Đại Diện Theo Pháp Luật Giữa Vợ Chồng Trong Quan Hệ Kinh Doanh Khi Một Bên Bị Hạn Chế Năng Lực Hành Vi Dân Sự.

như thế nào. Do đó có thể áp dụng quy định của BLDS 2005 để vợ hoặc chồng đương nhiên trở thành giám hộ.

Như vậy có thể thấy, mặc dù BLDS đã quy định: “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; Nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người dám hộ” [29, khoản 1 Điều 62] hay Luật HN&GĐ 2014 cũng quy định người còn lại đương nhiên là đại diện của chồng trong quan hệ kinh doanh nhưng đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể lại có những quy định khác nhau, đảm bảo cho sự phát triển phù hợp của loại hình đó trong nền kinh tế thị trường chứ không thể chỉ dựa vào quyền lợi của một bên nào.

Thứ tư, Khi vợ chồng dùng tài sản của mình để ký kết giao dịch kinh tế với bên thứ ba thì giao dịch đó sẽ được coi là có hiệu lực kể từ thời điểm được quy định tại hợp đồng, nếu không quy định thì căn cứ theo quy định của pháp luật. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực quyền và nghĩa vụ của các Bên đã được phát sinh. Do đó khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự ,đương nhiên người còn lại trở thành người giám hộ, thay mặt thực hiện tất cả các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Ví dụ: A và B là vợ chồng cùng nhau góp 100.000.000 đồng để kinh doanh. Sau khi bàn bạn A và B đồng ý ký kết Hợp đồng mua bán 10 tấn thanh long của Công ty X để làm đầu mối phân phối cho các nhà buôn nhỏ lẻ trong địa phương. Theo nội dung Hợp đồng thì thời hạn của Hợp đồng là 05 tháng kể từ ngày Hợp đồng được ký kết và mỗi tháng công ty X phải giao đủ cho vợ chồng A và B 02 tấn thanh long đến địa chỉ nhà của A và B. Việc thanh toán sẽ thực hiện ngay sau khi giao hàng và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vợ chồng A và B sẽ thanh toán 80% giá trị hàng hóa hóa đã nhận, 20% còn lại sẽ thanh toán vào thời điểm bàn giao hàng đợt cuối. Sau khi Hợp đồng có hiệu lực được 01 tháng

thì anh B là chồng của A có những biểu hiện không bình thường trong nhận thức và hành vi. Thường xuyên đánh đập vợ con vô cớ, phá hoại tài sản, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Ngoài ra B còn thường xuyên đi lang thang không về nhà. Mặc dù hai vợ chồng làm ăn kinh doanh đã lâu nhưng không thành lập Công ty mà chỉ kinh doanh tại nhà và ký kết Hợp đồng với các đầu mối làm ăn để đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa và bán ra thị trường. Do tình trạng của chồng như vậy các Công ty ký kết Hợp đồng mua bán với vợ chồng A và B đề nghị A phải thay mặt cho B trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với họ.

Để có thể chi các khoản tiền thanh toán cho Công ty đối tác, A đã phải xin giám định đối với chồng là B và đề nghị Tòa tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự.

Sau khi xem xét hồ sơ theo đúng trình tự tố tụng, Tòa án đã ra quyết định tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự và A trở thành người giám hộ đương nhiên của B. Do đó sau khi có quyết định này của Tòa án, A được toàn quyền sử dụng số tiền mà hai vợ chồng đóng góp để kinh doanh là 100.000.000 đồng vào thanh toán các khoản nợ phải trả cho đối tác theo các Hợp đồng đã ký kết.

Theo quy định tại Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 sau khi có quyết định của Tòa án về tuyên bố B bị mất năng lực hành vi dân sự thì A có toàn quyền sử dụng tài sản mà vợ chồng kinh doanh chung để thực hiện các vấn đề liên quan đến giao dịch với đối tác. Tuy nhiên, theo quy định của BLDS 2005 thì đối với những giao dịch có giá trị tài sản lớn thì khi thực hiện phải được sự đồng ý của người giám sát giám hộ.


2.1.2. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định của BLDS 2005 thì: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”

Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 6

Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 quy định: “Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này” [28, Khoản 11 Điều 2].

Việc lệ thuộc này bao gồm về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có được những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy (Theo tổ chức y tế thế giới WTO).

Sự lệ thuộc ma túy về tâm thần thường chỉ là sự khởi đầu của quá trình nghiện ma túy và tiếp theo sẽ là sự lệ thuộc ma túy về thể chất. Người sử dụng ma túy sẽ tìm mọi cách để có ma túy, vì vậy mà không tự chủ được bản thân, dễ dẫn đến các hành vi có hại cho chính họ, gia đình và cộng đồng.

Điều kiện để xác định một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gồm:

- Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

- Người có quyền, lợi ích liên quan sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự dựa trên các kết luận của tổ chức giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án bằng quyết định của mình tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự của một cá nhân. Trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Như vậy sau khi tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì tình trạng pháp lý của họ sẽ giống như một người từ đủ sáu tuổi đến dưới mười lăm tuổi.

Trình tự thủ tục ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

Có thể thấy chế độ pháp lý giữa trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có sự khác nhau.

Như vậy vợ hoặc chồng muốn trở thành người đại diện cho người còn lại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của Tòa án.

Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trong trường hợp này vợ và chồng không còn được đại diện đương nhiên cho nhau nữa. Nếu muốn đại diện cho nhau thì vợ hoặc chồng phải được sự đồng ý của Cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Tòa án nhân dân, nơi ban hành ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc lựa chọn chủ thể là người đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người bị mất năng lực hành vi dân sự đã có sự khác biệt.

Khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại đương nhiên trở thành người đại diện theo pháp luật, khi đó người đại diện sẽ là người giám hộ. Tuy nhiên khi vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người còn lại trở thành người đại diện theo pháp luật khi có quyết định của Tòa án và chỉ được xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện.

Phạm vi đại diện được xác định theo quy định tại BLDS 2005: “Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải

có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày” [29, khoản 2 Điều 23].

Đối với trường hợp vợ chồng kinh doanh chung theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN&GĐ và một trong hai vợ chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có thể thấy:

Trong trường hợp Tòa án quyết định người còn lại là người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên trở thành người đại diện hợp pháp trong các quan hệ kinh doanh đó và được thực hiện các giao dịch có liên quan.

Trong trường hợp Tòa án quyết định người đại diện là người khác không phải là vợ hoặc chồng của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc quyết định các vấn đề liên quan đến quan hệ kinh doanh chung của vợ chồng phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Như vậy trong trường hợp này, quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 không thể áp dụng một cách đầy đủ mà phải có điều kiện.

Tuy nhiên có một thực tế mà cần phải hiểu rõ là: Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khác với người bị mất năng lực hành vi dân sự đó là tinh thần và tâm lý của họ không phải lúc nào cũng trong trạng thái mất kiểm soát hành vi. Lúc không sử dụng ma túy thì có thể coi tâm lý của họ hoàn toàn bình thường. Do vậy rất có thể xảy ra trường hợp người đang trong tình trạng bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 để giao dịch và trục lợi với bên thứ ba. Trong trường hợp người thứ ba ngay tình thì hậu quả xảy ra ai sẽ chịu trách nhiệm. Đây còn là một bỏ ngỏ trong quy định của pháp luật đối với việc được đương nhiên đại diện cho nhau trong kinh doanh chung mà Luật HN&GĐ 2014 quy định.

2.1.3. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng khi một bên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Đây là lần đầu tiên quy định về việc đại diện, giám hộ cho người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được BLDS 2015 cụ thể hóa. Theo đó “ Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” [34, Điều 23].

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi tuy nhiên chưa hoàn toàn mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có biểu hiện có lúc nhận thức được sự việc, làm chủ được hành vi nhưng có lúc lại không thể nhận thức được xung quanh cũng như không điều khiển được hành vi của mình.

Điều kiện để xác định một người là khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi:

- Không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự

- Có yêu cầu của bản thân người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan.

- Có cơ sở là kết luận giám định của pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi hoặc chồng gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tương tự người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi bị Tòa án ra quyết định tuyên bố khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người còn lại trở thành người đại diện theo pháp luật khi có quyết định của Tòa án và chỉ được xác lập các giao dịch trong phạm vi đại diện.

BLDS 2015 quy định: Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này [34, Điều 57].

Trong khoản 1 có quy định về việc người giám hộ có nghĩa vụ “Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự”.

Như vậy đại diện trong trường hợp này tương tự như trong như đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên, phạm vi đại diện trong các giao dịch dân sự lại không bị hạn chế nhằm bảo đảm quyền, lợi ích của người được đại diện.

2.2. Thực trạng đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh

2.2.1. Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.

Chủ thể trong quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh

Theo luật HN & GĐ 2014 thì: “Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này” [31, Khoản 2 Điều 25].

Luật HN & GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản” [31, Điều 36].

Như vậy có thể thấy vợ chồng khi sử dụng tài sản (chung hoặc riêng) để kinh doanh chung thì một người có quyền thực hiện các giao dịch đó, nhưng phải có thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên. Văn bản thỏa thuận ở đây có thể được hiểu là việc một bên ủy quyền cho bên còn lại được thực hiện các giao dịch liên quan đến phần tài sản của mình.

Luật HN & GĐ 2014 quy định: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng” [31, Khoản 2 Điều 24].

BLDS 2005 quy định: “Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện” [29, Khoản 1 Điều 142].

Chủ thể của quan hệ đại diện ở đây là cá nhân với cá nhân. Vợ hoặc chồng đại diện cho người còn lại trong quan hệ kinh doanh đối với tài sản chung của vợ chồng.

Hình thức trong quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023