Đặc sắc tản văn Y Phương - 12

gặp từ “loáng thoáng” và “chấp chới” gần nghĩa với từ láy kể trên. Nhưng từ “Loóng Léeng” còn vừa gợi tả chuyển động thật nhẹ, chấp chới của lông vịt vừa mang lại cho đối tượng này chút dịu dàng và bẽn lẽn. Chính những từ láy biểu cảm và tạo hình của Y Phương đã góp phần đem lại sự đặc sắc cho ngôn ngữ từ nghệ thuật trong tản văn của nhà văn.

Thứ hai: Những từ láy là sáng tạo độc đáo của riêng Y Phương.

Đó là các từ láy: Thăm thắp, rơn rớn, nhóc nhách, xọt xẹt, eo éo xồ xoà, nhoóc nhéc, pón pén, đú đí, nhin nhin…v..v…những từ láy độc đáo này phải đặt vào trong ngữ cảnh của nó thì mới có thể xác nhận định được nghĩa và sắc thái biểu cảm mà từ láy ấy biểu hiện.

Đây là những từ láy hoàn toàn mới của Y Phương, chưa từng xuất hiện trong các Từ điển Tiếng Việt cũng như trong các tác phẩm văn học khác. Các từ láy này là tính từ kết hợp với động từ, với danh từ, có khả năng tượng hình và tượng thanh rất cao, người đọc như đang nhìn thấy hình dáng, nghe thấy âm thanh, cảm nhận được phẩm chất hay tính cách của sự vật hiện tượng ấy.

Trong tản văn “Thư gửi bạn chăn trâu” tác giả viết: “Trẻ trâu là quãng đời, thủm thẳm ngấu mùi bè bạn”, [13,15] từ láy “Thủm thẳm” không chỉ diễn tả mùi bùn gắn với trẻ chăn trâu tắm bùn mà nhà văn gọi là “Một đại yến tiệc” của tuổi thơ, đây còn là mùi kỉ niệm đã thuộc về quá khứ. Phải chăng hai từ láy “thum thủm” và “thăm thẳm” đã được kết hợp độc đáo để tạo ra từ láy “thủm thẳm” của Y Phương?

Có hai từ láy rất đặc sắc là “Rò rè” và “Đú đí” đã xuất hiện trong văn cảnh sau: “được dịp là Mú trẻ khẽ ngả người, nằm vào chỗ còn trống. Cười rò rè, thày cho em xin tí sái ba (…) Cái chỗ giống đực và giống cái, tự chúng nó tìm đến nhau dính liền chặt chẹt. Mới thoạt nhìn, đã đú đí sướng cái mắt” [14, 23].

Đây là tản văn “Khái pác Kin gò” miêu tả những sinh hoạt văn hoá của người Tày vào dịp tết như: Viết chữ và bán chữ: Xướng hoạ và cả hút thuốc phiện. Đoạn văn kể trên tái hiện những chuyện “bên lề” của việc hút thuốc phiện, người phụ nữ lân la xin thầy đồ hút “Tí sái ba” đã “Cười rò rè”. Từ láy “Rò rè” vừa tượng thanh cho tiếng cười ngượng ngập, có chút khê nồng của người phụ nữ, vừa tượng hình cho động tác thăm dò, để tìm cách nằm xuống cạnh thầy đồ vừa hút xong điếu

thuốc phiện. Còn từ láy “Đú đí”, trong câu văn “Mới thoạt nhìn đã đú đí sướng cái mắt” không chỉ diễn tả được ánh mắt lẳng lơ, khêu gợi mà còn gợi tả về đôi mắt đang húp híp lại, gắn với tiếng cười “rò rè” kể trên.

* *

*

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Như vậy, trong chương ba “Đặc sắc nghệ thuật tản văn của Y Phương”, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày một số phương diện đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của tản văn Y Phương. Đó là kết cấu đặc sắc với hai kiểu loại: kết cấu liên tưởng - đồng hiện và kết cấu “Vòng sóng đồng tâm”. Đó là hình tượng nhân vật trần thuật đặc sắc với hai kiểu dạng: Nhân vật trần thuật “Tha hương hồi cố” và nhân vật trần thuật thi sĩ đi tìm “chất thơ” mang đặc trưng miền núi trong hồi ức.

Bên cạnh đó, bút pháp chấm phá đã trở thành bút pháp nghệ thuật chủ yếu trong tản văn nói chung và trong tản văn của Y Phương nói riêng. Bút pháp nghệ thuật ấy đã phát huy hiệu quả nghệ thuật của nó khi tả bức tranh thiên nhiên, xã hội và con người miền núi, đặc biệt là bức tranh tâm trạng của chính nhân vật người trần thuật. Trong những bức tranh và hình ảnh này, chúng ta gặp gỡ với cả chất thơ và chất văn xuôi, hình ảnh quê hương và tấm lòng thắm thiết dành cho quê hương của Y Phương.

Đặc sắc tản văn Y Phương - 12

Phương diện nghệ thuật đặc sắc thứ tư là cấu trúc câu đặc biệt cùng hệ thống từ láy mới mẻ, đầy sáng tạo trong tản văn của Y Phương. Đó là cấu trúc câu ngắn - liệt kê – tăng cấp và cấu trúc câu lặp lại trong thủ pháp điệp cấu trúc. Thủ pháp điệp cấu trúc đã mang lại chất thơ và nhạc tính vô thanh rất đặc biệt cho văn bản ngôn từ nghệ thuật này của Y Phương. Trong hệ thống từ láy mới mẻ do nhà văn sáng tạo có hai bộ phận: Bộ phận từ láy được tạo ra với sự biến âm, biến nghĩa từ các từ láy quen thuộc, bộ phận từ láy độc đáo chỉ có trong tản văn của Y Phương. Tất cả hợp thành ngôn từ nghệ thuật - biểu cảm, tượng thanh và tượng hình, in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn.

Nghệ thuật trần thuật đặc sắc trong tản văn của Y Phương gắn bó mật thiết, song hành – hô ứng với các phương diện nội dung trong tản văn của tác giả, tạo ra những tác phẩm vừa in đậm bản sắc văn hoá miền núi vừa ghi được dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn.

KẾT LUẬN


1. Nhà thơ Y Phương là một trong những gương mặt xuất sắc của nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, bên cạnh các tên tuổi khác như Lò Ngân Sủn, Pờ Sảo Mìn, Mai Liễu…v..v…Việc nghiên cứu thơ của Y Phương đã được tiến hành từ lâu với rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu, luận văn và luận án…nhưng với tản văn của Y Phương thì công việc ấy mới chỉ là bắt đầu với một vài bài báo. Bởi vậy, luận văn của chúng tôi là công trình nghiên cứu toàn diện đầu tiên về tản văn của Y Phương, qua mảng sáng tác đặc sắc này của ông, chúng tôi không chỉ muốn khảo sát, đánh giá những giá trị tiềm ẩn của hai tập tản văn này mà còn mong muốn khẳng định cá tính sáng tạo, đóng góp của nhà văn vào thành tựu chung của văn học dân tộc thiểu số, Việt Nam nói riêng của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

2. Tản văn là một thể loại văn học trẻ trung và năng động ở Việt Nam, với cấu trúc thể loại chưa hoàn kết, vẫn đang vận động – tiếp biến với đặc trưng của một số thể loại văn học khác như thơ, truyện ngắn, kí, văn chính luận…. Đã có nhiều tên tuổi lớn thành công với thể loại văn học này như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạ Duy Anh…, Nhưng tản văn của Y Phương mang một “hương vị” riêng và dù mới xuất hiện đã đủ sức cuốn hút bạn đọc. “Hương vị riêng” ấy là sắc thái miền núi hoà quyện với bản sắc văn hoá Tày, được thể hiện bằng nghệ thuật trần thuật đa sắc thái…: Chất thơ và chất văn xuôi, truyền thống và hiện đại, hiện thực và lãng mạn...vv...

3. Trong khuân khổ luận văn thạc sĩ, với đề tài “Đặc sắc tản văn của Y Phương”, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn bộ tản văn của Y Phương ở mọi phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của nó. Chúng tôi chỉ tập chung nghiên cứu và làm sáng tỏ một số phương diện đặc sắc nhất trong tản văn của Y Phương. Ở chương một, việc chỉ ra những mạch nguồn cảm hứng trong tản văn của Y Phương có ý nghĩa khảo sát một số tiền đề quan trọng cho việc hình thành cảm hứng chủ đạo trong tản văn của Y Phương - một phương diện nội dung quan trọng sẽ được tìm hiểu kĩ ở chương hai. Trong chương hai, chúng tôi tập chung nghiên cứu hai phương diện nội dung đặc sắc nhất trong tản văn Y

Phương, đó là hình ảnh con người miền núi và thiên nhiên miền núi xuất hiện trọng dòng hoài niệm của tác giả. Với hình ảnh con người miền núi, chúng tôi phân tích hình ảnh những con người cao đẹp ấy được Y Phương khắc hoạ trong một số phẩm chất sau: nhân hậu, giầu yêu thương, thuỷ chung, tình nghĩa; dũng cảm, thượng võ, giầu lòng tự trọng và bất khuất; tài hoa, khẳng khái, trọng nghĩa khinh tài. Những phẩm chất cao quý và mang đặc trưng của con người miền núi được biểu hiện trong các nhân vật có tên và không tên, là người nông dân bình dị hay những con người miền núi nổi tiếng cả nước.

Đặc biệt, những phẩm chất ấy kết tinh ngay trong nhân vật người trần thuật - một hoá thân của chính tác giả. Còn với bức tranh thiên nhiên miền núi trong tản văn của Y Phương, chúng tôi bắt gặp hai sắc thái thẩm mĩ vừa đối lập vừa song hành với nhau: thơ mộng và dữ dội. Đây cũng chính là hai vẻ đẹp mang tính đặc trưng cho quê hương Cao Bằng nói riêng, cho miền núi nói chung. Đặc trưng ấy còn gợi liên tưởng đến hai nét tính cách tiêu biểu của con người miền núi: “Cương và Nhu”, mềm mại, trầm lặng, giàu yêu thương và bất khuất kiên cường.

Ở nét đặc sắc thứ hai, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cảm hứng chủ đạo trong tản văn của Y Phương. Trong dòng cảm hứng ấy, một số “Mạch” cảm hứng xuất hiện, chảy xuyên suốt hai tập tản văn trong trạng thái giao thoa với nhau. Nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy có một số “Mạch” cảm hứng chủ yếu sau đây: Cảm hứng ngợi ca và khát vọng bảo tồn bản sắc văn hoá Tày trước “mặt trái” của cơ chế thị trường và quá trình đô thị hoá. Trong “mạch” cảm hứng này, chúng ta thấy xuất hiện hai bình diện song hành – hô ứng với nhau: càng yêu quý tự hào ngợi ca những phẩm chất văn hóa tốt đẹp của người Tày bao nhiêu thì càng phẫn nộ phê phán các hiện tượng tiêu cực về văn hoá đang xuất hiện ngày càng nhiều trên quê hương miền núi bấy nhiêu.

Sau “mạch” cảm hứng ngợi ca tự hào này, chúng ta sẽ gặp “mạch” cảm hứng thứ hai: Cảm hứng chiêm nghiệm, triết lý về lẽ sống ở đời, về mối quan hệ giữa văn hoá và nhân cách, về số phận của con người. Ở cảm hứng này, bằng cách nói giầu hình ảnh trong những câu văn mang tính khẩu ngữ tự nhiêu và sinh động, triết lí trong tản văn của Y Phương mang tính bình dân giản dị, gần gũi, dễ đi vào lòng người.

Chính hai phương diện nội dung đặc sắc kể trên đã cho chúng ta thấy không chỉ bức tranh thiên nhiên và xã hội miền núi, con người và văn hoá miền núi, mà còn bộc lộ tấm lòng tràn trề yêu thương của nhà văn dành cho con người cùng quê hương của mình.

4. Ở chương ba: “Đặc sắc nghệ thuật tản văn của Y Phương”, chúng tôi thấy có một số phương diện nghệ thuật trần thuật nổi bật sau đây: đó là phương diện kết cấu với hai kiểu loại, kết cấu “ Liên tưởng - Đồng hiện” và kết cấu “Vòng sóng đồng tâm”; đó là kiểu nhân vật người trần thuật với hai biểu hiện: kiểu nhân vật người trần thuật “Tha hương - Hồi cố”, kiểu nhân vật người trần thuật thi sĩ đi tìm chất thơ mang đặc trưng miền núi trong hồi ức. Do đặc trưng thể loại của tản văn, nhân vật người trần thuật là nhân vật trung tâm của tác phẩm (dù các chi tiết ngoại hiện “mờ” đi để đời sống tâm hồn của nhân vật trở thành nội dung chủ yếu nhất), mọi đối tượng thẩm mĩ khác như thiên nhiên, làng bản, con người,… đều được “soi chiếu” và tái hiện qua “Lăng kính” tâm hồn của nhân vật này. Tản văn của Y Phương đã khắc họa gián tiếp chân dung tâm hồn của chính tác giả - một con người miền núi cao đẹp mang tính điển hình.

Phương diện nghệ thuật đặc sắc thư ba trong tản văn của Y Phương là bút pháp chấm phá, bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng lấy bộ phận để nói chỉnh thể, qua chi tiết nghệ thuật đắt giá để phản ánh cái “thần” của đối tượng thẩm mĩ được miêu tả. Trong tản văn của Y Phương, bút pháp chấm phá với đặc trưng ấy đã vừa đặc tả bức tranh thiên nhiên, xã hội và hình tượng con người miền núi, vừa gợi tả chính bức tranh tâm trạng của nhân vật người trần thuật.

Phương diện nghệ thuật đặc sắc thư tư trong tản văn của Y Phương là cấu trúc câu đặc biệt cùng hệ thống từ ghép, từ láy mới mẻ đầy sáng tạo của nhà văn. Đó là kiểu cấu trúc câu ngắn - liệt kê - tăng cấp vừa đặc tả con người, loài vật, đồ vật vừa bộc lộ cảm xúc suy nghĩ chủ quan của người viết. Đó là thủ pháp điệp cấu trúc trong tổ chức văn bản, tạo ra chất thơ với những “Âm vang” của ngôn từ, “khoảng lặng thẩm mĩ” nằm giữa từ ngữ và các câu văn, để tạo ra “ý tại ngôn ngoại”. Đặc biệt, Y Phương đã sáng tạo ra một lượng từ mới không nhỏ, trong đó đa phần là từ láy vừa biểu cảm vừa tạo hình. Đại đa số từ mới do Y Phương sáng tạo ra là các tính từ chỉ các tính chất, phẩm chất của sự vật hiện tượng. Sự đặc sắc ở đây là

các tính từ ấy luôn có xu thế kết hợp với danh từ và động từ để tạo ra kết hợp từ loại vô cùng phong phú độc đáo, tính - danh từ khắc họa được cả hình dáng và phẩm chất của đối tượng, tính - động từ gợi tả đối tượng trong hoạt động gắn với những phẩm chất đặc thù của nó. Chính hệ thống từ mới này của Y Phương góp phần làm cho đối tượng được miêu tả nổi hình khối, rực sắc màu, vang âm thanh, cựa quậy đi lại trong tiếp nhận của người đọc.

5. Việc nghiên cứu đề tài “Đặc sắc tản văn của Y Phương “đã góp phần làm sáng tỏ giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của những tác phẩm in đậm cá tính sáng tạo độc đáo của tác giả - một cá tính sáng tạo mang đậm bản sắc văn hoá Tày trong sự giao thoa - tiếp biến với văn hoá Việt. Hơn thế nữa, cá tính sáng tạo ấy chỉ có thể hình thành và toả sáng không chỉ nhờ tài năng và còn nhờ có “cội rễ” sâu chắc là tấm lòng yêu thương thắm thiết với quê hương, con người miền núi của tác giả. Không có tấm lòng ấy, dẫu có tài năng văn học cũng chỉ như có một thân cây không có rễ, không thể có được sức sống mãnh liệt như tản văn của Y Phương trong lòng người đọc.

6. Việc nghiên cứu tản văn của Y Phương còn góp phần làm sáng tỏ hơn những đặc trưng đang vận động linh hoạt của thể loại tản văn trong văn học Việt Nam đương đại. Bởi đây là một thể loại văn học có số lượng câu chữ ngắn, phản ánh một dung lượng hiện thực có độ hàm xúc cao, có xu thế tiếp biến mạnh mẽ với đặc trưng của các thể loại văn học khác, không bị gò bó trong những “khuôn vàng thước ngọc” như một số thể loại văn học có cấu trúc thể loại đã hoàn kết. Vì những lí do ấy, tản văn rất thích hợp với con người hiện đại và cuộc sống hiện đại. Tản văn của Y Phương là một minh chứng cho đặc trưng và sức mạnh của tản văn trong đời sống văn học hôm nay.

7. Nghiên cứu tản văn của Y Phương mới chỉ có những bước đi đầu tiên và kết quả còn khiêm tốn. Nếu như tiếp tục được tìm hiểu về tác phẩm của Y Phương ở những cấp độ nghiên cứu cao hơn, chúng tôi thấy còn hàng loạt vấn đề cần tiếp tục khám phá: Bản sắc văn hoá Tày trong tản văn của Y Phương. Tính truyền thống và tính hiện đại trong tản văn của Y Phương. Hư cấu nghệ thuật và hệ thống biểu tượng trong tản văn của Y Phương..v..v…

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 Thuật ngữ Văn học, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập Văn học dân tộc và miền núi, NXB. Văn hóa Dân tộc

3. Phạm Đức Dương (2002), Từ Văn hóa đến Văn hóa học, NXB Văn hóa Thông tin

4. Hà Minh Đức (1993), Lí luận Văn học, NXB. Giáo Dục.

5. Phương Lựu (2006), Lí luận Văn học, NXB. Giáo Dục

6. Phương Lựu (1979). “Tính dân tộc là thuộc tính hay là phẩm chất của Văn nghệ” Tạp chí NCVH nghệ thuật, số 6

7. Lã Văn Lô, Hà Văn Thư (1984), Văn hóa Tày – Nùng, NXB.Văn hóa

8. Lê Trà My (2002), Bước đầu tìm hiểu tản văn Việt Nam thời kì “Đổi mới”,

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội

9. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, NXB. Trẻ, TPHCM.

10. Phùng Quý Nhâm (2002), Bản sắc dân tộc trong văn hóa, văn nghệ NXB. Văn học.

11. Y Phương (1996) Đàn Then, NXB. Tác phẩm mới

12. Y Phương (2002), Thơ Y Phương

13. Y Phương (2010), Kungfu người Co Xàu, NXB, Hội Nhà Văn

14. Y Phương (2009), Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm, NXB.Phụ Nữ

15. Y Phương (1986), Tiếng hát tháng giêng, Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng

16. Vũ Tú Nam (2000), Đọc Tản văn của Mai Văn Tạo, Báo Văn nghệ, tháng 4

17. Nguyễn Ánh Ngân (Biên soạn), (2003), Tạp văn Vũ Bằng. NXB. Hội Nhà Văn

18. Phương Ngân (Biên soạn) (2003), Nguyễn Tuân – Cây bút tài hoa và độc đáo, NXB. Văn hóa Thông tin.

19. Nguyên Ngọc (2001), Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường: Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say, NXB. Đà Nẵng

20. Phan Ngọc (1994), Tìm hiểu phong cách Tản Đà Tạp chí Văn học tháng 5.

21. Hoàng Quyết, Tuấn Dũng (1994), NXB. Văn học Văn hóa Truyền thông các dân tộc ở Việt Bắc, NXB. Văn hóa dân tộc.

22. Cao Duy Sơn (1994), Cực Lạc, NXB. Hà Nội

23. Cao Duy Sơn (1996), Những chuyện ở Lũng Cô Sầu, NXB. Quân Đội Nhân dân

24. Cao Duy Sơn (2006), Đàn Trời, NXB, Văn hóa Dân tộc

25. Cao Duy Sơn (2008), Hoa bay cuối trời, NXB. Thanh Niên

26. Cao Duy Sơn (2009), Ngôi Nhà xưa bên suối

27. Trần Đình Sử (2003), Giáo trình – Lí luận Văn học tập 1, NXB. Đại học Sư phạm Hà Nội

28. Lê Trà My (Sưu tầm, tuyển chọn), 2011, Tản văn Hiện đại Việt Nam. NXB. Hải Phòng.

29. Trần Đình Sử (2007), Giáo trình Lí luận Văn học tập 2, NXB.ĐHSP Hà Nội

30. Lê Ngọc Thắng, Lê Bá Nam (1994), Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam..

NXB. Văn hóa Dân tộc

31. Lâm Tiến (1995), Văn học các dân tộc Thiểu số Việt Nam hiện đại, NXB. Văn hóa Dân tộc

32. Lâm Tiến (2002), Văn học và miền núi, NXB. Văn hóa Dân tộc

33. Lâm Tiến (2011), Tiếp cận Văn học dân tộc Thiểu số, NXB. Văn hóa – Thông tin

34. Lâm Tiến (2012) Vẫn xanh một màu rừng, Báo Văn Nghệ số 44.

35. Lâm Tiến, Vấn đề phát triển văn học hiện đại dân tộc thiểu số Việt Nam, Tạp chí Hội Nhà văn, số 2, 2012.

36. Hoàng Trinh (2000), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa trong văn học, NXB. Chính trị Quốc gia.

37. Trần Thị Việt Trung (2010), Bản sắc văn hóa dân tộc trong thơ các DTTS Việt Nam hiện đại, NXB. Đại học Thái Nguyên.

38. Trần Thị Việt Trung, Cao Thị Hảo (2011), Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại – Một số đặc điểm, NXB.Đại học Thái Nguyên

39. Nguyễn Thành Thi (2000), Thạch Lam, từ quan niệm về cái đẹp đến những trang văn Hà Nội 36 phố phương, Tạp chí Văn học, tháng 10

40. Trần Lê Văn (2000), Chất thơ trong văn xuôi, “Nước Việt hồn tôi” của Băng Sơn “Thú ăn chơi người Hà Nội” (Băng Sơn), NXB. Văn hóa Thông tin.

41. Trần Quốc Vượng (2000), Cơ sở Văn hóa Việt Nam. NXB Giáo dục,

42. BCH Hội Nhà văn Việt Nam (2007), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Hội Nhà văn Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023