Nghệ Thuật Sử Dụng Yếu Tố Kỳ Ảo


hải vị và ngập máu trong triều đình, về cung cách người ta giết nhau trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh”. Nghe những câu chuyện sặc mùi máu và chết chóc của chồng trong đêm tân hôn, người trinh nữ lỡ thì đó luôn sống trong nỗi ám ảnh và sợ hãi về tội ác của chồng. Nàng luôn kinh hãi, co rúm người, quay mặt vào trong cố kìm tiếng khóc bởi nàng luôn trông thấy những oan hồn và bóng ma về đòi chồng nàng trả mạng. Nàng vô cùng đau đớn, sự chờ đợi trong mỏi mòn suốt mười bẩy năm trời đến quá lứa lỡ thì mong chàng trai trở về những tưởng sẽ được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn, nhưng niềm hạnh phúc mãi mãi xa vời với nàng. Chiến tranh đã làm biến dạng đi một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng, với lớp lông măng ngăm ngăm trên mép ngày nào, rồi trả về một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép, đôi bàn tay nhuốm máu và không biết cười. Hơn thế nữa chiến tranh còn cướp đi niềm khao khát niềm hạnh phúc của nàng ngay trong đêm tân hôn. Cái đêm mà với chồng nàng, đó là sự buồn bã đau đớn tuyệt vọng để rồi gầm lên như một con thú vừa bị đâm một nhát: “thế là hết, đêm tân hôn cũng là đêm vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương”, anh xách kiếm bỏ đi biệt xứ. Cuối cùng người trinh nữ chết trong cô đơn và luôn ám ảnh về những gì đã qua, nàng hoá thành loài hoa trinh nữ mà mỗi bước chân đi qua đều giật thót mình. Như vậy với các chi tiết mang dấu ấn của lịch sử nhà văn đã thể hiện cái nhìn sâu sắc về chiến tranh cũng như những mất mát của con người trong và sau chiến tranh. Chiến tranh không chỉ làm biến dạng con người về hình hài mà nó còn lấy đi của họ tâm hồn trong sáng, tình yêu và hạnh phúc cao đẹp.

Vượt qua thời gian, nhà văn Vò Thị Hảo đã đến với những người lính của những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Mặc dù đây là cuộc chiến tranh vệ quốc, nhưng nó cũng không tránh khỏi sự khốc liệt mà chiến


tranh đem lại. Đằng sâu những chiến thắng oanh liệt của dân tộc là những mất mát về hình hài, tình yêu hạnh phúc của con người trong chiến tranh và sau chiến tranh. Người lính trong Biển cứu rỗi đã để lại một phần cơ thể của mình nơi chiến trường. Anh mong muốn mình sẽ hạnh phúc trong ngày trở về với gia đình, nhưng số phận đã không mỉm cười với anh. Anh chạy trốn sự thực bằng cách rời bỏ đồng loại, rời bỏ sự thực phũ phàng. Cùng với thời gian, anh đã nhìn lại tất cả, sự mất mát của mình cũng là sự mất mát chung của mọi người. Đó chính là sự tàn khốc của chiến tranh, nỗi đau không của riêng ai.

Nhân vật Thảo, trong truyện ngắnNgười sót lại của rừng cười cũng để lại tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân nơi chiến trường. Hơn thế nữa nó còn để lại những thương tích về tâm hồn trong lòng cô. Chiến tranh không chỉ tàn phá Thảo về nhan sắc mà còn cả tâm hồn. Thảo tuy may mắn sống sót trở về nhưng cô dù có cố gắng đến đâu cũng không thể hoà nhập với chúng bạn. Cô đau đớn tột cùng, Thảo không điên dại nơi chiến trường khốc liệt nhưng lại dại điên trong cuộc sống thời bình. Vò Thị Hảo với trái tim đa cảm giàu lòng yêu thương con người đã đi sâu vào nỗi đau tinh thần của con người trong chiến tranh, đặc biệt là người phụ nữ để cảnh báo chiến tranh đã gieo những đau thương cho con người, chúng ta phải chặn đứng chiến tranh để con người được sống trong một thế giới hoà bình.

Hướng về cuộc sống bộn bề phức tạp hôm nay, thể hiện khát vọng hạnh phúc muôn đời của con người là đích sáng tạo của Vò Thị Hảo. Dù viết truyện thế sự, truyện kỳ ảo hay giả lịch sử, nhà văn vẫn đem đến cho người đọc những vấn đề nóng hổi có giá trị nhân văn sâu sắc của cuộc sống, con người.


Chương 3


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT

TRONG TRUYỆN NGẮN VÒ THỊ HẢO

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 10


Cái khó nhất trong sáng tác văn chương là tạo ra dấu ấn riêng cho mình. Nó đòi hỏi người sáng tạo nghệ thuật phải có tài năng cũng như sự nỗ lực không mệt mỏi trong suốt chặng đường. Với Vò Thị Hảo thành công của chị ở thể loại truyện ngắn là quá trình phấn đấu kiên cường và bền bỉ trong hướng sáng tạo mới mẻ đúng đắn. Các tác phẩm của chị dù ở thể loại nào cũng luôn mang tới sự hấp dẫn cho người đọc không chỉ ở nội dung phản ánh mà còn ở cả phương diện nghệ thuật, đặc biệt là truyện ngắn. Vậy trong quá trình sáng tác, nhà văn đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào? Những thủ pháp ấy đã tạo nên dấu ấn riêng cho nhà văn ra sao? Trả lời câu hỏi đó, chúng tôi dành chương 3 để đi sâu nghiên cứu.

3.1. Nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo

3.1.1. Cốt truyện kỳ ảo

Ở thể loại truyện ngắn, cốt truyện có vai trò vô cùng quan trọng. Nó là bộ xương cho toàn bộ câu chuyện. Các chi tiết, tình huống, nhân vật đều phải tuân theo sự phát triển của cốt truyện, nếu không muốn đi ra khỏi ý đồ nghệ thuật của tác giả. Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, cốt truyện kỳ ảo đóng vai trò quan trọng. Nó là “xương cốt” để các chi tiết nghệ thuật, các tình huống nảy sinh và cũng từ đó nhân vật hình thành phát triển theo ý đồ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Thực chất mọi cái kì ảo đều là sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn không thể chấp nhận được trong lòng những quy luật bất biến của đời thường. Nhà văn Vò Thị Hảo sử dụng cốt truyện kỳ ảo như một “điểm nhấn” trong quá trình sáng tạo để tạo dấu ấn riêng cho mình. Nhà văn dùng các chi tiết kỳ ảo xây dựng các nhân vật kỳ ảo và tạo ra


các tình huống kỳ ảo để các nhân vật gặp gỡ yêu thương hay đấu tranh. Khi cái kỳ ảo xuất hiện trong các tình huống câu chuyện, nó tạo ra các sự kiện khác thường, thu hút sự chú ý của người đọc.

Để xây dựng những câu chuyện có cái cốt kỳ ảo, nhà văn đã lựa chọn hàng loạt các chi tiết kỳ ảo và được sắp xếp một cách phi lô gíc để rồi nhân vật xuất hiện ngẫu nhiên như nó vốn có.

Trong truyện ngắn Nàng tiên xanh xao, các chi tiết kỳ ảo được xếp đặt đan cài cùng các chi tiết tả thực để xây dựng nhân vật nhằm thể hiện đúng ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Khi nhân vật không còn nhờ cậy vào các chi tiết của hiện thực, nhà văn đã giải quyết các nút thắt bằng yếu tố kỳ ảo. Trước sự bất lực của nàng “trải lá khô nằm đất đã ba ngày và chờ mong chàng tỉnh lại”, nàng đã cầu cứu tới thần núi và chi tiết kỳ ảo xuất hiện “một làn khói màu lam cuồn cuộn bốc lên từ mỏm đá. Thần núi theo làn khói bay ra, bộ râu xanh dài chấm đất.”Nút thắt đã được giải quyết, chàng trai đã được cứu sống, bằng cách cũng rất kỳ ảo bởi một chiếc kim dài rỗng lòng “con hãy cắm một đầu kim vào một ngón tay con và cắm một đầu kia vào ngực chàng, máu trong người con sẽ truyền sang chàng...chàng sẽ hồi tỉnh”. Cứ như vậy các “nút thắt” liên tiếp được giải quyết và nhân vật được hiện lên thông qua các chi tiết vừa thực vừa ảo. Khi tới đỉnh điểm của câu chuyện, cô gái cảm thấy cay đắng vì chàng trai đã rẻ rúng tình yêu, cô đã chạy trốn khỏi ngôi nhà có ánh đèn huy hoàng. Sau một hồi vui chơi thoả thích, chàng trai mới nhớ tới người yêu và hoảng hốt đi tìm, nhưng chàng chỉ thấy chiếc bóng lẻ loi, cô đơn. Để lí giải cho cái chết của cô gái và sự tích về loài hoa Bưởi, nhà văn dùng đến chi tiết kì ảo. Đó là sự xuất hiện của thần núi và sự hoá thân của hai con người thành cây Bưởi.

Từ các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, nhà văn còn sử dụng các tình huống truyện mang đậm dấu ấn kỳ ảo. Đó là sự gặp gỡ của chàng trai và cô gái trong


một khu rừng rậm. Một yếu tố thực- ảo đan cài tạo ra một tình huống truyện vừa hiện thực vừa ly kỳ. Để rồi từ đó như một định mệnh, cô gái thể hiện được tình yêu trong sáng, dám hi sinh vì tình yêu, và đối lập là sự phụ tình của chàng trai.

Thông qua các chi tiết kỳ ảo, tình huống kỳ ảo, cốt truyện kỳ ảo được xây dựng để nhà văn thể hiện triết lí nhân sinh về cuộc sống con người. Đó là bi kịch của người phụ nữ mải miết kiếm tìm tình yêu đích thực nhưng thất bại, họ yêu say mê, tha thiết nhưng bị lừa dối, phụ bạc.

Trong Hồn trinh nữ, nhà văn lại chủ động xây dựng tình huống kỳ ảo để cốt truyện mang đậm dấu ấn kỳ ảo. Nhà văn đã dùng cốt truyện kỳ ảo để hữu hình hoá cái ác. Chiến tranh đã làm biến dạng đi con người, không chỉ hình hài mà còn cả tính cách. Việc nhà văn sử dụng các chi tiết kỳ ảo như một phương tiện nghệ thuật nhằm lột tả bản chất của chiến tranh. Sự ám ảnh về tội ác của người chồng luôn đeo đuổi người vợ. Trong đêm tân hôn, các hình ảnh của những kẻ đã bị chồng cô giết hại lẩn khuất về đòi nợ: “hãy trả chồng cho ta, kẻ giết bạn kia…hãy trả cha cho năm đứa con dại của ta…”. Nhà văn sử dụng các chi tiết kỳ ảo này như một phương thức nhằm tố cáo bản chất của chiến tranh. Chiến tranh không chỉ mang đi một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng mà còn trả về một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép. Từ hành động, cử chỉ, vóc dáng đến lời nói của anh đều hằn sâu sự khốc liệt của chiến tranh. Anh không biết nói chuyện gì ngoài những câu chuyện sặc mùi máu và chết chóc. Trên khuôn mặt anh luôn là “khéo miệng mím chặt khắc nghiệt và cái nhìn lạnh lẽo như cái nhìn của thần chết”. Hơn thế nữa, chiến tranh còn cướp đi hạnh phúc của một người con gái chờ đợi người yêu suốt mười bẩy năm trời, cướp đi niềm hy vọng sống của một con người. Nàng chết trong nỗi sợ hãi khi mà vẫn còn trinh nữ hai tay luôn che mặt và hoá thành hoa trinh nữ mà mỗi bước đi của người đời vẫn làm nàng giật thót mình.


Tình huống kỳ ảo của câu chuyện cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề của truyện. Việc nhà văn tạo tình huống trong đêm tân hôn, người vợ nhìn thấy những hình ảnh của máu, những oan hồn mà người chồng đã giết hại rất ngẫu nhiên như nó vốn có thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Sự tàn khốc của chiến tranh như những nỗi ám ảnh luôn đi theo con người. Nó là thủ phạm cướp đi tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc của họ. Hình ảnh người con gái chờ người yêu suốt mười bẩy năm trời để rồi chết đi vẫn còn là một trinh nữ và sự biến thành loài hoa trinh nữ luôn giật mình khép những cánh hoa mỗi khi có người qua, là minh chứng cho những tội ác của chiến tranh. Qua đó là sự cảm thông sâu sắc của nhà văn với số phận con người trong chiến tranh, đặc biệt là người phụ nữ. Chiến tranh đã đem lại cho họ những bi kịch, những vết hằn sâu của nỗi đau.

3.1.2 Nhân vật mang yếu tố kỳ ảo

Trong văn học, nhân vật luôn là yếu tố trung tâm, là tấm gương phản chiếu tư tưởng và thể hiện sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Những sáng tác truyện ngắn của Vò Thị Hảo thường gắn với yếu tố kỳ ảo, do đó mà các nhân vật của chị cũng mang dấu ấn của sự kì lạ khác thường.

Theo nhà văn Vò Thị Hảo, “nhân vật kỳ ảo gốc là nhân vật lịch sử có thật, hoàn toàn được biến dạng, chắp nối, đặt trong một không khí huyền ảo phi lôgic, cũng có khi là những con người siêu nhiên được tạo ra bởi trí tưởng tượng của nhà văn”(phỏng vấn nhà văn ngày 15/3/2009). Như vậy nhân vật kỳ ảo là sản phẩm của người sáng tạo nhằm khái quát các phương diện của đời sống con người.

Khảo sát các nhân vật trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, chúng tôi thấy rất đa dạng phong phú, với nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Đó là những con người bình thường với bao số phận éo le, là những mảnh đời không may mắn, là những kẻ mang dáng vẻ của con người nhưng lòng dạ độc ác…những


nhân vật này hiện diện trên trang sách của nhà văn thường xuất hiện yếu tố kì ảo. Yếu tố này được nhà văn thể hiện qua việc khai thác ở khía cạnh ngoại hình, hoàn cảnh xuất thân, số phận nhân vật... và tất cả đều được thể hiện qua các chi tiết cũng như hành động kì ảo, với thủ pháp phi thường và lạ hoá nhân vật.

Các nhân vật là những con người bình thường trong cuộc sống hiện thực với sự phức tạp vốn có của nó. Bản thân các nhân vật không tự tạo ra các yếu tố kì lạ. Yếu tố kì ảo của các nhân vật chủ yếu là do hoàn cảnh và các lực lượng siêu nhiên mang lại. Cuộc đời, số phận nhân vật được khác hoạ qua lăng kính kì ảo của nhà văn. Đó là Nàng ( Nàng tiên xanh xao), Nàng (Tim vỡ), H‟Điêu (Khát vọng muôn đời), Người đàn bà Âu Lạc ( Hành trang của người đàn bà Âu Lạc), Pạng (Chuỗi người đi trong đầm lầy), Ả Tuynh ( Dệt cỏ)...

Họ cũng giống con người trong đời thực với những suy tư, trăn trở, niềm khao khát hạnh phúc của những con người trần thế. Trong cuộc sống muôn hình muôn vẻ, bóng dáng nhân vật hiện lên với nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau. Đó là một tiểu thư khuê các chung tình, một chàng trai quyết dứt tình riêng để trả thù nhà, hay một người phụ nữ khao khát cuộc sống bình đẳng……Tất cả đều là những con người gần gũi với đời thực nhưng đã được kì ảo qua lăng kính của nhà văn.

Đầu tiên là các nhân vật được xây dựng kì ảo qua hoàn cảnh xuất thân của mình. Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật cho biết nguồn gốc của nhân vật, các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, nhân vật có yếu tố kì ảo được xây dựng trong sự pha trộn mờ ảo, ma quái. Nhà văn sử dụng các yếu tố kì ảo đó như là phương tiện dẫn dắt người đọc vào một thế giới khác lạ, thế giới của những bí ẩn hoang đường. Từ đó tạo ra sự tò mò cũng như sự hấp dẫn của truyện.

Trong văn học hiện đại việc khai thác nguồn gốc xuất thân kì ảo của nhân vật cũng được nhiều nhà văn sử dụng. Truyện Những đứa trẻ chết già


(Nguyễn Bình Phương), miêu tả nhân vật khi mới sinh ra là những người già. Dù là trai hay gái nhưng cùng có một kết cục như nhau. Những đứa trẻ thành người già, người trung niên hay một thiếu nữ có chửa… và cuối cùng đều chết hay biến mất một cách kì lạ. Trong truyện ngắn Con gái thuỷ thần của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật cũng xuất thân kì lạ. Không ai biết Mẹ Cả là con ai, từ đâu đến và có nhiều lời kể về nguồn gốc của Mẹ Cả. Có người kể lại đã trông thấy một cặp Giao Long trong một đêm mưa gió đã quấn lấy nhau sinh ra Mẹ Cả dưới gốc cây Muỗm. Lại có người đồn Mẹ cả là con riêng được cha gửi vào nhà thờ từ lúc còn bé… với đặc điểm chung của các tác phẩm này là sử dụng yếu tố kì ảo để nói về nguồn gốc nhân vật. Tuy nhiên trong sáng tác của Vò Thị Hảo, nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo mang sắc thái riêng- vừa thực vừa ảo, từ đó, các nhân vật xuất hiện bất ngờ, ly kì và độc đáo.

Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, các nhân vật được xây dựng từ những chất liệu trong cuộc đời thực, những mảnh ghép của cuộc sống đời thường, qua lăng kính của nhà văn mà chân dung nhân vật hiện lên vừa thực vừa ảo, vừa xa lạ vừa thân quen với người đọc. Nhà văn xây dựng nhân vật của mình qua một số chi tiết kì ảo, qua lăng kính kì ảo để rồi từ đó gửi gắm vào nhân vật những tư tưởng thông điệp về cuộc sống, về con người hiện tại, đặc biệt là số phận người phụ nữ. Bi kịch mà họ phải gánh chịu không có gì đau khổ hơn là bi kịch tình yêu, hạnh phúc. Viết về vấn đề này, Vò Thị Hảo dường như có một sự cảm thông chia sẻ sâu sắc với những người phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu. Bi kịch tình yêu ẩn chứa trong từng cuộc đời, từng số phận của những người phụ nữ mải miết đi tìm cho mình một tình yêu đích thực mà thất bại. Họ yêu say mê tha thiết nhưng bị phụ bạc lừa dối, phụ bạc từ những vị thần, những nàng tiên đến những con người trần thế, họ luôn khát khao yêu, luôn muốn đem lại niềm vui, hành phúc cho người khác cho dù mình có phải gánh chịu những khổ đau. Nàng tiên xanh xao trong truyện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022