Công thức 5 | Biểu hiện dễ thương của cô gái qua cách ăn mặc: +Cổ yếm đeo bùa (“Năm thương cổ yếm đeo bùa”) +Nón thượng quai tua (“Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng”) +Khăn thắm thêu hoa (“Bảy yêu khăn thắm thêu hoa”) | |
Công thức 6 | Biểu hiện của duyên phận (“Sáu yêu cơ cả tốt duyên chăng là”) | |
Công thức 7 | Biểu hiện của tính tình (“Bảy thương nết ở khôn ngoan”, “Tám yêu cô cả nết na hiền tài”) | |
Công thức 8 | Biểu hiện của tính cách cô gái: +Gửi miếng trầu (“Một yêu em gửi miếng trầu”) +Gửi thư nhà (“Bốn yêu em gửi thư nhà cho anh”) +Gửi quạt (“Năm yêu em gửi quạt xanh”) +Gửi kim thoa (“Sáu yêu em gửi một cành kim thoa”) +Gửi khăn (“Bảy yêu em gửi khăn là”) +Gửi cành hoa (“Tám yêu em gửi cành hoa cho chàng”) |
Có thể bạn quan tâm!
- Vận Dụng Công Thức Truyền Thống Để Tìm Hiểu Mẫu Đề
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 12
- Vận Dụng Tìm Hiểu Một Số Mẫu Đề Và Các Cơng Thức Của Chúng Trong “Kho Tàng Ca Dao Người Việt”
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 15
- Đặc trưng kết cấu ca dao trữ tình - 16
- Biện Pháp Thu Hẹp Dần Tầng Bậc Hình Tượng
Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.
+Gửi “lạng vàng” (“Chín yêu em gửi lạng vàng”) | ||
Công thức 9 | Kể lý do chú ý đến cô gái (“Chín thương cô ở một mình”, “Chín yêu cô chửa có ai”, “Ba yêu cửa gió lọt vào”) | |
Công thức 10 | Ước muốn kết đôi (“Mười yêu anh kết làm hai vợ chồng”, “Mười yêu em chỉ lấy chàng mà thôi”) |
Tóm lại, qua việc mô hình hoá một số mẫu đề, chúng tôi nhận thấy những công thức trong các mẫu đề rất đa dạng. Mẫu đề gồm ít công thức thì các lời ca thường ngắn, công thức khác nhau nhiều hơn so với giống nhau, ít hoặc không trùng lặp công thức. Mẫu đề gồm nhiều công thức thì các lời ca thường dài, công thức giống nhau nhiều hơn công thức khác nhau.
Rõ ràng, việc tìm hiểu kết cấu ca dao dưới góc độ tìm hiểu các công thức truyền thống rất phù hợp với đặc trưng của văn học dân gian, đặc trưng thể loại và do đó, có ý nghĩa rất quan trọng, gợi ý con đường, phương pháp đến với những cái hay, cái đẹp rất riêng của ca dao.
CHƯƠNG 3: KẾT CẤU CA DAO TRỮ TÌNH XÉT Ở GÓC ĐỘ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
Charles Fillmore là người đã đưa ra hướng tiếp cận ngữ nghĩa của từ vựng và kết cấu qua khung ngữ nghĩa (semantics frame). Theo ông, khung ngữ nghĩa là một loạt các điều kiện (checklist of conditions) làm nền tảng cho việc hiểu và miêu tả ngữ nghĩa của một hình thức ngôn ngữ. Nghĩa của các từ được tổ chức trên nền tảng các khung ngữ nghĩa, thông qua cấu trúc ngôn ngữ được xây dựng xung quanh một từ mà từ ấy sẽ chọn và biểu diễn một số khía cạnh (aspect) hay mặt (facets) của khung ngữ nghĩa đó. Mối quan hệ giữa một từ và một khung cũng tương tự như mối quan hệ giữa một nền tảng (base) và hình bóng in trên nền đó (profile) (dẫn theo Đinh Lư Giang, “Vài nhận xét về quá trình sản sinh ngữ nghĩa qua khảo sát khái niệm “đầu” trong tiếng Việt”). Khung ngữ nghĩa trong thơ ca là các hình thức, cách thức, điều kiện – là cái khung - cấu tạo ngữ nghĩa để các từ, ngữ, hình ảnh được xây dựng trên đó biểu lộ ngữ nghĩa. Khung ngữ nghĩa giúp cho việc miêu tả và hiểu ngữ nghĩa tốt hơn, hay hơn. Người đọc sẽ thông qua khung ngữ nghĩa ấy để tiếp cận ngữ nghĩa của từ, ngữ, hình ảnh. Khung ngữ nghĩa giúp cho nghĩa của các từ được xếp đặt trên đó gắn bó chặt chẽ với nhau một cách logic, bổ sung cho nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Khung ngữ nghĩa giúp cho các từ ngữ có nhiều nghĩa.
Không ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu Kinh Thi (Trung Quốc) coi phú, tỉ, hứng là kết cấu của Kinh Thi. Học theo truyền thống của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, không ít nhà nho Việt và các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam như Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Trúc Khê cũng coi phú, tỷ, hứng là kết cấu ca dao. Phú là bày ra, nghĩa là nói ngay vào việc, vào tình. Ví dụ :
Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng
Tỷ là so sánh, mượn việc nọ để nói về việc kia, mượn cái này để nói các khác. Hứng là mượn cảnh để khơi hứng, để nói tình, nói tâm sự, thân phận. Ví dụ :
Quả cau nho nhỏ Cái vỏ vân vân Nay anh học gần Mai anh học xa
Lấy anh từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con…
Qua nghiên cứu các biện pháp tu từ, chúng tôi thấy các biện pháp tu từ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên kết cấu ca dao.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hằng Phương (ĐHSP Thái Nguyên) trong “Ca dao cổ truyền người Việt với tính mơ hồ đa nghĩa trên bình diện ngôn ngữ văn học” thì “trong số 3.481 lời ca dao khảo sát có 1.511 lời sử dụng các biện pháp tu từ, chiếm khoảng 43,4%. Cụ thể, số lời ca dao chứa biện pháp so sánh tu từ là 666 lời, chiếm khoảng 44,1%; số lời ca dao chứa biện pháp ẩn dụ tu từ là 701 lời, chiếm khoảng 46,4%; số lời ca dao chưá biện pháp hoán dụ tu từ và tượng trưng là 144 lời, chiếm khoảng 9,53% trong tổng số lời ca dao có sử dụng các biện pháp tu từ” (Nguồn Tài liệu VN).
Từ thực tế trên và do khuôn khổ luận án, trong chương này, chúng tôi tìm hiểu đặc trưng ca dao dưới góc độ một số biện pháp tu từ chủ yếu như so sánh, ẩn dụ; các phương thức liên kết ngôn ngữ.
3.1. So sánh
Trong lối nói hàng ngày, người dân rất hay sử dụng lối so sánh, so sánh là cơ sở của nhiều biện pháp tu từ. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, so sánh là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” (tr.190).
So sánh là đối chiếu công khai hai hay nhiều sự vật (sự việc) có nét chung nào đấy nhằm diễn tả một cách sinh động mà cụ thể, giàu hình ảnh đặc điểm của những sự vật (sự việc) được đối chiếu; là tìm ra sự tương đồng giữa các sự vật (sự việc) khác nhau để các sự vật (sự việc) được hình dung cụ thể (ví dụ: đẹp như tiên,...). So sánh là dựa vào sự vật (sự việc) đã biết để hình dung, nhận thức được sự vật (sự việc) chưa biết. So sánh không chỉ để tìm ra sự giống nhau mà còn để tìm ra sự khác nhau giữa các sự vật (sự việc). Vì thế, so sánh có giá trị đối với quá trình nhận thức: đem cái chưa biết để đối chiếu với cái đã biết, qua cái đã biết mà nhận thức, hình dung cái chưa biết. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị về nhận thức, so sánh còn có giá trị về tinh thần, tạo các sắc thái biểu cảm khác nhau. Cách so sánh tạo ra các cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hình tượng như thế gọi là so sánh tu từ.
Phân loại biện pháp so sánh: thông thường dựa vào hai căn cứ
-Căn cứ vào các từ so sánh, biện pháp so sánh được chia thành hai loại: so sánh ngang bằng (A như B, A là B) và so sánh không ngang bằng (A hơn hay kém B, so sánh bậc cao nhất). Trong ca dao, mối quan hệ giữa vế A và vế
B, thông qua từ so sánh, biểu hiện qua kiểu cơ cấu nghĩa của B phụ thuộc vào đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của A.
Từ so sánh “như” thể hiện nét tương đồng giữa hai vế, mang tính giả định. Còn từ so sánh “là” mang tính khẳng định. Nhờ có từ so sánh, người đọc dễ liên tưởng về ngữ nghĩa. Tuy nhiên, nhiều khi giữa hai vế so sánh không có từ so sánh.
- Căn cứ vào cách so sánh, biện pháp so sánh chia thành hai loại: so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp. So sánh trực tiếp là cách miêu tả trực tiếp thực tiễn cuộc sống nhằm cụ thể hoá sự việc, sự vật; làm cho sự việc, sự vật trở nên rõ ràng hơn. Đây là cách nói thẳng, ví dụ:
-Anh như cái võ môn Cao không xiết kể
Ngăn ngoài cửa bể
(TL1 (1), L.417, tr.140)
So sánh gián tiếp (còn gọi là ẩn dụ hay so sánh ngầm) là lối so sánh thông qua sự vật, sự việc khác; lối so sánh này kín đáo, tế nhị; được sử dụng trong ca dao nhiều hơn tục ngữ, thể hiện sự tinh luyện về ngôn ngữ của dân tộc.
Khi so sánh để nhận thức sự vật, điều quan trọng nhất là phải phát hiện ra sự giống nhau hay khác nhau về thuộc tính giữa hai sự vật. Vì thế, cần phân biệt: so sánh giống nhau và so sánh khác nhau. So sánh giống nhau gồm có so sánh tương tự và so sánh ngang bằng. So sánh khác nhau gồm có: so sánh dị biệt hơn (so sánh hơn tuyệt đối, so sánh hơn tương đối) và so sánh dị biệt kém.
So sánh tương tự có những từ so sánh: như, tựa như, như thể, giá như, dường như, giống như, y như, tựa, như là, khác gì, kém gì, hơn gì,...mang tính
giả định. Các từ so sánh giống như những dấu tương đương (~) trong toán học, giữa hai vế so sánh có sự tương đương: A ~ B.
So sánh ngang bằng có những từ so sánh: bằng, là,...mang tính khẳng định cao.
So sánh dị biệt hơn tuyệt đối thường biểu hiện bằng những từ so sánh: nhất, nhì, tam, tứ, thứ nhất, thứ nhì,...Trong dạng kết cấu này, A và B được xếp theo thứ tự phân hạng đánh giá. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, thứ tự này chỉ mang tính ước lệ vì tác giả dân gian chỉ quan tâm đến vần nhiều hơn là thứ tự về mức độ quan trọng của sự vật, sự việc được liệt kê. Việc xếp hạng còn tùy thuộc vào quan niệm dân gian.
So sánh dị biệt hơn tương đối thường biểu hiện bằng những từ: hơn, còn hơn,...
So sánh dị biệt kém thường có những từ: thua, kém, không bằng, sao bằng, chẳng bằng, không tày,...Ví dụ:
Đêm nằm ở dưới bóng trăng Thương cha, nhớ mẹ không bằng thương em.
Kết cấu của so sánh
Trong văn học nghệ thuật nói chung, ca dao nói riêng, so sánh tu từ là sự đối chiếu hai sự vật A và B không cùng phạm trù, miễn là giữa chúng có nét tương đồng nào đó. A là sự vật chưa biết, nhờ qua B mà người đọc biết A hoặc hiểu thêm A. Để tạo ra cách so sánh hay, tác giả phải tìm ra được sự tương đồng về một thuộc tính nào đó giữa A và B mà ít người nhận thấy. So sánh thường gồm hai vế: vế so sánh A (đối tượng được so sánh) và vế được so sánh B (đối tượng làm chuẩn để so sánh), mỗi vế gồm một hay vài sự vật (sự việc), hiện tượng tương đồng hoặc tương xứng với nhau về hình ảnh, về nghĩa. Ở dạng đầy đủ nhất, giữa hai vế A và B là: Tính chất, trạng thái của A và từ so sánh, như vậy, so sánh tu từ gồm bốn yếu tố:
Tính chất,trạng thái của A | Từ so sánh | Đối tượng làm chuẩn để so sánh (B) | |
(1) | (2) | (3) | (4) |
Anh | tới nơi đây | như | cây bị hạn |
Mồ hôi | thánh thót | như | mưa ruộng cày |
Trong bốn yếu tố trên, có thể vắng mặt yếu tố (2) hoặc (3). Vế so sánh A và vế được so sánh B không thể vắng mặt và không thể đảo vị trí cho nhau.
Ví dụ: ‘‘Anh tới nơi đây như cây bị hạn”, không thể nói ngược lại: “Cây bị hạn như anh tới nơi đây”. Có khi, vế được so sánh B nêu cụ thể, rõ ràng để người đọc dễ nhận ra. Song, cũng có khi, để ngắn gọn, vế được so sánh đưa ra không đầy đủ, buộc người đọc phải suy luận mới hiểu được. Ví dụ: “Công cha như núi Thái Sơn” - để hiểu đúng vế được so sánh “núi Thái Sơn” thì phải phân tích, tìm đến các khía cạnh, đặc điểm, tính chất của núi Thái Sơn – cao lớn, vững chãi, vĩnh cửu,...
Khung ngữ nghĩa trong biện pháp so sánh là những từ ngữ thuộc hai vế: A và B. Trong so sánh, bao giờ cũng có sự vật A thuộc phạm trù này được so sánh với một sự vật B thuộc phạm trù khác trên cơ sở một nét tương đồng của thuộc tính nào đó của A, so với một thuộc tính nào đó của B. Các từ ngữ của vế A tương đồng với các từ ngữ của vế B, giữa hai vế có từ liên kết, còn được gọi là từ so sánh.
Vế A (vế so sánh hay cái biểu hiện) được diễn đạt một cách hình tượng, thường trừu tượng (khái quát), tùy theo nội dung mà có các ý sau:
+ Tâm trạng con người (mong, nhớ, thương, cay đắng, buồn khổ,…).