trong quan hệ hàng ngày lại hầu như không được quy định. Ví dụ như Quốc triều hình luật ban hành dưới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) và Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới triều Nguyễn (1892) [8, tr.50].
Vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quan hệ hôn nhân đó là vấn đề tình cảm, tình nghĩa vợ chồng, cha mẹ và các con theo thuyết Khổng giáo, đề cao truyền thống gia đình, lợi ích chung lên trên hết. Do đó tài sản vợ chồng có được tạo thành một khối thống nhất, người chồng có quyền ký kết bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến tài sản của gia đình và đều đương nhiên được coi là có hiệu lực. Quan hệ đại diện hầu như không được đặt ra trong thời kỳ này. Quyền sở hữu tập trung vào tay người chồng và không có sự bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản.
Trước năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến, quan hệ hôn nhân thời kỳ này được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật trong một số bộ luật dân sự được áp dụng cho từng khu vực của Việt Nam đó là Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Bộ dân luật Trung Kỳ 1936 và Bộ dân luật giản yếu năm 1883.
Pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự Pháp. Nhào nặn tư duy pháp lý cổ xưa với các tư tưởng của luật học phương Tây, xây dựng những quan niệm về tài sản trong các quy tắc được diễn đạt bằng các thuật ngữ vay mượn từ luật của Pháp như tài sản chung, tài sản riêng, quản lý tài sản….Quan niệm về làm luật thời kỳ đó cũng thừa nhận cho vợ chồng có quyền xây dựng các quan hệ tài sản theo thỏa thuận, miễn là các thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến tài sản không có tác dụng tước đi quyền đứng đầu gia đình của người chồng và không trái với thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên việc thỏa thuận hầu như không được các cặp vợ chồng ở nước ta thời kỳ đó quan tâm, mọi quyền quyết định liên quan đến tài sản vẫn thuộc về người chồng.
Cần lưu ý rằng các quan hệ liên quan đến quan hệ tài sản giữa vợ chồng được chi phối bằng những quy tắc pháp lý xây dựng theo kiểu Pháp trong các hệ thống pháp lý của Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Còn ở Nam Kỳ, cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa vẫn chưa có một hệ thống quy tắc chi phối các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng ; trong trường hợp có tranh chấp, các toà án giải quyết yêu cầu của đương sự dựa vào Bộ luật Gia Long, tục lệ và án lệ.
Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đều dự liệu trong việc quản lý và định đoạt tài sản chung của gia đình:
Theo quy định tại Điều 100, Điều 111 Dân luật Bắc kỳ và Điều 98, Điều 109 Dân luật Trung kỳ thì đối với những nhu cầu chung của gia đình, vợ hoặc chồng có quyền đại diện cho gia đình để tham gia giao dịch đó.
Tại Điều 109 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 107 Dân luật Trung Kỳ thì khi vợ và chồng muốn định đoạt tài sản chung đều phải có sự thỏa thuận của hai bên.
Tuy nhiên theo quy định tại đoạn 2 Điều 109 Dân luật Bắc kỳ và đoạn 2 Điều 107 dân luật Trung Kỳ thì người chồng có quyền định đoạt tài sản chung mà không cần hỏi ý kiến vợ, miễn là việc định đoạt tài sản đó phục vụ cho lợi ích của gia đình.
Như vậy có thể thấy người vợ chỉ có quyền đại diện cho người chồng thực hiện các giao dịch để phục vụ nhu cầu trong gia đình, còn đối với những tài sản chung của vợ chồng thì người chồng là chủ gia đình và có quyền tự định đoạt mà không cần hỏi ý kiến của người vợ. Đây là điều bất công bằng đối với người vợ, tồn tại trong suốt xã hội và pháp luật của Nhà nước thực dân phong kiến.
Có thể bạn quan tâm!
- Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 1
- Đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 2
- Sơ Lược Lịch Sử Pháp Luật Việt Nam Về Quan Hệ Đại Diện Giữa Vợ Chồng Trong Quan Hệ Kinh Doanh
- Trong Trường Hợp Vợ, Chồng Đưa Tài Sản Chung Vào Kinh Doanh Thì Áp Dụng Quy Định Tại Điều 36 Của Luật Này” [31, Điều 25].
- Đại Diện Theo Pháp Luật Giữa Vợ Chồng Trong Quan Hệ Kinh Doanh Khi Một Bên Bị Hạn Chế Năng Lực Hành Vi Dân Sự.
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Việc Đại Diện Theo Ủy Quyền Giữa Vợ Chồng Trong Quan Hệ Kinh Doanh.
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
1.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến nay
Giai đoạn đất nước ta từ 1945 – 1954
Sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công, vì điều kiện đất nước còn thù trong giặc ngoài, Nhà nước chưa ban hành được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
Vì vậy mà các quy định về hôn nhân và gia đình trong giai đoạn 1945 – 1950 vẫn được điều chỉnh bởi Dân luật Bắc Kỳ, Dân luật Trung Kỳ và Dân luật giản yếu Nam Kỳ.
Từ năm 1950 do nhu cầu phải xóa bỏ ảnh hưởng của pháp luật phong kiến trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong chế độ hôn nhân và gia đình. Ngày 22/5/1950 Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh 97/SL quy định “Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”[6, Điều 5].
Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 cũng quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” [24, Điều 9].
Đây là lần đầu tiên quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình bị phá bỏ, nam nữ bình đẳng về mọi mặt trong đời sống xã hội.
Mặc dù không có quy định về vấn đề tài sản của vợ chồng, quyền định đoạt của vợ chồng cũng quy định về đại diện giữa vợ và chồng nhưng Sắc lệnh 97/SL đã góp phần quan trọng nhằm hạn chế và xóa bỏ những quy định lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình thực dân, phong kiến, mở ra nền tảng pháp chế mới dân chủ và tiến bộ hơn.
Giai đoạn đất nước từ năm 1954 – 1975
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, theo Hiệp định Giơ – ne – vơ, đất nước ta được chia thành hai miền. Miền Bắc được giải phóng, bắt đầu thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thế chân thực dân Pháp nhằm mục đích chia cắt đất nước lâu dài.
Trong kỳ họp Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình (ngày 29/12/1959) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/01/1960. Mặc dù Luật hôn nhân và gia đình 1959 không dự liệu về chế độ tài sản cũng như việc định đoạt của vợ chồng nhưng tại Điều 15 đã quy định “Vợ và chồng
đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới”[25, Điều 15]. Quy định này dự liệu chế độ tài sản cộng động toàn sản về việc chỉ thừa nhận khối tài sản chung của hai vợ chồng chứ không đồng ý tài sản riêng của vợ, chồng.
Mặc dù quan hệ đại diện giữa vợ chồng không được đặt ra nhưng thông qua quy định về quyền của người vợ trong quan hệ gia đình có thể thấy được vị trí pháp lý của người phụ nữ trong gia đình.
Giai đoạn đất nước từ 1975 đến nay.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Quốc hội đã quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Quốc hội cũng thống nhất việc thực hiện pháp luật trên phạm vi cả nước, trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần thì Luật Hôn nhân và gia đình 1959 đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc.
Và trong kỳ họp Quốc hội khóa VII, Luật Hôn nhân và gia đình mới đã được thông qua (1986). Theo luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Việc mua bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản mà có giá trị lớn thì phải được sự thỏa thuận của vợ, chồng” [26, Điều 15]. Như vậy quyền bình đẳng giữa vợ chồng được quy định rõ đối với tài sản chung. Mặc dù quan hệ đại diện vẫn chưa được đặt ra, nhưng quyền định đoạt đối với phần tài sản của mình đã được quy định cụ thể.
Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lần đầu tiên chế định đại diện giữa vợ và chồng được quy định cụ thể trong luật. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “1. Vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và
chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng; việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.
2.Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật của người đó”[28, Điều 24].
Có thể thấy Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã có sự đổi mới về cả kỹ thuật lập pháp và nội dung cụ thể, khẳng định vị trí, vai trò của người vợ ngang bằng với chồng trong mọi giao dịch và không bị bó hẹp quyền con người, quyền công dân đặc biệt là quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ gia đình cũng như trong xã hội tạo ra hành lang pháp lý góp phần thiết lập và bảo đảm sự an toàn cho các quan hệ tài sản phát sinh trong nội bộ các thành viên gia đình cũng như các giao dịch giữa các thành viên trong gia đình với các chủ thể khác ngoài xã hội. Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình 2000 vẫn chưa quy định về đại diện của vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh mặc dù thời gian đó đã xuất hiện nhiều giao dịch của vợ chồng liên quan đến tài sản chung cũng như sử dụng tài sản chung, tài sản riêng để kinh doanh.
Năm 2014 Luật Hôn nhân và gia đình lần đầu tiên đã cụ thể hóa vấn đề đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh thành quy định của pháp luật. Đây là quy định phù hợp với sự phát triển chung của xã hội cũng như phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tạo hành lang pháp lý rõ ràng, tránh trường hợp tạo lập quan hệ đại diện nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn đã đề cập đến những vấn đề mang tính lý luận về đại diện, đại diện giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh. Ở chương này, tác giả làm rõ các khái niệm đại diện, đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh, chỉ ra các đặc điểm, yếu tố hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Làm rõ lịch sử pháp luật Việt Nam về đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Đây là cơ sở để đánh giá về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về đại diện giữa giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh trong mối quan hệ với các ngành luật khác.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ CHỒNG TRONG QUAN HỆ KINH DOANH Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh
2.1.1. Đại diện theo pháp luật giữa vợ chồng trong quan hệ kinh doanh khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự.
Điều kiện để xác lập đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự.
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” [29, Điều 17].
Năng lực hành vi dân sự cùng với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân tạo thành thuộc tính đầy đủ của năng lực chủ thể của cá nhân. Đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, năng lực hành vi dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định. Việc quy định năng lực hành vi dân sự này dựa vào sự phát triển về độ tuổi và theo ý chí cũng như quan niệm của Nhà nước nhằm đảm bảo cho cá nhân khi có đủ năng lực hành vi dân sự ở từng giai đoạn khác nhau sẽ tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình.
Ví dụ: Ở Việt Nam quy định về độ tuổi được kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Thứ hai, Mức độ năng lực hành vi dân sự được xác định theo độ tuổi. Vì vậy, ở mỗi độ tuổi khác nhau, cá nhân có những quyền năng khác nhau và khi đến một độ tuổi nhất định (tùy từng quốc gia) thì họ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghĩa là cá nhân được thực hiện đầy đủ các hành vi mà pháp luật không cấm.
Việc quy định này không phải nhằm mục đích phân biệt quyền lợi của mỗi cá nhân mà nó phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên về thể chất cũng như tâm sinh lý của mỗi người.
Ví dụ như trẻ em dưới 6 tuổi không thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa như một người đủ 18 tuổi được.
Thứ ba, năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định và có thể bị mất hoặc bị hạn chế khi cá nhân còn sống [18, tr.66].
Nếu như năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân có từ khi sinh ra thì năng lực hành vi dân sự lại có từ khi cá nhân đạt một độ tuổi nhất định. Tuy nhiên trong quá trình sống họ có thể bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nếu có căn cứ để khẳng định cá nhân không tự nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì những người có liên quan có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố người đó bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Khi bị mất năng lực hành vi dân sự thì các quyền năng thực hiện hành vi mà pháp luật cho phép bị gián đoạn và được thực hiện thông qua một người khác.
Để xác định một người bị mất năng lực hành vi dân sự cần thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
- Theo quy định tại điều 22 BLDS 2005 thì người bị mất năng lực hành vi dân sự được hiểu là bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể