nhận thức và điều khiển hành vi xác lập các giao dịch phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ.
- Là công cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch dân sự phát triển an toàn và hiệu quả trong dòng chảy của các giao lưu dân sự ngày càng phong phú và đa dạng như hiện nay.
- Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển thì đại diện ngày càng được biết đến như là một dịch vụ trong nền kinh tế tri thức. Những người có đủ năng lực, trình độ chuyên môn sẽ thực hiện cáccông việc mà người có nhu cầu mong muốn thông qua hợp đồng ủy quyền. Ví dụ như ông A có tranh chấp đối với ông B và ông A kiện ông B ra tòa. Vì lý do sức khỏe mà ông A không muốn trực tiếp tham gia vào vụ kiện này mà muốn ủy quyền cho một người khác thay mặt mình giải quyết các công việc liên quan đến nội dung của vụ kiện. Ông A đã thuê ông C – Luật sư của Văn phòng luật sư Z để thay mặt và nhân danh mình thực hiện tất cả các thủ tục với cơ quan có thẩm quyền cũng như giải quyết tất cả các vấn đề về vụ kiện.
Đây là một nhu cầu thực tế và thiết yếu hiện nay khi mà có nhiều giao dịch dân sự người có nhu cầu không thể tự mình thực hiện được và phù hợp trong nền kinh tế thị trường ngày nay.
Chế định đại diện là một chế định quan trọng và có ý nghĩa lớn không chỉ trong khoa học pháp lý mà còn có ý nghĩa quan trọng trong các giao dịch dân sự hàng ngày, liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập tới vấn đề đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh mà không đề cập đến các vấn đề đại diện khác như đại diện hành chính, ngoại giao.....
Bộ luật Dân sự 2015 và những điểm mới về đại diện
BLDS 2005 sau 10 năm thi hành, đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn phát triển mới của đất nước, trước yêu cầu thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng và yêu cầu về công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 thì BLDS 2005 hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, nổi bật là:
Một là những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, đặc biệt Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước phải có cơ chế pháp lý để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân về dân sự. Tuy nhiên, một số quy định của BLDS hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu này như quy định về chủ thể, giao dịch, đại diện, nghĩa vụ, hợp đồng,…còn bất hợp lý, thiếu tính khả thi.
Hai là nhiều quy định của BLDS còn chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những hạn chế, bất cập nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực và hiệu quả của BLDS nói riêng, pháp luật dân sự nói chung; chưa thực sự tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như cho việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền dân sự của người dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 1
- Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 2
- Thực Trạng Đại Diện Theo Pháp Luật Giữa Vợ Chồng Trong Quan Hệ Kinh Doanh
- Trong Trường Hợp Vợ, Chồng Đưa Tài Sản Chung Vào Kinh Doanh Thì Áp Dụng Quy Định Tại Điều 36 Của Luật Này” [31, Điều 25].
- Đại Diện Theo Pháp Luật Giữa Vợ Chồng Trong Quan Hệ Kinh Doanh Khi Một Bên Bị Hạn Chế Năng Lực Hành Vi Dân Sự.
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Thực hiện thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế đã được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ
10 Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 - sau đây gọi tắt là BLDS 2015), với 06 phần, 27 Chương, 689 điều (giảm 88 điều so với BLDS 2005).
Phạm vi sửa đổi Bộ luật dân sự là sửa đổi căn bản, toàn diện, trong đó quy định về đại diện cũng được sửa đổi phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Những điểm mới về đại diện trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 gồm:
Một là: Quy định rõ ràng bên đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
Nếu như BLDS 2005 quy định bên đại diện chỉ là cá nhân thì trong BLDS 2015 đã mở rộng đối tượng được là người đại diện có thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự.
Hai là: Pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Đây là quy định mới lần đầu tiên đượcđưa vào BLDS. Quy định này phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2014, đảm bảo sự hài hòa giữa quy định của luật chung cũng như luật chuyên ngành.
Ba là: Theo BLDS 2005, người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình là Chủ hộ, của tổ hợp tác là Tổ trưởng. Tuy nhiên đến nay, BLDS2015 đã không còn ghi nhận tư cách người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình, tổ hợp tác, thay vào đó các thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân đó.
Thứ tư: Bổ sung quy định về thời hạn đại diện
BLDS 2015 bổ sung thêm quy định về việc xác định thời hạn đại diện trong trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo văn bản ủy quyền; quyết định của cơ quan có thẩm quyền; điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy
định của pháp luật. Cụ thể: Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó; Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
1.1.2. Cơ sở của quy định về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanhCó thể thấy quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi yếu tố: Sự bình đẳng của các bên đối với tài sản khi đưa vào giao dịch dân sự và nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế thị trường. Pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ phong kiến, vấn đề vợ chồng đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh đối với tài sản không được ghi nhận. Hệ tư tưởng Nho giáo còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, tư tưởng, tình cảm của mọi tầng lớp xã hội với quan điểm “trọng nam khinh nữ”. Trong gia đình người đàn ông có quyền lực tuyệt đối còn người phụ nữ không có quyền tự quyết định những công việc liên quan đến tài sản của gia đình. Do vậy mà vấn đề đại diện không được ghi nhận, mà được xem là một điều đương nhiên. Sở dĩ như vậy bởi theo quan niệm người đàn ông là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định mọi vấn đề và người phụ nữ có nghĩa vụ phải tuân theo mà không cóquyền góp ý. Bên cạnh đó, người chồng cũng nắm kinh tế gia đình. Khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào, người chồng không cần hỏi ý kiến người vợ nhưng vẫn có quyền dùng tài sản chung để thanh toán cho giao dịch đó. Thực tế không xuất hiện quan hệ đại diện nhưng lại xuất hiện trách nhiệm liên đới dù đôi khi giao dịch mà người chồng xác lập người vợ không được biết. Như vậy, có thể thấy sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng bởi giao dịch được thực hiện từ một phía.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật hiện hành về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh cho thấy sự bình đẳng của vợ chồng trong quan hệ gia đình cũng như trong quan hệ đối với tài sản chung và tài sản riêng. Vợ chồng có
quyền đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh từ tài sản chung hoặc tài sản riêng của mỗi bên.
Khi xác lập quan hệ hôn nhân, tài sản của vợ chồng sử dụng để kinh doanh chung sẽ được coi là trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Trong nền kinh tế thị trường, quyền tự do, bình đẳng luôn được đề cao. Vợ chồng có nghĩa vụ duy trì và bảo đảm tài sản mình sử dụng để kinh doanh đạt hiệu quả, mang lại nguồn lợi kinh tế cho gia đình.
1.1.3. Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
Khái niệm đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
Quyền đại diện giữa vợ chồng được quy định trong phần nghĩa vụ của vợ và chồng về việc quản lý tài sản chung và riêng trong BLDS. Ngoài ra Luật HN & GĐ cũng quy định về việc vợ chồng được đại diện cho nhau trong các giao dịch dân sự thông qua đại diện.
Cơ sở của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ. Mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình no ấm bình đẳng tiến bộ hạnh phúc bền vững. Để hôn nhân đạt được mục đích đó thì điều cơ bản là hai người trong quan hệ hôn nhân phải yêu thương, chung thủy, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Sự quý trọng chăm sóc giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi cách xử sự và thái độ của họ với nhau. Cơ sở lâu dài của hôn nhân là sự bình đẳng của vợ chồng. Quyền bình đẳng đó được thể hiện ở việc vợ chồng cùng bàn bạc và quyết định các vấn đề liên quan đến nhân thân và tài sản của bản thân vợ chồng và của mỗi thành viên trong gia đình, liên quan đến đời sống chung của gia đình. Vợ chồng cùng nhau thực hiện các chứng năng của gia đình để đảm bảo cho việc thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Vợ chồng ràng buộc lẫn nhau bởi nhiều bổn phận, trong đó có những bổn phẩn ảnh hưởng đến quyền hạn của vợ, chồng trong việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản. Suy cho cùng, tất cả tài sản của
vợ, chồng, dù là tài sản riêng của mỗi người hay tài sản chung thì đều được khai thác, sử dụng trước hết nhằm bảo đảm sự phát triển chung của gia đình, sau đó mới phục vụ mục đích cá nhân của chủ sở hữu.
Mỗi cá nhân đều có những mối quan hệ riêng, mang tính chất cá nhân tồn tại bên cạnh những mối quan hệ chung của vợ chồng với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên vợ chồng vẫn luôn có mối quan tâm hàng đầu liên quan đó là phát triển kinh tế gia đình. Nó là thước đo cho sự ổn định và giữ gìn gia đình của vợ chồng. Theo truyền thống của người phương Đông thì người đàn ông sẽ gánh vác việc lo kinh tế của gia đình, còn người vợ thì chăm sóc, quản lý chi tiêu trong gia đình. Hai công việc được đánh giá là ngang bằng nhau. Đối với các giao dịch liên quan đến việc duy trì sinh hoạt hàng ngày trong gia đình thì thường là một người sẽ đại diện cho người còn lại để thực hiện.
Tuy nhiên đối với những giao dịch liên quan đến những tài sản lớn hoặc những giao dịch trong quan hệ kinh doanh thì phải được xác lập dựa trên sự đồng ý của cả vợ và chồng, khi ấy thì vợ hoặc chồng sẽ đại diện cho người còn lại tham gia vào giao dịch với bên thứ ba đó. Việc đại diện được thực hiện thông dựa theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền.
Đối với quan hệ kinh doanh là những giao dịch quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến tài sản của vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba. Nó còn là uy tín, danh dự của các bên khi thực hiện việc kinh doanh. Đại diện nhưng phù hợp với quy định của pháp luật cũng như cân bằng được lợi ích giữa kinh tế và gia đình mới là mục tiêu cao nhất của vợ chồng kinh doanh chung dù bằng tài sản riêng hay tài sản chung.
Lần đầu tiên Luật HN & GĐ 2014 đã quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội cũng như hội nhập nền kinh tế thị trường, một số quy định trong Luật HN & GĐ 2000
đã không còn phù hợp với tình hình phát triển chung, cần được sửa đổi cho phù hợp.
Từ những quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh và những phân tích ở trên, ta có thể định nghĩa đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh như sau:
Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh người còn lại thực hiện các giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh bằng tài sản chung hoặc tài sản riêng dựa theo quy định của pháp luật hoặc sự thỏa thuận của vợ chồng vì lợi ích chung.
Đặc điểm của đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
- Chủ thể trong quan hệ đại diện:
So với quan hệ đại diện chung, chủ thể của đại diện giữa vợ chồng không có nhiều điểm khác biệt. Vợ chồng đại diện cho nhau trong các giao dịch liên quan đến tài sản chung thì tư cách chủ thể đôi khi lại dễ dàng được xác định. Vì ngoài mối quan hệ liên quan đến tài sản, vợ chồng có mối quan hệ đặc biệt là quan hệ nhân thân đã được xác lập nhờ sự kiện kết hôn. Xác định chủ thể đại diện quan trọng khi xác lập giao dịch với bên thứ ba vì nó sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Vợ hoặc chồng đại diện cho người còn lại thực hiện các giao dịch liên quan đến kinh doanh sẽ định đoạt toàn bộ những nội dung có liên quan và người còn lại sẽ phải có trách nhiệm liên đới đối với quyết định của người đại diện giao kết.
- Ý chí của chủ thể trong quan hệ đại diện:
Nếu như quan hệ đại diện chung thì người được đại diện được thực hiện theo quy định của pháp luật thì việc lựa chọn người đại diện theo ủy quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong quan hệ kinh doanh, vợ chồng thường thể hiện ý chí chung trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan. Vợ hoặc chồng đại diện thực hiện giao dịch liên quan đến quan hệ kinh doanh sẽ phải có trách nhiệm hết mình thực hiện giao dịch nhằm mang lại lợi ích cao nhất. Vì trong khối tài sản sử dụng để kinh doanh thì có một phần tài sản của họ. Không ai muốn quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Do vậy mà ý chí trong quan hệ đại diện của vợ chồng vừaquyền lợi , vừa là trách nhiệm của người đại diện.
- Phạm vi đại diện:
Theo quy định của pháp luật thì người đại diện được thực hiện các giao dịch trong phạm vi đại diện, nhân danh người được đại diện thực hiện trách nhiệm của mình. Đại diện được thông qua sự xác lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng ủy quyền mà hai bên ký kết. Nó đảm bảo phạm vi đai diện không bị vượt quá nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được đại diện. Tuy nhiên đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh chỉ có giá trị trong những quan hệ kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp quy định của pháp luật về hình thức. Đại diện của vợ hoặc chồng là đại diện cho trách nhiệm của người còn lại cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ của mình có trong quan hệ kinh doanh đó.
Khi vợ hoặc chồng đại diện cho người còn lại thông qua văn bản thỏa thuận theo yêu cầu của bên thứ ba hoặc quy định của luật chuyên ngành thì tính pháp lý sẽ cao hơn, bảo đảm sự tin tưởng với bên thứ ba.
1.2. Sơ lược lịch sử pháp luật Việt Nam về quan hệ đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các quy định về hôn nhân và gia đình chiếm một vị trí quan trọng. Tuy nhiên trong cổ luật Việt Nam những quy định liên quan đến tài sản của vợ chồng cũng như việc sử dụng tài sản đó như thế nào