Đánh Giá Chất Lượng Quản Trị Tài Sản Nợ , Tài Sản Có Của Nh Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam


G P lũy kế trên 1 năm âm vào 31/12/2009 và dương vào các thời điểm còn lại nhưng cũng có xu hướng giảm, vì vậy nếu lãi suất ngoại tệ có biến động bất lợi thì rủi ro lãi suất mà ngân hàng gặp phải cũng được giảm đi.

Biến động thu nhập ròng từ lãi (NII) khi lãi su t thị trường biến động

Bảng 2.19. Biến động thu nhập ròng t lãi của Agribank


Đơn vị: Tỉ đồng



2009

2010

2011

2012

2013

2014

Lãi suât thị trường nội tệ liên

NH 1năm ( /năm)


10.55


12


14.58


12.7


10.25


8.65

∆R

1.45

2.58

-1.88

-2.45

-1.6


AP nội tệ lũy kế đến 1 năm

-50459

-18017

59795

72549

66947


Biến động thu nhập ròng từ lãi

-731.6

-464.8

-1124.1

-1777.4

-1071.1


Lãi suất LIBOR 1 năm

1.00

0.78

1.10

0.84

0.58

0.55

∆R

-0.22

0.32

-0.26

-0.26

-0.03


AP ngoại tệ lũy kế đến 1 năm

-37122

-22334

-8126

-7884

-31690


Biến động thu nhập ròng từ lãi

79.96

-70.66

21.15

20.50

9.51


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam - 12

Nguồn:http://www.fedprimerate.com/libor/libor_rates_history.htm, Agribank, NHNN, và tính toán của tác giả

Biến động thu nhập ròng t lãi của ngân hàng có thể được xác định trên cơ sở G P lũy kế (CG P) đến 12 tháng để biết được mức thay đổi thu nhập lãi ròng trong năm của ngân hàng: NII = CGAP x R

Với giả định, khi lãi suất thị trường tăng hoặc giảm thì mức độ tăng hoặc giảm đó (R) được tính đều cho các TSC và TSN của ngân hàng. T sự biến động lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng và lãi suất Libor, kết hợp với khe hở nhạy cảm lãi suất đã xác định ở trên (bảng 2.17, bảng 2.18), ta xác định được mức độ biến động thu nhập lãi ròng của Agribank như bảng 2.19. Theo đó cho thấy, rủi ro lãi suất của Agribank chủ yếu phát sinh t khe hở nhạy cảm lãi suất bằng đồng nội tệ do Agribank đã duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất bằng nội tệ không phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường. Và điều đáng quan tâm là sự thiệt hại về rủi ro lãi suất này có xu hướng tăng lên qua các năm, bởi Agribank đã duy trì hệ số mức chênh so với TSC tương đối lớn.


Nếu so với BIDV thì Agribank đã không thận trọng hơn bởi BIDV kiểm soát được hệ số mức chênh này tương đối ổn định và thường thấp hơn nhiều so với Agribank, hơn nữa khe hở nhạy cảm lãi suất của BIDV thường được kiểm soát biến động cùng chiều với sự biến động lãi suất thị trường nên BIDV thường không chịu thiệt hại về rủi ro lãi suất (biểu đồ 2.17).

Biểu đồ 2.17. Hệ số mức chênh so với TSC của Agribank và BIDV

15.0

10.0

5.0

0.0

-5.0

-10.0

NHNo

BIDV

NHNo

BIDV

Đơn vị:%


-15.0

2009

2010

2011

2012

2013

2014
















-10.8

-3.5

10.7

11.8

9.7

6.9
















5.4

4.6

3.9

-3.5

-3.2

-3


Nguồn: Tính toán của tác giả


Điều đó xuất phát t việc Agribank không có các chính sách, kiểm soát và thủ tục nội bộ liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất, không có đơn vị kiểm soát rủi ro độc lập, chịu trách nhiệm thiết kế và quản trị các chức năng đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suất; HĐQT và ban (Tổng) giám đốc không tham gia tích cực vào quá trình kiểm soát rủi ro lãi suất; Bởi vậy, các mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất là chưa đạt được hay quản trị rủi ro lãi suất của Agribank là chưa có chất lượng cao.

2.2.3. Đánh giá chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

-Về quản trị c u trúc bảng cân đối kế toán:

Agribank đã thiết lập được cơ cấu TSN dần đi vào ổn định, cơ cấu TSC được


điều chỉnh theo diễn biến của thị trường nhằm gia tăng tỉ trọng TSC sinh lời và đem lại thu nhập ngày càng tăng cho ngân hàng. Đảm bảo các tỉ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng theo qui định của NHNN.

-Về quản trị rủi ro thanh khoản

Agribank đã có quan tâm đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản và đạt một số kết quả nhất định đáng ghi nhận:

Một là, Agribank đã có nhận thức về nguy cơ rủi ro thanh khoản, đã nhận ra thực tế là ngân hàng có thể phải gánh chịu những tổn thất cả về kinh tế và uy tín trước tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt.

Hai là, Agribank đã t ng bước hoàn thiện về tổ chức bộ máy thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản.

Ba là, về cơ sở pháp lí, Agribank đã xây dựng cho mình qui định nội bộ về quản trị thanh khoản. Đây sẽ là tiền đề tốt cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong thời gian tới.

Bốn là, nhìn chung tình hình thanh khoản của Agribank vẫn luôn đạt mức an toàn, tuân thủ qui định của NHNN về tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn.

Năm à, khả năng tiếp cận thị trường 2 của Agribank tương đối tốt


-Về quản trị rủi ro lãi su t

Qua phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Agribank, cho thấy Agribank đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau:

Một là, Agribank đã nhận thức được rủi ro lãi suất cùng với các loại rủi ro khác đang tồn tại một cách hiện hữu trong hoạt động của ngân hàng. Nhận thức này là rất quan trọng, tạo cơ sở để ngân hàng có định hướng đúng trong công tác quản trị rủi ro, không chỉ tập trung vào quản trị rủi ro tín dụng mà còn cần phải quan tâm đến quản trị các loại rủi ro khác có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng, trong đó


có rủi ro lãi suất.


Hai là, Agribank bước đầu đã hình thành cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro. Đó là việc thành lập Ủy ban Quản trị rủi ro trực thuộc HĐQT. Đồng thời vẫn duy trì hoạt động của Trung tâm phòng ng a, xử lí rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc.

Ba là, bước đầu Agribank đã thực hiện các biện pháp phòng ng a rủi ro lãi suất.


2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. H n chế


Qua phân tích thực trạng ALM và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ALM của Agribank, có thể thấy còn một số hạn chế sau:

Thứ nh t, về chính sách ALM


Agribank chưa có được chính sách ALM bao hàm được đầy đủ các nội dung của ALM, chủ yếu mới quan tâm đến nội dung quản trị cấu trúc bảng cân đối kế toán và quản trị rủi ro thanh khoản, chưa có chính sách về quản trị rủi ro lãi suất.

Thứ hai, về cơ c u tổ chức ALM


Hiện tại Agribank không có ALCO, mặc dù trước đây Agribank cũng đã thành lập ALCO theo Quyết định số 96/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 20/4/2005 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank. Ủy ban này hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, có nhiệm vụ tư vấn cho HĐQT các giải pháp quản lí và sử dụng tài sản hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất các rủi ro nhằm tạo ra lợi nhuận cao, ổn định. Quyết định số 97/QĐ/HĐQT-TCCB được ban hành cùng ngày có qui định cụ thể về Tổ chức và hoạt động của ALCO của Agribank. Tuy nhiên, Ủy ban này hoạt động không hiệu quả và đã bị xóa bỏ ngày sau đó.

Như vậy cho đến nay, Agribank chưa có một cơ cấu tổ chức ALM chặt chẽ với đầy đủ các chức năng của nó. Hiện tại, mô hình quản trị ALM của Agribank chưa tập trung, chưa có tính chuyên sâu, do vậy quá trình ALM của Agribank đang được thực hiện phân tán. Trong đó, về cơ bản các bộ phận như Ban kế hoạch nguồn vốn, Ban Thống kê và Dự báo kinh tế, Ban Định chế tài chính, Sở giao dịch... chỉ là


bộ phận thực hiện chức năng về quản trị các mảng công việc liên quan đến thanh khoản, lãi suất, tỉ giá, chưa có chính sách, công cụ và không chuyên trách thực hiện công tác quản trị rủi ro. Ủy ban quản trị rủi ro với vai trò tham mưu cho Hội đồng thành viên về việc ban hành các chính sách liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank còn hạn chế, nặng về sự vụ tác nghiệp. Trung tâm Phòng ng a và Xử lí rủi ro là đơn vị chuyên trách về quản trị rủi ro, tuy nhiên với chức năng nhiệm vụ chính là thu thập, cung cấp, lưu giữ, phân tích thông tin phòng ng a rủi ro; quản trị một phần rủi ro tín dụng.

Thứ ba, về qui trình ALM


Agribank hiện nay cũng chưa văn bản hóa được qui trình ALM thành một văn bản chính thức mà chỉ d ng lại ở việc qui định trong các văn bản về nghiệp vụ, quản trị có liên quan đến một số nội dung thuộc qui trình ALM.

Thứ tư, về hệ thống thông tin ALM


Hệ thống thông tin ALM của Agribank chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị của ngân hàng. T năm 2008 đến nay Agribank đã tích cực hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ cho việc quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay Agribank đang sử dụng hệ thống IPC S và đã hoàn thành triển khai tới tất cả chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Bên cạnh các module nghiệp vụ, đã bổ sung 2 module mới thông tin quản trị (MIS) và quản trị nội bộ (GA). Tuy nhiên việc ứng dụng các module này và kết nối giữa module MIS với các module nghiệp vụ chưa hiệu quả, chưa có các phần mềm chuyên dụng quản trị rủi ro lãi suất, trong đó cho phép tính toán định lượng các giá trị phức tạp và cần thiết độ chính xác cao trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng; chưa tạo ra được hệ thống báo cáo hữu hiệu để phục vụ cho hoạt động quản trị thanh khỏan cũng như quản trị rủi ro lãi suất và cho quá trình ra quyết định của Ban lãnh đạo.

Thứ năm, về các chỉ tiêu phản ánh kết quả ALM.


Xuất phát t những hạn chế về các yếu tố của quá trình ALM như trên đã chỉ ra, dẫn đến các chỉ tiêu kết quả mà ALM cần đạt tới cũng còn có những hạn chế:


Biểu đồ 2.18. NIM của Agribank so với các NH lớn

6.00

5.00

4.00

3.00

2.00

1.00

VCB

Đơn vị: %



0.00

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NHNo

3.49

2.72

3.42

4.30

3.91

2.75

2.92


















3.33

2.8

3.7

4.4

2.93

2.9

3

Vietinbank

4.19

2.9

4.1

5.1

4

3.6

3.75



BIDV

3.87

3.89

4

4.9

3.18

2.88

2.93

Nguồn: [25], [26]


Biểu đồ 2.19. Hệ số an toàn vốn của Agribank so với các NH lớn

16

14

12

10

8

6

4

2

VCB

Đơn vị: %


0

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014



NHNo

6.28

5.45

6.15

7.9

9.49

9.1

8.83

























8.11

9

11.11

14.63

13.13

11.61



Vietinbank


8.06

8.02

10.57

10.33

13.17

10.4



BIDV

8.94

9.53

9.32

11.07

9.65

10.23

9.47

Nguồn: [25], [26]


- Cơ cấu TSC, TSN cũng như tương quan giữa TSC và TSN còn chưa tối ưu, làm giảm khả năng sinh lời và tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho ngân hàng dẫn đến NIM và hệ số an toàn vốn của Agribank thường thấp hơn so với các


NH lớn khác (trong đó hệ số an toàn vốn của Agribank thường thấp hơn so với mức qui định của NHNN), thể hiện ở biểu đồ 2.18 và biểu đồ 2.19.

- Về quản trị rủi ro thanh khoản của Agribank, một số chỉ tiêu thanh khoản của Agribank không đạt được mức qui định của NHNN như tỉ lệ khả năng chi trả 7 ngày tới, và một số chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản có xu hướng giảm qua các năm như: Sự sụt giảm của chỉ số ngân quỹ, chỉ số chứng khoán thanh khoản, sự tăng lên của chỉ số năng lực cho vay trong khi chất lượng cho vay sụt giảm mạnh, vị thế ròng trên thị trường 2 là âm, .... và để duy trì được khả năng thanh khoản thì Agribank cũng đã phải tốn kém nhiều chi phí cho những nguồn để bù đắp thiếu hụt thanh khoản cũng như những thiệt hại về tài sản.

- Về quản trị rủi ro lãi suất, Agribank chưa thực hiện quản trị được loại rủi ro này nên vẫn phải chịu nhiều thiệt hại khi lãi suất thị trường biến động.

b. Nguyên nhân của những h n chế


Nguyên nhân chủ quan

- Việc quản trị, điều hành kế ho ch kinh doanh chưa chủ động, linh ho t với diễn biến của thị trường.

Kế hoạch huy động vốn chưa sát với thực tế, việc điều chỉnh kế hoạch chưa linh hoạt nên đã để xảy ra tình trạng không hoàn thành được các chỉ tiêu huy động theo kế hoạch, điều này ảnh hưởng đến cân đối giữa nguồn vốn (theo kế hoạch) với sử dụng vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm cho Agribank luôn rơi vào thế bị động phải tìm kiếm nguồn vốn trên thị trường 2 với chi phí cao.

- Chính sách lãi su t của Agribank hiện nay còn nhiều b t cập như:


+ Chậm thay đổi, chưa phản ánh kịp thời lãi suất thị trường, trong khi đó lãi suất là một loại giá cả có thể thay đổi t ng ngày, t ng giờ.

+ Phần lớn các hợp đồng nhận tiền gửi và cho vay đều duy trì một mức lãi suất cố định.


+ Các mức lãi suất chưa đa dạng chủ yếu phân chia mức lãi suất dựa vào thời hạn vay và gửi tiền.

Bên cạnh đó, chính sách lãi suất của t ng chi nhánh ngân hàng còn thiếu sự chủ động, phụ thuộc nhiều vào chính sách lãi suất của Trụ sở chính. Nếu các chi nhánh ngân hàng muốn có sự thay đổi phải được phép Tổng giám đốc. Cán bộ ngân hàng khi nhận tiền gửi và cho vay đều theo lãi suất đã được ấn định sẵn.

Những hạn chế đó sẽ làm cho Agribank khó khăn hơn trong việc điều chỉnh cơ cấu TSC, TSN bằng công cụ lãi suất, làm cho cơ cấu TSC, TSN chứa đựng rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

- Một số chính sách đ ban hành chưa thực sự có hiệu lực


Chẳng hạn như chính sách quản trị thanh khoản của Agribank: Agribank đã ban hành Quyết định số 2140/ QĐ – HĐTV – TKDB về Qui định quản trị thanh khoản. Tuy nhiên, trên thực tế Agribank mới chỉ thực hiện một số nội dung trong đó nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN và BĐH. Thêm vào đó, một số phần được qui định trong khung quản trị rủi ro thanh khoản vẫn chưa được thực hiện, ví dụ: Agribank chưa định kì thực hiện mô phỏng thanh khoản và phân tích kịch bản. gribank chưa lập tất cả các báo cáo đã được nêu ra trong chính sách quản trị thanh khoản.

- Khả năng dự báo biến động thị trường của Agribank còn nhiều h n chế


Công tác thông tin, dự báo lãi suất chưa được quan tâm. Agribank vẫn chưa có bộ phận theo dõi và thu thập thông tin, chưa có các chuyên gia theo dõi để đưa ra các dự báo về xu hướng của lãi suất. Chính vì vậy, trong kế hoạch kinh doanh của mình, mức lãi suất được sử dụng chỉ là mức lãi suất dự kiến, phỏng đoán vào thời điểm lập kế hoạch, không phải là kết quả của việc nắm thông tin, phân tích và dự báo theo đúng nghĩa của dự báo lãi suất.

Trong quản trị rủi ro thanh khoản, Agribank chưa có các dự báo chính xác về dòng tiền. Công tác dự báo về tình hình vĩ mô, vi mô; tình hình kinh tế thị trường chưa được chú trọng, dẫn đến sự dự báo về việc tăng giảm các dòng tiền ra, vào


ngân hàng chưa chính xác.


- Cơ chế quản trị vốn nhằm cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn vẫn theo cơ chế phân tán, đ bộc lộ nhiều h n chế.

Với cơ chế quản trị vốn phân tán hiện nay, do các chi nhánh tự cân đối vốn nên nhiều chi nhánh không đảm bảo được độ khớp kì hạn giữa huy động và sử dụng vốn. Do vậy, toàn hệ thống gặp khó khăn trong những thời điểm thiếu hụt thanh khoản, khi đó Agribank đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của NHNN và đi vay các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao nhằm bù đắp thanh khoản, với số lượng tiền vay tăng rất cao như đã phân tích ở bảng 2.1, 2.11 và biểu đồ 2.3.

Mặt khác, do không quản trị tập trung được vốn huy động về mặt kì hạn dẫn đến tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn mặc dù cơ bản vẫn nằm trong giới hạn được phép theo qui định của NHNN song trong giai đoạn t cuối năm 2009 đến nay đã có xu hướng tăng lên rõ rệt như đã phân tích ở biểu đồ 2.16. Với cơ chế quản trị vốn phân tán như hiện nay của Agribank, thực chất rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất không được quản trị tập trung dẫn đến khó kiểm soát được tình trạng thanh khoản cũng như chênh lệch nhạy cảm lãi suất.

Qua khảo sát ở BIDV là NH đã chuyển sang cơ chế quản lí vốn tập trung t năm 2007, cho thấy hệ số mức chênh giữa khe hở nhạy cảm lãi suất so với tổng TSC được NH này kiểm soát tốt hơn, thường BIDV duy trì hệ số mức chênh so với TSC tương đối thấp và có lợi theo chiều hướng biến động của lãi suất thị trường, trong khi hệ số mức chênh của Agribank thường ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi lãi suất thị trường biến động như đã chỉ ra ở biểu đồ 2.17

- Về đánh sản phẩm mới.


Hiện tại, sản phẩm mới thuộc phạm vi liên quan đến nghiệp vụ quản trị theo ngành dọc của ban nào sẽ do ban đó làm đầu mối quản trị, cải tiến và xây dựng. Ban đầu mối có trách nhiệm xin ý kiến của các phòng ban khác bao gồm Ban Pháp chế, Ban kiểm soát nội bộ, và các phòng ban có liên quan, trong đó có Ban Kế hoạch Nguồn vốn và các phòng, SGD (phòng Quản lí và kinh doanh Vốn, phòng Quản lí


rủi ro). Cụ thể, khi phát triển một sản phẩm, dịch vụ mới, Ban Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm sẽ phổ biến thông tin về sản phẩm mới đó tới các phòng/ban liên quan. Sau đó, các phòng/ban liên quan sẽ đánh giá về sản phẩm mới dựa trên kinh nghiệm và đưa ra các ý kiến đóng góp/phản hồi về sản phẩm.

Như vậy, Agribank chưa có một qui trình bằng văn bản để đánh giá sản phẩm dịch vụ mới trong đó có các bước đánh giá và bao gồm rủi ro lãi suất và tính thanh khoản của các sản phẩm. Các ý kiến đánh giá về sản phẩm mới chưa phản ánh rõ các vấn đề về thanh khoản, rủi ro lãi suất cũng như các hành động báo cáo và các biện pháp giảm thiểu rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất thích hợp.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ còn nhiều yếu kém


Hiện tại Agribank chưa thiết lập được môi trường kiểm soát tốt, chưa đánh giá hết được các rủi ro tiềm ẩn, chưa thiết kế được các hoạt động kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả, chưa có sự trao đổi thông tin tốt nhất giữa các bộ phận trong nội bộ cũng như việc giám sát các qui trình nghiệp vụ, quản lí rủi ro chưa được thực hiện tốt. Những yếu kém đó không chỉ làm cho chất lượng quản trị rủi ro của Agribank suy giảm mà còn làm cho rủi ro hoạt động đặc biệt là rủi ro đạo đức trong thời gian gần đây của Agribank tăng lên đáng kể. Theo thống kê số cán bộ của Agribank bị bắt liên quan đến hoạt động ngân hàng là nhiều nhất trong các ngân hàng, rải đều ở các chi nhánh, điểm giao dịch t Bắc xuống Nam, gần như tháng nào cũng có các vụ bắt giữ cán bộ của Agribank đăng trên báo chí trong hai năm 2011 và 2012. Rủi ro hoạt động nói chung và rủi ro đạo đức nói riêng cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của Agribank, kéo theo các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, …và tất nhiên gây khó khăn hơn cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng, làm giảm chất lượng của quản trị rủi ro nói chung và ALM nói riêng của Agribank.

- Ch t ượng nguồn nhân lực của NH chưa đáp ứng đủ nhu cầu


Chất lượng nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu xa nhất của những rủi ro mang tính chủ quan trong hoạt động của NH. Trình độ, năng lực của cán bộ ngân


hàng trong quản trị nói chung và ALM nói riêng còn hạn chế, chưa chủ động sáng tạo, xuôi chiều, làm theo mệnh lệnh là chủ yếu. Chưa có đội ngũ cán bộ tư vấn để có thể đưa ra các chính sách LM, chính sách quản trị rủi ro lãi suất, thanh khoản cho phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng mình. Chưa xác định được các bước đi chuẩn tắc trong qui trình ALM nhằm thực hiện được các chức năng và đạt mục tiêu ALM tốt nhất.

Nguyên nhân khách quan

- ALM à v n đề phức t p với các chức năng ph m vi tương đối rộng, đòi hỏi phải xây dựng được một khung quản trị toàn diện và đồng bộ áp dụng t cấp cao nhất cho đến những đơn vị/bộ phận kinh doanh nhỏ nhất, cho phép quản trị toàn diện tất cả khoản mục TSC, TSN và các dạng rủi ro liên quan, t việc xác định khẩu vị rủi ro phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh tổng thể, các chính sách đưa ra các nguyên tắc thống nhất về LM, qui trình, thủ tục về việc xác định, đo lường, kiểm soát rủi ro cho đến hệ thống thông tin và báo cáo... Với đặc thù của Agribank là mạng lưới chi nhánh rộng, quản trị vốn phân tán theo cơ chế cũ thì việc hoàn thiện khung LM là cả một vấn đề rất khó khăn.

- Rủi ro hệ thống của NH xu t phát từ hệ quả của các chính sách kinh tế vĩ m . Chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong một thời gian dài v a qua là ưu tiên tăng trưởng nhanh. Điều này làm tăng nhanh nhu cầu về vốn và dịch vụ ngân hàng, tạo động lực cho số lượng và qui mô TCTD Việt Nam phát triển rất nhanh và nhanh hơn cả mức độ cải thiện về năng lực quản trị của các TCTD, điều này dẫn đến rủi ro hệ thống là rất cao.

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, các NH trong nước đua nhau tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo năng lực tài chính, giữ thị phần trước sự cạnh tranh của các NH nước ngoài thâm nhập vào thị trường VN. Thêm nữa, với các văn bản của Chính phủ, cơ quan quản lí, NHNN về yêu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu đối với NHTM cổ phần, các NH đã phải chạy đua nhằm đáp ứng được yêu cầu về vốn tối thiểu theo luật định là 1000 tỉ và 3000 tỉ tương ứng vào năm 2008 và 2010 (theo


Nghị định 141-CP/2006 và Thông tư 13/2010 –TT/NHNN liên quan đến tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu). Khi vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu tăng đã gây áp lực đối với các NH là phải đảm bảo mức lợi nhuận hợp lí và con đường mà các NHTM đều hướng đến là tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá khi lợi nhuận chủ yếu của các NH tại VN là t tín dụng. Áp lực tăng trưởng tín dụng ở tốc độ cao có thể dẫn đến việc chất lượng nợ suy giảm, đẩy nợ xấu tăng.

Và thực tế là trong giai đoạn dài, chính sách tiền tệ, tài khóa đã nới lỏng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đã tạo điều kiện cho các TCTD tăng nhanh tín dụng và tài sản cùng những yếu kém, rủi ro tiềm ẩn của hệ thống các TCTD chưa bộc lộ và ngày càng lớn hơn. Khi nền kinh tế có những bất ổn (t năm 2008 đến nay), sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, cơ sở hạ tầng trở thành điểm nghẽn, lạm phát tăng cao tới 22% vào cuối năm 2008, rồi giảm sâu xuống 4,09% năm 2014. Để kiềm chế lạm phát và những bất ổn vĩ mô, các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ được điều hành theo hướng thắt chặt, đã có tác động mạnh tới lạm phát và sức cầu của nền kinh tế. Đặc biệt là tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), ngân hàng. Đối với không ít DN, vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu vay ngân hàng, trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng luôn ở mức cao (18%- 25 vào năm 2010, 2011, sau đó giảm dần xuống mức 15% -17% vào năm 2012, 2013) và 8 - 12 vào năm 2014. Với lãi suất vay cao, thị trường đầu ra cho sản bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân, hàng tồn kho tăng cao, nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn. Mỗi năm có khoảng vài chục ngàn DN giải thể, d ng hoạt động. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế có nhiều biểu hiện được phục hồi, nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ DN đã được triển khai, thị trường tài chính có một số chuyển biến tích cực nhưng số DN giải thể, d ng hoạt động vẫn cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ ngân hàng, tương ứng với việc nợ xấu giữa DN với ngân hàng ngày càng cao, kéo theo ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các NH.

Trong đó, nợ xấu tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản do vào những năm tăng trưởng tín dụng nóng, một lượng vốn tín dụng lớn được đầu tư vào lĩnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022