Lương Trung Ngãi và Phạm Văn Tài (2019) đã thực hiện phương pháp khảo sát trực tiếp 300 khách hàng cá nhân đã, đang giao dịch tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh tỉnh Trà Vinh (BIDV Trà Vinh), thông qua phương pháp hồi quy logistic. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân bao gồm: Thương hiệu, thủ tục vay vốn, lãi suất cho vay, nhân viên phục vụ tại ngân hàng. Đào Dũng Trí, Nguyễn Thị Loan, Lê Thị Tuyết Hoa, và Nguyễn Việt Hồng Anh (2020) với các phương pháp nghiên cứu thống kê so sánh và điều tra khảo sát 175 khách hàng, bài viết đánh giá thực trạng nhu cầu tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Phan Quan Việt, Trần Anh Tuấn, và Đinh Hoàng Anh Tuấn (2020) đánh giá thực trạng, góp phần xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng để xác định được yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ít ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng khi quyết định vay vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Bình Thuận. Kết quả hồi quy cho thấy có 07 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng: (1) Yếu tố lợi ích tài chính, (2) Yếu tố sự thuận iện, (3) Yếu tố nhân viên, (4) Yếu tố được giới thiệu, (5) Yếu tố Thương hiệu ngân hàng, (6) Yếu tố cơ sở vật chất và (7) Yếu tố chăm sóc khách hàng.
Có thể nói rất ít nghiên cứu trong nước về vấn đề tín dụng dành cho lĩnh vực du lịch, cho đến nay chỉ có nghiên cứu của Vũ Văn Thực (2011) trong giai đoạn từ 2004 - 2010 về vấn đề tài trợ của NHTM đối với phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể:
Nghiên cứu của Vũ Văn Thực (2011) về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của ngành du lịch, phân tích, đánh giá, luận giải về thực trạng của du lịch Lâm Đồng, cũng như thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển ngành du lịch, đồng thời chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân cũng như đề xuất các quan điểm, giải pháp tín dụng ngân hàng và các giải pháp khác nhằm phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng. Nghiên cứu đã chỉ ra 9 hạn chế bao gồm những hạn chế về nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn, hạn chế về tín dụng ngân hàng đầu tư cho du lịch còn thấp, cơ cấu chưa thực sự hợp lý; hạn
chế về chiến lược đầu tư, chưa xác định đối tượng đầu tư tín dụng cho ngành du lịch; chưa xác định được phương pháp cho vay hợp lý cho từng đối tượng vay; hạn chế về thủ tục vay vốn, về thời hạn cho vay bởi sự thiếu hợp lý, mức cho vay chưa phù hợp; những hạn chế về vấn đề đảm bảo tiền vay; hạn chế trong ứng dụng công nghệ ngân hàng và hạn chế về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra 7 nguyên nhân hạn chế chủ yếu gồm nguồn vốn huy động tại chỗ chưa cao, cơ cấu không thực sự vững chắc; nguyên nhân từ một số qui định về đảm bảo tiền vay chưa phù hợp; nguyên nhân từ trình độ và đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng; nguyên nhân từ một số quy định về hồ sơ vay vốn và qui trình vay vốn; nguyên nhân từ ứng dụng kỹ thuật công nghệ trong hoạt động ngân hàng chưa thật đồng bộ; nguyên nhân từ các chính sách tín dụng cho phát triển du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức và nguyên nhân từ quá trình cải cách thủ tục liên quan đến hoạt động tín dụng còn chậm, chưa sát với thực tế. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tác động đến việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đứng cả góc độ của ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Kết quả lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây cho thấy có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực hoạt động tín dụng NHTM cũng như phát triển hoạt động tín dụng ngân hàng. Do hoạt động tín dụng của ngân hàng cơ bản được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa bên cấp tín dụng (các NHTM) và bên đi vay (khách hàng) nên đa số các tác giả trước đây khi nghiên cứu về phát triển hoạt động tín dụng NHTM, đã phân tích và khai thác các yếu tố tác động đến quyết định cho vay của NHTM và những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi vay của khách hàng để từ đó đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng du lịch chưa nhiều và tại Việt Nam cũng chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh về phát triển hoạt động tín dụng du lịch đặc biệt là tại tỉnh Lâm Đồng.
2.4. Khe hở nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Các Lý Thuyết Có Liên Quan Đến Cung – Cầu Tín Dụng Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Có Liên Quan Về Tín Dụng Ngân Hàng Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại Tỉnh Lâm Đồng - 8
- Thang Đo Phát Triển Tín Dụng Đối Với Lĩnh Vực Du Lịch Của Các Nhtm
- Các Bước Phỏng Vấn Chuyên Gia Liên Hệ Không Chính Thức:
- Tổng Quan Về Môi Trường Thiên Nhiên, Địa Lý, Kinh Tế, Xã Hội, Ngành Du Lịch Của Tỉnh Lâm Đồng
Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.
Từ việc lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước cho thấy rất ít các nghiên cứu về tín dụng dành cho ngành du lịch, đặc biệt là du lịch địa phương tại
Lâm Đồng. Thực tiễn cho thấy các nghiên cứu liên quan đến tín dụng ngân hàng trong lãnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng còn rất khiêm tốn, và hầu như nghiên cứu tín dụng ngân hàng trong lãnh vực du lịch tại Lâm Đồng đứng dưới góc nhìn cả ở phía các NHTM và các DN trong lĩnh vực du lịch là chưa có nhiều nghiên cứu.
Do đó, nghiên cứu này thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đứng ở hai khía cạnh NHTM và các DN hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Xuất phát từ khe hổng nghiên cứu, tác giả có các định hướng nghiên cứu sau:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng ngành du lịch tại tỉnh Lâm Đồng. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển tín dụng ngân hàng đối với DN trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng
Xác định và định lượng các nhân tố tác động đến quyết định cấp tín dụng
của các NHTM trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng.
Đề xuất các giải pháp, nhằm phát triển tín dụng ngân hàng đối với du lịch tại tỉnh Lâm Đồng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở lược khảo lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu đã trình bày các khái niệm chung về du lịch, sản phẩm du lịch, tín dụng và tín dụng đối với lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, trong chương 2 tác giả cũng trình bày các lý thuyết có liên quan đến quyết định cho vay của các NHTM và các lý thuyết hành vi lựa chọn của người tiêu dùng đứng dưới vai trò các DN khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các NHTM. Tác giả cũng trình bày các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng du lịch, cùng các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng và tiếp cận nguồn vốn tín dụng dưới góc độ các DN. Đây chính là cơ sở để tác giả đưa mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết có liên quan tại chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về các phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ Báo cáo của NHNN tỉnh Lâm Đồng, từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet và từ các nghiên cứu có liên quan qua các năm (từ năm 2015 đến năm 2019).
- Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua Bảng câu hỏi khảo sát các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng, đại diện của NHTM, chi nhánh NHTM và khách hàng tại tỉnh Lâm Đồng,
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để thu thập thông tin và phân tích dữ liệu như sau:
- Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến phát triển tín dụng tại NHTM nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho đề tài. Phương pháp này đồng thời cũng được sử dụng để tổng hợp các tài liệu từ các nguồn như sách, tạp chí, các chính sách, quy định, luật để hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phát triển tín dụng NHTM làm nền tảng của nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê và phân loại các số liệu thứ cấp về phát triển tín dụng du lịch tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2019. Số liệu được thu thập từ báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng về du lịch của các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Lâm Đồng để xử lý thông tin về thực trạng phát triển tín dụng du lịch tại địa bàn. (Thực hiện Mục tiêu nghiên cứu 1).
- Phương pháp phân tích, so sánh: được sử dụng để so sánh sự tăng/giảm số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu chính liên quan đến phát triển tín dụng du lịch tại chi nhánh ngân hàng Lâm Đồng giai đoạn 2015 - 2019. Bên cạnh đó, phương pháp phân tích xu hướng dựa trên đồ thị/bảng biểu và tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu có liên quan được sử dụng để đưa ra so sánh về thực trạng các chỉ tiêu qua
các mốc thời gian để nhận diện được các mặt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở các đánh giá này, nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp phát triển tín dụng đối với lãnh vực du lịch tại ngân hàng thương mại tỉnh Lâm Đồng. (Thực hiện Mục tiêu nghiên cứu 1 và 3)
- Phương pháp chuyên gia: với kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia. Giai đoạn nghiên cứu định tính nhằm giải quyết mục tiêu: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đối với quyết định cấp tín dụng/vay vốn của các DN kinh doanh về du lịch tại Lâm Đồng, (2) hoàn thiện thang đo nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến quyết định cấp tín dụng/vay vốn của các DN có kinh doanh lịch tại Lâm Đồng. (Thực hiện Mục tiêu nghiên cứu 2).
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: thông qua việc thu thập dữ liệu, nghiên cứu bằng phiếu khảo sát và sử dụng phần mềm SPSS 20 để hỗ trợ xử lý dữ liệu. Giai đoạn nghiên cứu định lượng nhằm giải quyết mục tiêu: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định cấp tín dụng của các DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại Lâm Đồng đối với cả hai đối tượng là các DNNVV đã và đang vay vốn tại các NHTM, và các NHTM cấp tín dụng.
Đối với dữ liệu sơ cấp thu thập từ cuộc khảo sát chuyên gia ngân hàng bằng các Bảng câu hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu kết hợp điều tra khảo sát bằng Bảng hỏi có cấu trúc được thực hiện với thiết kế gồm nhiều phần tương ứng với các nội dung nghiên cứu, các câu hỏi được xây dựng và sắp đặt theo cấu trúc nhất định nhằm đảm bảo độ chính xác khi thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể như sau:
+ Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi nhằm khám phá các yếu tố có tác động đến quyết định cho vay, xu hướng phát triển tín dụng du lịch tại tỉnh Lâm Đồng dựa trên lý thuyết các mô hình quyết định cho vay của NHTM và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực CVDL tại tỉnh Lâm Đồng. Quá trình lấy ý kiến các chuyên gia được thực hiện thông qua phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý là các giám đốc, phó giám đốc, chuyên viên tín dụng, thẩm định, định giá… đang công tác tại các chi nhánh của NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
+ Bước 2: Sau khi hoàn thiện Bảng câu hỏi khảo sát, tác giả thực hiện điều tra trực tiếp bằng Bảng câu hỏi khảo sát trên diện rộng đối với 194 cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng của các NHTM đang hoạt động tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả thu về được đưa vào phần mềm SPSS để xử lý kết hợp phân tích nhân tố (EFA) và hồi quy bội.
Đối với dữ liệu sơ cấp thu thập từ cuộc khảo sát khách hàng bằng các Bảng câu hỏi, Luận án cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với 10 chuyên gia trong ngành ngân hàng và nhà nghiên cứu khoa học để xây dựng bảng câu hỏi có cấu trúc nhằm tìm hiểu thực trạng quá trình cho vay của NHTM dành cho lĩnh vực du lịch. Kế thừa các nghiên cứu trước, chủ yếu là của Akram và Hussain (2008), Chu và Choi (2000) kết hợp cùng những ý kiến thảo luận của các chuyên gia, bảng câu hỏi được thiết lập nhằm khai thác thông tin về nhu cầu, mục đích sử dụng vốn vay và những khó khăn của KH khi tiếp cận vốn vay ngân hàng trong lĩnh vực du lịch.
Đối tượng nghiên cứu là đại diện DN, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được áp dụng trong bài viết với n=200. Đây là phương pháp chọn mẫu được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu định lượng, nhằm chọn được mẫu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu từ tổng thể (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phạm vi thực hiện khảo sát, phỏng vấn là tỉnh Lâm Đồng. Thời gian thực hiện nghiên cứu khảo sát, thu thập thông tin kéo dài từ tháng 05/2020 đến tháng 08/2020. Kết quả thu được 194 phiếu khảo sát, trong đó có 2 đối tượng: (1) Những KH chưa từng vay vốn của các NHTM; (2) Những KH đã từng vay vốn của NHTM đối với lĩnh vực du lịch.
3.2. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.2.1. Mô hình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng NH đối với doanh nghiệp trong lãnh vực du lịch
Phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch
Nhóm nhân tố vĩ mô (môi trường)
Năng lực khách hàng
Sau khi tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu dựa trên cơ sở lý thuyết các mô hình quyết định cho vay của NHTM, luận án điều chỉnh và xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến quyết định cho vay, xu hướng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Lâm Đồng bao gồm các yếu tố sau:
Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng
Nhóm nhân tố thuộc về khoản vay
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Hình 3.1 cho thấy mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 4 yếu tố đại diện cho 4 biến độc lập (Nhóm nhân tố vĩ mô; Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng; Năng lực khách hàng; Nhóm nhân tố thuộc về khoản vay) có tác động đến 1 biến phụ thuộc (Phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch của NHTM). Để đánh giá các yếu tố có tác động đến sự phát triển tín dụng đối với lĩnh vực du lịch, các thang đo và giả thuyết nghiên cứu tương ứng với 4 yếu tố trong mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia và các lý thuyết về mô hình quyết định cho vay. Thang đo được xây dựng có dạng thang đo Likert 5 bậc.
Nhóm nhân tố vĩ mô (môi trường): thể hiện điều kiện của nền kinh tế, chế độ ưu đãi, chính sách của Chính phủ, quy định, quản lý nhà nước trong hoạt động ngân hàng ảnh hưởng đến quyết định, xu hướng, khả năng cho vay của NHTM. Nếu nền kinh tế phát triển, Chính phủ có những quy định ưu đãi, hỗ trợ trong việc cho