Trần Thị An (2008), “Nghiên Cứu Văn Học Dân Gian Từ Góc Độ Type Và Motif - Những Khả Thủ Và Bất Cập”, Tạp Chí Nghiên Cứu Văn Học (7), Hà Nội.


biến đổi sinh động của các công thức truyền thống đã cho thấy ca dao không ngừng biến đổi về chất và lượng, theo thời gian và không gian. Có thể xây dựng từ điển các mẫu đề, từ điển các cơng thức truyền thống của kho tàng ca dao Việt Nam giúp ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy thể loại này. Tiếc rằng công việc này chúng ta thực hiện còn rất ít. Cũng phải thấy rằng đây là công việc lý thú, bổ ích nhưng cũng rất khó. Trong luận án này, chúng tôi trình bày một số vấn đề lý luận, và đặc biệt, đã trình bày một số ví dụ tiêu biểu với mong muốn sẽ được nhiều người cùng tiếp tục nghiên cứu, thực hiện.

Các biện pháp tu từ cũng góp phần tạo nên đặc trưng kết cấu của ca dao. Nhiều thể loại văn học và nhiều thể loại văn học dân gian cũng sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ và các phương thức liên kết ngôn ngữ. Song, các biện pháp tu từ này có sắc thái riêng, đặc trưng riêng trong ca dao. Ca dao hầu như có tất cả các hình thức so sánh có trong đời sống và trong ngôn ngữ. Nhưng thể loại này cũng xác lập được cho mình một hệ thống đối tượng so sánh riêng, rất đặc trưng như: “Đôi ta” (hoặc “Hai đứa mình”), “Thân em” (hoặc “Em như”), “Anh như”,.... Hình ảnh so sánh trong ca dao là thế giới tự nhiên, hình ảnh cuộc sống sinh hoạt, văn hóa của đất nước, địa phương, rất chân chất nhưng cũng rất duyên dáng, tinh tế, sâu lắng, gần gũi, quen thuộc với người Việt Nam. Ca dao có kho hình ảnh so sánh khổng lồ riêng của nó. Không ít bài ca dao sử dụng biện pháp so sánh, khung kết cấu của những bài ca dao này là: dòng thơ đầu đưa ra sự so sánh giữa đối tượng so sánh và hình ảnh, hiện tượng được so sánh, dòng thơ tiếp theo miêu tả cụ thể hình ảnh, hiện tượng được so sánh ấy. Ca dao cũng tạo nên những cặp so sánh tương đồng hoặc so sánh đối lập truyền thống rất đặc thù, ví dụ: rồng- mây, nút-khuy, khóa-chìa, ngày đi-ngày về, khi chưa có chồng-khi đã có chồng, vợ cả- vợ lẽ, gia đình bố mẹ đẻ-gia đình chồng, khi còn duyên-khi hết duyên, khi


có tiền-khi hết tiền,... Những bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi sử dụng nhiều hơn biện pháp so sánh tương đồng vì trong ca dao về tình yêu lứa đôi, phần thơ mộng, thi vị hóa thường đậm hơn ca dao thuộc những chủ đề về tình cảm gia đình, chủ đề về tình cảm xã hội và nhân vật trữ tình là các chàng trai, cô gái sống trong quan hệ ít phức tạp hơn các nhân vật trữ tình trong ca dao thuộc các chủ đề khác. Ngược lại, những bài ca về tình cảm gia đình lại thường sử dụng nhiều hơn những so sánh đối lập vì thành phần nhân vật trữ tình trong bài ca về tình cảm gia đình phức tạp hơn, nhân vật trữ tình cũng sống trong những hoàn cảnh phức tạp hơn. Chính những so sánh tương đồng hoặc đối lập này cũng tạo nên trục kết cấu, đặc trưng kết cấu của ca dao.

Ẩn dụ trong ca dao cũng có những đặc thù riêng, khác với ẩn dụ trong thơ trữ tình và trong các thể loại văn học dân gian khác. Ca dao có ẩn dụ đơn, ẩn dụ phức, có ẩn dụ là danh từ, ẩn dụ là động từ hoặc tính từ. Cũng như các hình ảnh so sánh, các hình ảnh ẩn dụ trong ca dao được xây dựng trên căn bản là truyền thống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Việt. Nếu nghĩa của ẩn dụ là nghĩa hàm ẩn, nghĩa chìm thì ý nghĩa kết cấu của ẩn dụ trong ca dao cũng là nghĩa chìm. Ẩn dụ tạo nên những tương quan bổ sung, tương quan tương đồng hoặc tương quan đối lập trong kết cấu một dòng ca dao hoặc giữa các dòng ca dao trong bài ca. Phép đối ngẫu tâm lý và biện pháp thu hep dần tầng bậc hình tượng cũng tạo nên nhũng đặc điểm riêng của kết cấu ca dao.Việc sử dụng các phương tiện để liên kết các dòng thơ, khổ thơ cũng là những đặc thù của kết cấu ca dao. Các lời ca dao liên kết với nhau khi có cùng nội dung. Các phương thức liên kết hình thức chỉ có giá trị khi chúng đồng thời là những liên kết về nội dung. Các phương thức liên kết ngoài tác dụng kết nối các dòng thơ, khổ thơ, còn nhằm nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa, làm nổi bật những từ ngữ, tình tiết, hiện tượng quan trọng. Ngoài ra, các


phương thức liên kết này còn góp phần tạo nên sự cân đối, tạo nhịp điệu, tính nhạc cho lời ca dao.

Nghiên cứu kết cấu ca dao ở ba góc độ như đã nói giúp cho việc tìm hiểu sâu hơn, đa diện hơn đặc trưng của đối tượng. Mỗi góc độ nghiên cứu giúp khám phá kết cấu ca dao ở những khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu kết cấu từ ba góc độ như đã nói cũng cho thấy ý nghĩa của hình tượng con người đối với kết cấu ca dao. Con người là trung tâm của nghệ thuật. Con người là chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình, cũng luôn là trung tâm của ca dao. Con người xuất hiện, chi phối kết cấu đối đáp. Suy nghĩ, tình cảm của con người là nội dung đối đáp của ca dao. Các nhân vật trữ tình (cô gái, chàng trai, người vợ, người con, người mẹ, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, vợ cả, vợ lẽ, ông tơ, bà nguyệt, cậu cai, người lính thú, vv..), qua nguyên tắc điển hình hóa từ chân dung đến hoàn cảnh, tâm trạng, số phận đều chi phối ca dao qua việc xây dựng những biện pháp tu từ hoặc qua việc tạo lập, sử dụng những công thức truyền thống.

Trước tổng thể ca dao và một đơn vị tác phẩm ca dao, khi đề cập tới kết cấu, phải chú ý cả ba góc nhìn đó và tùy đặc thù của đối tượng nghiên cứu cũng như yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu mà chú ý hơn, tập trung hơn tới góc nhìn nào. Nghiên cứu kết cấu của ca dao trữ tình càng cho thấy rõ hơn sự khác biệt của ca dao với thơ trữ tình và sự khác biệt của ca dao với các thể loại thơ ca dân gian khác. Nghiên cứu vkết cấu của ca dao trữ tình sgiúp cho việc hiểu đúng, hiểu sâu hơn và giảng dạy tốt hơn thể lọai này trong các nhà trường từ phổ thông đến đại học./.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 20


1. Nguyễn Thị Thu Hà (2007), “Thị hiếu thẩm mỹ của người Việt qua ca dao”,

Tạp chí khoa học (trường Đại học Sư Phạm Hà Nội), số 2, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), “Khổ thơ trong ca dao”, Tạp chí khoa học xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ), số 12 (124), TP.Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), “Cách tạo lập dòng thơ của một số thể thơ trong ca dao”, Tạp chí khoa học xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ), số 04 (128), TP.Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Các phương thức liên kết câu (dòng) thơ, khổ thơ trong ca dao”, Tạp chí khoa học xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ), số 1 (149), TP.Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), “Hình thức diễn xướng tác động đến sự hình thành kết cấu ca dao”, Tạp chí khoa học xã hội (Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ), số 9 (157), TP.Hồ Chí Minh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Văn A, Cao Văn Chư (1986), Văn học dân gian Nghĩa Bình (tập 1), Nxb. Sở Văn hóa và thông tin Nghĩa Bình.

2. A.M. Nôvicôva (chủ biên) (1983), Sáng tác thơ ca dân gian Nga- tập 1 (Đỗ Hồng Chung và Chu Xuân Diên dịch), Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

3. Trần Thị An (1990), “Về một phương diện nghệ thuật của ca dao tình yêu”, Tạp chí Văn học (6), Hà Nội, tr.54-59.

4. Trần Thị An (2008), “Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif - Những khả thủ và bất cập”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (7), Hà Nội.

5. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb.TpHCM.

6. Toan Ánh (1968), Làng xóm Việt Nam, Sài Gòn .

7. Toan Ánh (1992), Tìm hiểu phong tục Việt Nam, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội.

8. Toan Ánh (1992), Ta về ta tắm ao ta, Nxb. Thuận Hoá, Huế.

9. Nguyễn Bao (2001), Toàn tập Xuân Diệu, tập 1, Nxb. Văn học.

10. Ban Văn Học (Hội Khai Trí Tiến Ðức) (1931), Việt Nam tự điển, Hà Nội.

11. Trương Duy Bích (1986), “Từ hình tượng con rồng nghĩ về sự nối tiếp giữa truyền thống và hiện đại”, Văn hoá dân gian,(1), tr.38-40.

12. Phan Kế Bính (1974), Việt Nam phong tục, Phong trào Văn hoá xuất bản, Sài Gòn.

13. Lê Ngọc Canh (1999), Văn hoá dân gian những thành tố, Nxb. Văn hoá

- thông tin trường Cao đẳng Văn hoá TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.


14. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb. Văn học, Hà Nội.

15. Lý Khắc Cung (2000), Hà Nội văn hoá và phong tục, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

16. Nguyễn Phương Châm (1999), “Thành ngữ, tục ngữ trong ca dao (tiếp cận từ góc độ cấu trúc”, Văn hoá dân gian, (3), tr.59-66.

17. Nguyễn Phương Châm (2000), “Biểu tượng hoa sen trong Văn hoá Việt Nam”, Văn hoá dân gian, (4), tr.54-61.

18. Nguyễn Phương Châm (2001), “Hoa hồng trong ca dao”, Tạp chí nguồn sáng dân gian (1), tr.30-34.

19. Trần Duy Châu (1999), Thi pháp học cấu trúc, trường ĐHSP TP.HCM.

20. Hà Châu (1974), “Tục ăn trầu và sinh hoạt tinh thần của người Việt”,

Tạp chí Dân tộc học, (2), tr.7-19.

21. Hà Châu (1984 ), “Về một số quan điểm thẩm mỹ dân gian Việt Nam”, Văn hoá dân gian, (1), tr.53-54.

22. Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao, Võ Văn Trực (1996), Kho tàng ca dao xứ Nghệ, Nxb. Nghệ An.

23. Hà Như Chi (1994), Việt Nam thi văn giảng luận, Nxb. Tổng hợp Đồng Tháp.

24. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hoá học, Viện Văn hoá và Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.

25. Mai Ngọc Chừ (1991), “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Tạp chí văn học,

(2), tr. 24-28.

26. Lê Văn Chưởng (2004), Dân ca Việt Nam những thành tố của chỉnh thể nguyên hợp, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.


27. Nguyễn Nghĩa Dân (sưu tầm và biên soạn) (2001), Lòng yêu nước trong Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

28. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành, Nxb. Đại học Tổng hợp Tp. HCM.

30. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb. Giáo dục.

31. Chu Xuân Diên (1997), “Các thể loại trữ tình dân gian”, Văn học dân gian Việt Nam, tr. 410-499.

32. Chu Xuân Diên (1997), “Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn hóa dân gian”, Tạp chí văn học (9), tr. 22-30.

33. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt Nam, Nxb. Văn Nghệ TP.Hồ Chí Minh.

34. Trần Phỏng Diều (2003), “Cảm hứng tình yêu trong ca dao-dân ca Nam Bộ”,Văn (14), tr.126-128.

35. Xuân Diệu (1967), “Các nhà thơ học tập những gì ở ca dao?”, Tạp chí văn học, (1),tr.49-59.

36. Ngô Văn Doanh, Vũ Quang Thiện (1997), Phong tục các dân tộc Đông Nam Á, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

37. Nguyễn Thanh Du (2003), “Vấn đề phân tích ca dao-dân ca”, Văn (11), tr.95-100.

38. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1995), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb. Văn hoá, Hà Nội.


39. Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hoá tâm linh, Nxb. Hà Nội.

40. Thành Duy (1982), Về tính dân tộc trong văn học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

41. Phạm Duy (1972), Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam, Nxb. Hiện đại.

42. Triệu Dương, Phạm Hoà, Tảo Trang, Chu Hà (1972), Ca dao, ngạn ngữ Hà Nội, Hội Văn nghệ Hà Nội xuất bản.

43. Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Phùng Tất Đắc (1968), Chuyện cà kê, Nam Chi Tùng Thư xuất bản. 45.Cao Huy Đỉnh (1966), “Lối đối đáp trong ca dao trữ tình”, Tạp chí văn

học,(9), tr.10-14.

46. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

47. Cao Huy Đỉnh (1998), Bộ ba tác phẩm nhận giải thưởng Hồ Chí Minh,

Nxb. Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

48. Nguyễn Kim Đính (1985), “Một số vấn đề về thi pháp của nghệ thuật ngôn từ”, Tạp chí Văn học,(5,6), tr. 102-112.

49. Kim Định (1967), Căn bản triết lý trong văn hoá Việt Nam, Thanh Bình xuất bản, Sài Gòn.

50. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb. Văn học.

51. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2001), “Thế giới biểu tượng sóng đôi trong ca dao người Việt”, Văn hoá dân gian, (3), tr.53-58.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023