Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Mức độ đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch 18

Bảng 2.1. Các yếu tố thời tiết tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2016 43

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 48

Bảng 2.3. Diện tích rừng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2016 50

Bảng 2.4. Dân số và lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2016 52

Bảng 2.5. Cơ sở lưu trú của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 57

Bảng 2.6. Thành phần các dân tộc của tỉnh Vĩnh Phúc 60

Bảng 2.7. Khách du lịch đến Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2016 67

Bảng 2.8. Lao động trong ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Bảng 2.9. Hoạt động du lịch của các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên

Quang, Phú Thọ giai đoạn 2009 - 2013 75

Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc - 2

Bảng 3.1. Các cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng 79

Bảng 3.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên các tiểu vùng địa lí tự nhiên

Vĩnh Phúc 83

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch bền vững tại các tiểu

vùng Vĩnh Phúc 84

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc 36

Hình 2.2. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc 42

Hình 2.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc 47

Hình 2.4. Biểu đồ tỷ trọng GDP theo các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc 51

Hình 2.5. Bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Vĩnh Phúc 66

Hình 2.6. Biểu đồ doanh thu du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013 70

Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu thu nhập du lịch của các tỉnh thuộc vùng KTTĐBB giai đoạn 2009 - 2013 73

Hình 3.1. Bản đồ đánh giá tài nguyên theo vùng cho phát triển du lịch Vĩnh Phúc .. 88 Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch Vĩnh Phúc 93

Hình 3.3. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc 100

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng tới hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch cũng như tới phát triển, hình thành các điểm, cụm, tuyến du lịch. Phát triển du lịch bền vững dựa trên cơ sở khai thác sử dụng tài nguyên hướng tới việc thỏa mãn các yêu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ mai sau. Để du lịch phát triển được một cách bền vững thì việc đánh giá các điều kiện tự nhiên là việc làm cần thiết nhằm xác định được giá trị của các hợp phần tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển du lịch. Thông qua việc đánh giá tính chất của tự nhiên cũng như các điều kiện, khả năng khai thác tài nguyên sẽ xác định được mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng lãnh thổ và với từng loại hình du lịch.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng, có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, mang đậm nét truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình bao gồm núi, đồi, đồng bằng tạo nên nhiều cảnh quan du lịch hấp dẫn. Toàn tỉnh hiện có 967 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 228 di tích được xếp hạng cấp tỉnh và 60 di tích cấp quốc gia, hàng năm có khoảng 400 lễ hội, nhiều làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống có giá trị khai thác du lịch.

Tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế - xã hội trực tiếp của thủ đô Hà Nội, của các tuyến QL 2, cao tốc Hà Nội - Lào Cai và hành lang kinh tế trọng điểm Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Vĩnh Phúc được coi là tỉnh có vai trò động lực, thúc đẩy chung sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn vùng, trong đó có du lịch. Đồng thời là điểm đến quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng KTTĐBB và là cầu nối của tuyến du lịch quốc gia giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh vùng núi phía Bắc. Tuy nhiên, những năm qua hoạt động du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lượng khách đến Vĩnh Phúc không có sự tăng trưởng mạnh. So với các tỉnh trong vùng KTTĐBB, lượng khách du lịch quốc tế đến Vĩnh Phúc thấp, chỉ chiếm khoảng 0,84% và lượng khách nội địa chiếm 10,35%. Nguyên nhân chính do việc khai thác, quản lý còn thiếu tầm nhìn tổng thể, chưa khai thác được thế mạnh của các nguồn tài nguyên du lịch. Chính vì vậy, việc đánh giá một cách toàn diện về

tài nguyên du lịch, tiến hành phân hạng mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc sẽ là cơ sở cho việc TCLTDL trên địa bàn tỉnh.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm đề xuất những định hướng phát triển du lịch trên cơ sở phát huy thế mạnh, cải thiện khả năng cạnh tranh, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao sức hấp dẫn du lịch của Vĩnh Phúc.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

+ Nghiên cứu, đánh giá và làm sáng tỏ những tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ cho phát triển du lịch.

+ Đề xuất những định hướng và giải pháp cụ thể cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên thiên nhiên của lãnh thổ cho mục đích phát triển du lịch bền vững.

- Nội dung nghiên cứu

+ Xác lập cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lí và tài nguyên cho phát triển du lịch.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc và xác định các loại hình du lịch đặc trưng trên địa bàn tỉnh.

+ Xác định sự phân hóa lãnh thổ du lịch thông qua việc phân chia thành các tiểu vùng địa lí tự nhiên trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch theo các tiểu vùng. Đề xuất định hướng phát triển du lịch theo từng tiểu vùng và phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn không gian

Lãnh thổ nghiên cứu là tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích tự nhiên là 1.235,15 km2. Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình và bản đồ hành chính hiện hành của Bộ Tài nguyên Môi trường. Theo đó, tỉnh Vĩnh Phúc có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố với tổng số 112 xã, 13 phường và 12 thị trấn.

- Giới hạn nội dung

+ Tập trung nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch bền vững, trong đó tập trung vào phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

+ Trong quá trình nghiên cứu tác giả có xét đến mối quan hệ không gian, phân tích khả năng liên kết du lịch giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh lân cận (Phú Thọ, Thái Nguyên và Tuyên Quang) có những nét tương đồng về tài nguyên du lịch.

- Giới hạn thời gian

Sử dụng các tư liệu, số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2009 - 2016, có tính đến các số liệu dự báo và định hướng quy hoạch đến năm 2025.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện thêm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch. Luận văn đã phát triển hướng tiếp cận trên quan điểm địa lí tự nhiên theo phương pháp phân vùng và đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch theo từng tiểu vùng.

- Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn, các đề xuất, kiến nghị là những luận cứ khoa học giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch du lịch xây dựng định hướng chiến lược, tổ chức không gian phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc theo các tiểu vùng địa lí tự nhiên.

5. Những đóng góp mới của luận văn

- Áp dụng hướng tiếp cận nghiên cứu địa lí tự nhiên, xác định sự phân hóa lãnh thổ thông qua việc phân chia các tiểu vùng địa lí tự nhiên làm cơ sở để đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững.

- Định hướng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc theo tiểu vùng và định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc theo hệ thống phân vị: điểm, cụm và các tuyến du lịch.

6. Cơ sở tài liệu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập trong suốt thời gian thực hiện luận văn như:

- Các đề tài, dự án, các báo cáo khoa học, nghiên cứu về điều kiện địa lí và tài nguyên du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc; Các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, du lịch của tỉnh được trực tiếp thu thập tại phòng thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Cục Thống kê, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,...

- Các tư liệu về bản đồ do các Cơ quan Nhà nước và của tỉnh Vĩnh Phúc ban hành như: bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ tài nguyên du lịch,...

- Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích,…

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, nội dung các chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững.

Chương 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương 3. Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ TUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG‌

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Khái niện về du lịch bền vững

“Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê - xã hội của cộng đồng địa phương”. (World Conservation Union, 1996).

Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương, có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào [19].

Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng. Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào, ngược lại, du lịch bền vững được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, giáo dục du khách và cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá được bảo vệ.

1.1.2. Điều kiện địa lí và tài nguyên du lịch

Điều kiện địa lí là toàn bộ các thành phần của tự nhiên như: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật,… và các bộ phận của cảnh quan tự nhiên. Những nhân tố này là môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động giải trí của con người. Đối với hoạt động du lịch, do có định hướng tài nguyên rõ rệt nên

cùng với các điều kiện địa lí thuận lợi, thì tài nguyên du lịch cũng là một trong những nhân tố quan trọng đối với phát triển du lịch của từng lãnh thổ. Tuy nhiên, trong thực tế khai thác và sử dụng tài nguyên cho mục đích du lịch thì chính các điều kiện địa lí thuận lợi, phù hợp lại được xem như tài nguyên du lịch tự nhiên.

Tài nguyên du lịch là dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung và là một bộ phận cấu thành quan trọng trong phát triển du lịch. Có nhiều quan niệm về tài nguyên du lịch, song nhìn chung có thể khái quát đó là những tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử có khả năng đáp ứng cho các hoạt động du lịch [20, 29, 35, 46, 57]. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch [37].

Về cấu trúc, tài nguyên du lịch được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: theo nhóm cung cấp tiềm tàng, nhóm cung cấp hiện tại và nhóm tài nguyên kỹ thuật (UNTWO, 1997); Phân loại theo hệ thống với ba phụ hệ: thiên nhiên, nhân văn và dịch vụ; Theo ba nhóm: khí hậu, văn hóa - xã hội, kinh tế hoặc tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên kinh tế - kỹ thuật và bổ trợ; Theo hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn [29].

Luận văn áp dụng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn [37].

1.1.2.1. Điều kiện địa lí - Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Như vậy, riêng đối với tài nguyên du lịch tự nhiên có thể hiểu là tất cả các điều kiện địa lí tự nhiên thuận lợi cho khai thác, phát triển du lịch.

- Vị trí địa lí: là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển du lịch, trong nghiên cứu của luận văn, vị trí địa lí không đơn thuần là vị trí hành chính của lãnh thổ mà được xem như một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên - tài nguyên vị thế. Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lí và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể, cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí