Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 5


trả thù nữa. Họ không biết rằng có những lỗi lầm không phải đổi lấy cái chết là xong. Bởi đám tang của Xuyên không có mặt kẻ đã gây ra nỗi đau cho cô, hắn còn bận tắm biển.

Trên con đường chọn lựa và dấn thân của tuổi trẻ, nhà văn đã không ít lần trăn trở về lối sống và nhân cách của con người qua cái nhìn đầy trải nghiệm, lối tư duy sắc sảo khách quan. Những tình cảm vốn từ xưa tới nay được coi là thiêng liêng cao cả, là vĩnh cửu khi xuất hiện trong tác phẩm dường như đều trở nên dễ đổ vỡ. Trong tình yêu ta bắt gặp nỗi chán chường, bi quan, thất vọng hay sự nghi ngờ hoặc buông xuôi. Đặc biệt, nhân vật của Phan Thị Vàng Anh thường bị lạc đường, mất phương hướng khi chọn lựa tình yêu cho riêng mình. Tâm trạng cô đơn khổ sở, sự thất vọng xen lẫn lòng căm hận trước sự giả dối trong tình nghĩa cha con, vợ chồng. Những cuộc picnic ngớ ngẩn không đâu vào đâu, những buổi lễ cúng đình tẻ nhạt, nhàm chán bởi ngay cả người già hay đi lễ cũng không biết ăn vận, cư xử thế nào cho đúng. Rồi đến những mối tình ba vạ bị cuốn theo những nhu cầu cá nhân, hoặc chênh lệch về tuổi tác và vốn sống, yêu mà chẳng hiểu gì về nhau, vừa yêu vừa tự hỏi “chuyện này sẽ kéo dài đến khi nào?”. Những bất thường luôn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày khiến con người phải đặt mình vào thế buộc phải lựa chọn. Đôi khi sự chọn lựa của lớp trẻ trước sự việc, tình huống trong cuộc sống được coi là đúng, là sáng suốt và linh hoạt. Nhưng có khi đó lại là sự lựa chọn sai lầm dẫn đến hậu quả nặng nề cho gia đình, những người xung quanh và cho chính bản thân họ. Bởi vì, bên cạnh những thanh niên có lý tưởng, có hoài bão và không ngừng nỗ lực vươn lên còn có một bộ phận thanh niên sống thực dụng, ích kỉ, chỉ quen hưởng thụ hoặc có người lại sống lãnh đạm, xa rời thực tế, thiếu lý tưởng và thiếu trách nhiệm với cộng đồng, gia đình và với chính bản thân. Phan Thị Vàng Anh cũng phần nào muốn nhắc đến vai trò quan trọng của gia đình, cha mẹ đối với con cái mình và vai trò của cộng đồng tập thể đối với mỗi cá nhân thành viên. Vì thiếu tinh thần


trách nhiệm trong việc giáo dục con cái nên chính những bậc làm cha làm mẹ phải gánh chịu hậu quả do con mình gây ra. Hoặc bản thân họ không trở thành tấm gương sáng cho con cái noi theo mà ngược lại vi phạm vào giá trị chuẩn mực đạo đức nhân cách con người khiến con cái trở nên mất phương hướng, phần lớn thanh niên sống tự do theo ý thích của riêng mình. Đứa con gái trong truyện ngắn“Kịch câm” vốn là một người con hiếu thảo, lễ phép và thông minh, một đứa “vốn lầm lì nhất trong bốn đứa….hầu như hai bố con không trao đổi gì ngoài câu cháo, tiếng mời cơm, đứng trước nó, ông thật sự thấy mình là chủ gia đình, một gia đình của trăm năm xa xưa mà trong thâm tâm ông đàn ông nào cũng ao ước…”. Nó thừa hưởng đức tình ấy từ người cha. Song, từ khi phát hiện cha nó có người đàn bà thứ hai sau mẹ (trong khi ngày ngày vẫn tỏ ra sống mực thước, vẫn rao giảng những bài học về đạo đức cho mẹ con nó nghe), nó trở nên có những suy nghĩ đáng sợ “Từ đây- nó nghĩ- mọi thứ tự, luật lệ đã thay đổi: Với mẩu giấy này, nó trở thành người có vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè và chiều tối, thoải mái mà đi chơi và nhất là, nó đã có cái cớ để đổ tội cho những sai lầm nếu có, sau này”. (111-112). Nỗi đau, nỗi thất vọng về một gia đình vốn hòa thuận nay đang trên bờ tan vỡ khiến cô bé có suy nghĩ làm cho người lớn phải giật mình, phải lo ngại. “Như một con rắn, nó trườn đến một hàng photo thật xa, ở đấy chắc không ai biết nó là ai; hai tờ, một tờ đút túi, một tờ nó lẳng lặng đưa cho ông bố đang ngồi đọc báo, và cười, cái cười ngang hàng, không phải của con giành cho bố….Bây giờ nó đứng trước ông, điệu bộ rất lễ phép, cũng lẳng lặng không một lời…,chỉ có cái cười nhẹ nhàng và đôi mắt…Ông bố nó hiểu ra, nó thỏa mãn biết bao nhiêu, nó đã căm hờn ông biết bao lâu…”.(112). Những suy nghĩ đó bắt nguồn từ một thực tế đau lòng, chính người lớn đã đẩy con trẻ vào con đường mà mình phải chọn lựa, mất đi tuổi hồn nhiên vô tư, mất đi sự thương yêu kính trọng đối với cha mẹ, mất đi niềm tin vào cuộc sống, nghi ngờ tương lai, sợ hãi và bất lực. Có những trường hợp cay


đắng oán trách gia đình dẫn đến trả thù cha mẹ bằng cách sa đà vào những trò chơi bời vô bổ, những tệ nạn xã hội, tự do yêu đương quá sớm.

Thế giới đời sống trong tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh thật gần gũi với đời thường, nó chân thực đến từng chi tiết, như những câu chuyện mà ta vẫn gặp hằng ngày. Đây là những quan sát và suy nghĩ, cảm nhận của một nhà văn trẻ về cuộc sống và con người trong xã hội. Tất nhiên ít nhiều sẽ có những ý kiến trái ngược. Điều quan trọng là từ đó nhà văn muốn lên tiếng cảnh báo con người trước mọi cám dỗ của cuộc sống, cảnh báo tình trạng đáng lo ngại về sự băng hoại của đạo đức lối sống và nhân cách.

Phan Thị Vàng Anh không rao giảng, áp đặt những bài học đạo đức. Nhân vật của chị dù cô đơn, buồn chán, thất vọng những vẫn tìm mọi cách để chọn lựa và dấn thân, khẳng định bản ngã và nhân cách. Có những chọn lựa sai và những dấn thân tuyệt vọng. Có những chọn lựa sáng suốt để vượt khỏi hoàn cảnh, khỏi những trói buộc của tính cách. Nhưng trong mọi trường hợp, nhân vật vẫn luôn sống tự nhiên, sống thật với bản chất của chính mình. Chính điều này tạo nên sự hấp dẫn và đồng cảm của người đọc. Qua những câu chuyện được kể qua chân dung của những con người ở lứa tuổi trẻ nhất và cũng nhạy cảm nhất, bạn đọc trẻ có thể ít nhiều thấy bóng dáng mình trong những truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.

Mỗi nhà văn có một cảm hứng chủ đạo riêng, chi phối toàn bộ thế giới nghệ thuật của họ. Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là tuổi trẻ với cuộc sống hàng ngày của họ: học hành, yêu đương, tình bạn, tình gia đình…Tóm lại, là một thứ cuộc sống “Khi người ta trẻ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Chương 2

Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 5

CÁC KIỂU DẠNG NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH

Nhân vật văn học là những con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện ngôn ngữ văn học. Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, cũng có nhân vật văn học là những đồ vật, con vật chứa đựng nội dung được gán cho những đặc điểm giống với con người, mang ý nghĩa nhất định trong tác phẩm.

Nhân vật văn học là một yếu tố nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là linh hồn của mỗi tác phẩm, là trung tâm của mọi sự miêu tả nghệ thuật. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật để nhận thức về con người, bộc lộ quan niệm nghệ thuật về con người. Nhân vật trong truyện ngắn số lượng ít, chỉ xuất hiện trong các tình huống nhất định nên bản thân nhân vật rất đa dạng linh hoạt. “Truyện ngắn sống bằng nhân vật, ở một góc độ nào đó nhân vật sáng tạo nên cốt truyện, cốt truyện chính là sự phát triển của tính cách”. (54.304). Vì truyện ngắn chỉ là một lát cắt của cuộc sống, chỉ miêu tả một đoạn đời của nhân vật nên nó đòi hỏi phải chọn lọc chi tiết để có thể bộc lộ quan điểm của nhà văn. Và như vậy có thể nói, trong truyện ngắn với đặc thù thể loại, tư tưởng, quan niệm của nhà văn về con người nổi bật và rò rệt.

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh nói riêng chịu sự chi phối bởi cảm quan nghệ thuật của tác giả, bộc lộ quan niệm, tư tưởng của nhà văn về cuộc sống và con người. Nếu như đọc truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, người đọc bắt gặp ở đó những con người có thân phận “bé


nhỏ”, “cùng đinh dưới đáy”, phần lớn sống ở vùng nông thôn nghèo, cuộc sống khó khăn vất vả bởi miếng cơm manh áo, làm đủ thứ nghề kiếm sống, không tương lai, sống giản đơn, bình dị, ít tham vọng, vì thế họ bình thản đương đầu với những sóng gió bão táp cuộc đời. Với nhà văn trẻ Y Ban, chúng ta bắt gặp ở đó đủ mọi tầng lớp người trong xã hội, từ nông dân đến trí thức, từ những người lính trở về sau chiến tranh đến những kẻ làm thuê nghèo khổ không túp lều nương thân, thậm chí có những cô gái điếm kiếm tiền trên thân xác cũng đi vào truyện ngắn của chị. Còn đối với nhà văn Phan Thị Vàng Anh, chị quan tâm và hướng ngòi bút của mình vào tầng lớp trí thức, học là học sinh, sinh viên, là cán bộ cơ quan nhà nước. Môi trường để bộc lộ con người cá tính của họ là ở thành thị, phố xá, ở trên giảng đường, thư viện…Họ là những thanh niên được tiếp xúc với những luồng gió văn hóa mới cho nên họ hiện đại trong cách sống, trẻ trung trong cách nghĩ, ở họ toát lên nét tươi mới của tầng lớp thanh niên thời nay. Nhân vật hiện lên với hoàn cảnh đa dạng, việc xây dựng nhân vật là một quá trình nỗ lực tìm tòi, khám phá và sáng tạo của nhà văn. Để xây dựng nên một thế giới nhân vật với nhiều kiểu dạng tính cách khác nhau, Phan Thị Vàng Anh đã phải sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, đồng thời luôn có ý thức đổi mới và cách tân, không chấp nhận lối mòn trong sáng tác. Nhà văn thực sự dấn thân vào thực tế để nhìn nhận, sàng lọc, phân loại và khái quát nên những nhân vật độc đáo của riêng mình.

1.1. Kiểu nhân vật nhiều trải nghiệm

Ấn tượng đầu tiên về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là những con người sống ở chốn thành thị có nhiều trải nghiệm. Họ là những trí thức đang học, đang làm và tuổi đời còn rất trẻ. Thế nhưng ở họ toát lên sự chín chắn, già dặn, trưởng thành và sắc sảo qua cách nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề.


Trong truyện ngắn Tháng bảy”, nhà văn đã đặt cái nhìn của mình vào một cô bé nữ sinh lớp mười hai, những suy nghĩ của cô bé khiến cho người đọc tưởng chừng như cô đã trải qua ba bốn cuộc hôn nhân. Cô nhận thấy ở mẹ mình “một người phụ nữ bị chồng bỏ” niềm khao khát hạnh phúc và xen vào đó là nỗi chán chường mệt mỏi khiến “mẹ già đi sau mỗi cuộc hẹn hò”. Thậm chí cô bé còn kín đáo quan sát thấy “mẹ yêu thầy Thăng hơn cả thầy yêu mẹ”. (4.183). Cô bé có những suy nghĩ và nhìn nhận giống như người từng trải sau mỗi sự việc xảy ra với mẹ mình, cô quan sát, phân tích và kết luận bằng một câu nói “người lớn thật là đáng thương”. Cô bé trong “Kịch câm” lại mang trong mình suy nghĩ muốn thiết lập lại trật tự mới cho gia đình để từ đây nó sẽ không còn phải cúi mặt trước cha nó, nó sẽ ngẩng cao đầu nhìn ông với ánh mặt của người ngang hàng với cái cười nhẹ nhàng và lạnh lùng. Nó định trả thù sự phản bội của cha đối với mẹ nó bằng cách phôtô lá thư của cha nó gửi người đàn bà kia làm hai, một tờ đút túi, một tờ lẳng lặng đưa cho ông…Song nó nghĩ: “Hay thật, mình bây giờ lại còn đạo đức hơn bố mình! Bây giờ, bây giờ mà đi chơi nhiều, đàn đúm nhiều thì lại hư bằng nhau. Mình càng nghiêm trang, ông cụ càng hãi, như vậy “đã” hơn. Nó căm hờn cha và tìm cách trả thù như nào để cha mình phải chịu nỗi giày vò dai dẳng suốt đời. Nó thương hại mẹ: “Thôi giấu đi là vừa, mẹ hiểu quá chắc cũng chẳng làm gì được, và ngây ngô quá, chưa chắc đã khổ, chuyện lớn sẽ thành trò đùa, bố sẽ quen đi, rồi sẽ không ai sợ ai trong nhà này cả”.(112) Cũng có lúc nó tự thấy khổ tâm, thấy tủi thân vì chứng kiến cảnh mẹ yêu thương và sợ sệt gắp thức ăn cho chồng. “À, cái đám mắt lồi chúng mình đây được yêu thương chẳng qua vì chúng mình là sản phẩm của ông bố này. Mẹ yêu bố gấp đôi tụi mình. Nếu bây giờ có một đám cháy, cho mẹ cứu một người duy nhất, hẳn là mẹ sẽ cứu bố!”.(113). Nó khổ sở khi thấy mình giống kẻ “thừa nước đục thả câu”,nó tiếc “phải như không nhặt được cái tờ giấy quỷ quái ấy. Nhặt được, tưởng rằng từ đây sẽ có gan nhìn thẳng vào mắt bố nó khi cần thiết,


hóa ra càng ngày càng ít dám nhìn , nhìn nhau, mắt hai bố con dại đi, và nó ngượng”. (114-115). Hẳn cô bé ấy tuổi đời còn rất trẻ song những sắc thái cung bậc tình cảm, suy nghĩ sắc sảo cũng như cách hành xử đối với cha, với mẹ cho thấy toát lên một sự trải đời ghê gớm. Ngoài ra, nhà văn muốn cảnh báo về sự chi phối của các mối quan hệ gia đình ảnh hưởng rất lớn tới nếp nghĩ, tới lối sống của con trẻ.

Nhân vật Tuyền trong truyện ngắn “Cuộc du ngoạn ngắn ngủi” luôn tỏ ra khắt khe trong suy nghĩ, cô không chấp nhận sự giả dối, lố bịch và những gì mang nặng vẻ hình thức bên ngoài. Chính vì thế mà trong suốt chuyến đi cô luôn tự tách mình ra khỏi tập thể, đứng bên ngoài để xem xét tất cả và rút ra nhận xét đối với từng hoạt động vui chơi hay từng cá nhân tham gia chuyến đi. Cô không thể hòa đồng với họ trong khi cô nhận ra bản chất của sự việc. Từ anh bí thư Đoàn phường giả tạo, các chị đoàn viên đỏng đảnh, đỏm dáng đến những em nhỏ tội nghiệp…Cô luôn cảm thấy mình xa lạ đối với họ, và băn khoăn tại sao mình có thể cùng tham gia chuyến đi này.

Đọc truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, nhà phê bình Huỳnh Như Phương đã sớm nhận xét rằng “Cái thế giới được miêu tả trong Khi người ta trẻ có phần giống với một cái sân chơi. Sau những mệt mỏi trước việc đời, điều duy nhất làm cho các nhân vật của Vàng Anh có một chút nghị lực tiếp tục sống là trở về với ý niệm rằng mình đang tham gia một cuộc chơi”. Trong một chuyện buồn bã như “Sau những hẹn hò”, nhân vật Tôi nghĩ về người yêu hờ của mình “nhờ có vợ, anh mới trở thành một trò chơi lạ đối với tôi, không ràng buộc, không ai được hy vọng”. Có điều “chữ chơi kia cũng có dăm bảy đường”. Trong “Hoài cổ”, “Kịch câm”, cảm giác trò chơi đồng nghĩa với nhận thức về một kiếp sống cay đắng, khốn khổ mà người ta buộc phải sống. Nếu ở truyện ngắn “Xe đêm”, “Quà kỷ niệm”, “Hội chợ” người ta bắt gặp cuộc chơi gượng gạo, buồn tẻ thì


tới “Đất đỏ” là một cuộc chơi tàn bạo của tạo hóa, trong đó, những gì sinh động tài hoa thì mất, những gì ngơ ngẩn, vô hồn thì còn”.

Suy ngẫm và trải nghiệm nhiều nên thế giới nhân vật của Phan Thị Vàng Anh trở nên già nua, thậm chí hơi cổ điển trong cách nghĩ. “Họ luôn biết mình đang chơi nên không sao có được sự hết mình vì cuộc chơi. Nét mặt cau có đăm chiêu, tâm lý ngổn ngang khổ sở, khi trống trải bơ vơ bởi luôn bị ám ảnh là mọi chuyện hỏng hết rồi, không sao cứu vãn nổi”. Có lúc, họ đã cố gắng hồn nhiên tươi tắn như cô Thương trong thiên truyện “Thương”. Một người phụ nữ thuộc tuổi trung niên- đó là điều khác thường bởi nhân vật của Phan Thị Vàng Anh phần lớn là thuộc thế hệ “choai choai”- song chính sự trẻ trung hiện đại của cô đã để lại ấn tượng cho mấy thế hệ trong cùng một gia đình như gia đình ông Hạo. Với kiểu sống lang bạt (như Lâm nhận xét về cô: “cô này có vẻ bất kham”), cô Thương đã đi qua nhiều vùng đất, trải qua nhiều mối tình và khiến không ít người trở thành trò giải trí của cô. Tuy nhiên, loại nhân vật này xuất hiện với tần số rất ít trong truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, phần lớn nhân vật đều là những người trẻ tuổi với lối suy nghĩ chín chắn và hơi già nua.

Trong tình yêu, nhân vật của Phan Thị Vàng Anh cũng luôn tỏ ra tỉnh táo với những tính toán sắc sảo. Họ biết rằng họ đang đùa đó, nhưng họ chân thực trong khi đùa. Tuy nhiên, chính những trò đùa ấy đôi khi khiến con người lại trở thành nạn nhân của nó. Bởi “trong những chuyện về tình yêu lại không có bóng dáng của tình yêu nơi những người còn trẻ tuổi. Tình yêu là cái gì đã qua đi, đang tan biến hay chỉ là sự chờ đợi khốn khổ. Chuyện tình xảy ra dưới một mái nhà giữa người đàn bà trẻ với ba thế hệ đàn ông kế tiếp nhau trong truyện ngắn “Thương” đang cùng hiện diện chính là bóng ảnh say mê của những cuộc tình chồng chất lên nhau, đan chéo vào nhau giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là những cái không có gì đọng lại, đó cũng là sự luyến tiếc một thời đã qua đi. “Khi mình còn trẻ” với những bóng hình trai trẻ giờ chỉ còn một chút nhớ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022