Hay:
Trọn ngày vui vẻ sính đàng xướng ca,...
(TL1 (1), L.822, tr.868)
-Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than
-Nhớ cô như bèo như bọt Như hót vào thúng
Như búng xe quay Như vay nợ lãi
Có thể bạn quan tâm!
- Vận Dụng Tìm Hiểu Một Số Mẫu Đề Và Các Cơng Thức Của Chúng Trong “Kho Tàng Ca Dao Người Việt”
- Kết Cấu Ca Dao Trữ Tình Xét Ở Góc Độ Các Biện Pháp Tu Từ
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 15
- Biện Pháp Thu Hẹp Dần Tầng Bậc Hình Tượng
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 18
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 19
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
Như phải duyên cô
(TL1 (2), L.194, tr.1664)
Sự đồng nhất giữa thuộc tính được so sánh với thuộc tính so sánh chỉ có tính chất tương đối và lâm thời. Do đó, trong so sánh thường có tính bất ngờ và giàu hình tượng. Những hình ảnh được so sánh giữa hai vế A và B đã làm cho tâm trạng, suy nghĩ, tính cách nhân vật trữ tình được rõ ràng hơn, từ đó tác động mạnh đến cảm xúc nơi người đọc. Các đối tượng so sánh là những sự vật (sự việc), hiện tượng cụ thể (thiên nhiên, cảnh làng quê, cảnh sinh hoạt, lao động của người dân,...). Cùng nói về một đối tượng nhưng mỗi lời ca dao lại có cách biểu đạt khác nhau, làm cho những liên tưởng tương đồng không giống nhau.
Ví dụ các lời ca dao cùng nói về số phận bất hạnh của phụ nữ:
-Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân
Hay:
-Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày…
Tác giả dân gian đã lựa chọn các hình ảnh khác nhau về mặt ý nghĩa (giếng giữa đàng, miếng cau khô,…) để tạo nên những liên tưởng khác nhau mà nội dung lại giống nhau. Kết cấu của các lời ca dao này không khác nhau vì đều sử dụng biện pháp so sánh. Hiện tượng đồng nghĩa lâm thời như thế đã mang đến giá trị thẩm mỹ cho các lời ca dao.
Những hình ảnh này được mọi người công nhận, trở thành biểu tượng để miêu tả, thể hiện những gì người sáng tác muốn nói. Khi sáng tác, người sáng tác chỉ cần nhắc đến những hình ảnh ấy thì ai cũng hiểu và người sáng tác không cần miêu tả nó. Tuy nhiên, các hình ảnh mang tính biểu tượng này không nhiều, vì thế, chúng được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca dao. Ví dụ: hình ảnh “cây đa”, “bến đò” thường được sử dụng để biểu hiện tình cảm sắt son chung thủy của người ở lại.
Các từ ngữ, hình ảnh chỉ sự vật, sự việc trong thực tế được đem ra đối chiếu trong ca dao thường có mối quan hệ mật thiết. Chúng tạo thành các cặp từ gắn bó chặt chẽ với nhau (như: mình – ta, cà – muối, cuội – trăng, lửa – than,….), ví dụ: “Mình nhớ ta như cà nhớ muối”. Hay các cặp từ tương xứng với nhau về hình ảnh, ví dụ: “Có nhà thế gia chức tước, của giàu như nước, như non”, “Cổ tay vừa trắng vừa tròn / Mó vào mát lạnh như hòn tuyết đông”,…
Khi đối chiếu dòng (câu) trên với dòng (câu) dưới, dòng (câu) lục thường đưa ra sự vật, hiện tượng; dòng (câu) bát thường để giải thích, làm rõ sự vật, hiện tượng đó, làm rõ nét giống nhau giữa hai vế.
Khi so sánh, các từ ngữ, hình ảnh thường có sự kết hợp giữa tạo hình – tạo ra hình ảnh sinh động để người đọc dễ hình dung - và biểu lộ cảm xúc. Vì phát sinh từ thực tiễn đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất nên các từ ngữ, hình ảnh được đưa ra so sánh có khi hoa mỹ, chẳng hạn: “Em như con hạc đầu đình / Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay” (TL1 (1), L.179, tr.1061),
có khi bình dân đến mức thô tục: “Em như hòn cứt trôi sông / Anh như con chó đứng trông bên bờ” (TL1 (1), L.182, tr.1061).
Việc so sánh những sự vật, hiện tượng khác nhau không chỉ thể hiện cách nhìn, cách cảm về sự vật, hiện tượng mà còn thể hiện khả năng tạo hình, tạo ấn tượng nghệ thuật của chủ thể sáng tác. Cùng một đối tượng, tác giả dân gian có thể so sánh qua nhiều hình ảnh khác nhau. Cách so sánh sẽ khiến người đọc nhận ra góc độ mà chủ thể sáng tác miêu tả, thể hiện. Đó là kết quả của tâm hồn, trí tuệ nhân dân, của phong tục tập quán, điều kiện lịch sử,… tạo nên.
Tác dụng của biện pháp so sánh tu từ
So sánh là một phương pháp nghệ thuật độc đáo của ca dao nói riêng, văn học dân gian nói chung. So sánh là để cụ thể hoá những sự vật, sự việc trừu tượng, từ đó người đọc sẽ nhận biết đối tượng rõ ràng. So sánh tạo nên hình thức kết cấu độc đáo, phổ biến của ca dao. Người sáng tác ca dao nếu dùng cách miêu tả trực tiếp đối tượng thì không chỉ cụ thể hoá được sự vật (sự việc, hiện tượng) mà còn khái quát được cái chung, cái bản chất của sự vật (sự việc, hiện tượng); từ đó sẽ tác động mạnh vào các giác quan, cảm xúc của người nhận. So sánh giúp phát hiện, khám phá ra những khía cạnh, ngữ nghĩa hàm ẩn trong các từ dùng để diễn đạt; tìm hiểu những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng hay hiện tượng. Nhà thơ Pháp – Paul - từng nói rất đúng như sau: sức mạnh của so sánh là nhận thức. Nhận thức ở đây là sự hiểu biết và có cái nhìn mới về sự vật, hiện tượng. So sánh giúp cho lối đối đáp trong ca dao vừa dễ hiểu lại vừa kín đáo, tế nhị; làm cho người nghe (người đọc) tăng thêm trí tưởng tượng phong phú. So sánh giúp cho người sáng tác thể hiện được những sắc thái, mức độ khác nhau về đối tượng so sánh. Có khi đối tượng so sánh được nâng cao, có khi đối tượng so sánh ngang hàng nhau hay bị hạ thấp tùy vào tình ý của tác giả dân gian.
Ví dụ hai đối tượng so sánh được nâng cao và hạ thấp:
-Anh như tán tỉa, tàn vàng
Em như manh chiếu rách bà hàng bỏ quên
(TL1 (1), L.424, tr.141)
Hai đối tượng so sánh tưởng như ngang hàng nhau nhưng chính là một vế được nâng cao, một vế được (bị) hạ thấp:
-Anh như Đại Thánh trên mây Em đây bé nhỏ như tay Phật Bà
(TL1 (1), L.422, tr.140)
Anh như Đại Thánh to lớn, tung hoành ngang dọc, còn em chỉ bé nhỏ như tay Phật Bà thôi, song tay Phật Bà lúc nào cũng có thể nắm gọn Đại Thánh, Đại Thánh lúc nào cũng có thể bị Phật Bà tóm gọn.
Ca dao truyền thống khi so sánh vật này với vật khác, cái này với cái khác đã đưa ra những thuộc tính cơ bản của những vật đó một cách phù hợp. Ca dao truyền thống thường so sánh chính xác, giản dị và hợp lý hơn ca dao mới. Ví dụ: ca dao truyền thống so sánh “mây trắng như bông” thì chính xác, trong khi ca dao mới lại là “bông trắng như mây”, mà mây thì nhiều màu sắc, do đó chưa phù hợp.
Ca dao truyền thống giống văn học trung đại vì thường sử dụng những hình ảnh mang tính ước lệ, công thức (về thiên nhiên, địa điểm, thời gian, bối cảnh sinh hoạt,…), những hình ảnh này lặp đi lặp lại nhiều lần. Ca dao giống thơ ca hiện đại vì thường sử dụng những từ so sánh (như, là, như là, bằng, hơn,…). Nhưng thơ ca hiện đại thường dùng những từ so sánh để nối hay mở đầu, kết thúc dòng thơ (câu thơ), trong khi ca dao thì từ so sánh thường nằm ngay giữa dòng (câu thơ). Ví dụ: “Những anh hùng đánh Mỹ hôm nay / Như Cửu Long mênh mông sóng nước / Như Trường Sơn đông đặc cây rừng” (Lê Anh Xuân). Điểm khác biệt trong so sánh của ca dao so với văn thơ hiện đại
là: Ca dao thường cụ thể hóa cái trừu tượng. Sở dĩ như vậy là do tác giả dân gian thường tư duy theo lối trực quan. Dù vế A cụ thể hay trừu tượng thì vế B bao giờ cũng cụ thể và vế A cụ thể thì vế B lại càng cụ thể hơn. Văn thơ hiện đại thường cố tình trừu tượng hóa cái cụ thể, vế B có khi lại khó hiểu hơn vế A, điều này tạo nên sự liên tưởng phong phú nơi người đọc. Các nhà thơ hiện đại Việt Nam đã kế thừa và phát huy khả năng phong phú của biện pháp so sánh, làm cho nó ngày càng phong phú hơn trong việc biểu hiện cuộc sống, biểu hiện những phức tạp trong tâm trạng con người. Nhờ sáng tạo, so sánh trong thơ hiện đại được dùng để đối chiếu những mối quan hệ khác nhau như: “Nhân dân là bể / Văn nghệ là thuyền / Thuyền xô sóng dậy / Sóng đẩy thuyền đi” (Tố Hữu). Các từ so sánh “bằng”, “hơn” trong ca dao dùng để so sánh tương đối thì trong thơ hiện đại, các nhà thơ lại dùng để so sánh tuyệt đối, ví dụ: “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ / Hiu quạnh bên trong một tiếng hò…/ Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh / Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi”. Hay: “Nếu được làm hạt giống để mùa sau / Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa / Vui gì hơn làm người lính đi đầu / Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa” (Tố Hữu). Kết hợp với câu hỏi tu từ, tính từ, ý thơ trên được hiểu là “sâu nhất”, “vui nhất…”.
3.2. Ẩn dụ
Theo Aristote, nghệ thuật thi ca xuất hiện dựa trên khả năng cơ bản, tự nhiên của con người là bắt chước và trình diễn. Từ hai khả năng này mà ngôn ngữ ra đời và quá trình sáng tác nghệ thuật được phát triển. Những nội dung được thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật đều dựa vào sự tưởng tượng và những gì có thật ngoài đời với mục đích tạo nên cái đẹp. Việc thể hiện cái đẹp ngôn từ trong nghệ thuật bằng nhiều cách: trực tiếp và gián tiếp. Cách trực tiếp thường thông qua chủ đề, cách gián tiếp thường thể hiện dưới dạng ẩn dụ.
Từ “ẩn dụ” tiếng Hy Lạp lấy từ μεταφορά (metaphora) có nghĩa là “sự chuyển nghĩa tu từ”, còn từ gốc μεταφέρω (metaphero) là “suy ra, dịch ra, tạo ra”.
Khái niệm ẩn dụ theo tiếng Hy Lạp chỉ một cụm từ dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái ý nghĩa. Nói cách khác, thay vì miêu tả sự vật (sự việc) một cách thông thường thì ẩn dụ miêu tả sự vật (sự việc) qua hình ảnh của sự vật (sự việc) khác. Ẩn dụ thường được dùng trong văn học vì chỉ cần ít từ vựng mà người đọc có thể liên tưởng đến nhiều sự vật (sự việc) hay đặc tính khác với đầy đủ cảm xúc, ý tứ của người sáng tác.
Trong số các biện pháp tu từ, Aristote đặc biệt chú ý đến ẩn dụ, ông định nghĩa như sau: “Ẩn dụ là sự chuyển đạt cho một vật cái tên để chỉ vật khác, cách chuyển đạt này có thể đi từ loại sang thể loại, từ thể loại sang loại, từ thể loại sang thể loại, hoặc theo mối tương quan tương đồng”. Theo ông, ẩn dụ là một từ có thể chuyển từ nghĩa này sang một nghĩa khác một cách rõ ràng, là một sự chuyển dạng; tác động mạnh đến người đọc.
Sau Aristotle, Cicero chú ý đến cấu tạo hình thức của ẩn dụ và coi đó là phép so sánh bớt đi một từ. Thế kỷ XVIII, Dumarsais và thế kỷ XIX, Pierre Fontanier xem xét ẩn dụ theo quan điểm của tu từ học. Thế kỷ XX, Roman Jakobson – nhà ngôn ngữ học, ký hiệu học, thi pháp học người Mỹ – cho rằng ẩn dụ là ký hiệu này thay thế cho ký hiệu khác, là ngôn từ mang tính hai nghĩa, là kết quả của sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng. Năm 1975, Paul Ricoeur trong “Quy luật của ẩn dụ” cho rằng ẩn dụ là quá trình tu từ qua đó diễn ngôn, nhờ những hư cấu nào đó để tái hiện hiện thực, là sự tác hợp của huyễn tưởng và mô phỏng. Còn Max Black cho rằng ẩn dụ là phép so sánh tỉnh lược, gồm hai chủ thể: chính và thứ; hai chủ thể này tương tác với nhau tạo nên ẩn dụ. Ngoài nghĩa gốc, một ẩn dụ có thể còn ẩn chứa một nội dung tri nhận xác thực (positive cognitive content) mà người ta không thể
hiểu được một cách ngọn nguồn nếu chỉ dựa vào việc diễn giải ngữ nghĩa. (Max Black, “Metaphor” tr.25-47, Model and Metaphor, Ithaca, Cornell University Press, 1962 - dẫn theo khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát một vài ẩn dụ định hướng chứa các từ định hướng không gian trong “Truyện Kiều” (theo quan điểm của Ngôn ngữ học tri nhận)” của Nguyễn Hoàng An, Đại học Khoa học XH và NV Hà Nội, 2007).
Năm 1980, trong “Metaphor we live by” của G.Lakoff và M.Johnson – đứng trên cách tiếp cận ngôn ngữ học - đã chứng minh ẩn dụ không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ mà còn là hiện tượng của tư duy. Hai ông cho rằng để nhận thức những sự vật, hiện tượng mới lạ thì phải dựa trên sự tương đồng qua những sự vật, hiện tượng đã biết. Như vậy, theo các quan niệm trên, ẩn dụ là biện pháp tu từ tạo cho câu văn, câu thơ tính thẩm mỹ, sự sắc sảo; tạo ra nghĩa mới, phản ánh nhận thức của con người về thế giới.
Ẩn dụ (hay so sánh ngầm) là tạm thời lấy tên gọi của sự vật (sự việc) này để nói về sự vật (sự việc) khác khi chúng có nét nào đó tương đồng với nhau. Hay ẩn dụ là cách thức chuyển nghĩa của từ ngữ, hình ảnh từ nghĩa đen sang nghĩa bóng, chuyển thuộc tính của vật này sang vật khác; là sự đồng nhất hai hiện tượng (sự vật, sự việc, hinh ảnh,…) tương tự nhau, cái này thể hiện qua cái kia. Trong ẩn dụ, sự tương đồng giữa hai sự vật (sự việc,…) thường là về hình thức bề ngoài (màu sắc,…), về chức năng, thuộc tính,…
Phân loại biện pháp ẩn dụ: Ẩn dụ có thể chia thành:
Ẩn dụ đơn: là chỉ có một ẩn dụ trong một lời ca dao. Ẩn dụ này chỉ có một hình ảnh (sự vật, sự việc) cụ thể và dù có nhiều ý thì các ý cũng chỉ nói đến một điều gì đó. Vì thế, ẩn dụ này đơn giản, dễ hiểu.
Ví dụ lời ca dao:
Miếng trầu nỏ đáng bao lăm Ăn rồi nhả bã tiếng tăm để đời (TL1 (2), L.279, tr.1356)
Miếng trầu ẩn chứa nhiều ý nghĩa: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, miếng trầu nên duyên chồng - vợ,…Dù là nghĩa nào thì “miếng trầu” cũng để nói về tình nghĩa sâu nặng giữa những con người trong xã hội với nhau.
Ẩn dụ phức: gồm từ hai ẩn dụ trở lên trong một lời ca dao, các ẩn dụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, cùng góp phần biểu hiện nội dung lời ca dao. Ẩn dụ này thường dùng những hình ảnh (sự vật, sự việc) cụ thể để nói về hình ảnh (sự vật, sự việc) trừu tượng, cần kín đáo. Ẩn dụ phức thường kết hợp với các biện pháp tu từ khác (so sánh, nhân hóa,…) nên rất sinh động, có hồn.
Ví dụ:
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con
(TL1 (1), L.46, tr.61)
Các hình ảnh ẩn dụ bể, đầy, ao, cạn, cò con quan hệ chặt chẽ với nhau để làm rõ nội dung lời ca dao: ngầm trách kẻ gây ra nỗi bất hạnh cho người dân.
Có một cách phân loại ẩn dụ khác là dựa vào loại từ. Theo đó, chúng ta sẽ gặp ẩn dụ là danh từ, ẩn dụ là động từ, ẩn dụ là tính từ.
Ẩn dụ là danh từ: ví dụ “thuyền”, “bến”, “trúc”, “mai”, “giếng”, “cá”, “người câu cá”,..
Ẩn dụ là động từ: ví dụ “hái hoa”, “be bờ”, “đặt lờ”, “câu cá”, “cá ăn mồi”, “đốn”, “đậu”,…
Ẩn dụ là tính từ: ví dụ “hạc vàng”, “lời vàng”, “dao vàng”, “người
ngọc”, “đẫy kim nhung”,…
Các biện pháp tu từ nói chung đều gồm hai phần: nội dung - ý nghĩa (ẩn chứa bên trong sự vật - sự vịêc) và cách thức biểu hiện nội dung, ý nghĩa đó. Để truyền tải nội dung - ý nghĩa của sự vật, sự việc thì quan trọng nhất là cách thể hiện như thế nào. Cách thể hiện ẩn dụ thường dựa vào sự tương đồng giữa