Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 11


Nàng tiên xanh xao là một điển hình, nàng khao khát yêu, dám hy sinh bản thân cho người mình yêu kể cả việc tàn phai nhan sắc. Nhà văn đã sử dụng các chi tiết kì ảo như một phương tiện chính cho sự phát triển của các tình tiết câu chuyện có tính chất bước ngoặt, để rồi từ đó thể hiện tư tưởng của mình về tình yêu, hạnh phúc của con người. Nàng tiên xanh xao là một người con gái mồ côi, sống lẻ loi trong rừng sâu. Nàng đã cứu sống một người con trai chưa từng biết mặt, biết tên bằng nửa máu chảy trong huyết quản thông qua chiếc cây kim kì diệu của thần núi. Dù được thần núi cảnh tỉnh nhưng nàng vẫn đổi màu hồng rạng ngời trên má để cứu chàng trai và tổ chức đám cưới với người yêu. Nhưng số phận đã không mỉm cười với người con gái dám hi sinh nhan sắc của mình cho tình yêu, trong đêm tân hôn, chàng trai đã bỏ mặc nàng để đùa vui với các cô gái trẻ đẹp khác. Đau khổ đến bẽ bàng, nàng chạy trốn mặc dù chàng trai hết mực cầu xin. Cuộc sống khác biệt giữa hai người, nỗi cay đắng trước tình yêu bị phụ bạc rẻ rúng, không thể khoan nhượng tha thứ vì lí do “đàn ông đôi khi vẫn thế” khiến nàng vùng vẫy ra khỏi cánh tay chàng trai và chết trong câm lặng với nỗi cô đơn vô bờ.

Nhà văn đã sử dụng hàng loạt các chi tiết kì ảo hoang đường như một thủ pháp thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, để từ đó đạt hiệu quả nghệ thuật về nhân vật cũng như tư tưởng mà nhà văn gửi gắm trong đó. Sự cứu sống chàng trai bằng cây kim kì diệu của thần núi như một minh chứng về sự hi sinh bản thân cho tình yêu đích thực của người con gái. Nhưng nó lại đem đến cho chính người con gái nỗi đau thương không gì có thể bù đắp được. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh linh hồn chàng trai hoá thành những cái gai bảo vệ loài hoa lạ - được người ta gọi là cây Bưởi. Từ hình ảnh cây bưởi gần gũi quen thuộc ngoài đời, nhà văn đã đem lại một sự tích xúc động về bi kịch của tình yêu đầy xót xa, một câu chuyện thẫm đẫm nước mắt mà ta có thể bắt gặp đâu đó ngoài cuộc đời. Sự chạy trốn của nhân vật Nàng là sự chạy trốn


một tình yêu dối lừa, hơn thế nữa nó còn là sự chạy trốn của sự cô đơn, lẻ loi bị bỏ rơi trong tình yêu. Sau khi chết nàng hoá thành những nụ hoa trắng muốt toả hương thơm ngát, nó là sự tinh khiết quá đỗi thanh cao mà bàn tay phàm tục của chàng trai không bao giờ với tới.

Cũng là nỗi đau về tình yêu của con người, Nàng H‟Điêu trong Khát vọng muôn đời là một người con gái khao khát yêu và sẵn sàng đi tìm người yêu thương không ngại hi sinh bản thân mình, không quản cái chết. Nhà văn sử dụng các chi tiết kì ảo như một yếu tố để xây dựng nhân vật. Linh hồn của H‟Điêu sau hàng vạn năm vẫn tồn tại, biến thành cây chanh để cứu giúp những người sau đó, những cô gái bị lỡ làng, bị phụ bạc “chính trái cây em đã làm nỗi đau của họ dịu lại…vậy là người đó biết yêu” và cuộc sống sẽ thật vô nghĩa nếu không có tình yêu. Nếu như thế giới này không có những H‟Điêu đã không quản ngại kể cả cái chết để đi tìm người yêu, nếu không còn si mê và ở trong lồng ngực mọi người chỉ còn băng giá… thì cuộc đời thật đáng sợ!

Vẫn là bi kịch của con người trong tình yêu được kì ảo hoá qua lăng kính của nhà văn, Nàng trong Tim Vỡ được xây dựng mang đậm màu sắc huyền thoại. Nàng được xuất hiện từ sự tích của ba trăm sáu mươi năm loài người lại làm được một điều kì lạ. Ba người tạc, vẽ và thổi hồn vào bức tượng và Nàng xuất hiện với vẻ đẹp mê hồn khiến cả ba đều mong muốn có được. Cuối cùng người thổi hồn vào pho tượng gỗ đã có nàng, nhưng bên tai nàng vẫn là những lời đòi quyền lợi. Nhưng khi nhan sắc tàn phai thân hình tiều tuỵ, thì tất cả đều ra đi, bỏ Nàng trong nỗi cô đơn đau khổ, tuyệt vọng. Nhà văn đã sử dụng các yếu tố kì ảo để thể hiện tư tưởng về nỗi đau của người phụ nữ bị phụ bạc: “Ôi khốn khổ! khốn khổ thay cho đàn bà...các người cứ suốt đời đuổi theo những cao siêu mây gió. Còn ta, và hầu hết ……thân xác đầy lạc thú của các ngươi...”. Nàng chết trong cô đơn tuyệt vọng, trong nỗi đau của cả thế giới đàn bà. Hình ảnh loài hoa tigôn như biểu tượng cho nỗi đau


ấy. Người phụ nữ khi có nhan sắc thì họ được yêu chiều, chiêm ngưỡng của cả thế giới đàn ông, nhưng khi nhan sắc phai tàn họ lập tức bị ruồng bỏ không thương xót. Thật là một sự bất công, phi lý đối với người phụ nữ.

Viết về con người với những nỗi đau khổ, hơn ai hết Vò Thị Hảo cảm thông chia sẻ với số phận người phụ nữ bất hạnh và đó còn là tiếng nói nhân bản cao cả và sâu sắc. Là người phụ nữ viết về người phụ nữ nên nhà văn luôn quan tâm tới số phận, cuộc đời cũng như vị thế của họ trong xã hội. Trong Hành trang của người đàn bà Âu Lạc, nhà văn đã sử dụng các yếu tố kì ảo như một phương tiện xây dựng nhân vật và truyền tải tư tưởng. Người đàn bà Âu Lạc luôn mang trên mình trách nhiệm nặng nề, hành trang trên vai mỗi ngày một thêm nặng bởi những triết lí , tôn giáo…sự mệt mỏi đã bao lần khiến nàng muốn vứt bỏ bên vệ đường. Đến thời kì giải phóng phụ nữ, túi hành trang càng thêm nặng bởi những mỹ từ mới: “mỗi mỹ từ lại óc ách đầy những giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu của người đàn bà, những sợi tóc bạc…”. Trong tác phẩm vấn đề nhức nhối được tác giả quan tâm là số phận người phụ nữ bao giờ mới bớt đi gánh nặng cho họ?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 11

Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, nhân vật được tập trung miêu tả ở nhiều góc cạnh khác nhau, nhiều mối quan hệ khác nhau, đặc biệt là những chi tiết miêu tả những chi tiết đặc trưng cho nét bên ngoài của các nhân vật như vóc dáng, khuôn mặt, đến mái tóc và ánh mắt…đó là những phương diện dễ nhận biết nhất ở nhân vật.

Vò Thị Hảo là nhà văn có biệt tài trong việc khắc hoạ ngoại hình nhân vật, bởi ngay từ diện mạo, nhân vật đã gây một sự chú ý, ám ảnh trong lòng người đọc. Các nhân vật trong truyện ngắn của chị phần lớn thường để lại ấn tượng như vậy. Họ trước hết là những con người có số phận không may mắn,


đau khổ, hẩm hiu. Đó là dáng hình đau khổ của nhân vật bà Diễm trong người Gánh nước thuê. Miêu tả ngoại hình nhân vật này, nhà văn lựa chọn những yếu tố thật đắc địa: “ Dáng người bà Diễm bé loắt choắt, bộ mặt nhăn nheo, gầy sạm chỉ còn hai con mắt. Bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng”. Với công việc gánh nước thuê, nên trên đôi vai cùng cái lưng còng của bà bao giờ cũng có chiếc đòn gánh. Nó tạo nên sự day dứt, ám ảnh khôn nguôi cho người đọc về nhân vật cũng như sự bất hạnh luôn bám lấy cuộc đời bà: “Chiếc đòn gánh không bao giờ rời khỏi đôi vai còm còi của bà. Nó bám chặt lấy bà như một thứ nghiệp chướng. Chiếc đòn gánh của bà cũng thật đặc biệt. Nó nhẵn bóng. Ngay cả vết sẹo cũng đã nhẵn bóng và cũng khó đoán tuổi như chủ nhân của nó vậy....Nó và chủ nhân của nó hợp thành một chỉnh thể của sự bất hạnh, hợp thành biểu tượng của một thân cây vừa mới ra đời đã bị mưa vùi dập”. Chỉ bằng vài nét khắc họa, cuộc đời người đàn bà bất hạnh hiện lên thật rò nét cùng với lòng xót xa vô cùng của tác giả. Trong tác phẩm này, nhân vật ông Tiếu cũng không thoát khỏi số phận khổ đau, bất hạnh. Bằng vài ba nét khắc hoạ ngoại hình, nhà văn thể hiện những trăn trở suy tư về một kiếp người. Đây là ngoại hình nhân vật ông Tiếu: “Có đến hàng vạn nếp nhăn trên khuôn mặt đó...Còn cái miệng thì trớ trêu làm sao, luôn mỉm cười bất biến, như nó được tạo ra trên khuôn mặt ấy từ lúc mới sinh ra và cứ phải giữ như vậy đến lúc chết. Nụ cười ấy giữa khuôn mặt ấy, là một nghịch lý, như là đang khóc với một nỗi đau xé ruột...”. Miêu tả sự đối lập giữa một nụ cười bất biến trên khuôn mặt với nỗi đau xé ruột trong lòng là một bản lĩnh xây dựng nhân vật của Vò Thị Hảo. Nó làm cho mỗi chúng ta càng ám ảnh khôn nguôi về cuộc đời và số phận không may mắn của họ.

Xây dựng nhân vật Ngần trong truyện Ngày không mút tay, cũng chỉ qua một vài phác hoạ mà cuộc đời khốn khổ của người đàn bà hiện lên một cách rò rệt. Ngần vốn “có đôi mắt đen dài lúc nào cũng nhìn xuống. Cái nhìn


lặng lờ như mặt giếng” như báo hiệu một cuộc đời không mấy tươi sáng. Với tấm lưng mỏng như lá lúa và tấm thân gầy yếu, tác giả ví “nàng là chiếc ruột ốc èo uột phải còng cả một toà vỏ nặng lê đi, lê mãi không được ngưng nghỉ”. Cho dù nàng có cố gắng đến đâu, bán cả dòng máu trong huyết quản của mình cũng chỉ có được một ngày không mút tay cho lũ con mà thôi. Hoặc xây dựng nhân vật Ả Tuynh trong Dệt cỏ, qua một vài phác hoạ đã hiện lên một nhân vật sống động, một người đàn bà bất hạnh, cả đời vất vả lam lũ mà nghèo đói, bệnh tật cứ đeo đuổi. Số phận bất hạnh của nhân vật như được dự báo trước với đôi mắt ả cum cúp nhẫn nhịn… và những ngón tay cong queo, đen đúa: “áo ngày một rách thêm, lưng còng, tóc trụi như con gà chọi già, bị bệnh đường ruột mãn không có thuốc chữa. rồi ả Tuynh chết trên giường, gầy khô như cá mắm.”

Như vậy với Vò Thị Hảo, số phận nhân vật dường như đã được thể hiện ngay từ hình hài. Chỉ qua một số chi tiết miêu tả ngoại hình, cuộc đời cũng như số phận mỗi nhân vật được hiện lên một cách rò nét, sinh động- một cuộc sống đầy vất vả, lam lũ, khổ đau của những kiếp người không may mắn.

Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, phần lớn nhà văn ưu ái viết nhiều về phụ nữ. Có tới 2/3 số truyện nhà văn dành cho thế giới của đàn bà, ở đó là những nỗi đau khổ, sự bất hạnh được nhà văn đặc biệt quan tâm, chia sẻ. Khi miêu tả nhân vật nữ, nhà văn đặc biệt quan tâm đến mái tóc của nhân vật, bởi mái tóc đối với người phụ nữ là biểu tượng của vẻ đẹp cũng như sự mềm mại thướt tha đầy nữ tính. Nó là biểu trưng cho vẻ đẹp tuổi xuân thì của người con gái. Do đó khi nói về đàn bà là nói về mái tóc và “nói mãi về tóc đàn bà mà vẫn không nhàm”. Viết về sự phai tàn của tuổi trẻ “Mỗi sợi tóc là một sợi phiền não” cũng như sự khốc liệt của cuộc sống thì mái tóc cũng là cách nhà văn thể hiện rò nét và sâu sắc nhất. Vậy nên nàng (Dây neo trần gian) vô cùng xót xa khi nhìn “mớ tóc mình đang sóng sánh toả xuống cái cổ ba ngấn


và tuôn tràn xuống vai” nhưng giờ đây vì tình yêu, nàng đã phải bứt từng sợi tóc sóng sánh của mình kết lại và quấn quanh tấm ảnh để níu giữ anh chốn trần gian.

Với Vò Thị Hảo mái tóc là biểu tượng của vẻ đẹp, tuổi thanh xuân của người con gái, do vậy mà khi miêu tả sự phai tàn của nhan sắc người phụ nữ, nhà văn cũng đặc biệt miêu tả mái tóc. Trong Tim vỡ, nhân vật Nàng được miêu tả với vẻ đẹp đầy nữ tính “mái tóc mượt mà đôi mắt long lanh huyền bí, làn môi thắm đỏ và thân hình nảy nở đầy hấp dẫn”, nhưng vẻ đẹp đó chỉ trong giây lát đã biến mất, nàng tự huỷ hoại mình “mái tóc dài trút xuống chỉ còn cái đầu trọc nham nhở và khuôn mặt đầy nhựa cây đen nhẻm”. Hoặc khi viết về sự khốc liệt của chiến tranh đối với con người, đặc biệt là với người phụ nữ, thì mái tóc là biểu tượng không thể thiếu. Trong truyện Người sót lại của rừng cười, chiến tranh không chỉ cướp đi vẻ đẹp ngoại hình, mà cướp đi nơi mái tóc của “bốn cô gái trẻ măng ...chỉ còn một dúm xơ xác và dần dà đã vặt trụi tóc họ”. Thảo là một trong năm cô gái sống ở rừng Trường Sơn, cô nhập ngũ với “mái tóc óng mượt dài chấm gót”, nhưng chỉ sau hai tháng “dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ” nơi rừng Trường Sơn đã làm mái “tóc Thảo chỉ còn là một túm sợi mỏng manh, xơ xác”. Nơi rừng già với nỗi cô đơn đặc quánh, chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian, Thảo là người sống sót duy nhất trong năm cô gái ở Trường Sơn sau chiến tranh. Cô trở về cuộc sống đời thường với “thân hình gầy gò trong bộ quân phục lạc lòng qua làn môi nhợt nhạt, mái tóc xơ xác”. Thảo đã cố gắng hoà nhập nhưng “thật khó hoà nhập”. Như vậy, chỉ qua một vài nét phác thảo về ngoại hình, đặc biệt là mái tóc của người phụ nữ, Vò Thị Hảo đã cho thấy sự tàn nhẫn của thời gian, cũng như sự khốc liệt của chiến tranh. Hơn ai hết nhà văn đã hiểu, cảm thông, chia sẻ với số phận con người.


Cùng việc miêu tả ngoại hình với những điểm nhấn là mái tóc, nhà văn còn chú ý tới việc miêu tả cái nhìn của nhân vật. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nhìn vào đôi mắt người ta có thể nhận biết được nội tâm bên trong của con người, nơi chứa đựng những tâm tư, tình cảm cũng như sự trăn trở ưu tư. Trong Người gánh nước thuê, là “đôi mắt mờ đục” của ông Tiếu và từ trong khoé mắt ấy chảy ra “hai giọt nước mắt như gạn lấy từ đáy mắt, như những giọt thuỷ ngân khó nhọc lăn ra.”. Đó là đôi mắt van nài, mong muốn được ban ơn, làm phúc của kiếp người đau khổ, bất hạnh. Cả đời ông Tiếu gánh nước thuê, tích cóp tiền để mong tìm lại đứa con gái đã thất lạc trong chiến tranh. Nhưng cho đến lúc chết, con người bất hạnh đó vẫn không làm được. Niềm hy vọng mong manh được gửi cho bà Diễm, một người đàn bà bất hạnh. Đôi mắt mờ đục của ông Tiếu như một biểu trưng cho những cuộc đời bất hạnh khổ đau của kiếp người. Trong Dây neo trần gian, người đọc ám ảnh nhân vật Nàng bởi “đôi mắt màu biển tối của nàng mở to đến lạc tròng để cầu khẩn sự che chở”. Vậy mà không có một cánh tay, một người nào đam đứng ra cứu giúp nàng. Đọc Dây neo trần gian, hình ảnh đậm sâu trong lòng người đọc còn là ánh mắt của bà đồng “mắt bà đồng bỗng long lên sòng sọc. Lúc này trông bà đích thực là một người điên…Đôi mắt có hàng mi dài của bà vằn đỏ”. Đôi mắt đó như chứa đựng một nỗi đau, sự day dứt, ám ảnh khôn nguôi về vết thương lòng sau chiến tranh khó có thể hàn gắn được, mà mỗi khi nhắc tới nó lại quặn đau. Hay còn là “đôi mắt hình hạnh nhân với đuôi mắt trĩu xuống che bớt những tia rực rỡ không ngừng chớp rạng dưới hàng mi biêng biếc tím”, của người đàn bà tinh quái rắp tâm đem sóng tình khuấy động cửa thiền trong Lửa Lạnh….Với Vò Thị Hảo tuỳ vào từng nhân vật cụ thể, hoàn cảnh cụ thể và dụng ý nghệ thuật của mình mà nhà văn có cách khái thác những chi tiết khác nhau để xây dựng ngân vật. Nhà văn không đi vào miêu tả tất cả chi tiết của ngoại hình nhân vật mà chỉ đi vào những điểm có


thể làm lên hình ảnh tiêu biểu về nhân vật. Cùng với việc miêu tả ánh mắt, còn là sự lặp lại không nguôi của những tiếng khóc, những giọt nước mắt. Trong Hồn trinh nữ, nhân vật Nàng sau mười bẩy năm chờ đợi không tin tức của người yêu, thế rồi một buổi chiều, có tiếng vó ngựa ghé sát thềm, chàng trai trở về trong niềm vui và hạnh phúc, nhất là khi chàng trai gọi cô gái bằng giọng thân thuộc thì nàng khóc “tiếng khóc nghe như ngàn mảnh thuỷ tinh rơi”, đó là tiếng khóc của niềm vui sướng. Sau bao năm chờ đợi trong vô vọng nay người yêu đã trở về, niềm hạnh phúc vô bờ không có gì so sánh được. Đó còn là những giọt nước mắt giàn giụa vui sướng của Phương trong Phiên chợ người cùi: “Ôi! Con của mẹ! Mẹ lại có con rồi! Sung sướng quá”. Sau hai năm đi điều tri bệnh tại trại phong Quy Hoà, chị đã có giấy xuất viện, niềm vui sướng của tình mẫu tử sau nhiều ngày xa cách đứa con gái yêu thương, giờ đây chị tràn đầy hy vọng sẽ không phải xa con nữa. Trong quá trình miêu tả tiếng khóc, những giọt nước mắt của các nhân vật, với những nỗi đau thương khác nhau của con người, nhà văn Vò Thị Hảo đã rất tinh tế khi miêu tả tiếng khóc, giọt nước mắt của các nhân vật. Mỗi con người, mỗi số phận khác nhau và những giọt nước mắt tượng trưng cho nhiều cung bậc tình cảm của họ. Từ những nhân vật trẻ tuổi đến những nhân vật có tuổi, từ những người bình thường đến những người xấu xí, tật nguyền, từ những người giàu sang quyền quý đến những tầng lớp dưới đáy của xã hội…. tất cả họ đều bộc lộ tâm trạng bằng tiếng khóc khi khổ đau. Đó là tiếng “khóc nức nở” của một cô gái mới lớn trong Vườn yêu khi đến với tình yêu đầu. Hay là sự “oà khóc” của cô bé Lâm San khi lấy chồng, tiếng khóc như một sự chấm dứt chuỗi ngày thơ bé, vô tư, một tình yêu trong sáng hồn nhiên đầu đời với cháu lớn cồ để bước chân vào cuộc sống mới với những thăng trầm, những bất trắc không thể lường trước. Đó còn là tiếng khóc của một cô gái lỡ dở trong tình yêu của Sải (Con dại của đá). Khi bị phụ bạc, Sải đã giết chết kẻ

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí