4.3.4. Kết quả với chỉ số “Chi phí thời gian”
Mô hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số PCI tổng hợp như sau:
L BR = + ## BR + LBR + BR + BR +
BR + =<BR + EBR (4.6)
Các biến giải thích tương tự mô hình (4.3), biến phụ thuộc là chỉ số “chi phí thời gian” trong bộ chỉ số PCI. Chỉ số này thay thế cho chỉ số “hiệu lực của chính phủ” (Regulatory Quality) nhằm đo lường chất lượng dịch vụ hành chính công. Chỉ số “chi phí thời gian trong bộ PCI “đo lường thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra khi thực hiện các thủ tục hành chính”. Kiểm định Sargan về sự phù hợp của biến công cụ cho thấy có thể chấp nhận giả thiết H0 (Giả thiết H0: biến công cụ không phải là biến phù hợp). Kết quả kiểm định tính nội sinh của biến gdpper cho thấy có thể chấp nhận H0 (H0: biến gdpper là biến ngoại sinh). Do đó, mô hình FE cho kết quả tốt hơn.
Bảng 4.4: Kết quả mô hình 2SLS với biến phụ thuộc là “Chi phí thời gian”
(a) Kết quả mô hình 2SLS | (b) Kết quả mô hình FE | |||||
Hệ số | Thống kê t | P_value | Hệ số | Thống kê t | P_value | |
Gdpper | 0.05 | 1.59 | 0.11 | 0.030 | 1.250 | 0.215 |
Fdi | 0.004 | 0.25 | 0.80 | 0.002 | 0.340 | 0.733 |
Edu | 0.01 | 2.16 | 0.03 | 0.008 | 2.270 | 0.027 |
Indis | 0.74 | 2.07 | 0.04 | 0.825 | 2.230 | 0.029 |
ELF | -0.02 | -2.29 | 0.02 | -0.016 | -3.920 | 0.000 |
Internet | -0.02 | -0.37 | 0.71 | -0.016 | -0.280 | 0.782 |
-0.312 | -0.410 | 0.686 | ||||
Các kiểm định chuẩn đoán mô hình | ||||||
Sargan statistic | P_value | 0.5593 | ||||
Endogeneity test | Chi-sq(1) P-val | 1.762 | ||||
P_value | 0.1844 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Số Nội Dung "công Khai, Minh Bạch" Của Bộ Dữ Liệu Papi, 2011-2018
- Phân Tích Phương Sai Các Chỉ Số Chất Lượng Thể Chế Theo Nhóm Thu Nhập
- Xây Dựng Mô Hình Xem Xét Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thể Chế
- Các Nhóm Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Thể Chế Địa Phương Tại Việt Nam
- Nhóm Giải Pháp Phát Triển Hạ Tầng Internet, Tăng Cường Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam - 18
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Từ kết quả mô hình của bảng 4.4 có thể thấy một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tỷ lệ người dân có trình độ từ phổ thông trở lên cao hay dân số có trình độ giáo dục cao có ảnh hưởng tích cực đến chỉ số “chi phí thời gian” hay “chất lượng hành chính và dịch vụ công”. Tỷ lệ dân số có trình độ từ phổ thông trở lên tăng 1% thì chất lượng hành chính và dịch vụ công tăng lên 0.008% điểm với mức ý nghĩa là 5%.
Thứ hai, tỉnh có mức độ chênh lệch thu nhập (bất bình đẳng) cao lại có điểm số “chi phí thời gian” tốt hơn.
Thứ ba, chỉ số phân hóa sắc tộc có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số “chi phí thời gian”. Như phân tích tổng quan ở chương I thì “sự thiếu đồng nhất về mặt sắc tộc sẽ tạo ra căng thẳng giữa các nhóm xã hội, giảm sự hợp tác và tạo ra xung đột giữa các thể chế chính thức và không chính thức”. Hay nói cách khác, mức độ phân hóa sắc tộc càng lớn thì càng ảnh hưởng tiêu cực đến “chất lượng thể chế”. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây.
4.3.5. Kết quả chỉ số PCI tổng hợp
Mô hình xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số PCI tổng hợp như sau:
# BR = + ## BR + LBR + BR + BR + BR +
=<BR + EBR (4.7)
Dựa trên kết quả mô hình trình bày ở bảng 4.5 cho thấy không có vấn đề nội sinh ở mô hình do vậy kết quả của mô hình FE được sử dụng để giải thích. Theo đó, kết quả các hệ số cho thấy biến indis, ELF và internet có dấu và hệ số tương tự với các mô hình (4.4) và (4.5). Như vậy tỉnh có chênh lệch thu nhập cao, tỉnh có tỷ lệ hộ dân sử dụng internet cao có chỉ số PCI tổng hợp cao hơn, và tỉnh có mức độ phân hóa sắc tộc lớn có ảnh hưởng đến “chỉ số PCI tổng hợp”.
Bảng 4.5: Kết quả mô hình 2SLS với biến phụ thuộc là “chỉ số pci tổng hợp”
Kết quả mô hình 2SLS | (b) Kết quả mô hình FE | |||||
Pci | Hệ số | Thống kê t | P_value | Hệ số | Thống kê t | P_value |
gdpper | -0.010 | -0.710 | 0.479 | 0.003 | 0.290 | 0.776 |
Fdi | -0.001 | -0.410 | 0.685 | -0.001 | -0.480 | 0.630 |
Edu | -0.0005 | -0.330 | 0.744 | -0.001 | -0.360 | 0.721 |
Indis | 0.409 | 2.670 | 0.008 | 0.355 | 2.520 | 0.014 |
ELF | -0.004 | -1.680 | 0.094 | -0.005 | -2.120 | 0.038 |
internet | 0.088 | 3.840 | 0.000 | 0.085 | 3.840 | 0.000 |
Hằng số | 3.325 | 11.830 | 0.000 | |||
Các kiểm định chuẩn đoán mô hình | ||||||
Sargan statistic | P_value | 0.3013 | ||||
Endogeneity test | Chi-sq (1) P- val | 1.760 | ||||
P_value | 0.185 |
Nguồn: Tính toán của tác giả
4.4. Thảo luận kết quả
Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của các nhân tố bao gồm thu nhập bình quân trên đầu người, giáo dục, khả năng thu hút FDI, bất bình đẳng trong thu nhập, tỷ lệ hộ dân sử dụng internet và sự phân hóa dân tộc đến các khía cạnh khác nhau của chất lượng thể chế địa phương/tỉnh. Dựa trên kết quả các mô hình có thể thấy một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tỉnh có GDP bình quân đầu người cao có tác động cả thuận chiều và ngược chiều đến chất lượng thể chế. GDP bình quân đầu người tác động thuận chiều rõ rệt đến chỉ số “thiết chế pháp lý” hay “pháp quyền”. Điều này có nghĩa là tỉnh có trình độ phát triển cao sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho việc cải thiện tình hình thực thi pháp luật ở địa phương cũng như vấn đề an ninh trật tự để đảm bảo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, theo kết quả mô hình, GDP bình quân đầu người lại ảnh hưởng ngược chiều đối với chỉ số “chi phí không chính thức”, “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”. Như vậy, ở những tỉnh có thu nhập bình quân cao thì hiện tượng tham nhũng lại xảy ra nhiều hơn. Vì vậy, tỉnh có trình độ phát triển cao (tính bằng thu nhập bình quân đầu người) thì chưa chắc có chất lượng tể chế tốt hơn nếu chính quyền địa phương đó không năng động và không làm tốt việc kiểm soát tham nhũng.
Thứ hai, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng internet tăng lên giúp cải thiện một số chỉ số “chi phí không chính thức”, “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh” và chỉ số PCI tổng hợp. Như vậy, với vai trò là công cụ thông tin truyền thông mạnh, internet giúp doanh nghiệp/người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin và tài liệu về các quy định, quá trình thực thi chính sách của chính quyền địa phương. Đồng thời, gần đây với sự phát triển của mạng xã hội thông tin và ý kiến, sự đánh của người dân/doanh cũng dễ dàng được tiếp cận bởi các cơ quan công quyền. Áp lực từ các ý kiến và dư luận xã hội sẽ là một phần thúc đẩy các địa phương tiếp tục cải thiện chất lượng thể chế tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện, thu hút đầu từ, và môi trường hành chính công thân thiện và có chất lượng.
Thứ ba, các tỉnh thu hút FDI tốt hơn thì có môi trường thể chế tốt hơn (biến fdids có tác động tích cực đến chỉ số “tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh”). Tuy nhiên, tỉnh thu hút nhiều FDI lại có hiện tượng tham nhũng nhiều hơn (biến fdids ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số “chi phí không chính thức”). Điều này có vẻ bắt nguồn từ việc tỉnh có khả năng thu hút FDI cao thì lại tạo ra nhiều cơ hội tham nhũng hơn. Kết quả này cũng khá tương đồng với phát hiện tỉnh có trình độ phát triển
cao thì hiện tượng tham nhũng lại tăng lên. Do đó, thúc đẩy đầu tư FDI có tác động như là động lực để cải thiện chất lượng thể chế các tỉnh thành, nhưng chính quyền địa phương cần kiểm soát tốt vấn đề tham nhũng và cần cân nhắc, chọn lọc các nhà đầu tư phù hợp để hướng tới nâng cao chất lượng thể chế.
Thứ tư, chi tiêu cho giáo dục có tác động đến chất lượng thể chế (ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đến chỉ số PCI tổng hợp). Do vậy việc đầu tư cho giáo dục là cần thiết đối với các địa phương sẽ giúp nâng cao và cải thiện chất lượng thể chế được tốt hơn.
Thứ năm, chênh lệch thu nhập ảnh tiêu cực đến chất lượng thể chế thông qua chỉ số “chi phí không chính thức” (hệ số -1.3). Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu ở các nước khác chênh lệch thu nhập nhóm giàu nghèo (đại diện cho biến phân phối thu nhập) lại tác động thuận chiều đến một số biến số đại diện cho chất lượng thể chế (tính minh bạch, thiết chế pháp lý, và chỉ số PCI tổng hợp).
Thứ sáu, sự đa dạng về dân tộc và ngôn ngữ có ảnh hưởng nhỏ đến chất lượng thể chế. Theo kết quả mô hình, tuy ảnh hưởng của nhân tố chênh lệch thu nhập và mức độ đa dạng về dân tộc có ảnh hưởng đến chất lượng thể chế ở mức độ thấp hơn so với các nhân tố khác, nhưng hai nhân tố này cũng phản ánh phần nào mức độ phát triển của các địa phương. Vì vậy, việc quan tâm đến hai nhân tố này vẫn là điều cần thiết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 dựa trên mô hình hồi quy tác động cố định sử dụng biến công cụ để loại bỏ tính nội sinh của mô hình để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế. Kết quả cho thấy các biến “thu nhập bình quân trên đầu người”, “trình độ giáo dục của người dân”, “thu hút FDI”, “bất bình đẳng thu nhập”, “mức độ bao phủ internet”, và “mức độ phân hóa sắc tộc” đều có ảnh hưởng đến các chỉ số “chất lượng thể chế”. Mức độ ảnh hưởng đến các chỉ số là khác nhau và có thể ngược chiều nhau. Tuy nhiên, khuyến nghị chung là các địa phương nên tập trung nâng cao thu nhập bình quân trên đầu người, trình độ giáo dục, dân trí; tăng cường thu hút FDI một cách chọn lọc, và gia tăng mức độ bảo phủ internet, v.v. nhằm nâng cao chất lượng thể chế. Dựa trên các kết quả phân tích từ chương 3, các kết luận chương 4 cũng chỉ ra những điểm yếu của thể chế cấp tỉnh và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường chất lượng thể chế.
CHƯƠNG 5
CÁC NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ ĐỊA PHƯƠNG TẠI VIỆT NAM
5.1. Bối cảnh hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế ở Việt Nam
- Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển hướng từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang chiều sâu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt tốc độ tăng trưởng khá, chính trị - xã hội ổn định, an sinh xã hội được bao đảm tương đối tốt. Từ Đại hội VI của Đảng (1986) cho đến nay quan điểm đổi mới kinh tế của Đảng ta liên tục được bổ sung, phát triển và hoàn thiện, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước thời kỳ đổi mới tiến tới lựa chọn mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay. Mặc dù quá trình đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng tốc độ phát triển của nước ta còn chậm so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hiện có về nguồn lực của đất nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải liên tục tìm tòi các giải pháp để phát triển kinh tế mạnh hơn, có hiệu quả hơn.
Để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại, văn minh, công khai và minh bạch thì cần phải tuân thủ các quy luật kinh tế thị trường, phát triển đồng bộ các loại thị trường, khắc phục những khiếm khuyết, tệ nạn, tiêu cực của thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức… Bên cạnh đó, phát triển kinh tế cần phải đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa tuân thủ các quy luật của thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa kinh tế và chính trị, giữa nhà nước và doanh nghiệp với thị trường.
Cho đến nay, các yếu tố thị trường và các loại thị trường ở Việt Nam đang hình thành, phát triển và có sự gắn kết giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế; quy luật giá trị, quy luật cung – cầu ngày càng được tôn trọng. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về kinh tế, trong đó có nhiều chủ trương, chính sách phát huy hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Tuy nhiên, kinh tế của nước ta chủ yếu phát triển theo chiều rộng, chậm phát triển theo chiều sâu và còn thiếu bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Việc thể chế hóa đường lối, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm và chưa đồng bộ; tổ
chức thực hiện còn nhiều hạn chế, yếu kém, tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình còn thấp, sự tham gia giám sát của người dân vào hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế, bất cập.
Môi trường thể chế có ý nghĩa mở đường hay kìm hãm cho sự phát triển của quốc gia. Với những đòi hỏi để phát triển kinh tế như hiện nay thì việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế là việc mang tính cấp bách, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta.
- Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều diễn đàn, tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO... Việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua và trong tương lai là xu thế tất yếu khách quan nhằm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và xác lập vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Quá trình hội nhập quốc tế hơn 30 năm qua đã đóng góp rất lớn vào thành quả phát triển chung của đất nước. Điều đó được thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu không ngừng được tăng lên, đóng góp vào sự tăng trưởng GDP hàng năm, mặt hàng xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng, phong phú. Việt Nam cũng đã chuyển vị thế từ nước nhập siêu sang xuất siêu và ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống pháp luật trong nước không ngừng được sửa đổi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế góp phần hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.
Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực sự hài hòa về chính sách và các tiêu chuẩn so với thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế tức là chấp nhận các luật chơi và cách chơi trong sân chơi chung của khu vực và toàn cầu. Chính vì vậy, để việc hội nhập quốc tế được sâu hơn thì Việt Nam cần phải thiết lập các thể chế kinh tế thị trường hiện đại, làm cơ sở cho việc hài hòa thể chế và chính sách hội nhập khu vực và toàn cầu. Theo đó, nền kinh tế nước ta phải tương thích cao về mặt thể chế với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
- Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển bứt phá từ cuộc cách mang công nghiệp 4.0
Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng cơ bản là sự cải tiến công nghệ một cách nhanh chóng thông qua việc tăng cường sử dụng truyền thông di động và kết nối internet (“internet vạn vật”), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, và công nghệ sinh học, công nghệ điện toán, v.v .
Tại Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bắt đầu và tạo ra nhiều thay đổi lớn. Bên cạnh việc một số ngành nghề biến mất thì các loại hình sản xuất kinh doanh, các loại hình hoạt động thương mại mới cũng xuất hiện. Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 còn làm thay đổi tính chất lao động và việc làm ở Việt Nam. Đặc biệt, cuộc cách mạng này có thể làm thay đổi mô hình tăng trưởng và cách tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vì vậy, để tận dụng tốt các thành quả của công nghệ và thích ứng với những thay đổi từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì đòi hỏi thể chế, chính sách, khung pháp luật cần được đổi mới, hoàn thiện để bắt kịp với xu hướng mới.
Có thể thấy, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường có ý nghĩa quan trọng, được Đảng xác định là nhiệm vụ chiến lược, và là một trong khâu đột phá quan trọng để tạo động lực phát triển nhanh và bền vững. Hoàn thiện thể chế kinh tế Việt Nam phải được hoàn thiện theo các tiêu chí hiện đại, tiến bộ và hài hòa với thể chế khu vực và toàn cầu. Đó cũng là điều kiện để Việt Nam có thể hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, giúp cho nền kinh tế thị trường Việt Nam có khả năng cạnh tranh toàn cầu, vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
5.2. Quan điểm chủ đạo và cơ sở đề xuất các nhóm giải pháp
5.2.1. Quan điểm chủ đạo trong việc hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam
Mục tiêu lớn nhất của xây dựng, đổi mới và hoàn thiện thể chế ở nước ta là để tạo ra sự phát triển đồng bộ giữa thể chế chính trị, thể chế kinh tế và thể chế xã hội, sự phù hợp của thể chế với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và thể chế thực sự trở thành đòn bẩy, tạo động lực cho phát triển bền vững. Chính vì vậy quan điểm khi hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam phải đảm bảo những điểm sau đây:
Thứ nhất, các chủ thể từ Nhà nước, doanh nghiệp đến người dân cần nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của thể chế đối với phát triển. Một thể chế tốt sẽ là nền tảng thúc đẩy phát triển đất nước. Ngược lại, thể chế kém chất lượng sẽ là rào cản lớn đối với phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.