Trong Trường Hợp Vợ, Chồng Đưa Tài Sản Chung Vào Kinh Doanh Thì Áp Dụng Quy Định Tại Điều 36 Của Luật Này” [31, Điều 25].

nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Việc không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình phải dựa trên kết luận của một tổ chức giám định.

- Người có quyền, lợi ích liên quan sẽ yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự dựa trên các kết luận của tổ chức giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Sau khi xem xét hồ sơ, Tòa án sẽ đưa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của một cá nhân. Trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Như vậy sau khi tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì tình trạng pháp lý của họ sẽ giống như một người chưa đủ sáu tuổi.

Đối với trường hợp vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án thì người còn lại sẽ đương nhiên trở thành đại diện nếu đáp ứng đủ các điều kiện được quy định của BLDS 2005 (Điều 60 và Điều 62) và luật HN & GĐ 2014 (Khoản 3 Điều 2).

Theo quy định tại BLDS 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 đối với điều kiện cá nhân được làm giám hộ (Điều 49) tách ra so với quy định tại Điều 60 BLDS 2005.

Để trở thành giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự thì trong trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 BLDS 2015 thì vợ hoặc chồng sẽ trở thành người đại diện đương nhiên của người còn lại khi thỏa mãn điều kiện của cá nhân làm người giám hộ.

Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực” [34, khoản 2 Điều 48].

Như vậy BLDS 2015 đã có những điểm mới về việc lựa chọn người giám hộ là cá nhân. Đây là quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi của người được giám hộ dựa trên những giấy tờ pháp lý rõ ràng, tránh tình trạng mặc định áp dụng giám hộ đương nhiên khi người được giám hộ tại thời điểm mà có đầy đủ năng lực hành vi dân sự lựa chọn người giám hộ khác.

Quyền và nghĩa vụ đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.

Sau khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ “thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” [31, Khoản 1 Điều 19].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Với tư cách là người giám hộ thì vợ hoặc chồng sẽ là người đại diện đương nhiên cho người còn lại bị mất năng lực hành vi dân sự.

Ngoài các nghĩa vụ về chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ (khoản 1 điều 67 BLDS 2005) thì người giám hộ còn có nghĩa vụ “Quản lý tài sản của người được giám hộ”; “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ” [29, khoản 3 Điều 67].

Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 5

Như vậy ở đây có thể thấy phạm vi đại diện trong quy định của BLDS 2005 và Luật HN &GĐ 2014 là thống nhất về quyền và nghĩa vụ.

Với tư cách là người giám hộ đương nhiên nên ngoài quyền và nghĩa vụ đối với các vấn đề khác thì vấn đề liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng cũng thuộc trách nhiệm của người đại diện.

Luật HN & GĐ 2014 quy định: “1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này” [31, Điều 25].

Luật HN &GĐ 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản” [31, Điều 36].

Khi nhắc đến quan hệ kinh doanh là nhắc đến việc xác lập một mối quan hệ mà ở đó các bên (ít nhất là hai bên) sử dụng tài sản hợp pháp để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Với việc loại trừ khoản 2 thì có thể hiểu rằng khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ xác định trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung ở đây là bằng tài sản riêng, còn khoản 2 là xác định vợ, chồng kinh doanh chung bằng tài sản chung. Là một quy định mới lần đầu tiên được đưa vào trong chế định luật HN& GĐ nên vẫn còn những vấn đề chưa làm rõ được bản chất. Quy định lại không đòi hỏi việc kinh doanh đó được xác lập dưới hình thức gì. Vô hình chung được hiểu rằng dù giao dịch đó được thực hiện bằng hành động, lời nói hoặc bằng văn bản đều được chấp thuận.

Sở hữu chung của vợ chồng đã được BLDS cũng như luật HN & GĐ quy định. Theo đó thì sở hữu chung gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. BLDS 2005 quy định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Đến BLDS 2015 được quy định cụ thể hơn sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Đặc điểm của chế độ sở hữu chung vợ chồng là sự bình đẳng hoàn toàn đối với tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân, không phụ thuộc vào việc ai trực tiếp làm ra tài sản đó. Việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung mà pháp luật

quy định phải tuân theo hình thức nhất định thì sự thỏa thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo.

Vợ chồng có quyền lựa chọn hình thức sở hữu tài sản theo luật định hoặc theo thỏa thuận, có thể có tài sản chung và tài sản riêng.

Đối với tài sản chung vợ chồng có quyền ngang nhau và có thể ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nó. Vì tài sản của vợ chồng là sở hữu chung theo phần có thể phân chia nên vợ chồng có quyền sử dụng tài sản chung đó vào kinh doanh bằng việc ủy quyền cho người còn lại đứng ra giao dịch hoặc tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây đều là những quy định phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho cả vợ và chồng. Tuy nhiên việc lựa chọn chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân cũng dễ gặp phải những bất cập nhất định. Xã hội dù có văn minh, phát triển như thế nào, cho dù quan niệm về xã hội, kinh tế có đạt tầm cao văn minh như thế nào thì gia đình và quan hệ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng vẫn cần được củng cố và giữ gìn những giá trị mang tính đặc thù của nó, không nên phá vỡ, đó là sự hi sinh vì nhau và cùng chung lưng đấu cật trong việc xây dựng, quản lý và định đoạt tài sản chung, củng cố và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, mà vợ chồng luôn luôn cố gắng để tạo nên sự bền chặt, gắn kết.

Hiện nay có rất nhiều quan hệ kinh doanh vợ chồng có thể cùng nhau thực hiện từ việc góp vốn kinh doanh nhỏ, góp vốn vào các doanh nghiệp để hưởng lợi tức, hoặc trực tiếp thành lập doanh nghiệp…. Mỗi loại hình lại có những quan hệ pháp luật chuyên ngành điều chỉnh khác nhau. Do đó không chỉ dựa vào quy định tại Luật HN&GĐ để áp đặt được lên các luật chuyên ngành khác.

Tuy nhiên các quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh cũng phải dựa trên nguồn cơ bản là BLDS và Luật HN & GĐ để từ đó

triển khai, áp dụng cho các luật chuyên ngành khác. Từ quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 thì có thể xác định những trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Vợ chồng sử dụng tài sản riêng của mình để kinh doanh chung nhưng việc kinh doanh đó không có văn bản xác nhận thì khi một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự, người còn lại đương nhiên trở thành người giám hộ. Như vậy việc xác định tài sản riêng của người được giám hộ sẽ như thế nào nếu không bất cứ tài liệu gì chứng minh giá trị tài sản góp vốn của các bên.

Khi vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại sẽ thay mặt người quản lý và giải quyết các công việc phát sinh liên quan đến quan hệ kinh doanh chung đó.

Trong thực tiễn có rất ít trường hợp vợ chồng trước khi kinh doanh chung lập văn bản thỏa thuận về việc vợ hoặc chồng sẽ đại diện cho người còn lại khi xảy ra sự kiện ngoài ý muốn xảy ra. Do đó khi xảy ra sự kiện (mất năng lực hành vi dân sự) thì đương nhiên quyền giám hộ được giao cho người còn lại. Tuy nhiên giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người giám hộ. Luật cũng chưa dự liệu đối với trường hợp người đại diện lợi dụng quyền của mình để tẩu tán tài sản của người được giám hộ khi mà cơ chế giám sát việc giám hộ theo quy định của BLDS còn lỏng lẻo.

Thứ hai: Theo khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 trong trường hợp vợ hoặc chồng có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì người còn lại vẫn có quyền đại diện thực hiện các giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh chung đó. Đây là một quy định mà còn có nhiều điểm chưa hợp lý. Người còn lại đương nhiên được đại diện thực hiện các giao dịch với bên thứ ba trong khi người vợ hoặc chồng vẫn còn đầy đủ năng lực hành vi dân sự mà không cần bất cứ văn bản ủy quyền nào. Vậy trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập giao dịch với bên thứ ba

mà xảy ra hậu quả đối với bên thứ ba thì trách nhiệm thuộc về aikhi người còn lại không biết đến giao dịch này mặc dù luật cho phép. Bên thứ ba trong trường hợp này nếu ngay tình thì sẽ được giải quyết như thế nào. Vấn đề này hiện còn đang bỏ ngỏ và nếu xảy ra sẽ khó giải quyết cho bên thứ ba khi Luật HN&GĐ 2014 quy định vợ, chồng được đại diện cho nhau.

Luật HN & GĐ 2014 có quy định về việc đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp : “Vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi” [31, Khoản 2 Điều 26].

Như vậy có thể thấy điều khoản này mâu thuẫn với khoản 1 Điều 25 Luật HN&GĐ về việc vợ chồng được đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh.

Thứ ba, Trong trường hợp vợ chồng sử dụng tài sản để kinh doanh chung bằng việc góp vốn vào các doanh nghiệp và chỉ một người đứng tên đại diện để thực hiện các quyền năng có được từ việc góp vốn hoặc thành lập pháp nhân mới thì sẽ xảy ra nhiều quan hệ pháp lý mà Luật HN & GĐ 2014 chưa dự liệu được.

Vợ chồng dùng tài sản của mình để góp vốn vào doanh nghiệp và trở thành cổ đông trong công ty cổ phần, thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, thành viên hợp danh của công ty Hợp danh. Tài sản dùng để góp vốn trở thành tài sản của Công ty. Cái mà vợ chồng có là phần quyền năng đối với phần vốn góp đó. Các quyền đó bao gồm quyền được quản lý Công ty, quyền hưởng hoa lợi, lợi tức cũngnhư chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp khi Công ty phá sản,….. Ở mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những quy định khác nhau. Do đó khi một thành viên của công ty rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì quy định áp dụng đối với từng trường hợp cũng sẽ khác nhau.

Đối với công ty cổ phần, trong Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định về đại diện trong trường hợp cổ đông bị mất năng lực hành vi dân sự mà chỉ có quy định là: “Trong trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty” [32, Khoản 3 Điều 126].

Luật Doanh nghiệp 2014 lại quy định: “Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của Công ty” [32, Khoản 5 Điều 13].

Như vậy đối với trường hợp vợ hoặc chồng nắm giữ cổ phần trong công ty và không phải là thành viên của hội đồng quản trị thì có thể căn cứ vào BLDS2005 và Luật HN& GĐ 2014 để xác định giám hộ đương nhiên quản lý phần quyền đối với số cổ phần đó.

Tuy nhiên trong trường hợp vợ hoặc chồng là người đại diện theo pháp luật của công ty Cổ phần mà bị mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định của Luật Doanh nghiệp Hội đồng quản trị có quyền cử người khác làm đại diện theo pháp luật. Như vậy người vợ hoặc chồng còn lại sẽ có quyền và nghĩa vụ gì đối với công ty mà trước khi bị mất năng lực hành vi dân sự vợ hoặc chồng đang là người đại diện theo pháp luật ngoài việc được hưởng cổ tức theo số cổ phần nắm giữ.

Đối với Công ty TNHH hai thành viên, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại đương nhiên trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 6 Điều 13 Luật Doanh

nghiệp 2014). Nếu công ty TNHH hai thành viên chỉ có hai thành viên là vợ và chồng thì khi một người bị mất năng lực hành vi dân sự người còn lại đương nhiên trở thành người đại diện theo pháp luật của Công ty đồng thời là người giám hộ đương nhiên của người bị mất năng lực hành vi dân sự để điều hành và quản lý Công ty.

Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi người đại diện theo pháp luật bị mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng thành viên sẽ cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Đối với thành viên của Công ty TNHH hai thành viên trở lên trong trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự quyền và nghĩa vụ của người đó được thực hiện thông qua người đại diện (khoản 2 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2014).

Như vậy có thể thấy vợ hoặc chồng khi thực hiện việc đại diện cho người còn lại bị mất năng lực hành vi dân sự trong quan hệ kinh doanh chỉ có trách nhiệm quản lý phần quyền phát sinh từ phần vốn góp chứ không có quyền quản lý công ty nếu người bị mất năng lực hành vi dân sự trước đó là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Đối với Công ty TNHH MTV và Doanh nghiệp tư nhân: Có nhiều trường hợp vợ chồng cùng góp vốn riêng của mình và cho một người đứng tên để thành lập loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV hoặc Doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp này khi người đại diện theo pháp luật bị mất năng lực hành vi dân sự thì vợ hoặc chồng đương nhiên trở thành người giám hộ. Họ sẽ thay mặt ngườibị mất năng lực hành vi dân sự quản lý, giải quyết các công việc phát sinh liên quan đến quan hệ kinh doanh này.

Đối với Công ty Hợp danh: Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định về trường hợp thành viên Hợp danh bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ giải quyết

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 26/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí