Định Hướng Hoàn Thiện Và Bảo Đảm Việc Thực Thi Các Quy Định Của Pháp Luật Pháp Luật Về Đại Diện Giữa Vợ Chồng Trong Quan Hệ Kinh Doanh

trong thương mại……lại chưa thấy được nhắc đến. Nên khi có tranh chấp đến tài sản này thì lại vướng trong việc áp dụng pháp luật.

3.1.2. Định hướng hoàn thiện và bảo đảm việc thực thi các quy định của pháp luật pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh

Dựa trên những thực trạng của hệ thống pháp luật hiện hành cần có những phương hướng hoàn thiện cụ thể để giải quyết được vấn đề “áp dụng pháp luật vào thực tế”, tác giả đưa ra một số định hướng như sau:

Thứ nhất, cần đảm bảo sự hài hòa về vấn đề đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình đối với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác trong hệ thống pháp luật.

Hệ thống pháp luật được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định.

Mỗi ngành luật điều chỉnh những mối quan hệ khác nhau của đời sống xã hội nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phối hợp đó chi phối đến hoạt động của nền kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành luật đó. Hiện tại có một thực trạng đang diễn ra là “mạnh ai nấy chạy” giữa các luật chuyên ngành, có những quy định còn mâu thuẫn nhau dẫn đến việc không biết áp dụng quy định nào thì mới hợp tình, hợp lý. Nếu đảm bảo luật HN & GĐ thì có thể sẽ trái với quy định của luật chuyên ngành khác, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động công việc.

Hiện nay, Việt Nam có hệ thống pháp luật rất phức tạp. Hệ thống này được đặc trưng bởi sự đồ sộ, rườm rà, rắc rối nhưng lại có quá nhiều kẻ hở và lỗ

hổng, một hệ thống quy định chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ gây cản trở và đè nặng lên người dân, doanh nghiệp, một hệ thống pháp luật thiếu tính thực tiễn, không có tính khả thi, thiếu sự minh bạch và không đi vào cuộc sống do quá trình xây dựng pháp luật thiếu tư duy, tầm nhìn, đầy cục bộ, thiếu công bằng và thể hiện lợi ích nhóm.

Chế định đại diện quy định trong phần chung của BLDS, và tùy thuộc vào phạm vi điều chỉnh của từng luật chuyên ngành mà có quy định cụ thể hơn trong chuyên ngành đó. Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được điều chỉnh bởi Luật HN & GĐ. Khi vợ chồng đại diện cho nhau để tham gia vào quan hệ kinh doanh đồng nghĩa với việc phải thực thi đúng quy định của luật chuyên ngành về kinh doanh như luật Doanh nghiệp, luật Thương mại….. Mặc dù Luật HN & GĐ đã có những có những quy định phù hợp với tình hình phát triển chung của xã hội, tuy nhiên xét trên tổng thể thì vẫn chưa mang tính dự báo lâu dài, chưa theo kịp diễn biến của quan hệ xã hội đang xảy ra.

Các văn bản luật chuyên ngành, trong đó có quy định về đại diện cần có sự thống nhất để đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp luật nói chung, cũng như việc áp dụng quy định về đại diện của vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thứ hai, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa quyền lợi của vợ chồng cũng như người thứ ba trong pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh.

Mặc dù quy định về đại diện giữa vợ và chồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định đời sống gia đình cũng như sự phát triển chung của xã hội, nhưng những quy định của pháp luật cũng cần chú ý đến bảo vệ quyền lợi của những người có liên quan. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ kinh doanh đều muốn đạt được những lợi ích cao nhất. Nhưng pháp luật lại luôn muốn đảm bảo

Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 9

được sự cân bằng là mục đích hướng tới nhằm tạo sự hài hòa giữa các nhóm lợi ích khác nhau.

Mỗi công dân đều có quyền bình đẳng trên mọi phương diện từ cuộc sống cho đến kinh doanh, trừ những trường hợp bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Ai cũng có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm nhằm mang lại thu nhập cho mình cũng như đối tác trong kinh doanh. Quy định của pháp luật tạo điều kiện cho vợ chồng được đại diện cho nhau trong quan hệ kinh doanh tức là vừa phát triển được kinh tế, vừa tạo điều kiện chăm sóc gia đình. Nhưng không có nghĩa vì thế mà vợ chồng đại diện cho nhau được hưởng những quyền lợi cao hơn so với người giao dịch với mình. Cơ chế của pháp luật luôn là tạo điều kiện thuận lợi và tạo sự cân bằng cho tất cả các bên.

Thứ ba, cần ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, sửa đổi những điểm chưa hợp lý và bổ sung những điểm còn thiếu trong các quy định của pháp luật.

Các quy định mới của Luật HN & GĐ về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh đã phần nào đáp ứng được thực tiễn đời sống giao lưu dân sự ngày càng phong phú. Tuy nhiên, các chủ thể sẽ gặp không ít khó khăn để hiểu đúng nội dung cũng như để thực thi đúng các quy định của pháp luật. Vì vậy, việc có văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định mới của pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, cần có những sửa đổi chưa hợp lý, thiếu tính thuyết phục về mặt lý luận cũng như thực tiễn và bổ sung, dự liệu những trường hợp có thể xảy ra trong thực tế. Việc sửa đổi, bổ sung cần xem xét trong mối tương quan với các ngành luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, BLDS… và phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của các văn bản pháp luật.

Thứ tư, quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh cần đảm bảo tính khả thi trong quá trình hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường.

Xu hướng phát triển hiện nay là toàn cầu hóa, hợp tác giữa các khu vực, quốc gia trên thế giới dựa trên những cam kết, quy định pháp luật quốc tế được các quốc gia thừa nhận. Việc hợp tác dựa trên sự tôn trọng, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Trong sân chơi toàn cầu, đòi hỏi mọi thứ phải được chuẩn bị kỹ càng. Có thể thấy rằng hiện nay những quy định của pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập rất lớn này. Nguyên nhân có thể thấy đó là do lượng văn bản quy phạm pháp luật quá nhiều, tính minh bạch bị “bỏ quên”, quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật rườm rà, không hợp lý, trình tự thủ tục lấy ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chỉ làm cho đủ thủ tục mà chưa mang lại hiệu quả, hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật còn yếu. Đây là rào cản lớn cho việc hội nhập của nước ta.

Ngay trong quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong kinh doanh cũng cần được quy định hoàn chỉnh và cụ thể hơn để có thể theo kịp sự vận động không ngừng của xã hội, của thế giới.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cũng như bảo đảm cho việc thực thi các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh

Việc quy định cũng như áp dụng các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm quyền lợi của các bên trong quan hệ hôn nhân, cũng như góp phần vào việc xây dựng ổn định kinh tế cho gia đình, những tế bào của xã hội. Tuy nhiên qua thực tiễn cuộc sống cho thấy quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành khác về đại diện giữa vợ và chồng

trong quan hệ kinh doanh chưa thực sự được đảm bảo thực thi trên thực tế. Sở dĩ như vậy bởi vì nhiều nguyên nhân như sự thiếu hiểu biết của người dân, các quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong Luật HN&GĐ còn chưa rõ ràng, thiếu tính hợp lý, chồng chéo với các văn bản pháp luật khác dẫn đến việc có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho người thực hiện, khi có tranh chấp pháp lý thì khó giải quyết cho hợp lý. Từ những hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh cũng như tìm ra nguyên nhân của việc áp dụng không thống nhất các quy định của pháp luật về vấn đề đại diện, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, Lần đầu tiên Luật HN &GĐ 2014 đã đưa quy định về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh vào quy định của pháp luật. Theo Khoản 1 Điều 25 Luật HN & GĐ 2014 trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác. Tuy nhiên luật không quy định cụ thể là thỏa thuận được lập dưới hình thức nào. Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc đại diện của vợ, chồng trong kinh doanh. Vợ chồng được đại diện hợp pháp cho nhau tức là đại diện theo pháp luật đối với các giao dịch có liên quan đến tài sản mà vợ chồng dùng để kinh doanh chung. Tại Điều 36 Luật HN & GĐ 2014 cũng chỉ quy định trong trường hợp vợ chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì cần có sự thỏa thuận lập thành văn bản. Sự mập mờ trong quy định sẽ dẫn tới việc “loạn” cách hiểu và xử lý hậu quả thực sự là một bài toán khó. Do vậy tác giả đề xuất pháp luật nên quy định các vấn đề về thỏa thuận đại diện giữa vợ, chồng trong quan hệ kinh doanh được lập thành văn bản có công chứng (tại Phòng/Văn phòng Công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn) nhằm tránh

các mâu thuẫn phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tố tụng trong việc giải quyết các hậu quả pháp lý nếu có phát sinh.

Thứ hai, Hiện nay theo quy định của BLDS 2005 thì việc xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều dựa vào kết luận của cơ quan chuyên môn và các chứng cứ khác để chứng minh người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Thực tiễn có thể thấy sau khi có kết luận của cơ quan chuyên môn thì người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự. Việc xem xét hồ sơ của Tòa án được thực hiện theo thủ tục Tố tụng.

Tuy nhiên có nhiều trường hợp người bị giám định đã khiếu nại đối với kết quả giám định của cơ quan chuyên môn. Trong trường hợp nếu việc giám định xảy ra trước hoặc sau khi Tòa án ra quyết định thì hậu quả pháp lý sẽ rất khác nhau, ảnh hưởng quyền lợi của người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu họ ngay tình.

Ví dụ sau có thể là một trong những thực tế có thể xảy ra hiện nay:

Nội dung vụ viêc̣ :

Bà Trần Thị A và ông Nguyễn Văn B đăng ký kết hôn năm 1998. Trong quá trình chung sống, vợ chồng có 02 con chung là Nguyễn Văn C, sinh năm 1990 và Nguyễn Văn D, sinh năm 2001.

Ngày 28/8/2013, bà A có Đơn gửi Toà án nhân dân yêu cầu “tuyên bố ông Nguyễn Văn B mất năng lực hành vi dân sự” vì cho rằng ông B bị bệnh tâm thần và đề nghị Toà án công nhận bà Trần Thị A là người giám hộ đương nhiên của ông Nguyễn Văn B (ông B được hưởng chế độ trợ cấp tâm thần hàng tháng từ năm 2008 và ông B là người trực tiếp nhận tiền trợ cấp tại UBND phường X).

Đồng thời bà A có lập Giấy uỷ quyền ngày 28/8/2013, uỷ quyền cho ông

Đoàn Văn M đươc

liên lac

và làm viêc

́i Toà án để thưc

hiên

thủ tuc

tuyê n bô

ông B mất năng lưc

hành vi dân sư.

Ngày 06/9/2013 Toà án ra Thông báo thụ lý vụ việc.

Ngày 11/9/2013 Toà án ra Quyết định trưng cầu giám định số 17/2013/QĐ-TCGĐ về việc: “Trưng cầu Trung tâm giám định pháp y tâm thần Đà Nẵng thực hiện việc giám định: Tình trạng sức khoẻ tâm thần và khả năng nhận thức, thực hiện hành vi dân sự của ông B”.

Ngày 13/9/2013, Trung tâm giám định pháp y tâm thần Đà Nẵng đã có Bản giám định pháp y tâm thần số 93/BB-TTPYTT kết luận: Ông Nguyễn Văn B bị Tâm thần phân liệt thể Paranoid (F20.0).Vì vậy, hiện tại ông Nguyễn Văn B mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi dân sự.

Ngày 23/9/2013 Toà án ra Quyết điṇ h mở phiên họp giải quyết việc dân sự, ấn định thời gian mở phiên họp vào ngày 26/9/2013.

Đến ngày 25/9/2013 ông B có đơn khiếu nai

(viết tay ) gửi Chánh án

TAND, Thẩm phán giải quyết vụ việc và Viện trưởng VKSND cùng cấp về viêc̣ : Toà án không gử i Thông báo thu ̣lý , Quyết điṇ h trưng cầu giám điṇ h , Kết luân

giám định, Quyết điṇ h mở phiên hop̣

tố tụng. Ông B còn cho rằng kết luân

cho ông B là vi phạm nghiêm trọng thủ tục

giám điṇ h của Trung tâm giám định pháp y

tâm thần Đà Nẵng là không đúng sự thâṭ và đề nghi ̣Toà án ra Quyết điṇ h trưng cầu giám điṇ h laị đối với ông , đồng thời đề nghị Toà án bác đơn yêu cầu của bà

A. VKS đã mời ông B lên làm việc để làm rõ nọi dung khiếu nại, qua quá trình

làm việc, tiếp xúc với ông B thì thấy ông B có khả năng nhận thức được các sự việc, có ý thức và điều khiển được hành vi của mình.Ngoài ra ông B còn trực tiếp khiếu nại vụ việc khác liên quan đến việc ông bị một người đàn ông đánh gây thương tích.

Do có đơn khiếu naị của ông B nên Toà án đã ̀i thời điểm mở phiên hop̣ để giải quyết đơn khiếu nại của ông B.

Ngày 30/9/2013 Toà án ra Quyết điṇ h trưng cầu giám điṇ h lại , trưng cầu Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh Thừ a Thiên Huế để giám điṇ h năng

lưc

hành vi dân sự của ông B . Tuy nhiên ông B không chịu nộp tiền tạm ứng chi

phí giám định lại bởi theo ông là do Toà án và Trung tâm giám định pháp y tâm thần Đà Nẵng đã làm sai, không tuân thủ đúng trình tự thủ tục tố tụng và đã ban hành kết luận giám định không đúng sự thật thì phải chịu trách nhiệm, ông không có trách nhiệm nộp tiền để giám định lại [20].

Nhận xét vụ việc:

Khoan xét đến vấn đề ai đúng, ai sai trong vụ việc này. Vấn đề mà tác giả muốn đề cập đến trong vụ việc này đó chính là vấn đề giám định đối với người bị đề nghị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Luật giám định tư pháp 2012 cũng đã quy định về việc những cơ quan có thẩm quyền giám định tư pháp.

Thủ tục tố tụng sẽ căn cứ vào kết quả giám định của cơ quan chuyên môn cũng như yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan để tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Nếu khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người còn lại yêu cầu Tòa án tuyên bố để trở thành người giám hộ/ người đại diện cho vợ hoặc chồng mình để giải quyết các công việc phát sinh trong đời sống sinh hoạt của gia đình cũng như các giao dịch dân sự với bên thứ ba.

Tuy nhiên cũng có những trường hợp trong quan hệ vợ chồng có mâu thuẫn hoặc vì lợi ích cá nhân mà người còn lại sẽ có những hành vi không phù hợp với chuẩn mực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2023