Hình Biểu Diễn Mối Quan Hệ Giữa Dttc Và Gdp/người


Bên cạnh đó, tôn giáo cũng là một nhân tố được xem xét trong các nghiên cứu. Alessie và cộng sự (2008) nghiên cứu đối với hơn 2.000 hộ gia đình bằng phương pháp điền bảng hỏi đã đưa ra kết quả rằng yếu tố tôn giáo ảnh hưởng tới DTTC. Kết quả chỉ ra rằng người thuộc đạo Tin Lành kiểm soát về tài chính tốt hơn người thuộc những tôn giáo khác.

Như vậy, các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng chủng tộc và tôn giáo là nhân tố tạo ra ảnh hưởng lên DTTC. Tuy nhiên, sự khác biệt về phương pháp đo lường và việc chia mẫu đo lường khiến cho kết quả các nghiên cứu này chưa thật sự thống nhất và rõ ràng.

Từ những phân tích trên, tác giả tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng lên DTTC ở

bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến DTTC


Nhân tố

ảnh hưởng


Mối quan hệ với DTTC


Nghiên cứu


Yếu tố về trình độ học vấn

- Tác động dương, những người có trình độ giáo dục cao thì DTTC cao.

Zhan (2006); Mandell và Klein (2007); Alessie và cộng sự (2008); Lusardi và Mitchell (2011a); Scheresberg (2013); Brown và Graf (2013); Bhushan và Medury (2013); Baker và Ricciardi (2014); Albeerdy và Gharleghi (2015);

Nanziri và Leibbrandt (2018).


Yếu tố về thu nhập

- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với DTTC.

- Mức thu nhập thấp gắn liền với mức DTTC thấp

Campbell (2006); Lusardi và Mitchell (2011b); Lusardi và Tufano (2015); Monticone (2010); Hastings và Mitchell (2020); Atkinson và Messy (2012); Bhushan và Medury (2013); Jonubi và Abad (2013); Potrich và cộng sự (2015);

Sekar và Gowri (2015)

- Điểm số DTTC cao có thể xuất hiện ở mọi mức thu nhập.

Atkinson và Messy (2012)


Yếu tố việc làm

- Những đối tượng có việc

làm có điểm số DTTC cao hơn.

Lusardi và Mitchell (2011b); Mandell và Klein (2007); Beal và Delpachitra (2003);

Research (2008); Worthington (2004);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam - 9





Markow và Bagnaschi (2005); Banks và Oldfield (2007); Lusardi và Mitchell (2017); Calamato (2010); Lusardi và Mitchell (2011b); Almenberg và Säve- Söderbergh (2011); Ansong và Gyensare

(2012); Bhushan và Medury (2013)

- Những đối tượng có thâm niên làm việc càng lâu năm, điểm số DTTC càng cao.

Chen và Volpe (1998); Nanziri và Leibbrandt (2018).


Yếu tố tuổi tác

- Nhóm đối tượng trung niên có điểm số DTTC cao nhất trong khi điểm số DTTC thấp thường xuất hiện ở nhóm độ tuổi trẻ hoặc người

già.

Alessie và cộng sự (2008); Agarwal và cộng sự (2009), Lusardi và cộng sự (2010); Lusardi và Mitchell (2011b); Atkinson và Messy (2012); Lusardi và cộng sự (2017)); Brown (2013); Do

(2017); Nanziri và Leibbrandt (2018).

- Biến tuổi tác không thật sự mang ý nghĩa thống kê khi

đo lường DTTC.

Bhushan và Medury (2013)


Yếu tố giới tính

- Phụ nữ thường có DTTC thấp hơn đàn ông trong đa số các trường hợp.

Chen và Volpe (1998); Banks và Oldfield (2007); Lusardi và Mitchell (2008); Lusardi và Tufano (2015); Agarwal và cộng sự (2009), Lusardi và cộng sự (2010); Lusardi và Mitchell (2011b); Atkinson và Messy (2012); Almenberg và Säve-Söderbergh (2011); Scheresberg

(2013); Brown và Graf (2013); Bhushan

và Medury (2013); OECD (2013);

Morgan và Trinh (2017)

- Ảnh hưởng của giới tính lên điểm số DTTC là không rõ ràng.

Nanziri và Leibbrandt (2018).




Chủng tộc và tôn giáo

- Nhóm đối tượng da trắng thường có điểm số DTTC cao nhất.

- Nhóm đối tượng gốc Tây Ban Nha và nhóm đối tượng da đen thường có điểm số

DTTC thấp nhất.

Zhan (2006); Lusardi và Mitchell (2011b); Lusardi và Mitchell (2017); Nanziri và Leibbrandt (2018).

- Yếu tố tôn giáo ảnh hưởng tới DTTC.

- Người thuộc đạo Tin Lành kiểm soát về tài chính tốt hơn người thuộc những tôn

giáo khác.

Alessie và cộng sự (2008).

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về DTTC là một đề tài còn mới và vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trực tiếp về đề tài này, đặc biệt là tại Việt Nam. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu được thực hiện và chứng minh tại nhiều quốc gia, nhưng chủ yếu đều là những quốc gia phát triển. Do đặc điểm khác nhau về đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và sự nhận thức của mỗi người, đặc biệt là về vấn đề tài chính. Chính vì vậy kết quả những nghiên cứu trên chưa thật sự phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Tác giả đã thực hiện thêm nghiên cứu sơ bộ để có thể khẳng định lại độ tin cậy của thang đo DTTC cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới DTTC của một cá nhân.

Nghiên cứu gồm hai giai đoạn chính: Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ có mục đích kiểm định lại độ tin cậy của thang đo, mô hình và các biến độc lập và xây dựng bảng hỏi chính thức. Nghiên cứu chính thức nhằm hoàn thiện bảng hỏi, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đưa ra kết luận, tìm hiểu trọng số và mối quan hệ của các nhân tố trong mô hình với nhau.

3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này kết hợp cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu

định lượng. Cụ thể như sau:

Trên cơ sở tổng hợp và phát triển các lý thuyết từ các nghiên cứu trước cũng như các lý thuyết DTTC, tác giả đã phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng đến DTTC và ảnh hưởng của DTTC đến thu nhập của người dân ở vùng nông thôn.

Nghiên cứu kết hợp phương pháp định lượng, mô hình hóa những dữ liệu điều tra về các cá nhân để có những thông tin về DTTC và thu nhập của đối tượng nghiên cứu. Bộ chỉ số đo lường DTTC theo phương pháp định lượng sẽ được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của OECD (2015), sau đó hiệu chỉnh để phù hợp với Việt Nam. Cụ thể, bảng hỏi đầy đủ và chi tiết hơn để đo lường DTTC gồm ba nhân tố: kiến thức tài chính (nhận thức lãi suất, tính toán lãi suất thông thường, định nghĩa lạm phát, giá trị thời gian của dòng tiền, phân loại rủi ro...); hành vi tài chính (quản lý ngân quỹ, tiết kiệm chủ động, kế hoạch trả nợ...); thái độ tài chính (có xu hướng tiết kiệm cho tương lai hay không). Cấu trúc 03 mục của bảng hỏi sẽ theo thang 21 điểm theo thang đo Likert gồm 5 mức độ (tương ứng 7 cho kiến thức, 9 cho hành động, và 5 cho thái độ) để đưa ra các kết quả thống kê và mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã phỏng vấn sâu các chuyên gia về lĩnh vực dân trí tài chính và tài chính cá nhân nhằm hiệu chỉnh bảng hỏi phù hợp với


Việt Nam, làm rõ hơn nữa các mối liên hệ định tính giữa các biến trong nghiên cứu và giải thích rõ được các kết quả định lượng đạt được trong nghiên cứu này.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ sau:


Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Đo lường Dân trí tài chính

Dân trí tài chính (DTTC)

Định nghĩa: Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả phát triển từ định nghĩa của OECD (2013), Lusardi và Mitchell (2011c) và có hiệu chỉnh lại để phù hợp với Việt Nam cho rằng DTTC là sự kết hợp của kiến thức, thái độ và hành vi tài chính để có thể ra quyết định tài chính và nâng cao mức độ “giàu có” của một cá nhân (well-being financial). Từ cách định nghĩa trên, điểm số DTTC được tính bằng cách cộng tổng điểm số kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính.

Các nhân tố phản ánh và sự biểu hiện của DTTC:

Kiến thức tài chính

Định nghĩa: Trong phạm vi bài nghiên cứu này, kiến thức tài chính được hiểu là những kiến thức về lí thuyết và thực tiễn cần thiết để một cá nhân có thể đưa ra quyết định tài chính một cách hiệu quả.

Giả thuyết:

- Mối quan hệ giữa kiến thức tài chính và DTTC

Kiến thức là một nhân tố hiển nhiên nhất và được nhắc tới trong tất cả các cách định nghĩa khác nhau của dân trí tài chính. Tầm quan trọng của kiến thức được đo lường trong nghiên cứu của Vitt và Anderson (2000). Kết quả chỉ ra rằng kiến thức là một trong những nhân tố quan trọng giúp cải thiện tình hình tài chính của một cá nhân. Nhiều nhà nghiên cứu, phân tích hay nhà hoạch định chính sách cũng chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức tài chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn tới tình trạng DTTC yếu kém (Collins và O’rourke, 2010, Huston, 2010, Nicolini và cộng sự, 2013). Zhan (2006) đã phân tích và chỉ ra rằng tăng hiểu biết về tài chính đồng nghĩa với tăng DTTC. Như vậy, có thể cho rằng

H1: DTTC được thể hiện qua Kiến thức tài chính (reflective model)

Thái độ tài chính

Định nghĩa: Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa thái độ tài chính là những suy nghĩ hay niềm tin của một cá nhân về những vấn đề, lĩnh vực tài chính, từ đó ảnh hưởng tới các hành vi và việc đưa ra quyết định của cá nhân đó. Điểm số thái độ tài chính cũng được đo lường trên thang đo của Likert, dựa trên các thái độ tài chính tích cực của các đối tượng tham gia nghiên cứu này.


Giả thuyết:

- Mối quan hệ giữa thái độ tài chính và DTTC

Atkinson và cộng sự (2007), Atkinson và Messy (2012) đã chỉ ra rằng thái độ là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên dân trí tài chính. Ví dụ nếu một người có những thái độ tiêu cực tới việc tiết kiệm trong tương lai, thì họ sẽ có xu hướng sẽ thực hiện các hành vi như vậy trong tương lai. Tương tự, những người có xu hướng coi trọng tài chính ngắn hạn hơn sẽ thường ít khi xem xét tới những khoản đề phòng cho những rủi ro trong tương lai hoặc có những kế hoach tài chính dài hạn. Biến đo lường thái độ tài chính cũng đã xuất hiện và được đo lường trong một số nghiên cứu trên thế giới – thường nằm trong nhánh nghiên cứu về tài chính vi mô hoặc về sinh kế bền vững (Godwin, 1994, Godwin và Carroll, 1986, Godwin và Koonce, 1992). Trong đó, Godwin (1994) đã xem xét thái độ tài chính như một biến độc lập, ảnh hưởng của biến này tới việc quản lý tài chính của một cá nhân và đưa ra kết luận thái độ tài chính là một trong những nhân tố quan trọng để dự đoán quản lý dòng tiền. Những đối tượng có thái độ tài chính tích cực thường có xu hướng quản lý dòng tiền của mình tốt hơn. Ảnh hưởng của thái độ tài chính lên DTTC cũng được ủng hộ bởi số nghiên cứu gần đây như Atkinson và Messy (2012), OECD (2013). Moore (2003) khẳng định những người kém tự tin vào khả năng của mình, thường bị mắc phải những khoản nợ chi phí cao hoặc bị rơi vào bất lợi đối với những khoản đầu tư.

H2: DTTC được thể hiện qua Thái độ tài chính (reflective model)

Hành vi tài chính

Định nghĩa: Trong nghiên cứu này, tác giả định nghĩa hành vi tài chính là những tác động của chủ thể đối với sự biến động của nền kinh tế xung quanh. Thông qua các phản ứng của chủ thể đối với nền kinh tế, chúng ta có thể nhận ra được độ nhạy cảm của chủ thể đối với nền kinh tế khi có sự thay đổi.

Giả thuyết:

- Mối quan hệ giữa hành vi tài chính và DTTC

Theo Atkinson và Messy (2012), OECD (2013), hành vi tài chính là một nhân tố thiết yếu của DTTC. Nhiều nghiên cứu cho thấy hành vi tài chính có mối tương quan tích cực với DTTC. Hilgert và cộng sự (2003) bổ sung hành vi tài chính vào bảng câu hỏi khảo sát tài chính tiêu dùng quốc gia, sau đó so sánh chỉ số với điểm số DTTC nhận thấy rằng những người có điểm số DTTC cao hơn cũng có chỉ số thực hành tài chính cao hơn cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hành vi tài chính với DTTC mặc dù xu hướng tác động của quan hệ vẫn chưa rõ ràng.


Taft và cộng sự (2013) cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa DTTC và hành vi tài chính, do đó, để thay đổi hành vi tài chính của những người vay nhỏ, DTTC của họ sẽ được cải thiện. Các kết quả nghiên cứu khác như Robb và cộng sự (2012) cũng cho thấy một hành vi tài chính tốt ảnh hưởng chủ quan và khách quan đến DTTC cao hơn đáng kể.

H3: DTTC được thể hiện qua Hành vi tài chính (reflective model)

3.2.2 Các nhân tố tác động lên dân trí tài chính

Thu nhập

Thu nhập là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến DTTC được đề cập đến rất nhiều trong các nghiên cứu – kể cả trong nhánh nghiên cứu về vốn con người, các mô hình tăng trưởng nội sinh và lý thuyết về sinh kế bền vững. Lusardi và Tufano (2015) đã chỉ ra rằng DTTC có mối quan hệ thuận chiều với thu nhập dựa trên các nghiên cứu về kiến thức tài chính. Quan điểm trên cũng tương tự với một số nghiên cứu khác (De Clercq và cộng sự, 2009, Monticone, 2010, Hastings và Mitchell, 2020, Meier và Sprenger, 2013, Potrich và cộng sự, 2015, Sekar và Gowri, 2015).

Để đo lường mức độ ảnh hưởng của thu nhập lên DTTC, Morgan và Trinh (2017)

đã đề xuất một hàm hồi quy tuyến tính như sau:

=+++

Vớilà điểm số DTTC của cá nhân đó, bao gồm kiến thức tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài chính của cá nhân i;là logarit tự nhiên của thu nhập cá nhân i;là véc-tơ của biến kiểm soát;là sai số ngẫu nhiên. Kết quả sau khi phân tích mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa điểm số DTTC và Thu nhập như sau:


Hình 3.2. Hình biểu diễn mối quan hệ giữa DTTC và GDP/người

Nguồn:OECD (2009), Morgan và Trinh (2017)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022