Lời đối đáp trong ca dao chủ yếu liên kết với nhau về nội dung, xuất phát từ nhu cầu giao tiếp nhất định. Các nhà nghiên cứu trước đây thường chú trọng việc tìm hiểu việc liên kết nội dung trong ca dao. Nguyễn Xuân Kính gọi nhiều hiện tượng lời ca dao liên kết với nhau theo hình thức “bị chắp” (hay còn gọi là “chắp nối”), ông chia ra hai trường hợp là: “nhiều lời hoặc nhiều mảnh bị chắp”. Tác giả còn dẫn trường hợp “soạn giả Hương hoa đất nước chắp bảy lời thành một lời”. Các trường hợp mà Nguyễn Xuân Kính đưa ra không liên kết theo kiểu liên vần mà theo kiểu liên chủ đề.
Thuật ngữ “liên kết nội dung” có nét giống với “thuật ngữ Intertextualité (tiếng Pháp) chỉ toàn bộ các mối quan hệ giữa một văn bản với một hay nhiều văn bản khác. Theo Bakhtin và các nhà “hình thức chủ nghĩa Nga”, những từ mà chúng ta dùng ngày hôm nay đều chứa đựng tiếng nói của những người khác, trong văn chương, đó là “tính đối thoại” – mỗi văn bản đều đối thoại với các văn bản khác. Ở Pháp, Bactơ và Krixtêva… cho rằng mọi văn bản đều được dệt, đều bao gồm những “lời dẫn, tức là những đoạn văn trích ở các tác phẩm đã viết, được diễn đạt hiện đại hoá theo tài năng của mỗi nhà văn; nhà văn này có thể “dẫn” một tư tưởng, một đề tài, một âm điệu, một giọng điệu, một hình tượng…”. Các tác giả “dẫn” đề tài, đoạn trích,.. của nhau khi có cùng quan điểm, muốn giữ nguyên nội dung của người đi trước. Trong ca dao cũng vậy, nội dung của lời ca dao này được dẫn nguyên văn (hoặc thay đổi chút ít) vào lời ca dao khác. Nhưng ca dao khác các tác phẩm văn học khác ở chỗ: không chỉ dẫn một lời mà có khi dẫn hai, ba,…lời nối kết liền nhau hoặc cách một vài dòng thơ vào lời ca dao mới. Khi dẫn lời ca dao khác vào, lời ca dao mới thường sử dụng các phương tiện liên kết. Liên kết nội dung trong ca dao thể hiện qua các trường hợp sau:
- Các lời ca dao liên kết với nhau khi có cùng nội dung
Ví dụ: Lời ca dao: “Ai về tôi gửi buồng cau / Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy” (TL.I (1), L.205, tr.94) được kết nối với lời: “Ai về tôi gửi đôi giày
/ Phòng khi mưa gió để thày mẹ đi” (TL.I (1), L.208, tr.95) để tạo thành một lời:
-Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy Ai về tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa nắng cho thày mẹ đi
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 16
- Biện Pháp Thu Hẹp Dần Tầng Bậc Hình Tượng
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 18
- Trần Thị An (2008), “Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Từ Góc Độ Type Và Motif - Những Khả Thủ Và Bất Cập”, Tạp Chí Nghiên Cứu Văn Học (7), Hà Nội.
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 21
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 22
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
(TL.I (1), L.206, tr.95)
Hai lời ca dao trên đều giống nhau ở chỗ: từ những sản vật, sự vật, người con nghĩ về cha mẹ, muốn gửi về cho cha mẹ để thể hiện lòng biết ơn. Lời 206 khác với hai lời 205 và 208 một chút: cụm từ “mưa gió để” thành cụm từ “mưa nắng cho” nhưng nội dung thì không thay đổi.
-Một lời hay một phần lời ca dao này có thể nằm trong những vị trí khác nhau của lời ca dao khác
Ví dụ:
Ba đồng một quả hồng dài Cô kia có tài thời cất tiếng lên Ba đồng một quả hồng ngâm
Bên ấy không hát thời câm mất mồm
(TL.I (1), L.27, tr214)
Lời ca dao này trở thành câu mở đầu cho lời ca dao khác nhưng các dòng ca dao được đảo trình tự:
-Ba đồng một quả hồng ngâm
Bên ấy không hát thời câm mất mồm Ba đồng một quả hồng dài
Bên ấy có tài thì cất miệng lên
(TL.I (1), L.28, tr214)
Hiện tượng này xuất hiện nhiều trong các trường hợp khác.
Hình thức xâu chuỗi cũng có thể coi là một dạng biểu hiện của phương thức kết nối như là đặc trưng của kết cấu ca dao. X.G. Lazuchin đã miêu tả khái quát đặc điểm của hình thức xâu chuỗi như sau: “Các bức tranh trong bài ca xâu chuỗi với nhau: hình ảnh cuối của bức tranh thứ nhất là hình ảnh đầu của bức tranh thứ hai, hình ảnh cuối của bức tranh thứ hai là hình ảnh đầu của bức tranh thứ ba…cứ thế, bài ca vận động tới hình ảnh quan trọng nhất, biểu hiện nội dung chính của tác phẩm” [dẫn theo Bùi Mạnh Nhị, 139, tr.318]. Lời bài dân ca Quan họ “Trên rừng ba mươi sáu thứ chim” là ví dụ rất tiêu biểu cho hình thức xâu chuỗi của kết cấu ca dao:
Trên rừng có ba mươi sáu thứ chim Thứ chim chèo bẻo, thứ chim chích chòe
Trong Quan họ có người trồng tre… Trên rừng có ba mươi sáu thứ tre Thứ tre chẻ lạt, thứ tre tôi để làm nhà Trong Quan họ có người trồng cà… Trên rừng có ba mươi sáu thứ cà Thứ cà tim tím, thứ cà xanh xanh
Trong Quan họ có người trồng chanh…
3.6.2. Kết nối hình thức
Liên kết hình thức thể hiện sự gắn bó giữa các dòng, các khổ thơ với nhau bởi các yếu tố hình thức mang tính nội dung, góp phần thể hiện nội dung, hoặc các yếu tố mang tính hình thức là chủ yếu (ví dụ trường hợp kết nối với nhau chủ yếu để nối vần). Các phương thức liên kết hình thức chỉ có giá trị khi chúng đồng thời là những liên kết về nội dung. Các phương thức liên kết này thể hiện ở tất cả các thể thơ, kể cả thể tự do. Về hình thức, nó tuân theo quy luật của thơ ca dân gian về vần, nhịp điệu và thể thơ. Các dòng,
khổ thơ khi gắn kết với nhau thì phải hợp vần, liền vần, phù hợp thể thơ,…Ví dụ về liên kết dòng:
-Ai mà nói dối cùng ai Thì Trời giáng hạ cây khoai giữa đồng
(TL.I (1), L.83, tr.69)
Hai dòng ca dao này liên kết với nhau bởi liên tưởng nhân quả. Sau đó hai dòng này lại liên kết với lời:
-Ai mà nói dối cùng chồng Thời Trời giáng hạ cây hồng bờ ao
(TL.I (1), L.85, tr.70)
Giữa hai dòng cũng liên kết với nhau bởi phương thức liên tưởng nhân quả để tạo thành lời: -Ai mà nói dối với ai
Thì Trời giáng họa cây khoai giữa đồng Ai mà nói dối với chồng
Thì Trời giáng họa cây hồng bờ ao
(TL.I (1), L.84, tr69)
Nội bộ các dòng thơ trong các lời ca dao 83, 85 và 84 đã có sự phù hợp về vần, thể thơ khi liên kết với nhau. Hai lời 83 và 85 kết nối với nhau cũng rất phù hợp về vần (đồng - chồng) và phù hợp về thể thơ (thể lục bát) để tạo ra lời 84. Lời mới có thay đổi một ít so với hai lời kết nối. “Cùng ai” được đổi thành “với ai”, “giáng hạ” thành “giáng hoạ”, “cùng chồng” thành “với chồng”, “thời” thành “thì”. Sự thay đổi này chủ yếu là do cách phát âm cho phù hợp về vần điệu, còn nội dung không thay đổi.
Ví dụ về liên kết khổ thơ trong ca dao:
-Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể bắc đi tìm bể đông (Khổ 1)
Tìm bể đông thấy lông chim nhạn
Tìm bể cạn thấy đàn chim bay... (Khổ 2) (TL.I (1), L22, tr.56)
Lời ca dao trên (L.22) gồm hai khổ thơ liên kết với nhau. Khổ 1 liên kết với khổ 2 bởi phương thức lặp – lặp từ vựng (“Tìm bể đông”).
Cũng có trường hợp, giữa hai phần của bài ca dao liên kết, liên hệ với nhau chủ yếu về mặt ngữ âm và vần thuần túy:
-Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng Hỡi anh đi dép quai ngang
Trông anh ngoài đàng em cũng muốn trông Đất bồi mà bỏ xuống sông
Tiếc cho anh ấy có công đợi chờ.
-Trên trời có ông sao vàng
Có ai đau nữa mà chàng phụ tôi?
Mười hai cửa bể, tình ơi Gửi thư thư lạc, gửi lời lời bay
Nhạn ơi, trăm sự nhờ mày Gửi thư đem tới tận tay cho chàng.
Ở hai bài ca dao trên, không có mối liên hệ giữa hai dòng thơ đầu với những dòng ca dao khác còn lại về mặt nội dung. Chúng chỉ liên hệ, liên kết với nhau về mặt ngữ âm và vần thuần túy.
Tóm lại, ca dao đã thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ giàu hình tượng của người Việt Nam theo đúng các phương châm nêu trên. Ca dao còn là nơi thể hiện các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội
của con người. Để tạo nên cách nói như trên là nhờ ở các biện pháp tu từ, các biện pháp, phương thức kết nối ngôn ngữ, liên kết dòng thơ, khổ thơ. Vì thế, việc tìm hiểu các biện pháp, phương thức kết nối dòng thơ, khổ thơ trong ca dao là một cách nhằm khẳng định thêm tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của người Việt Nam trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói của mình để sáng tác ca dao. Do quá trình diễn xướng và đặc trưng của ca dao nên trong thực tế sáng tác ca dao, nhân dân ta đã sử dụng các phương thức kết nối linh hoạt và đa dạng. Việc sử dụng các phương thức kết nối đã giúp cho kết cấu ca dao có đặc trưng riêng, luôn ổn định và vững bền.
KẾT LUẬN
Trong “Hội nghị cán bộ văn hóa” ngày 30 tháng 10 năm 1958, Hồ Chí Minh đã nhận xét về tục ngữ, ca dao như sau: “Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không trường thiên đại hải...Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cũng đã nói đến cái hay, cái đẹp của ca dao: “Muốn biết tinh thần Việt Nam chân chính, muốn biết rõ cái nguồn sống chảy trong máu dân tộc chúng ta, phải tìm đến văn chương của dân chúng tuy bình dị nhưng biểu lộ được ý nghĩ, tình cảm và hành động của mọi người” (“Sức sống Việt Nam trong ca dao, cổ tích”). Còn nhà thơ Xuân Diệu thì nhận xét: “Ca dao hay lưu truyền lại được vì nội dung thiết cốt đến người ta, ca dao sinh ra là do thời sự, do phút giây, ngày đó, hôm đó cần thiết, nhưng lại nói được chuyện lâu dài, phổ biến được trong thời gian và không gian, và hình thái thì giản dị không cầu kỳ rắc rối, mà lại có nét đặc biệt, điển hình”. Xuân Diệu khẳng định: “Các nhà thơ học được thơ ở trong ca dao” [“Các nhà thơ học những gì ở ca dao”,Tạp chí Văn học số 1,năm 1967,tr.56]
Như đã khẳng định nhiều lần trong luận án, cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của ca dao thể hiện ở nhiều phương diện, trong đó có đặc trưng kết cấu của thể loại. Từ đặc trưng của văn học dân gian, đặc trưng thể loại, luận án tìm hiểu đặc trưng kết cấu của ca dao ở ba góc độ chính: môi trường và các hình thức diễn xướng, các công thức truyền thống, các biện pháp tu từ.
Trong quá trình hình thành, biến đổi, lưu truyền, ca dao luôn gắn bó mật thiết với các hình thức sinh hoạt diễn xướng, các hình thức văn hóa, cộng đồng khác nhau (gia đình, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lao động, vui chơi, ca hát, lễ hội…của nhân dân). Là sáng tác dân gian, ca dao mang đặc trưng tập thể, mang những đặc điểm nghệ thuật dân gian truyền thống và vận động theo quy luật của sáng tác dân gian như quy luật kế thừa
truyền thống, quy luật chọn lọc và những quy luật vận động theo biến đổi của không gian, thời gian. Ca dao khác với thơ trữ tình vì được tạo nên bởi môi trường, hình thức diễn xướng, khác về dung lượng bài ca, về tính chất đặc biệt của câu mở đầu, câu cuối, khác về các biện pháp tu từ,… Việc nghiên cứu ca dao về đặc trưng kết cấu rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thể loại. Nghiên cứu các đặc trưng kết cấu sẽ góp phần quan trọng xác định các nội dung, ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của các bài ca dao.
Ca dao luôn tồn tại trong môi trường, hoàn cảnh diễn xướng. Nói cách khác, môi trường, hoàn cảnh diễn xướng là “bầu khí quyển” của tác phẩm. Những môi trường, hình thức sinh hoạt văn hóa, ca hát dân gian tạo nên đặc diểm diễn xướng ca dao. Đến lượt mình, diễn xướng đã tác động, tạo nên hình thức kết cấu đối đáp, đặc điểm của đơn vị tác phẩm ca dao, tính chất ngắn gọn, bóng gió nhiều khi khó hiểu của lời ca dao. Diễn xướng còn tạo ra kiểu mở đầu và kết thúc rất đặc biệt trong ca dao và những biến đổi lời ca dao, khác với thơ trữ tình (văn học).
Các công thức truyền thống của ca dao là sản phẩm của tính nguyên hợp, tính tập thể, tính truyền miệng,...Các công thức truyền thống cũng góp phần quan trọng tạo nên đặc trưng kết cấu ca dao, khiến kết cấu ca dao mang đặc trưng riêng, khác với thơ trữ tình (văn học). Các công thức truyền thống vừa bền vững, vừa không ngừng biến đổi ở chi tiết và ở sự liên kết khi tham gia vào các mẫu đề khác nhau hoặc trong các bài ca dao khác nhau. Mỗi mẫu đề có những công thức của nó. Một bài ca dao có thể chỉ có một mẫu đề, nhưng cũng có bài ca dao gồm hai hoặc ba mẫu đề, trong đó có mẫu đề chính và phụ. Các công thức truyền thống khi tham gia xây dựng, tạo nên các mẫu đề có khi giống nhau hoàn toàn, có khi chỉ giống một phần. Những