Với một số tản văn của Y Phương, một nhà thơ viết tản văn, “dấu tích” của thơ không chỉ xuất hiện trong hình ảnh, ngôn ngữ giàu “chất thơ” mà còn hiện diện trong một số trang văn sử dụng thủ pháp “điệp cấu trúc” để “khắc sâu” nhiều lần một phẩm chất nào đó của đối tượng thẩm mĩ, qua đó bộc lộ tư tưởng và tình cảm chủ quan của người viết.
Trong tản văn “Chị em”, hình ảnh “quê hương” đẹp và đầy ắp thương nhớ được kết tinh vào hình tượng “người chị”, nó xuất hiện ba lần, mở đầu cho ba đoạn văn với những biến thể tuy khác nhau ít nhiều về câu chữ, nhưng vẫn có chung một sắc thái thẩm mĩ là cái đẹp và cái cao cả: “Quê hương tươi rói hiện lên nét mặt người kể (…). Quê hương phập phồng lên hơi thở (…). Quê hương lại cười trên gương mặt người kể…” [13, 19].
Cũng tương tự như thế, trong tản văn “Nhúng xuống thành phố”, để diễn tả nỗi cô đơn giữa phố phường Hà Nội, một câu văn được điệp lại hai lần, mà lần điệp lại thứ hai đã chất nỗi buồn trĩu nặng lòng người hơn lần thứ nhất: “Hà Nội đúng là một rừng người (…) Hà nội đúng là một rừng buồn” [13, 30 – 32]. Nhưng thủ pháp điệp cấu trúc xuất hiện rõ nét nhất, phát huy hiện quả cao nhất trong một số tác phẩm sau đây của Y Phương.
Trong tản văn “Những người đàn bà hút Sục dín”, câu văn miêu tả trạng thái bất động về thân thể, hồi cố trong tâm trí của một người đàn bà hút Sục dín đã được điệp lại bốn lần một cách nguyên vẹn cả về từ vựng và cú pháp: “Lúc này. Bà muốn nhớ ai thì nhớ. Bà muốn gặm ai thì gặm. Tay bà cầm que hương dí gần sát mặt mình (…). Lúc này. Bà muốn nhớ ai thì nhớ. Muốn gặm ai thì gặm. Tâm hồn bà là chú ngựa hoang (...). Lúc này. Bà muốn nhớ ai thì nhớ. Muốn gặm ai thì gặm. Ống điếu Sục dín cầm lỏng trên tay (...). Lúc này. Bà muốn nhớ ai thì nhớ. Muốn gặm ai thì gặm. Đời người hết khô là đến ướt…” [13, 174 – 175]. Cấu trúc câu được điệp lại bốn lần này không chỉ khắc vào không gian, thời gian, tâm trí người đọc một hình tượng người đàn bà hút Sục dín mà như còn muốn đồng hiện hình tượng ấy trong bốn thời điểm mang bốn tâm trạng khác nhau, chảy trôi trong dòng hoài niệm. Tất cả toát lên một nỗi buồn chiêm nghiệm, khi thân xác bất động ở đây mà tâm trí ngược dòng thời gian, tìm về quá khứ đầy ắp vui buồn “hết khô là đến ướt”.
Độc đáo hơn nữa, ở đoạn kết của tác phẩm, một câu văn được điệp lại tới sáu lần, mỗi lần lại tỉnh lược đi một vài từ:
“Tôi không phải đàn bà hút sục dín. Tại sao trong lòng lúc này ngả nghiêng những lọn khói bạc màu.
Tôi không phải là người đàn bà hút sục dín Tôi không phải là người đàn bà
Tôi không phải là người Tôi không
Không (…) ” [13, 175-176]
Thủ pháp tỉnh lược đã rút gọn dần câu văn, sau sáu lần chỉ còn lại một từ “không ” đứng độc lập ở một dòng. Cấu trúc câu được điệp lại và rút gọn này mang tính mơ hồ đa nghĩa. Nhưng từ sự định hướng của chủ đề tác phẩm, chúng ta có thể đưa ra một số giả thiết về ý nghĩa của nó: Sau mỗi lần cấu trúc câu được rút gọn là thời gian đời người lại ngắn đi một ít. Những kỉ niệm lặng lẽ rơi để “kho” kí ức vơi dần. Hình ảnh người đàn bà hút Sục dín càng đi về quá khứ trong hồi ức thì càng cách xa hiện tại. Tác giả ở thời hiện tại đang nhìn theo hình bóng ấy trong tưởng tượng và chỉ thấy người đàn bà ấy xa dần, mờ dần rồi biến mất sau “lớp bụi” thời gian. v.v… Những giả thiết này phần nào trở thành minh chứng cho một cấu trúc thơ bất chợt xuất hiện trong tản văn của Y Phương.
Thủ pháp điệp cấu trúc còn xuất hiện trong khá nhiều tản văn khác của Y Phương, tạo ra một sức gợi mạnh mẽ, cùng những lớp nghĩa hàm ngôn được khai thác tưởng như không bao giờ cạn kiệt. Đó là cấu trúc văn bản với ba lần điệp lại câu văn mở đầu cho ba đoạn văn: “Phố thị Cao Bằng như một ngôi làng người trời” [13, 82 -83], hay câu văn “Đêm đầu tiên ngủ tại nhà mình” [13, 99-100] được điệp lại bốn lần. Những cấu trúc câu được điệp lại nhiều lần này còn tạo ra tính nhạc rất độc đáo trong tản văn của Y Phương. Đây là âm nhạc vô thanh đang tấu lên trong tâm tưởng của nhà văn. Nếu có thể ví mỗi tản văn của Y Phương như một bản nhạc tâm hồn mà văn hóa Tày là phím đàn, thương nhớ là dây đàn, kỉ niệm là những nốt nhạc thì những cấu trúc câu được điệp lại nhiều lần với những biến thể của nó là những nốt nhạc chủ đạo, được láy đi láy lại nhiều lần, trở thành chủ âm cho từng bản nhạc nhỏ xinh này.
Bên cạnh đó, thủ pháp điệp cấu trúc còn hỗ trợ cho bút pháp chấm phá để khắc họa một vài nét điển hình của chân dung nhân vật. Tản văn “Cơm nhan” đã khắc họa chân dung nhà văn Hoàng Quảng Uyên bằng cấu trúc “mới hôm nào…” với ba lần điệp lại. Còn trong tản văn “Chắp tay con gọi mẹ”, hình ảnh và tấm lòng người mẹ cũng được tái hiện qua điệp khúc: “Nhìn tấm vải để…..” [13, 128], xuất hiện 3 lần trong tác phẩm.
3.4.2. Hệ thống từ ghép, từ láy mới mẻ, đầy sáng tạo trong tản văn của Y Phương
Trong hai tập tản văn của Y Phương, chúng tôi bắt gặp rất nhiều từ ghép, từ láy do nhà văn sáng tạo ra. Và đây là một trong những nét đặc sắc nhất trong ngôn từ nghệ thuật của tản văn Y Phương. Những từ ghép, từ láy chưa từng xuất hiện trong Từ điển Tiếng Việt, vừa biểu cảm vừa tạo hình, vừa có khả năng gợi liên tưởng mạnh mẽ cho người đọc. Sau đây là bảng thống kê về hệ thống từ ghép, từ láy mới mẻ ấy.
Bảng 1.
Tên tản văn | Các từ ghép mới trong tản văn | Số lượng từ | Các ví dụ tiêu biểu | |
1. | Thư gửi bạn chăn trâu | Mây râu sương móc, nhọc nhạch, ngút ngứt, ôm ròa, nhả nhùng, roàn roạt roàn roạt, cầm thua, hăn hắt buồn, lốm ngốm, lóp cóp, thủm thẳm | 11 | “Trẻ trâu là quãng đời thủm thẳm ngấu mùi bè bạn” [13,15] |
2. | Chị em | Nhồn nhột, lủm nhủm, rơn rớn, nhay nhay chạy | 4 | “Chiều đến góc nào cũng thấy người chị tôi rơn rớn xanh” [13,19] |
3. | Những người đàn bà hút sục dín | Nhòm nhèm, cà rệch cà tang, nháp nhắng, lẹp phẹp, mùm mím | 5 | “Chỉ tổ cho người ta nhòm nhèm thèm thuồng” [13,171] |
4. | Chõng tre lều nương | Áp ấp, nhóc nhách | 1 | “Nói về lều canh nương nhóc nhách sướng đến thế” [13,17] |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểu Nhân Vật Người Trần Thuật Ngẫm Ngợi, Chiêm Nghiệm Và Tự Biểu Hiện
- Kiểu Nhân Vật Người Trần Thuật Thi Sĩ Đi Tìm Chất Thơ Mang Đặc Trưng Miền Núi Trong Hồi Ức
- Cấu Trúc Câu Đặc Biệt Và Hệ Thống Từ Láy Mới Mẻ Đầy Sáng Tạo Trong Tản Văn Của Y Phương.
- Đặc sắc tản văn Y Phương - 12
- Đặc sắc tản văn Y Phương - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Vẫn còn một nơi sạch sẽ | Xọt xẹt, phít phát, út ò, thăm thắp, thóp thép, lủm loảm | 6 | “ít nữa có tiền thù lao tha hồ mà xọt xẹt bia bọt” [13,181] | |
6. | Lớp vỡ lòng | Bọp bẹp, thổn thển | 2 | “Mụ ngồi một mình (…) phát ra tiếng bọp bẹp xì xầm” [13,189] |
7. | Ánh sáng đêm giao thừa | Màu giao thừa, khe re, khừ rừ, nhí nhó, pọp pẹp | 5 | “Da thịt chúng hồng hào một màu giao thừa líu ríu” [13,136] |
8. | Rau tập tàng quê ngoại | Bãi kỉ niệm vui, nhùm nhìm, cốp cáp, nhóc nhách, lóa xóa | 5 | “Nhưng tại đây tôi có cả một bãi kỉ niệm vui” [13,139] |
9. | Về quê nghe người nói | Ròa ròa | 1 | “Quê hương roà roà tan vào trong xương thịt” [13,139] |
10. | Nháo nhào ma xay thóc | Nhọp nhẹp, rơn rớn | 2 | “Bóng của ma nhọp nhẹp lởn vởn” [13,77] |
11. | Tết về làng người trời | Nụ điện, phi pho phì phò, mùi thàu, tùm tum, sương chín | 5 | “ánh sáng toả ra từ những nụ điện yếu ớt” [13,82] |
12. | Bơm kim tiêm rải trắng nương ngô | Đánh ròa đánh oạch, khoản tiền cởi truồng | 2 | “Đống quặng trước nhà là khoản tiền cởi truồng nằm đó” [13,90] |
13. | Núi non chất ngất | Mây bồ kết, kít két | 2 | “Mây bồ kết bay ra trắng đục [13,98]” |
14. | Tiếng chảo kêu loát xoát | Loát xoát, ruối nhảy, tí tóp | 3 | “Tiếng mỡ nổ tí tóp tưng bừng” [13,103] |
15. | Bản nhạc mùa thu | Mó mé, roác khoác, út hút, bâu người, lọp đọp | 5 | “Những người bạn khác giới mó mé tìm đến” [13, 107] |
Dọa ma | Đục oùn, oai oách, phjóp phjét | 3 | “Bàn thờ nhà mình phjóp phjép nở những bông hoa” [13,114] | |
17. | Áo tân thời bước vào cửa vóng | Nhúng nhính, noóng neéng, tho lo, túng tính tùng tình | 4 | “Dâu Tây noóng neéng chèo lên thang tre” [13, 121] |
18. | Nhúng xuống thành phố | Nhả rầy, nói lời cong | 2 | “Nhất định không bao giờ quỳ gối và nói lời cong” [13,29] |
19. | Trẩy khu Tư | Thã thượt, bùng biềng, lăng lắc, nhóc nhéc, lào thào, giòn nẩy | 6 | “Cứ bùng biềng ngân nga… như hò sông Mã” [13, 41] |
20. | Tắc kè nhớ núi | Thóm thèm, lơ lớ xanh, sủa khăng khẳng, đăm đẳm | 4 | “Bốn mùa nước sông lơ lớ xanh” [13,57] |
21. | Tiếng ve cay đắng | Sóng ngọt, thò thè, hắc hoải | 3 | “Cô ấy mới thò thè bước thấp bước cao vào cửa làm dâu” [13,70] |
22. | Kung fu người Co xàu | Nôn xanh xao | “Nôn xanh xao héo hắt cả ruột gan” [13,74] | |
23. | Tiếc hoa | Bét nhét, sợi thời gian | 1 | “Thời gian say bét nhét” [14,207] |
24. | Đi chợ nhìn người | Hằng hà sa sợi tóc, lum cum, lủm củm, eo éo xồ xòa, phi pho thở, nhày nhạy, nhùm nhìm, nhúm nhím | 8 | “Tiếng các bếp lửa nhà hàng eo éo xồ xòa” [14,156] |
25. | D3ương eng, tục thăm gái đẻ | Nhoóc nhéc, thúc thắc | 2 | “Vẻ mặt ai cũng nhoóc nhéc một nụ cười ruồi” [14,163] |
Ngồi ghế rơm uống trà “khỉ nốc” | Lung leng, pón pén, ló lé | 3 | “Từ khi còn là những cái măng ló le” [14,143] | |
27. | Trám cũng mang thai | Bờ phờ | 1 | “Nhìn dáng cây bờ phờ mệt mỏi”[14, 181] |
28. | Biêng biêng lày cỏ bạn mình ơi | Túm tím | 1 | “Còn trâu bò lợn gà thì túm tím cười”[14, 195] |
29. | Ông d3ang tâng hương đèn | Nho nhe, thì thùng | 2 | “Nhà Dượng có vài đám lúa nho nhe” [14,144] |
30. | Chiếu trúc nhìn ta | Lin lít, rộng rênh | 2 | “Chúng đang đang lin lít ngủ đông” [14,144] |
31. | Ăn cái tình | Thóp thép | 1 | “Người nghe thấy bột gạo kêu thóp thép” [14, 49] |
32. | Còn có một cái tết vía trâu | Rồ ròa, nọc nạch, tung tinh, lay nhay, thi thóp, mộp mạp | 6 | “Chúng vừa gặm cỏ vừa nghe suối rừng rồ ròa tự hát” [14, 162] |
33. | Lão Mòn đi đâu rồi? | Lúng lắng, phá lá | 2 | “Lão thận trọng đưa cả hai chân lúng lắng” [14,82] |
34. | Thanh minh trong tiết tháng Ba | Rùm ròa | 1 | “Sợi đất dài rùm ròa làm râu ông Báo đông” [14, 93] |
35. | Tết Slíp sli ăn thịt vịt | Nhin nhít, loóng leéng | 2 | “Những đám lông loáng léng bay như bướm ” [14, 115] |
36. | Tết Anh cả | Phình phàng, nhí nháo, nhin nhin | 3 | “Lòng dạ người già nhin nhin như lá chuối buồn” [14, 11] |
Khai pác kin gò | Cười rò rè, đú đí | 2 | “Mới thoạt nhìn, đã đú đí sướng cái mắt” [14,23] | |
38. | Dân Co xàu hát woang d3à | Kột kạt, khít khao | 2 | “Mỗi khi có người nhà ra đóng mở, chúng kêu kột kạt, một cách đĩnh đạc, trầm hùng” [14, 7] |
Trong khá nhiều tản văn của Y Phương, chúng tôi thấy xuất hiện phần lớn là từ láy trong hệ thống từ ghép mới ấy. Những từ láy khác âm nhưng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với các từ láy đã được đưa vào từ điển Tiếng Việt. Sau đây là bản thống kê những từ láy được cấu tạo theo phương thức ấy.
Bảng 2
Từ láy mới xuất hiện trong tản văn của Y Phương | Từ láy có trong Từ điển Tiếng Việt | Gần nghĩa hoặc đồng nghĩa | |
1 | - Tí Tóp | - Tí tách | - Gần nghĩa |
2 | - Bọp bẹp | - Bem bép | - Đồng nghĩa |
3 | - Mó Mé | - Mò mẫm, rụt rè | - Gần nghĩa |
4 | - Bùng Biềng | - Bồng bềnh | - Đồng nghĩa |
5 | - Lơ lớ xanh | - Lờ lờ xanh | - Gần nghĩa |
6 | - Thò Thè | - Thẹn thùng, thỏ thẻ | - Gần nghĩa |
7 | - Bét nhét | - Bét nhè | - Đồng nghĩa |
8 | - Ló Lé | - Lấp ló | - Gần nghĩa |
9 | - Bờ phờ | - Bơ phờ | - Đồng nghĩa |
10 | - Lin Lít | - Thin Thít | - Gần nghĩa |
11 | - Rùm roà | - Xùm xoà | - Đồng nghĩa |
12 | - Lóong léeng | - Loáng Thoáng | - Gần nghĩa |
13 | - Kột kạt | - Cộc cạch | - Gần nghĩa |
Trong những từ ghép mới xuất hiện trong tản văn của Y Phương, chúng tôi thấy đại đa số là từ láy (như bản thống kê đã trình bày). Các từ láy độc đáo này vừa có tác dụng nhấn mạnh hơn tính chất, phẩm chất hoạt động của đối tượng được miêu tả, vừa có khả năng gợi liên tưởng của người đọc về hình dáng, trạng thái của đối tượng ấy. Các từ láy kể trên đều là tính từ nhưng luôn có xu thế kết hợp với danh từ, đặc biệt với động từ để tái hiện sự vật hiện tượng trong trạng thái “động” của nó: Y Phương đã sáng tạo hàng loạt từ láy mới bằng cách biến âm, biến nghĩa các từ láy đã có để tái hiện một số phẩm chất, hoạt động sau đây của đối tượng thẩm mĩ được phản ánh.
Thứ nhất: Những từ láy được tạo thành nhờ cách biến âm - biến nghĩa các từ láy quen thuộc.
Bên cạch các cặp cặp từ láy đồng nghĩa nhưng có sự biến âm ít nhiều như “Tí tóp - Tí tách”, “Bùng biềng – Bồng bềnh”, “lơ lớ - lờ lờ”, “Bét nhét - bét nhè”, “Bờ phờ - bơ phờ” …v..v.., chúng tôi chú ý đến các cặp từ láy gần nghĩa khác âm, và ở đây sự sáng tạo của Y Phương thể hiện rất rõ. Trong tản văn “Bản nhạc mùa thu” tác giả viết: “…khi đi đâu xa, đành ngủ lại nhà người. Đêm đó ắt sẽ có người bạn khác giới mó mé tính đến làm quen” [13,107]. Từ láy “Mó mé” là một sáng tạo của Y Phương khi nó diễn đạt được nghĩa của hai từ láy khác nhau kết hợp lại, đọc nó, chúng ta không chỉ tưởng tượng đến sự rụt rè mà còn có cả hành động lân la, thăm dò làm quen của người khác giới với nhân vật “đành ngủ lại nhà người”. Cũng tương tự như thế, từ láy “Thò thè” xuất hiện trong hoàn cảnh: “đây là bài học đầu tiên, mẹ tôi khuyên nàng dâu. Khi cô ấy mới thò thè bước thấp bước cao vào cửa làm con” [13,70]. Từ láy “Thò thè” trong văn cảnh kể trên gần nghĩa với “thẹn thùng” nhưng không chỉ có thế, không chỉ có “then thùng – một trạng thái tinh thần, tính từ “Thò thè” còn được “động từ hoá” để gợi tả bước chân rụt rè, líu ríu, cách ăn nói thỏ thẻ của cô dâu mới, lần đầu tiến bước qua ngưỡng cửa nhà chồng.
Với từ láy “Loóng léeng” trong tản văn “Tết slíp sli, ăn thịt vịt”, chúng ta gặp văn cảnh xuất hiện của nó: “áo quần, đầu tóc ai cũng dính chút lông vịt. Những đám lông loóng leéng bay như bướm” [14,115]; trong Từ điển Tiếng Việt, chúng ta