Các Nguyên Tắc Điều Chỉnh Quan Hệ Đại Diện Theo Pháp Luật Của Doanh Nghiệp

với các bên liên quan như cơ quan nhà nước, Tòa án. Từ lần sửa đổi Luật Công ty vào tháng 10/2009, Anh đã cho phép Công ty không nhất thiết phải bổ nhiệm vị trí Thư ký công ty mà có thể bỏ trống hoặc được tích hợp trong vai trò của giám đốc (Director) [109]. Trong công ty của Anh, các giám đốc có chức năng đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch bên ngoài [118, Điều 40]. Do đó, phạm vi đại diện phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ hợp đồng giữa Giám đốc với công ty hoặc theo nhiệm vụ và chức năng của họ trong quản trị doanh nghiệp.

Từ các quy định trên, có thể nhận ra nội dung chính trong đại diện của công ty trong luật Anh - Mỹ chủ yếu là phân tích phạm vi chức năng, cách thức giải quyết vấn đề phát sinh từ hành vi của người đại diện của công ty hoặc các vấn đề được ủy quyền. Pháp luật được xây dựng dựa trên án lệ và lý thuyết về công ty, HĐQT (Board of Director), Giám đốc điều hành (Director).

Cùng là nước pháp luật xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc có một số quy định tương tự Việt Nam. Trong Luật Công ty Trung Quốc năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 2005 đã ghi nhận khái niệm người ĐDTPL [124, Khoản 9 Điều 22] và quy định người ĐDTPL của công ty TNHH là Chut tịch HĐTV [124, Điều 45] và Chủ tịch HĐQT đối với CTCP [124, Điều 113].

Nghiên cứu quy định của pháp luật các nước trên, ta thấy rò mô hình đại diện của các công ty rất đa dạng và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Tuy nhiên một đặc điểm chung có thể thấy là tất cả các mô hình đều có ĐDTPL của công ty và không có người đại diện duy nhất có thẩm quyền đại diện chung cho công ty mà có nhiều người đại diện. Bên cạnh đó, các quốc gia nhấn mạnh quyền tự chủ của công ty đối với mô hình đại diện của công ty. Các quốc gia không duy trì chức danh ĐDTPL của doanh nghiệp độc lập mà quy định theo nguyên tắc: người có quyền điều hành, quản lý có quyền đại diện cho doanh nghiệp, có nghĩa rằng không có sự phân tách giữa quyền đại diện với bên ngoài và quyền lực quản trị nội bộ bên trong của doanh nghiệp

Nghiên cứu kỹ chức danh người ĐDTPL, có thể thấy các quốc gia đều chỉ định theo vị trí chức danh quản lí điều hành. Đó là những vị trí có quyền quản lý trong doanh nghiệp. Pháp luật của Đức, Pháp hay Anh đều ghi nhận quy định đó. Chí có khác một điểm, theo quy định của pháp luật Anh, luật chỉ định

rò Giám đốc (Director) có quyền đại diện cho doanh nghiệp, trong một số trường hợp đặc thù là HĐQT (The Board of Director) có quyền lực đó. Mối quan hệ này được xác định theo mối quan hệ ủy thác chứ không phải dựa trên nguyên tắc chỉ định người ĐDTPL của một chủ thể hư cấu là pháp nhân công ty. Hay nói cách khác, lý thuyết hiện thực được thừa nhận chủ đạo trong pháp luật nước này. Do đó, những người có quyền đại diện trước Nhà nước và bên thứ ba trở nên đa dạng hơn (HĐQT, giám đốc điều hành, thư ký công ty, nhân viên cấp cao, đại lý) bởi pháp luật không phân biệt về nguồn gốc hình thành quan hệ đại diện đó là từ hợp đồng hay từ bản chất pháp lý của pháp nhân. Từ đó cho thấy, hệ thống đại diện theo pháp luật Anh linh hoạt hơn song cũng yêu cầu trình độ quản trị doanh nghiệp chặt chẽ hơn trong việc phân bổ quyền lực trong doanh nghiệp.

* Cơ quan giám sát người đại diện

Điểm khá thú vị của luật Đức đó là trách nhiệm giám sát người đại diện được thực hiện theo cách chuyên môn hóa nhằm đảm bảo không chỉ lợi ích của cổ đông mà còn có lợi ích của các bên liên quan. Nếu giám đốc điều hành của Công ty TNHH phải tuân theo quy định về phạm vi quyền hạn của các thành viên công ty thì HĐQT của CTCP không chịu sự hạn chế quyền hạn của các cổ đông mà chỉ chịu sự kiểm soát của Ban kiểm soát. Quy định này ngăn chặn các cổ đông vì tối đa hóa lợi ích của mình mà có những chính sách xem nhẹ lợi ích của các bên liên quan trong khi đây là loại hình công ty có thể phát hành vốn trên thị trường chứng khoán [119, Điều 37.1]. Đồng thời Luật quy định tại Điều 112: ban giám sát có quyền đại diện cho công ty (trên cả thẩm quyền của ban giám đốc) trong vụ kiện nhân danh công ty [119,Điều 112].

* Bảo vệ người thứ ba

Ở Anh, mối quan hệ với bên thứ ba được điều chỉnh theo Luật đại diện, bên cạnh nguyên tắc công ty không thể từ chối trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba bởi sự hạn chế về thẩm quyền của Giám đốc công ty rất rò ràng. Chính điều đó làm cho việc thực hiện giao dịch của Công ty với bên thứ ba trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Minh chứng cho việc người thứ ba không bị ảnh hưởng bởi thẩm quyền hạn chế của giám đốc khi tiến hành giao dịch với họ là quy định tại Điều 161: “Hành vi của một người làm giám đốc là hợp lệ mặc dù sau đó

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

phát hiện ra: (a) có khiếm khuyết trong việc bổ nhiệm chức vụ giám đốc; (b) người đó đã bị sa thải chức vụ giám đốc; (c) người đó đã không còn giữ chức vụ; (d) người đó không được quyền bỏ phiếu về vấn đề được đề cập. Trường hợp này áp dụng cả trong trường hợp nghị quyết bổ nhiệm giám đốc công ty cổ phần đại chúng bị vô hiệu do không thỏa mãn quy định số phiếu đồng thuận tuyệt đối trong cuộc họp bỏ phiếu riêng lẻ”.

Ở Pháp, việc bảo vệ người thứ ba cũng được quy định theo hướng khi các quyết định bổ nhiệm người ĐDTPL có sự vi phạm pháp luật sẽ không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của các văn bản, các giao dịch, các quyết định biểu quyết, phát biểu tại các cuộc họp của doanh nghiệp mà người ĐDTPL đã thực hiện. Pháp luật của Pháp cũng đi theo nguyên tắc này khi quy định tại Bộ luật thương mại Pháp năm 1807, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2020: “sự vi phạm pháp luật trong quyết định bổ nhiệm người đại diện sẽ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của các thỏa thuận mà người đó đã tham gia” [117; Điều 225- 21]. Hoặc “Các điều khoản hạn chế quyền hạn của người quản lý không có hiệu lực đối với bên thứ ba” [117; Điều 223-18] Cách giải quyết vấn đề đó là phù hợp với nguyên tắc bảo vệ người thứ ba và đề cao năng lực quản trị doanh nghiệp của các công ty cũng như tránh sự lạm dụng quyền phán quyết của Tòa án để đẩy trách nhiệm sang cho người khác của doanh nghiệp.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 10

* Nghĩa vụ của người đại diện

Có thể nhận thấy điểm chung của tất cả văn bản pháp luật các quốc gia đều quy định về nghĩa vụ của người đại diện của doanh nghiệp. Cụ thể, Luật CT TNHH Đức quy định nghĩa vụ của giám đốc điều hành: “phải thể hiện sự quan tâm, thận trọng trong các vấn đề của công ty. Nếu vi phạm nghĩa vụ của mình, giám đốc phải chịu trách nhiệm trước công ty về những thiệt hại phát sinh. Ngoài ra, các giám đốc điều hành phải chịu trách nhiệm, nếu cần thiết, thanh toán các khoản nợ sau khi công ty phá sản hoặc sau khi xác định được tình trạng phá sản nghiêm trọng [120; Điều 64]. Những trách nhiệm này nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra cho người thứ ba do hành vi vi phạm của giám đốc điều hành. Tương tự, Luật Công ty của Anh năm 2006, sửa đổi năm 2018 quy

định về nghĩa vụ của các giám đốc điều hành (Director) từ Điều 171 – 177 rất chi tiết. Các nghĩa vụ của giám đốc điều hành của công ty bao gồm: nghĩa vụ hành động trong phạm vi quyền hạn, nghĩa vụ thúc đẩy sự thành công của công ty, nghĩa vụ trung thành, cẩn trọng và trung thực, nghĩa vụ tranh xung đột lợi ích, nghĩa vụ không nhận lợi ích từ bên thứ ba.

Đồng thời, điểm tiến bộ của văn bản luật này thể hiện rò hơn qua các điều khoản miễn trừ trách nhiệm của giám đốc, theo đó, các thỏa thuận nhằm miễn trách nhiệm pháp lý cho giám đốc công ty do các hành vi vi phạm nghĩa vụ đều vô hiệu. Các thỏa thuận có nội dung công ty trực tiếp hoặc gián tiếp bồi thường cho giám đốc liên quan tới trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm nghĩa vụ sẽ bị vô hiệu, trừ trường hợp có thỏa thuận với bên cung cấp bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, thỏa thuận hợp pháp về trách nhiệm bồi thường cho bên thứ 3, điều kiện bồi thường của chế độ hưu trí thỏa mãn điều kiện. “Quy định này được áp dụng với bất kỳ điều khoản nào trong Điều lệ hoặc trong bất kì Hợp đồng nào với công ty” [118; Điều 232]. Trách nhiệm về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với giám đốc được quy định tại Điều 233. Bằng các quy định này, Luật Công ty của Anh năm 2006, sửa đổi năm 2018 bảo vệ quyền lợi cho công ty, quyền lợi cho cổ đông và các bên liên quan rất tốt, bất kể nguồn gốc hình thành quan hệ đại diện của Giám đốc điều hành ở đây là thành viên HĐQT đương nhiên hay là được thuê.

Từ sự nghiên cứu mô hình ĐDTPL trong pháp luật một số nước, ta thấy có điểm chung là người ĐDTPL có quyền nhân danh doanh nghiệp và quyền đại diện được phân bố cho một hoặc nhiều cá nhân, trong đó có cả pháp nhân. Sở dĩ có các quy định đó bởi pháp luật các nước Đức, Pháp, Anh đã phân bổ quyền đại diện cho các vị trí quản lý trong công ty bao gồm: HĐQT, giám đốc điều hành. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của ĐDTPL cũng được quy định chi tiết, cụ thể với cơ chế giám sát rò ràng. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt như phạm vi thẩm quyền, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba do quan điểm pháp lý ở các quốc gia khác nhau. Những điểm tương đồng và khác biệt đó là sự tham khảo đối với các nhà lập pháp Việt Nam khi nghiên cứu về vấn đề này.

2.6. Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

2.6.1. Đảm bảo nguyên tắc hài hòa sự can thiệp ý chí của Nhà nước với quyền tự quyết của doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật đại diện của doanh nghiệp

Đại diện là hình thức không thể thiếu của doanh nghiệp khi thực hiện chức năng của mình. Với các nội dung đó, phạm vi pháp luật doanh nghiệp ở đây cần xác định theo nghĩa rộng, bao gồm các văn bản luật có quy định pháp lý điều chỉnh về ĐDTPL cần thống nhất với nhau. Vì ĐDTPL có nguồn gốc từ đại diện, một vấn đề rất rộng và có sự kiên kết khá chặt chẽ với BLDS nên giữa LDN và BLDS cần có sự tương tích. Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh về cơ cấu quản trị, phân bổ quyền lực cho các cơ quan trong doanh nghiệp cần được quy định trong LDN. Sự thống nhất giữa hai văn bản này được xác định theo nguyên tắc can thiệp trong quan hệ pháp luật đại diện như: xử lý các giao dịch vượt quá phạm vi đại diện hoặc không có thẩm quyền đại diện. Còn các vấn đề khác liên quan trực tiếp tới đặc trưng của doanh nghiệp cần được quy định cụ thể trong LDN. Mặt khác, do hoạt động của người ĐDTPL từ khi doanh nghiệp thành lập đến chấm dứt hoạt động nên có liên quan trực tiếp đến văn bản như LDN, LPS. Các quy định trong LPS cũng cần được quy định thống nhất với LDN về chức danh người đại diện, xác định người đại diện hợp pháp thay mặt doanh nghiệp và trách nhiệm của người đại diện khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Như đã phân tích, lý thuyết đại diện được xem là nền tảng lý luận cho việc thiết lập và điều chỉnh quan hệ đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lý thuyết về bản chất pháp lý của công ty ảnh hưởng đến xác định các chủ thể trong mối quan hệ đại diện của doanh nghiệp. Các lý thuyết hay cách tiếp cận lý luận sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để xác định nguyên tắc xây dựng quy phạm pháp luật đồng thời cũng là một trong các cơ sở đánh giá sự đầy đủ, mức độ hoàn thiện của pháp luật về vấn đề này. Nguyên tắc này thể hiện ở các khía cạnh như:

Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo vai trò chi phối của pháp luật doanh nghiệp về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phù hợp với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo lý thuyết giả tưởng (Fiction Theory), quy định của pháp luật là được đề cao bởi quan điểm công ty có tư cách pháp nhân là sản phẩm của pháp luật. Do đó, các quy định có xu hướng chi tiết, điều chỉnh đây đủ và đảm bảo nguyên tắc Nhà nước đặt ra, trong đó có ý chí của Nhà nước đối với việc bảo vệ lợi ích cộng đồng như chức năng của Nhà nước. Trái ngược với hệ quả đó, lý thuyết hiện thực (Realistic Theory) cho rằng pháp luật giữ vai trò ghi nhận và điều chỉnh quan hệ đại diện của doanh nghiêp vốn đã tồn tại khách quan. Do đó, pháp luật điều chỉnh phần nào nghiêng về bảo vệ ý chí và quan điểm của các cổ đông, doanh nghiệp. Hay nói cách khác, sự can thiệp bằng pháp luật không toàn diện mà một phần nội dung trong quan hệ đại diện được điều chỉnh bởi thị trường. Với hai cách tiếp cận này đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Đề cao sự can thiệp của pháp luật dễ dẫn tới tình trạng độc đoán, áp đặt một cách cứng nhắc ý chí của Nhà nước vào mối quan hệ đại diện của doanh nghiệp. Nếu LDN chỉ dừng ở mức độ ghi nhận và điều chỉnh quan hệ đại diện theo hướng trao quyền quyêt định trong quản trị và đại diện của doanh nghiệp sẽ khó đạt được mục tiêu chung về bình đẳng và phát triển xã hội. Quan điểm cá nhân tác giả nghiêng về xu thế pháp luật doanh nghiệp chỉ điều chỉnh các vấn đề cơ bản và nguyên tắc, cách thức để xử lí tranh chấp có thể xảy ra liên quan vấn đề đại diện. Quan điểm này tương tự với quan điểm của các nhà nghiên cứu pháp luật của Mỹ sau khi nghiên cứu thực tiễn thực thi pháp luật doanh nghiệp liên quan đến tranh chấp giữa các cổ đông với các giám đốc, là đại diện của doanh nghiệp. Các bằng chứng vô tội, bảo hiểm, sự che đậy của các lãnh đạo trong doanh nghiệp, chi phí kiện tụng lớn là những rào cản làm hạn chế việc yêu cầu bồi thường thiệt hại cho các cổ đông từ các giám đốc công ty khi có hành vi vi phạm. Do đó, “luật doanh nghiệp có thể được hiểu là tốt nhất khi cung cấp những hướng dẫn thể theo nguyện vọng về cách thức các giám đốc nên quản lý công việc của công ty” [30,tr 698].

Thứ hai, xây dựng mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp cần dựa trên lý thuyết pháp lý phù hợp, đảm bảo quyền tự quyết của doanh nghiệp trong phân

bổ quyền lực quản trị của doanh nghiệp. Việc tiếp cận từ lý thuyết giả tưởng hay lý thuyết hiện thực, thiết lập mô hình đại diện độc lập, thống nhất hay mô hình đại diện với đa dạng chủ thể được trao quyền trong doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở lí luận thống nhất và đặc trưng kinh tế xã hội của Việt Nam. Tác giả nhận thấy những đặc trưng của các doanh nghiệp ở Việt Nam ít nhiều ảnh hưởng đến việc xác lập mô hình ĐDTPL của pháp luật ở Việt Nam. Lịch sử phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ kinh tế bao cấp với tính chất phụ thuộc mệnh lệnh hành chính nên trao quyền đại diện lớn vào một cá nhân và không hình thành cơ chế giám sát hữu hiệu đã lý giải kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam chưa cao. Từ sau năm 1986, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam đã có bước phát triển nhưng với kinh nghiệm còn non trẻ, chưa có quy mô vốn lớn và phần lớn mang tính chất gia đình. Chính điều đó ảnh hưởng tới việc lựa chọn, tiếp nhận các quy định của pháp luật về mô hình đại diện của doanh nghiệp. Do đó, hơn bao giờ hết, khi thiết lập mô hình đại diện của doanh nghiệp, cần phải tôn trọng nguyên tắc tự định đoạt của doanh nghiệp bởi điều này liên quan đến từng doanh nghiệp cụ thể và đây là quan hệ pháp luật tư. Chính vì điều này, việc thiết lập cơ chế tự điều chỉnh của doanh nghiệp thông qua vai trò của Điều lệ được xem là phương thức tối ưu.

Nếu xem doanh nghiệp là một “xã hội nhỏ” thì có thể xem Điều lệ như là “hiến pháp” của xã hội đó. Điều lệ là bản ghi nhận sơ đồ bộ máy tổ chức và cách thức hoạt động của doanh nghiệp, trong đó chứa đựng những thông tin quan trọng như tên, địa chỉ, trụ sở, vốn Điều lệ, danh tính và thẩm quyền người đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các thành viên cũng như thể thức thông qua quyền quyết định của doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh... Do đó, Điều lệ có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng trách nhiệm, lợi ích giữa các thành viên trong công ty, tạo cơ chế vận hành trong doanh nghiệp giữa hệ thống các cơ quan nội bộ được tổ chức chặt chẽ và có sự phân quyền rò ràng. Đồng thời, Điều lệ cũng là căn cứ giải quyết tranh chấp nội bộ phát sinh giúp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ổn định. Pháp luật các nước đều ghi nhận vai trò của Điều lệ thông qua các quy định mở đường, hướng dẫn cách thức cho Điều lệ thông qua quy định chi tiết

của LDN hoặc ban hành hướng dẫn những Điều lệ mẫu. Đây được xem là luật nội bộ của công ty.

Bên cạnh Điều lệ, các bản quy chế hoạt động trong nội bộ công ty cần được chú trọng như quy tắc nội bộ quản trị công ty. Đây là bản quy đinh những nguyên tắc và thông lệ được áp dụng trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan có thẩm quyền trong doanh nghiệp. Các văn bản khác như Quy tắc đạo đức, Nội quy lao động được ban hành trong doanh nghiệp cũng là văn bản thể hiện giá trị, đặc trưng của từng doanh nghiệp.

Với vai trò, vị trí quan trọng đó, việc thiết lập cơ chế hoạt động của người ĐDTPL của doanh nghiệp bằng quy định phân định thẩm quyền đại diện rò ràng, quyền và nghĩa vụ minh thị với cơ chế phối hợp hoạt động và giám sát lẫn nhau hiệu quả giữa ba cơ quan nắm giữ quyền lực: quyền sở hữu, quyền điều hành và quyền giám sát là một trong những tiền đề quan trọng nhất cho các doanh nghiệp phát triển.

Thứ ba, nguyên tắc này đươc thể hiện trong quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL

Trong quy định của pháp luật thể hiện chức năng quản lý của mình thông qua cơ chế hậu kiểm nhằm kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và người ĐDTPL. Trách nhiệm pháp lý của người ĐDTPL của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự cần được tách bạch giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Trách nhiệm dân sự có hai trường hợp: cá nhân người đại diện chịu trách nhiệm với người thứ ba và trách nhiệm bồi thường cho chính doanh nghiệp khi họ có hành vi gây thiệt hại. Trong trường hợp người đại diện không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ, có biện pháp phòng ngừa để bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Ở nhiều nước phương Tây, ví dụ như Anh, các doanh nghiệp hỗ trợ người đại diện mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để đề phòng sự cố xảy ra (Điều 233 Luật Công ty của Anh năm 2006, sửa đổi năm 2018). Số tiền bảo hiểm bao gồm các thiệt hại phát sinh hoặc các chi phí phát sinh do doanh nghiệp phải chi trả trong quá trình tố tụng mà trong đó người đại diện là bị đơn.

Đối với trách nhiệm hình sự, với vai trò là người đại diện, là thể nhân thể hiện rò ý định và hành vi trực tiếp trong tội hình sự phạm phải, người đại diện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022