố này được đề xuất bởi OECD (2013), có tính kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu trước đây và đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về DTTC tại Việt Nam và trên thế giới. Tác giả sẽ làm rõ khái niệm cụ thể về kiến thức tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài chính như những khía cạnh của DTTC và làm rõ tác động, tầm quan trọng của chúng lên DTTC ở những chương sau của nghiên cứu này.
2.2.3. Các phương pháp đo lường dân trí tài chính
Trên thế giới, phương pháp đo lường DTTC cũng đa dạng và có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu. Mặt khác, DTTC là một khái niệm đa chiều và khá trừu tượng, thế nên đo lường DTTC không phải là dễ dàng. Một số phương pháp đo lường DTTC trong các nghiên cứu trên thế giới đã được sử dụng như: phương pháp FILS, đánh giá DTTC theo thang đo FSA hay phương pháp bảng hỏi. Cụ thể
2.2.3.1. Phương pháp FILS
Nội dung
FILS là một phương pháp nghiên cứu điện toán hóa được Schuhen và Schürkmann (2016) thiết kế cho học sinh 15-16 tuổi từ những trường học thông thường tại Đức. Phương pháp này sử dụng CFA (phương pháp thử nghiệm giả thuyết để kiểm tra giả thiết và giả thuyết về cấu trúc mô hình bằng các yếu tố chất lượng do đó cho thấy chất lượng của việc điều chỉnh mô hình của các biến biểu hiện theo phân bổ cho các biến tiềm ẩn cụ thể). Việc phân bổ các biến biểu hiện riêng lẻ được thực hiện bằng phương tiện của phương thức được đưa ra bởi các mô hình đường dẫn. Các câu hỏi trong FILS được sắp xếp có chọn lọc theo các nội dung và tương ứng với một cấu trúc định hướng năng lực được định hướng hướng tới các khía cạnh khác nhau.
Ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Schuhen và Schürkmann (2016) chỉ ra rằng FILS là một phương pháp được thiết kế đặc biệt dành cho học sinh từ 15 -16 tuổi tại những trường học thông thường ở Đức. Phương pháp này sử dụng định nghĩa DTTC như đã được định nghĩa của OECD (2013). Nội dung của phương pháp có đề cập tới cả môi trường trực tiếp của học sinh. Hơn thế nữa, cấu trúc của FILS là nhất quán và đã được chứng minh bằng tính hợp lệ của cấu trúc dựa trên lý thuyết.
Nhược điểm: Phương pháp này được thiết kế đặc biệt cho nhóm đối tượng cụ thể là học sinh từ 15-16 tuổi và ở khu vực cụ thể là Đức. Schuhen và Schürkmann (2016) cũng đã chỉ ra một câu hỏi là liệu phương pháp này có thật sự phản ánh năng lực và kỹ năng của sinh viên hay liệu phương pháp này đánh giá kiến thức tài chính và các kĩ năng toán học nên dẫn đến những kiến thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của các quốc gia. Một số quốc gia đã từ chối tham gia vào FILS 2012. Như vậy, phương pháp này có thể không phù hợp khi đánh giá DTTC ở những nhóm đối tượng khác và những khu vực khác trên thế giới.
Phạm vi áp dụng
Hiện tại, phương pháp này thích hợp để nghiên cứu đối với các đối tượng là thanh thiếu niên và sinh viên, hoặc những người dưới 30 tuổi – bởi tập trung rất nhiều vào vấn đề toán học trong kiến thức tài chính
2.2.3.2. Phương pháp FSA
Nội dung
FSA là phương pháp đo lường DTTC được Atkinson và cộng sự (2007) phát triển, dựa trên 5 vấn đề chính yếu: (1) Giám sát tài chính; (2) Đảm bảo chi tiêu; (3) Lập kế hoạch trước; (4) Chọn sản phẩm; (5) Luôn cập nhật.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm: Phương pháp này được phát triển trong các nghiên cứu ở Ireland và Canada, Úc và Hoa Kỳ, do đó có thể phổ biến để đo lường DTTC tại các nước có nền kinh tế phát triển.
Nhược điểm: Thách thức chính của phương pháp là chuyển hoá chúng thành các câu hỏi và mã hóa có tính đến hoàn cảnh quốc gia và địa phương và đặc biệt là tình huống của những người có thu nhập thấp ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình. Phương pháp này có thể yêu cầu điều chỉnh và/hoặc mã hóa theo quốc gia và theo ngữ
cảnh cụ thể trong câu hỏi. Để làm tốt như vậy sẽ cần chuẩn bị đáng kể làm việc và phối hợp giữa các quốc gia để đạt được kết quả tương đương.
2.2.3.3. Phương pháp bảng hỏi
Đây là phương pháp sử dụng các bảng hỏi để đo lường DTTC. Dựa trên các câu hỏi tập trung vào các chủ đề về tài chính như lãi suất, thời hạn đầu tư… các nghiên cứu như Atkinson và Messy (2012); Lusardi (2008); OECD (2013); Lusardi và cộng sự (2017) đã đưa ra đánh giá về DTTC tại các mẫu nghiên cứu.
Ưu điểm: phương pháp này cho phép đo lường được riêng từng chỉ tiêu là kiến thức, hành vi và thái độ tài chính từ đó mới chấm điểm và kết luận về DTTC khiến cho điểm số này công bằng hơn.
Nhược điểm: phương pháp này yêu cầu phải kiểm soát chất lượng dữ liệu và việc nhập dữ liệu một cách chặt chẽ. Và việc xây dựng nên một khung điểm phù hợp để đánh giá và đo lường được DTTC là rất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong phương pháp này.
Hầu hết trong các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, DTTC chủ yếu được đo lường bằng phương pháp bảng hỏi dựa trên khảo sát. Với phương pháp bảng hỏi, các câu hỏi thường là đúng/sai, nhiều lựa chọn hoặc dựa trên thang đo Likert 5 điểm liên quan đến tài chính cá nhân (thu nhập, quản lý tiền, tiết kiệm, chi tiêu, ...). Bên cạnh đó, một số câu hỏi là về các yếu tố vĩ mô và thị trường tài chính (lạm phát, lãi suất, đa dạng hóa rủi ro, trái phiếu, chứng khoán, ...). Các câu hỏi có thể khác nhau theo cách tiếp cận được áp dụng trong mỗi nghiên cứu.
Chen và Volpe (1998) sử dụng hệ thống 36 câu hỏi khảo sát bao gồm kích thước trên kiến thức tài chính tổng quát, khoản tiết kiệm và vay mượn, bảo hiểm và đầu tư. Taft và cộng sự (2013) đã sử dụng bảng câu hỏi trong nghiên cứu Chen và Volpe (1998) để đo lường mức độ DTTC của mỗi cá nhân. Bảng câu hỏi này đã cố gắng xem xét các yếu tố tài chính cá nhân quan trọng nhất trong việc đo lường DTTC. Những yếu tố này bao gồm: kiến thức chung về tài chính bao gồm 9 câu hỏi, tiết kiệm và cho vay bao gồm 9 câu hỏi, đầu tư bao gồm 6 câu hỏi, bảo hiểm bao gồm 7 câu hỏi và quyết định tài chính, ý kiến tài chính và đào tạo tài chính bao gồm 8 câu hỏi. Thang đo Likert gồm năm tùy chọn đã được sử dụng trong bảng câu hỏi sao cho điểm 1 đại diện cho điều tồi tệ nhất và 5 cho thấy tình huống tốt nhất cho một cá nhân đối với câu hỏi đó. Nghiên cứu thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi, sau đó được phân tích và xử lý dữ liệu, kiểm định lại giả thuyết.
Bảng 2.1. Bộ công cụ đo lường DTTC
Nội dung đánh giá | Số lượng câu hỏi | Cách thực hiện | Tiêu chuẩn đánh giá (điểm) | |
Kiến thức | Kiến thức tài chính không chuyên ngành (sơ đẳng) | 07 | Câu hỏi trắc nghiệm | - Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. - Điểm tối đa : 7 |
Thái độ | Quan điểm và xu hướng ưu tiên giữa nhu cầu ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn | 05 | Câu hỏi về thái độ (mức độ đồng ý từ 1-5) | - Tổng số điểm của các câu: 5 - Điểm tối đa : 5 |
Hành vi | Số lượng hành vi tài chính tích cực | 09 | Phỏng vấn thực tế | - Mỗi hành vi tài chính tích cực sẽ được 1 điểm - Điểm tối đa : 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Dân Trí Tài Chính
- Nhóm Nghiên Cứu Về Nhân Tố Tác Động Đến Dân Trí Tài Chính
- Cơ Sở Lý Luận Về Dân Trí Tài Chính Của Người Nghèo Khu Vực Nông Thôn
- Tổng Hợp Kết Quả Của Các Nghiên Cứu Sử Dụng Bảng Hỏi
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Dân Trí Tài Chính
- Hình Biểu Diễn Mối Quan Hệ Giữa Dttc Và Gdp/người
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Nguồn: OECD (2013); Lusardi và cộng sự (2017)
Phát triển từ những bộ câu hỏi trên, OECD (2013) đã công bố ra một bảng hỏi đầy đủ và chi tiết hơn để đo lường DTTC gồm ba nhân tố: kiến thức tài chính (ảnh hưởng của lạm phát, nhận thức lãi suất, tính toán lãi suất thông thường, định nghĩa lạm phát, phân loại rủi ro ...); hành vi tài chính (quản lý ngân quỹ, tiết kiệm chủ động, kế hoạch trả nợ ...); thái độ tài chính (có xu hướng tiết kiệm cho tương lai hay không). Bộ câu hỏi này được sử dụng như một công cụ khảo sát, đánh giá DTTC được sử dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới. Bộ công cụ của OECD (2013) và sau đó là OECD (2015) có cấu trúc 03 mục theo thang 21 điểm (tương ứng 7 cho kiến thức, 9 cho hành động, và 5 cho thái độ) để có kết quả chung.