Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 15


+ Tình trạng: chòng chành, nhông nhông, dắng da dắng dỏi, lăng xăng,...

+ Nhân vật trữ tình (đôi ta, anh, em, thiếp, chàng,…) tiêu biểu cho cái chung (lứa tuổi, giới tính,…), cho tập thể.

+ Sự vật, sự việc, hiện tượng trong xã hội: mồ hôi, nước mắt,...

Vế B (vế được so sánh hay cái được biểu hiện) là những vấn đề người viết muốn đề cập như các hiện tượng, hoàn cảnh sống, tâm trạng, tính cách con người,…Vế này thường cụ thể (chi tiết), nội dung phải đạt các yêu cầu sau:

+ Hình ảnh truyền thống, quen thuộc lấy trong thiên nhiên, cuộc sống, xã hội (tấm lụa đào, hạt mưa, con cá vô lờ,…) mang đậm tính dân tộc và tính địa phương. Ca dao có cả một kho hình ảnh so sánh của thể loại. Những hình ảnh này có những đặc điểm, tính chất tương đồng với vế so sánh (vế A), có thế mới làm rõ đặc điểm, tính chất,…của vế so sánh.

+ Hình ảnh sáng tạo nhưng phải phù hợp với quan điểm, tâm trạng, tâm lý nhân vật; phù hợp với bài ca, có tác động mạnh đến cảm xúc của người đọc.

+ Hình ảnh ước lệ mang tính chất chung, mang bản chất cơ bản của con vật, đồ vật hay sự vật, hiện tượng; mà thuộc tính của sự vật thì rất đa diện và phức tạp. Nó có thể thuộc về màu sắc, hình dáng, kích thước, khối lượng, phẩm chất,...Ví dụ như khi nói đến hoa nhài là nói đến mùi thơm, nói đến bông bưởi luôn là màu trắng, con tằm thì luôn ăn lá dâu, dao cau là loại dao sắc nhất, muối là mặn, gừng là cay, mưa là nhiều (vất vả nhiều, nhớ thương, đau khổ nhiều: “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, “Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa”),...

Những từ ngữ ở vế B là hình ảnh cảm tính gợi lên biểu tượng về một thuộc tính nào đó của cái được so sánh (vế A). Tùy vào đặc điểm ngữ pháp –


ngữ nghĩa của A, mà B có kiểu cơ cấu nghĩa khác nhau. Nếu vế A biểu thị bình diện hay thuộc tính được so sánh (tính từ chỉ phẩm chất, trạng thái; động từ chỉ trạng thái tâm lý,...) thì vế B bao giờ cũng là những hình ảnh gợi cảm giác để biểu trưng về mức độ cao với những sắc thái riêng (ví dụ: “gừng” biểu thị cảm giác “cay”).

Đặc điểm về hình thái kết cấu của so sánh trong ca dao

- Kết cấu của vế được so sánh A

Vế được so sánh A thường là từ thuộc loại danh từ (D), động từ (Đ) và tính từ (T), hoặc là ngữ D, ngữ Đ, ngữ T và kết cấu C – V.

+ Vế A thường dùng cụm C – V, ngữ D, ngữ Đ, ít dùng ngữ T.

+ Vế A thường dùng nhiều D hơn là Đ và T.

Hoàng Kim Ngọc trong “So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình người Việt”

[126] đã đưa ra số liệu thống kê những kiểu kết cấu của vế A trong phép so sánh ở ca dao như sau:


Kiểu kết cấu

C-V

Ngữ D

Ngữ Đ

D

T

Đ

Ngữ T

Số lượng

351

290

185

131

55

29

21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 15


Những danh từ được sử dụng làm vế A trong phép so sánh, ca dao thường có những cặp từ phổ biến như: anh - em, chàng - thiếp, qua – bậu, đấy – đây, mình – ta, người – em,...và thường biểu thị:

+ Hai chủ thể trữ tình của các phát ngôn trong giao tiếp: anh với em, anh đây - em đấy, thân em – thân anh, đôi ta, hai ta,..

+ Người hay việc được nói đến khi giao duyên: thầy mẹ em, mẹ già, đạo cang thường, đời người, công dưỡng dục,...

Sau đây là bảng tần số sử dụng các danh từ khi tạo lập vế A trong phép so sánh



Thứ tự

1

2

3

4

5

6

7

8


Đôi ta

Thân em

Thân anh, Mình em

Bốn tôi

Tiếng ai

Anh với em

Chồng em, Vợ anh

Phận em, Đó với đây, Lòng em,

Bậu lỡ thời,

Mẹ già

Tần số

54

45

14

6

5

4

3

2


Các danh từ được sử dụng với tần số cao như: đôi ta, thân em, mình em,...đã tạo thành các mẫu đề.

+ Kết cấu của từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh

Trong ca dao, các từ so sánh xuất hiện với tần số như sau:


Số thứ tự

Từ so sánh

Số câu

Số lần

1

Như

815

1040

2

Bằng

78

93

3

55

82

4

Hơn

45

58

5

Như thế

41

43

6

Không bằng

13

13

7

Chẳng bằng

7

7

8

Nhất là X,

Nhất là Y

22

22

9

Nhất, nhì, ba

26

26



10

Bao nhiêu,

bấy nhiêu

19

19

11

Tày

10

10

12

Tựa

11

11

13

Như là

7

7

14

Khác nào

4

4

15

Khác gì

4

4

16

Khác thể

3

3

17

Giá như

3

3

18

Tỷ như

3

3

19

Kém

2

2

20

Kém gì

2

2

21

Thua

1

1

22

Khác như

1

1

23

Khác chi

1

1

24

Nào tày

1

1

25

Không tày

1

1

26

Cũng như

1

1

27

Tựa hồ

1

1

28

Tựa như

1

1

29

Ví như

1

1

30

Như dường

1

1

31

Cầm như

1

1

32

Cầm bằng

1

1

33

Cũng bằng

1

1

34

Giá tỷ

1

1



35

Thực như

1

1

Tổng số


1.185 câu

1.467 lần


- Kết cấu của vế so sánh B:

Trong ca dao, vế so sánh B thường là danh từ, ngữ danh từ, kết cấu C – V; rất ít khi dùng động từ hay tính từ. Sau đây là bảng thống kê số lần xuất hiện các kiểu kết cấu ở vế B trong ca dao:

+ So sánh đồng nhất (tương tự, ngang bằng): có 1336 đơn vị vế B trong tổng số 1185 lời ca dao


Kết cấu

Ca dao

Số %

Từ D Đ

T

304/1336

10/1336

5/1336

22,8%

0,8%

0,4%

Ngữ D

Ngữ Đ Ngữ T

544/1336

40/1336

4/1336

40,7%

3,0%

0,3%

Cụm C-V

429/1336

32,0%


+ So sánh dị biệt hơn: có 106 đơn vị vế B trong 113 lời ca dao


Kết cấu

Ca dao

Số %

Từ D T

Đ

50/106

0/106

0/106

47,2%

0%

0%

Ngữ D

30/106

28,3%



Ngữ T

Ngữ Đ

13/106

11/106

12,2%

10,4%

Cụm C-V

2/106

1,9%


+ So sánh dị biệt kém: có 25 đơn vị vế B trong 25 lời ca dao


Kết cấu

Ca dao

Số %

Từ D Đ

T

0

0

0


Ngữ Đ Ngữ D

Ngữ T

9/25

7/25

4/25

36,0%

28,0%

16,0%

Cụm C-V

5/25

20,0%


Qua các bảng thống kê trên (dẫn theo Hoàng Kim Ngọc trong “So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình người Việt”), chúng tôi nhận thấy: vế B trong ca dao được tạo lập bằng động từ, tính từ và ngữ tính từ chiếm một tỷ lệ rất thấp. Vế B trong ca dao có kết cấu danh từ, ngữ danh từ, cụm C-V chiếm số lượng rất lớn. Ca dao thường dùng mô hình kết cấu so sánh đồng nhất nhiều hơn các mô hình kết cấu so sánh khác. Ca dao thường tạo lập vế A trong phép so sánh bằng kết cấu C-V, danh từ, ngữ danh từ, ngữ động từ; ít dùng động từ, tính từ, ngữ tính từ. Tác giả dân gian thường dùng các từ so sánh: như, bằng, là, hơn, như thế,...Vế B trong phép so sánh thường dùng ngữ danh từ, danh từ, kết cấu C-V để biểu hiện.

Các dạng thức so sánh trong ca dao

+So sánh thường:

Mô hình: Dòng lục: A


Dòng bát: Từ so sánh (như, khác gì,...) + B Ví dụ: Anh đã có vợ con riêng

Như bông hoa riềng nửa đắng nửa cay

+So sánh đơn: là kiểu so sánh mà cả câu lục và câu bát đều chứa hai đối tượng so sánh.

Mô hình: Dòng lục: A1 như B1

Dòng bát: A2 như B2

Ví dụ:


Thiếp như mía tiến vừa tơ

Chàng như mía tiến dật dờ đợi ai?

Trường hợp mô hình: Dòng lục: A như B

Dòng bát: giúp hình dung về A một cách đầy đủ, chính xác. Ví dụ:

Anh với em như mía với gừng Gừng cay mía ngọt, ngát lừng mùi thơm

Nếu chỉ đọc dòng lục thì sẽ không rõ “mía” và “gừng” gắn bó với nhau

như thế nào, dòng bát sẽ làm rõ sự hòa quyện mùi thơm của “mía” và “gừng”. Trường hợp này đã giúp giải quyết vấn đề là: tại sao nhiều dòng mở đầu ca dao giống nhau, sử dụng biện pháp so sánh, nhưng ý nghĩa rút ra ở những so sánh ấy lại không giống nhau. Sở dĩ có hiện tượng này là do các dòng bát quyết định.

Ví dụ:

-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người đãy gấm, khăn điều vắt vai

-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ thầy kí lục ăn liều bánh ngô

-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều


Tay bưng cái rổ, tay dìu con thơ

-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều Thấy cậu áo trắng khăn điều vắt vai

+So sánh kép: là lối so sánh mà đối tượng A được đem ra so sánh với nhiều đối tượng B

Mô hình: Dòng lục: A như B1

Dòng bát: Như B2, như B3

Ví dụ:


Hay:


Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

Mô hình: Dòng lục: A

Dòng bát: Như B2, như B3, như B4, như B5

Ví dụ:


Đàn ông nằm với đàn ông

Như gốc, như gác, như chông, như chà.

Khi so sánh, vế A và vế B thường được mở rộng về kết cấu. Ví dụ mở rộng vế A:


Mở rộng vế B:

-Đêm qua tựa gối loan phòng Dầu hao thiếp rót, đèn chong canh dài

Chờ chàng canh một, canh hai

Canh ba, canh bốn ...đêm dài như song”

(TL1 (1), L.457, tr.802)


-Đôi ta như thể Đào Nguyên

Khi vui nước Nhược, khi nhìn non băng Thâu đêm vui vẻ bóng Hằng

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí