Kiểu Nhân Vật Người Trần Thuật Thi Sĩ Đi Tìm Chất Thơ Mang Đặc Trưng Miền Núi Trong Hồi Ức

nhiều, người trần thuật dành phần lớn thương nhớ, tự hào cho những nét đẹp của quê hương. Ở nơi thành phố ngột ngạt này, anh ta nhớ nhung về những “đặc sản” của quê hương như để tìm niềm an ủi trong hồi ức. Đặc biệt, chất thơ trong tản văn của Y Phương là chất thơ mang đặc trưng miền núi đậm nét, và được miêu tả trong cái nhìn nghệ thuật mang cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn.

3.2.2. Kiểu nhân vật người trần thuật thi sĩ đi tìm chất thơ mang đặc trưng miền núi trong hồi ức

Bên cạnh kiểu nhân vật người trần thuật “tha hương - hồi cố”, chúng ta còn gặp trong tản văn của Y Phương kiểu nhân vật trần thuật thi sĩ đi tìm chất thơ mang đặc trưng miền núi trong hồi ức. Kiểu nhân vật trần thuật này đã ngược dòng thời gian, bằng thương nhớ tìm về với một số đối tượng thậm mĩ có sự giao thoa chất thơ và chất văn xuôi sau đây: Bức tranh thiên nhiên miền núi, Bức tranh làng bản, phố thị miền núi, hình tượng con người miền núi, nét đẹp văn hoá miền núi. Điều đặc biệt ở đây là: chất thơ gây ấn tượng mạnh mẽ, ám ảnh với người đọc, toả sáng từ những đối tượng nên thơ hoặc không nên thơ, bằng nguyên tắc lãng mạn hoá, lí tưởng hoá, thậm chí phi thường hoá.

Thứ nhất, Đi tìm chất thơ mang đặc trưng miền núi trong bức tranh thiên nhiên của quê hương.

Cao Bằng là một tỉnh miền núi có thiên nhiên hùng vĩ: núi cao, vực sâu, đại ngàn, sông suối v.v… Tất cả đã được tái hiện trong tản văn của Y Phương với vẻ đẹp thơ mộng. Nhưng Y Phương là một nhà thơ viết tản văn, bởi vậy, chất thơ trong tản văn của Y Phương vừa “đậm đặc” vừa ánh lên những sắc thái sắc riêng, sắc thái của một tâm hồn thơ mang bản sắc văn hoá Tày. Trong bức tranh thiên nhiên được nhân vật người trần thuật tái hiện bằng thương nhớ, chất thơ xuất hiện vừa mang đặc trưng riêng của vùng đất Cao Bằng vừa biểu hiện được cách cảm, cách nói in đậm dấu ấn văn hoá miền núi.

Đây là bức tranh thiên nhiên sống động, đa dạng sắc màu, rộn rã âm thanh chỉ có ở miền núi: “Quê hương Cao Bằng, Bắc Kạn hiện lên bằng người thật. Nghe như có tiếng róc rách con suối dòng thác ven rừng. Như tiếng đồng cỏ dưới chân núi Hoa. Nơi có bầy chim sáo đen, chim ri nâu, chim sẻ xám đang ríu rít vui đùa nhảy nhót. Lại nghe như có tiếng út ò, tiếng nghé ọ của đàn trâu bò đang ung dung gặm

cỏ. Ôi! thân thương da diết dâng lên mùi hương đồng quê của ta” [13,182]. Xa cách quê hương là thế, vậy mà người trần thuật vẫn nhìn thấy bao hình ảnh màu sắc, nghe thấy âm thanh náo nức, đặc biệt còn dùng khứu giác để cảm nhận được “hương đồng quê” thân thương. Những câu văn giàu tính nhạc ấy như con thuyền chở cả thiên nhiên nơi quê nhà, về cập bến một trái tim đang bồi hồi mong đợi, chất thơ biểu hiện ở cái nhìn “lãng mạn hoá” với đối tượng thương nhớ này.

Trong bức tranh thiên nhiên ấy, gió, sông, rừng cây, trăng, cánh đồng, bùn đất… đều ngời lên một vẻ đẹp trữ tình, để trở thành những sinh thể có linh hồn đang cất lên tiếng hát đặc sắc chỉ có ở quê hương miền núi. Những cơn gió ở Cao Bằng có màu xanh mát lạnh: “Cùng thời gian này ở Cao Bằng chỉ có một thứ gió mát. Trời ơi! nó mát lạnh, mát xanh. Gió từ núi đá gió thở ra. Từ lòng sông suối gió hả lên. Từ rừng cây xanh toả xuống. Thời tiết đẹp mê hồn như cuối thu đầu đồng” [13, 67].

Đến cả bùn đất ở nơi đây cũng “đẹp” lạ lùng, nếu không yêu thương cháy lòng với nó, làm sao có thể tìm thấy chất thơ trong một đối tượng vốn không thơ này: “Với bọn ta đã một thời từng tắm cả một cách đồng bùn. Đây mới là đại yến tiệc. Bùn là quê hương (…). Tuy rằng, bùn bốc mùi tanh tanh ngai ngái nhưng trên mặt bùn, váng nổi lên đẹp như vân gỗ cẩm lai” [13, 11].

Còn đây là những loại hoa dại mọc nơi quê núi, để người con xa quê ngóng về xa tít, chỉ thấy trong hồi ức một giấc mơ hoa rực rỡ: “Hoa nhiều như sao trên mặt đất. Những hoa là hoa. Tôi tha thẩn chơi với hoa cả ngày. Đêm về, các màu hồng, màu vàng, màu trắng, màu tím… dính chặt từ gót chân lên hai bên má tôi. Chúng cũng ngủ vùi và mơ màng như người. Những sắc màu thiên nhiên đan cài vào nhau làm thành giấc mơ hoa kì lạ” [13,166].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Và đây là bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua con mắt và trái tim của một con người miền núi, một thi sĩ miền núi có cá tính sáng tạo độc đáo: “Mỗi lần trâu cười, tôi thấy vui cả rừng cây con suối. Rừng lao xao hát. Suối rì rào kể. Hình như khi trâu cười, đất đai mộp mạp thở. Cỏ xanh lóc léc tươi. Và lòng người hoàn toàn lâng lâng nhẹ nhõm” [14, 66].

Chất thơ đã toả sáng từ một thiên nhiên trong trẻo hồn nhiên như con người miền núi, và bao giờ cũng đượm buồn, vì đây là hình bóng thiên nhiên về trong hoài niệm của nhân vật người trân thật.

Đặc sắc tản văn Y Phương - 9

Thứ hai: Chất thơ trong bức tranh làng bản phố xá ở miền núi hiện về trong hồi ức.

Trong tản văn “Đình chợ Co Xàu”, những phiến đá lát nền đình đã được “thơ hoá”, để mang trong nó cả tâm hồn của quê hương, để có một vẻ đẹp thâm trầm mà mơ mộng, chỉ có được khi đã được “soi chiếu” bằng bút pháp lãng mạn. “Có phiến lên nước xanh như ngọc. Có phiến màu đen tuyền. Có phiến tiết ra muôn ngàn con suối nhỏ. Tôi nghe như có tiếng cá quẫy. Tiếng róc rách. Tiếng lá thu rơi. Tiếng người hổn hển vừa chia tay nhau ban chiều” [14,97].

Còn đây là ngôi nhà của người miền núi hoà vào thiên nhiên, lẫn vào sương mây, lồng lộng gió núi, ngôi nhà hoá thành một vũ trụ thu nhỏ, trong đó, con người như có thể thầm thì trò chuyện cùng thiên nhiên: “Nhà mình đơn sơ trong sương mây. Ngôi nhà đứng giữa bốn bề gió núi (…). Ngôi nhà có cầu thang bằng gỗ xẻ, ván bắc ra làm sàn. Sàn chẳng đựng gì, chỉ dùng để phơi nỗi buồn tháng Chạp. Trong nhà lúc nào cũng có thiên nhiên vì thế (…). Ngôi nhà sàn như được làm bằng trẻ con”… [13,31]. Trong hình ảnh này, các biện pháp chuyển nghĩa vốn thường dùng trong thơ được sử dụng liên tục, tạo ra hiệu quả “lạ hoá” nếu chúng ta so sánh ngôi nhà sàn này với những ngôi nhà sàn vẫn gặp trong đời thực. Cùng với các biện pháp chuyển nghĩa quen gặp trong thơ ấy, người trần thuật nhớ và miêu tả thị xã Cao Bằng: “Phố thị Cao Bằng như một ngôi làng người trời. Người trời đang nằm co trong chăn ấm mà nghe sương chín” [13,83]. Và những con đường của thị xã ấy cũng đẹp và lạnh như những câu thơ buồn: “Con đường cong cong óng ánh như nước chảy trên lá sen. Con đường co lại cho ấm, vì ngoài trời lạnh quá. Sông suối cũng cong cong (…). Tiếng nước buổi sớm vừa thanh vừa giòn”… [13, 87]. Những chi tiết trong bức tranh xã hội miền núi này đã được “lãng mạn hoá”, thậm chí “phi thường hoá” để tạo ra một chất thơ đặc biệt của Y Phương. Các nhà văn cùng quê Cao Bằng với Y Phương như Cao Duy Sơn, Hoàng Quảng Uyên không miêu tả một chất thơ như thế.

Có khi chỉ với một chiếc chiếu trúc giản dị của quê hương được thấm đẫm chất thơ, đã hoá lòng mẹ dịu dàng, đã cất lên tiếng nói của quê hương thân thương: “Nằm hay ngồi lên chiếu, ta như được xà vào lòng mẹ. Những chiếc nan óng mượt, ôm ấp lấy da thịt mình như người thân. Ta nằm nghiêng, áp tai mà nghe chiếu nói. Tiếng nói quê hương có màu rơm vàng. Có làn nắng non, có hoa bjoóc phón. Có tiếng suối róc rách chảy. Có tiếng nghé ọ, có giọng bà ru cháu…” [14, 147].

Thứ ba, Chất thơ thắm đượm trong chân dung con người miền núi trở về trong hồi ức.

Có rất nhiều chân dung con người miền núi trong tản văn của Y Phương được miêu tả bằng nguyên tắc lãng mạn hoá, lí tưởng hoá của chất thơ. Đó là những con người mang vẻ đẹp kín đáo ở cả hai phương diện ngoại hình và tâm hồn. Y Phương đã “nhập vai” nhân vật người trần thuật để tái hiện những vẻ đẹp lí tượng ấy, trực tiếp ngợi ca tự hào về những con người đáng yêu, đáng quý của dân tộc mình.

Đây là hình ảnh những nàng dâu mới: “Thỉnh thoảng, thấy người đẹp, môi hồng, da trắng như bột nếp, tóc đen như đuôi gà (…). Họ đích thực là mùa xuân của mùa xuân. Mùa xuân trong mùa xuân. Chiếc áo chàm mới tinh mặc trên người không che kín làn da non và ánh mắt dao cau. Ít khi nghe họ nói họ cười. Họ đi đi, họ về về trong im lặng. Họ ở đâu, ngồi chỗ nào cũng lấp lánh sáng” [14, 14].

Còn đây là hình ảnh người chị trong “Chị em” – một hoá thân của quê hương, tình nghĩa sâu đậm bền bỉ của người miền núi đã toả sáng một vẻ đẹp vô hình, phải “nhìn” bằng trái tim yêu thương mới thấy: “Quê hương lại cười trên gương mặt người kể. Chiếu đến góc nào cũng thấy người chị tôi trắng sáng. Trắng sáng này là tia nắng non (…).Ánh sáng viền lên tóc lên bờ vai chị, ánh sáng ấy làm chị tôi trẻ lại hàng chục tuổi. Trong chị tôi xinh đẹp như hồi còn để tóc đuôi gà” [13,19].

Nhưng trong các bức chân dung ấy, đẹp nhất là hình ảnh và tấm lòng người mẹ. Nếu tản văn “Chắp tay con gọi mẹ” tìm thấy chất thơ từ sự hi sinh cao cả của người mẹ thì “Mẹ mưởn hay là mây mùa thu đang bay” lại tái hiện một chất thơ khác: Tiếng con gọi mẹ là những vần thơ tuyệt vời của thế giới này. Đây là tiếng gọi làm xuất hiện sự sống với cái đẹp: “.tưởng chừng âm thanh kia truyền đi đã tắt. Nhưng kì thực những tiếng gọi da diết ấy còn lưu lại trên cây. Nó đã ghim vào lá. Ghim vào vỏ làm thành những nốt sần (….). Những nốt sần đó chính là những tiếng tha thiết gọi mẹ. Về sau nó lớn lên và thành quả ngọt, tiếng gọi những bậc sinh thành làm ra quả ngọt” (13,136).

Có chất thơ biểu hiện trực tiếp trong những hình ảnh trên. Nhưng chất thơ còn biểu hiện gián tiếp, bộc lộ kín đáo trong nhân cách và hành động cao đẹp của con người miền núi. Đó là chất thơ trong tấm lòng nhân ái hết lòng thương yêu người bệnh của Giáo sư Bành Khiu, trong cách sống đôn hậu trọng tình nghĩa của

nhà thơ Nông Quốc Chân, Bàn Tài Đoàn, trong hớp rượu rót xuống mời đá núi quê hương của Pờ Sảo Mìn, trong tâm hồn trong trẻo, trọng nghĩa khinh tài của nhà thơ Bế Thành Long..v..v…Nhân vật người trần thuật đã “Xuyên qua” chất văn xuôi, thô nhám đời thường để tìm đến, khám phá chất thơ kín đáo, lặng thầm sâu thẳm của con người miền núi, chất thơ ấy như mạch nước ngầm ẩn sâu, trong lòng núi đá mộc mạc thô tháp, không phải ai cũng có thể cảm nhận được vị ngọt ngào của nó.

3.3. Bút pháp chấm phá trong tản văn của Y Phương

Bút pháp chấm phá là một thuật ngữ mượn của Hội hoạ Cổ điển phương Đông, chỉ cách vẽ đặc biệt của tranh Thuỷ Mặc, không quá chi tiết, tỉ mỉ, toàn diện về đối tượng mà chỉ bằng vài nét vẽ phóng khoáng, chọn đúng một vài chi tiết điển hình mà “lột tả” được “cái thần” của đối tượng. Đây là bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của tản văn, bởi một số nguyên nhân sau: Thể tản văn thường ngắn gọn, hàm xúc nên không thể miêu tả toàn vẹn, tỉ mỉ, đầy đặn về đối tượng cần miêu tả. Đối tượng được miêu tả trong tản văn bao giờ cũng thuộc thời quá khứ, là đối tượng thương nhớ được tái hiện lại từ ký ức. Trong muôn vàn đối tượng, kỷ niệm được sắp xếp chồng lấp nên nhau trong trí tưởng tượng và “kho” kí ức của nhà văn, chỉ có những gì từng gây ấn tượng mãnh liệt, được lưu giữ qua một vài chi tiết, đường nét có tính điển hình cho bản chất của chính nó, có khả năng “đóng đinh” vào kí ức nên không bị “bụi” thời gian phủ mờ như bao đối tượng khác. Chính vì thế, những đối tượng đặc sắc này, khi xuất hiện trong tản văn, cũng sẽ chỉ được và chỉ cần phải miêu tả bằng bút pháp chấm phá.

Đọc tản văn của Y Phương, chúng tôi thấy nhà văn thường chọn một hoặc một vài hình ảnh, chi tiết làm hình tượng trung tâm, để rồi từ hình tượng trung tâm đó mà tạo thành cấu từ của tác phẩm theo một số phương pháp sau đây: Quy nạp, diễn dịch, hoặc hình tượng trung tâm ấy đảm nhận vị trí là “mặt trời” ở trung tâm tác phẩm, các chi tiết, hình ảnh khác như các “hành tinh” xoay quanh mặt trời, “sức hút” từ “mặt trời” giữ chúng xoay quanh quỹ đạo chính là cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Từ các kiểu cấu tứ kể trên, mối quan hệ liên tưởng giữa các hình ảnh và sự luận giải của cá nhân người cầm bút sẽ tạo thành tác phẩm.

Với những nguyên tắc nghệ thuật cụ thể kể trên, bút pháp chấm phá trong tản văn của Y Phương đã được sử dụng để khắc hoạ một số đối tượng thẩm mĩ sau đây:

3.3.1. Bút pháp chấm phá khắc hoạ bức tranh thiên nhiên và xã hội miền núi hiện về trong hồi ức.

Trong tản văn “Thư gửi bạn chăn trâu”, bức tranh thiên nhiên xã hội của quê hương tác giả được phác hoạ để tạo thành “toàn cảnh”: “Hình ảnh bơi cực chậm. Màu sắc hình khối chảy về khi tối khi sáng” [13,7]. Để rồi sau đó, thiên nhiên chỉ xuất hiện trong vài nét vui tươi, ngộ ngĩnh bằng cái nhìn của trẻ thơ: “Núi rừng đang ngút ngứt ngủ say, bỗng chốc phải bừng tỉnh giấc vì chúng mình mải mê đùa nghịch (…)Núi ôm roà lấy khăn bông mây mà lau mặt”[13,8].

Trong tản văn dài nhất này, bút pháp chấm phá tập trung khắc họa hai hình tượng trung tâm là “Bùn” và “Khoai lang”, chúng gắn kết với toàn bộ các hình ảnh khác trong tác phẩm bằng liên tưởng, cùng cảm nhận, luận giải của tác giả, tạo thành chỉnh thể tác phẩm. Hình tượng “Bùn” xuất hiện trong kỉ niệm tắm bùn của trẻ chăn trâu, từ đó tác giả liên tưởng đến việc tắm bùn chữa bệnh “hết sức vớ vẩn” ở một số khu du lịch, rồi từ “bùn” mà mở rộng liên tưởng, suy ngẫm “Bùn đất” là “bài ca sinh sôi. Bùn là bài ca no ấm của loài người. [13,11]. “Khoai lang” là hình tượng trung tâm thứ hai có quan hệ mật thiết với bùn đất, từ bùn đất mà mọc lên rồi ra củ. Nhưng hình tượng “Khoai lang” còn nằm trong một trường liên tưởng rộng lớn hơn: từ củ khoai nướng trong các “Hỏa lò” trên cánh đồng của trẻ chăn trâu đến những củ khoai lang “im thin thít” khi xuống thành phố, khoai là biểu tượng cho thân phận con người miền núi tha hương. Rồi còn xa hơn thế, khoai lang thành biểu tượng “người nhà quê”, và thật buồn khi mà bây giờ, thấy mật khoai rỉ ra, “Tôi bảo đấy là nước mắt người nhà quê. Người nhà quê chẳng có gì ngoài nước mắt. Củ khoai khóc bởi cái sự giàu nghèo xứ mình đang ngày càng dài xa (…) khóc ở trong lòng nên khoai nó ngọt” [13,14] . Bút pháp chấm phá đã phát huy hiệu quả khi chỉ cần qua hình tượng “Bùn” đã gợi nên bao điều về kỉ nịêm tuổi thơ, về quê hương, cũng chỉ cần qua hình tượng “Khoai lang”, thân phận người nông dân miền núi và vấn đề “khoảng cách” giàu nghèo trong xã hội đã được trình bày. Những vấn đề lớn lao ấy, trong truyện ngắn và tiểu thuyết, có lẽ phải viết rất nhiều trang sách. Ở đặc điểm này, hình tượng trung tâm trong tản văn giống với hình tượng nghệ thuật trong các bài thơ hay: Tả ít gợi nhiều.

Hình tượng “Giếng chàm” trong “Giếng chàm xanh như ngọc” đã trở thành hình tượng trung tâm, biểu tượng cho một giá trị văn hoá truyền thống của người Tày đang mai một dần trước văn minh đô thị thời hiện đại. Hình tượng “Giếng chàm” xuất hiện ngay từ dòng đầu tiên của tác phẩm, sau khi giới thiệu về kỹ thuật ngâm cây chàm lấy cao chàm để nhuộm vải, tác giả đã miêu tả “Giếng chàm” bằng bút pháp chấm phá ở hai phương diện sau: từ thành giếng bằng đá mà suy ngẫm về “Tâm hồn” của đá nơi quê hương: “Hãy sờ tay lên đá. Tay lần đi theo ròi theo rãnh mà nghe đá nói. Đừng nghĩ đá khô cứng, thô nhám, lạnh lùng. Đá tự hào không ai yêu làng này bằng mình. Người có chân đi đông, đi tây. Đá không chân, đá nằm, đà ngồi, đá quỳ, đá chồng lên, đá đứng lại (…). Đá mong chờ ngươi thân” [14,34]. Đá còn có tình nghĩa như thế, làm sao con người miền núi ở làng quê này không tình nghĩa?! “Giếng chàm” mang trong nó cả văn hoá tâm linh của người miền núi: “Cha tôi nói. Con thử gõ lên bờ đá giếng chàm làng mình mà xem. Nếu nghe tiếng kêu nó đục, biết ngày mai mưa. Nghe tiếng trong, ắt ngày kia sẽ nắng. Nghe tiếng thanh biết trong làng mình sắp có người sinh em bé. Nghe tiếng trầm có người già ốm nặng, nay buộc phải về trời” [14,37]. Giếng chàm trở thành biểu tượng của văn hoá quê hương, nơi chất chứa tâm hồn và trí tuệ của một cộng đồng dân tộc. Vậy mà trong hiện tại, giếng chàm đang khóc vì đã bị lãng quên. “Trông kìa ở đáy giếng, nước đọng đỏ hoe như khóc. Giếng chàm ơi”[14,37] .

3.3.2. Bút pháp chấm phá trong tản văn của Y Phương với chân dung con người miền núi hiện về trong hồi ức

Bút pháp chấm phá đã chỉ “điểm đến” những chi tiết đắt giá nhất, có khả năng vừa lột tả được nét đặc sắc chỉ có ở vùng cao, vừa làm cho đặc sắc vùng cao ấy nổi bật lên nhờ sự độc đáo chỉ có được khi “Đôi mắt” và “Trái tim” của Y Phương in dấu ấn cá tính sáng tạo của riêng mình vào đó. Vì thế, ở đối tượng thẩm mỹ này, dù cùng miêu tả, tái hiện quê hương Cao Bằng, chúng ta thấy thiên nhiên và bản làng vùng biên thùy ấy không giống với bất cứ sự miêu tả, tái hiện của một nhà văn nhà thơ khác.

Thứ nhất: Bút pháp chấm phá khắc họa chân dung con người miền núi.

Với chân dung của con người miền núi, bút pháp chấm phá cũng chỉ tìm đến, khắc hoạ một vài chi tiết có tính điển hình, để qua đó làm sáng tỏ tính cách và bản chất xã hội của nhân vật này. Với giáo sư Bành Khiu trong “Cây nghiến xanh giữa

lòng Hà Nội”, nhà văn tập trung vào hai chi tiết: Mái tóc bay bồng bềnh và đặc biệt những ngón tay của ông. Nếu mái tóc của nhân vật chỉ nói lên sự từng trải “Cái màu toát lên vẻ từng trải. người ta thường thấy ở những vị thầy thuốc danh tiếng xua nay” [13,194] thì hình ảnh những ngón tay tài hoa của nhận vật lại được tả rất kĩ lưỡng. Trước hết đó là những ngón tay của con người có phẩm chất làm nghệ thuật: “Khi ngắm nhìn những ngón tay thon dài như búp măng, tôi đã đem lòng yêu mến bác. Tôi thầm nghĩ, đấy là những ngón tay sinh ra để làm nghệ thuật. Những ngón tay từng nhào nặn cỏ cây hoa lá vô tri, thành người” [13,194]. Sau nữa, hình ảnh những ngón tay ấy được miêu tả trong sự gắn bó với một tấm lòng nhân ái cao cả: “Trên mỗi ngón tay, từng có hàng trăm hàng ngàn con bệnh được bác cứu sống

.(…). Điều quan trọng ở con người này, không chỉ là bắt đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Tâm đắc nhất là ở tấm lòng. Một tấm lòng nhân hậu vị tha…” [13, 195],

Với chân dung nhà thơ Bàn Tài Đoàn, nhan đề của tản văn đã “định hướng” kín đáo về vẻ đẹp nhân hậu, bao dung, hồn nhiên và trong trẻo của tâm hồn thơ này: “Tiếng cười ngỡ tiếng suối reo”. Đọc tác phẩm người đọc có thể quên hết câu chữ để chỉ nhớ hai chi tiết đã thể hiện đúng phẩm chất văn hoá của nhà thơ Bàn Tài Đoàn. Đó là dáng ngồi tĩnh tại, đôi mắt lim dim, ít nói và nói rất ngắn nhưng trong đó ẩn dấu sự thông tuệ, lịch lãm, thâm trầm: “Bác Đoàn lim dim như ngọn lửa (…) khuôn mặt giãn nở, cặp mắt hơi hiếng, bác hủm hỉm…” [13, 210].

Những tiếng cười mới là chi tiết tiêu biểu nhất, chỉ cần qua nó cũng đã hiểu được bản chất của con người này: “Nhà thơ Bàn Tài Đoàn bỗng phá lên cười. Tiếng cười như đứa trẻ bị ai cù vào nách [13, 208] và: “Thơ à bác? ờ! Thơ tán gái. Mỗi phiên chợ bác viết mấy bài? Còn tuỳ. Yêu nhiều viết nhiều. Rồi bác cười, tiếng cười bác Đoàn nghe sướng tai”. [13, 211]. Nhà thơ hàng đầu của dân tộc Dao ấy có dáng ngồi suy tư của núi đá vùng cao, có tiếng cười trong vắt của suối, có thói quen, và cũng là “nghề tay trái” thật thú vị của một nghệ nhân dân gian: Viết thơ tình hộ cho trai gái người Dao “tán” nhau mà không bao giờ chịu nhận tiền của họ. Chỉ ít ỏi một vài chi tiết thôi mà chân dung nhân vật này đã toát lên vẻ đẹp chỉ có ở những người nghệ sỹ vùng cao.

Còn trong tản văn “Lãng đãng ơi….Nghiêng nghiêng đi đâu đấy”, một nhan đề đã gợi liên tưởng về chân dung và tâm tình của nhân vật, nhà thơ Bế Thành Long được khắc hoạ chân dung qua một vài chi tiết đắt giá. “Giọng đọc thơ hút hồn, đầy

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023