Cái Nhìn Đa Diện Về Con Người Trong Truyện Ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

này vẫn là niềm tin vào con người, tin vào những giá trị tốt đẹp của con người dù phía sau vẫn là những tiếng thở dài nặng trĩu.

2.1.2. Khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp

Tình yêu, hạnh phúc, ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp là những nỗi khát khao rất chân chính, rất đời thường của con người. Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đều đã trực tiếp hoặc gián tiếp nói lên những ước mơ, khao khát của mình. Họ bước vào cuộc đời với hi vọng về những điều hạnh phúc, họ tìm kiếm những điều “thanh cao hoang tưởng” để bù đắp, khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt trong đời sống khốn cùng của thực tại. Những nỗi khao khát đẹp đẽ đó đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn cho những nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Ước mơ, khát khao của những người phụ nữ là sẽ có một người đàn ông lí tưởng – người sẽ mang lại hạnh phúc cho họ, sẽ gây dựng cho họ một mái ấm gia đình, mà ở đó, sẽ không có sự bon chen, lừa lọc, họ cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Hạnh phúc của Quyên trong Tình yêu ơi, ở đâu? là khi cô có được một người đàn ông biết vun vén, biết chăm lo cho hạnh phúc gia đình. Trải qua cái thời sinh viên lãng mạn, bồng bột, nông nổi, luôn “tưởng tượng ra chàng trai yêu nàng thật lịch lãm, văn hóa và quyến rũ, chàng ta có tiền và không đặt tiền lên tất cả”, Quyên thấy thất vọng khi không tìm được một người đàn ông như ý. Nhưng khi gặp Bình – một anh bộ đội phục viên cứng cỏi, rất đàn ông, đặc biệt là được chứng kiến những cử chỉ ân cần, trách nhiệm với hai đứa con, với căn nhà nhỏ, Quyên lại thèm một mái ấm gia đình hạnh phúc bên anh: “Căn phòng anh ở nhỏ nhưng gọn gàng, góc học tập của hai đứa trẻ rất ngăn nắp. Nhìn căn phòng biết chủ của nó là người cẩn thận, yêu quý cuộc sống gia đình, dù nghèo và đạm bạc…Trông sự tất tả của anh, nàng bỗng trào dâng trong lòng một tình cảm thương yêu mà từ trước tới giờ chưa có với ai. Nàng mỉm cười và hình dung một lúc nào đó, người này sẽ là chồng mình”. Một người như anh, Quyên có thể gửi gắm cả lòng tin của mình. Còn My (Thiếu phụ chưa chồng) lại quan sát anh rể “Từ cách chăm con đến cách chiều vợ, ở anh toát lên vẻ lịch lãm mà trong đời My chưa từng gặp ai như thế. Anh xách nước cho chị Hảo tắm, lấy những cái khăn bông rất đẹp cho chị lau chân. Anh dọn mâm cơm cho mẹ, lấy nước sôi tráng từng cái cốc, cái bát” và thầm ao ước có được một người chồng như thế. Hay cô

Cave trong X – Men có mùi trường đua, sau bao năm buôn phấn bán hoa, bóc bánh trả tiền. Khi gặp X – Men, người đàn ông cô nhận định là “Sạch sẽ” “thơm”, cô tin tưởng và đã yêu anh chàng này. Cô vẫn hi vọng vào hạnh phúc này dù tình yêu của cô song hành cùng cái ác của X – Men.

Cuộc sống ẩn trong mình nhiều vấn đề nhức nhối, ngột ngạt, con người sống trong đó phải hàng ngày, hàng giờ đối chọi với nhiều khó khăn thử thách để mưu sinh trong thời buổi kinh tế thị trường, khi mà đồng tiền lên ngôi, chi phối gần như tất cả mọi thứ, cái ác luôn ở quanh rình rập, chỉ chờ thời cơ là có thể nuốt chửng những cái gọi là “tình người”. Truyện ngắn của Thu Huệ đã phơi bày một xã hội bất ổn, khi mà giá trị con người ngày một đi xuống. Lo lắng, sợ hãi, nhưng nhà văn vẫn không mất niềm tin vào con người và cuộc sống. Cô gái trong Thành phố đi vắng, đã trở lại thành phố xưa sau ba năm đi xa, mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn là phố phường, những con đường, hàng cây, nhà hàng, khách sạn…nhưng đã có sự thay đổi, đổ vỡ trong mối quan hệ con người. Hành trình cô đi tìm lại dấu vết của những con người xưa, sự thân tình, hòa nhã, cởi mở không còn nữa, thay vào đó là những cái khó chịu, lạnh lùng vô cảm của những con người mang bộ mặt người nhưng tâm hồn lại là những “người máy” vô hồn; cũng là hành trình cô đi tìm lại những điều tốt đẹp, tìm lại sợi dây để gắn kết con người lại với nhau, vì cuộc sống là tổng hòa của những mối quan hệ.

Một cuộc sống tốt đẹp là ở đó không còn những con người bất hạnh, khổ đau. Không còn nỗi cô đơn của người đàn bà chưa từng được nếm vị ngọt ngào lẫn đắng cay của hạnh phúc làm vợ, làm mẹ (Người đàn bà ám khói), của người phụ nữ khi không tìm thấy chỗ neo đậu cho khát vọng tình yêu (Cát đợi, Tình yêu ơi, ở đâu?, Chúng ta cần suy nghĩ về chuyện này), của người phụ nữ dư thừa vật chất mà thiếu tình yêu thương (Tân cảng), của người đàn ông có tài, giỏi kiếm tiền nhưng lại cô độc trong gia đình dư thừa vật chất (Nước mắt đàn ông), của một thế hệ khi những giá trị tinh thần của gia đình truyền thống đang dần bị mất đi trong xã hội hiện đại (Của để dành, Không thể kết thúc), của cô gái trong hành trình kiếm tìm lại những giá trị của tình người (Thành phố đi vắng). Không còn cái ác, sự chết chóc rình rập bủa vây lấy con người (X – Men có mùi trường đua, Coi như không biết, Trong lúc ăn một bát phở Gia truyền, Thành phố đi vắng…). Không còn: những giọt nước mắt đau khổ,

những bí mật phải giấu diếm, những câu hỏi không có lời giải của đứa con (Của Cha, của Con những cành vạn niên thanh), trạng thái ngờ vực của đứa con về bố mẹ mình (Phù thủy), cảm giác trống trải trắng tay khi biết tin bố mẹ đã ly hôn (Thành phố không mùa đông)

Hạnh phúc – một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có và nắm giữ được. Và nhất là trong cuộc sống hiện đại, khi mà bản thân mỗi con người có quá nhiều tham vọng, khi mà xã hội vẫn chưa thôi khắt khe với những khát khao, nhu cầu của họ. Bằng nội tâm phong phú, nhạy cảm Nguyễn Thị Thu Huệ đã viết về những con người với những khát khao, ước vọng chân thực và đời thường nhất. Từ những khát khao rất đỗi đời thường, bình dị như phải có, cho đến những nhu cầu bản năng được bung thoát với những hành động vô thức, họ đã chứng tỏ một điều, khát khao về một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp là vô tận. Qua những trang truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của con người trong cuộc sống hôm nay.

2.2. Cái nhìn đa diện về con người trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nguyễn Thị Thu Huệ từng tâm sự: “Văn của tôi viết về con người. Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình dù là truyện ngắn hay kịch bản phim là một góc nào đó dù nhỏ thôi trong lòng người đọc, người xem. Nó giống như một lời tâm sự, một sự đồng cảm trước muôn mặt của cuộc sống mà ai đã phải trải qua đều biết hết nhưng họ không có điều kiện nói ra, tôi chỉ nói hộ họ ra thôi…Số phận con người luôn là điều bí ẩn đối với tôi. Tôi luôn bị những số phận khác nhau về con người ám ảnh và muốn lý giải…”. Với tâm niệm như thế, Thu Huệ luôn cố gắng đào sâu vào các ngõ ngách, các phần khuất tối trong đời sống tâm hồn con người, để nhận thức, khơi gợi cho người đọc cách hiểu con người.

Con người trong những sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, họ là những con người bình thường trong xã hội, nhưng hay gặp phải những cảnh đời trớ trêu, đau khổ bế tắc trong cuộc sống. Thu Huệ đã tung các nhân vật vào cuộc sống cho nó sống với thực tế, với hiện tại, nếm đủ mùi từ ngọt ngào đến đắng cay, ê chề để rồi cuối cùng rút ra những kết luận mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc cho con người. Quan niệm nghệ thuật về con người cá nhân đa chiều, Thu Huệ đã giúp chúng ta nhìn nhận con người

Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ - 6

không phiến diện một chiều, không thể nghĩ về con người bắt buộc theo những công thức kiểu A là A hoàn toàn đồng nhất, mà phải đi sâu tìm hiểu nó trong tính đa dạng và phức tạp của cuộc sống hôm nay. Đây chính là nét nổi bật mang đậm ý nghĩa nhân văn khi nhìn nhận con người của Nguyễn Thị Thu Huệ.

2.2.1. Con người tự ý thức

Con người tự ý thức là một trong những đóng góp mới mẻ trong quan niệm nghệ thuật về con người của truyện ngắn sau 1975. Thể hiện con người tự nhận thức các nhà văn đã tìm nhiều cách để tiếp cận đến với cõi tận cùng trong tâm hồn con người: đó là sự khao khát, mong đợi, sự hi vọng, tìm kiếm cho dù có khi họ biết cái đã qua không bao giờ trở lại.

Yêu mến và tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, người đọc có chung cảm nhận: các nhân vật trong truyện ngắn của chị thường nghĩ nhiều hơn nói, luôn luôn đối diện với chính mình trong những khoảnh khắc suy tư bất chợt. Các truyện ngắn: Hậu thiên đường, Giai nhân, Phù thủy, Cát đợi, Biển ấm, Người đi tìm giấc mơ,...đều kể về con người với những khoảnh khắc tự phán xét, những lúc nhân vật thức tỉnh, biện hộ và giải thích, cùng với những giằng xé nội tâm quyết liệt. Những phương diện ấy đã làm nên chiều sâu cho nhân vật, chứng tỏ quan niệm nghệ thuật về con người của Thu Huệ luôn hướng tới mở ra các bình diện mới.

Con người tự ý thức trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, khi nhận thức được sự thực đời mình, quá khứ của mình không tránh khỏi xót xa đau đớn, day dứt không nguôi. Người mẹ trong Hậu thiên đường là một chuỗi những tự vấn lương tâm của người mẹ với nỗi ân hận muộn màng khi lâu nay vì mải mê với cuộc sống riêng mà quên đi tuổi thơ của con gái. Chị đã dày vò, chì chiết mình: “Với những người đàn ông khác thì tôi là một cái hiên rộng để họ có thể chạy vào đó tưng tửng chờ cho cơn mưa qua đi. Hóa ra lâu nay tôi đi đường tôi, còn con gái thì tự tìm một con đường mà đi…sao?”. “ Sao không bao giờ tôi hỏi đời sống nội tâm của con tôi?”.

Có thể thấy, con người tự ý thức trong truyện ngắn của Thu Huệ gợi cho người đọc cảm giác căng thẳng, ngột ngạt. Thực tế cuộc sống hiện đại với biết bao những nhu cầu mới, ý thức con người cũng khác đi, thì văn học không thể cứ mãi né tránh

một phần sự thật về con người, rằng con người vì sự ích kỉ, vì nhu cầu cá nhân, vì mưu sinh,…mà quên đi trách nhiệm, phẩm chất người. Quan tâm đến con người cá nhân, chị đã chú ý tới sự tự ý thức và cuộc đấu tranh nội tâm trong mỗi nhân vật, từ đó để phân định nhân cách, hoàn thiện con người.

Những con người hiện hữu trên mỗi trang viết của chị mang một trạng thái suy tư, nghĩ nhiều hơn nói. Họ là những người có khả năng chiêm nghiệm, nhận biết lý giải về chính bản thân mình và về những người xung quanh. Tuy nhiên, thường khi nhân vật ý thức được thực tại của mình cũng là khi họ ít có cơ hội làm lại, mọi sự đã quá muộn. Xót xa và tiếc nuối sau những khoảnh khắc tự thức tỉnh là cảm giác khó tránh khỏi với hầu hết nhân vật của Thu Huệ.

Quan tâm đến nhu cầu tự ý thức, đến sự thức tỉnh của cá nhân, đến trạng thái tâm lý cô đơn của con người. Thu Huệ bằng trực cảm của một nhà văn, một người phụ nữ đã đi vào khám phá các phương diện khác nhau của sự cô đơn con người. Và nhận thức về nỗi cô đơn là tâm trạng thường gặp của các nhân vật trong truyện ngắn của chị. Trong Người đàn bà ám khói, Vang là một người có tâm trạng ấy. Bởi nhiều ham muốn và không cam chịu cuộc sống kham khổ, nên cô đã cặp bồ với thủ trưởng để lấy tiền nuôi người cô yêu. Nhưng người cô yêu đã biết và tình yêu tan vỡ. Từ đó Vang trượt dài trên những cái dốc dẫn tới tình trạng cô đơn: là vợ hờ của lão thủ trưởng, cô sinh đứa con gái ít lâu thì lão bỏ cô, con gái thì chết. Giờ đây cô sống một mình với nỗi đau gặm nhấm trái tim, với khát khao điên cuồng là có một gia đình, được tự tay chăm sóc chồng con. Thế nhưng cô vẫn cô đơn. Cô đã đi khóc đám ma để vơi bớt đi nỗi buồn, nhưng càng chạy trốn, nỗi cô đơn càng khủng khiếp. Cô nhận ra nỗi cô đơn trong buổi hoàng hôn có mùi khói bếp ấm cũng của sự sum họp gia đình. Một thân một mình, cô cần gì phải khói bếp. Khóc đám ma cũng chỉ là khoảng thời gian để khỏa lấp đi nỗi cô đơn, trống vắng đang tràn ngập trong tâm hồn của người phụ nữ này. Mong muốn nhỏ nhoi: “Ước gì em được nấu cái gì đó cho anh ăn” ám ảnh cô và càng làm tăng thêm nỗi tuyệt vọng của Vang.

Có thể nhận thấy, trạng thái tâm lý cô đơn trở thành tâm điểm của sáng tạo nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Bằng khả năng nắm bắt những biến thái tinh vi trong đời sống của con người, chị đã lý giải một thực tế tinh

thần của con người trong đời sống xã hội hiện đại. Thế giới nội tâm của con người luôn ẩn chứa những yếu tố bất ngờ, bí ẩn. Nỗi cô đơn không chỉ tồn tại đơn thân, lẻ loi một mình một bóng, mà con người còn cảm thấy nỗi cô đơn trong ngay chính ngôi nhà, tổ ấm thân thuộc của mình khi không tìm thấy sự đồng cảm và tiếng nói chung. Ông Cậu trong Nước mắt đàn ông là một người đàn ông có tài, giỏi kiếm tiền nhưng cô độc trong gia đình dư thừa vật chất. Ông hết lòng cho gia đình nhưng các thành viên khác lại chẳng hết lòng với ông. Những đứa con chỉ biết đến tiền, tiêu tiền, phá tiền mà không cần biết tiền ở đâu ra, bố chúng phải làm những gì để có được số tiền ấy. Một bà vợ ghen tuông, cay nghiệt và chửi chồng như một bà hàng tôm hàng cá. Ông Cậu cay đắng tâm sự với đứa cháu rằng: khi đi vào cõi chết, nhớ đục quan tài cho hai tay của ông ra để người đời thấy ông đã đi bằng hai bàn tay trắng. Cay đắng với cuộc sống gia đình nhưng ông vẫn phải chấp nhận và không thể bỏ được vợ con.

Khi nỗi cô đơn trở thành một trạng thái tâm lý thường gặp của người phụ nữ trong xã hội hiện đại thì với mẫn cảm bản năng, nỗi cô đơn đó thường trở đi trở lại trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ. Chị hướng ngòi bút vào số phận những người đàn bà đi suốt cuộc đời vẫn không tìm thấy tổ ấm, một nơi trú ngụ tinh thần bởi sự thất vọng về tình yêu, về người bạn trăm năm. Do đó, họ luôn phải đối diện với sự trống vắng, hiu quạnh của tâm hồn, của trạng thái cô đơn. Trong Tình yêu ơi, ở đâu? “Nàng” cứ đi tìm mãi, tìm mãi một tình yêu đích thực nhưng tình yêu chẳng đến. Mối tình thứ nhất của nàng là chàng thi sỹ nghèo, uống rượu, làm thơ, nói phét. Mối tình thứ hai là một chàng trai giàu có nhưng thô thiển, gia trưởng, vũ phu. Rồi đến người đàn ông có vẻ đường được một tý thì lại góa vợ và có hai con. Nàng đâu đòi hỏi cao sang nhưng “Tại sao đến giờ nàng vẫn cô đơn, khi mà nàng xinh đẹp, có học, không tật nguyền”. Sau mỗi lần đổ vỡ tình yêu “Nàng lại sống cô độc với một khối tâm tư của cô gái đang tuổi yêu đương mà không thể giã bày”.

Một điều dễ dàng nhận thấy nhân vật chính trong truyện ngắn của Thu Huệ thường là nhân vật nữ và nhân vật cô đơn cũng thường là nữ. Tư duy hướng nội và cảm quan tinh tế nhạy bén giúp cho chị diễn đạt thật hơn nỗi cô đơn của giới mình. Nhận thức nỗi cô đơn trở thành nỗi ám ảnh, một sự truy đuổi số phận các nhân vật nữ. Thấu hiểu nỗi cô đơn của người phụ nữ như nỗi niềm của bản thân mình, chị đã

phác họa với những tình huống muôn mặt ban ngày như một chiếc bóng mà ban đêm mới là cuộc sống thực (Người đi tìm giấc mơ); nỗi cô đơn của người đàn bà chưa từng được nếm vị ngọt ngào lẫn cay đắng của hạnh phúc làm vợ, làm mẹ (Người đàn bà ám khói); cô đơn khi không tìm thấy chỗ neo đậu cho khát vọng tình yêu (Cát đợi, Tình yêu ơi, ở đâu?); nỗi cô đơn của người phụ nữ dư thừa vật chất mà thiếu tình yêu thương (Tân cảng); nỗi cô đơn của một thế hệ khi những giá trị tinh thần của gia đình truyền thống đang dần bị mất đi trong xã hội hiện đại (Của để dành)….

Nhận thức về nỗi bất an trong xã hội hiện đại cũng trở thành một trạng thái tâm lý của những nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Những nhân vật “run rẩy” đi trong chiều dài, và cả chiều sâu cuộc sống nhưng không ai định hình được con đường sẽ dẫn về đâu. Không một ai. Những định hướng hoang mang, mục tiêu sống cũng chìm khuất trong cái nhộn nhịp nhưng bức bối. Khái niệm thấu hiểu và sẻ chia trở thành điều xa xỉ. Cái ác, cái chết luôn ám ảnh đời sống con người. Một cô gái khiếp đảm, sợ hãi trong quán phở vì nỗi đe dọa vô hình bởi bọn cướp có vũ khí: “Có cảm giác bất an”, “Cô lạnh người…Tự gồng mình che giấu từng cơn run đang chạy khắp người”, “chúng mặc áo choàng dài gần đầu gối. Hai xe máy không biển số. Thằng nào khi vào cũng đeo khẩu trang. Thôi đúng là cướp rồi. Cô có đọc trên báo, dạo này, cướp hay đi xe không biển số, đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang che mặt.Vũ khí của chúng dùng là dao, kiếm hay súng tự chế. Những thứ chúng cướp là xe máy, túi xách, điện thoại di động, máy tính xách tay, dây chuyền…” (Trong lúc ăn một bát phở Gia truyền). Một chàng trai đợi ngày dài trôi qua bằng những bộ phim hoạt hình: “những chiều thừa thãi anh nằm nghiên cứu các chương trình ti vi và luôn dừng ở phim hoạt hình. Hôm nay, tập bảy phim về gia đình nhà cừu.” (Chủ nhật được xem phim hoạt hình). Một trạng thái dật dờ đợi xuân, hạ, thu qua để đón để đón mùa đông tới của “bố cục chặt”, cũng như cái “nhu cầu” của “cô gái” là ở bên “ông” vào những ngày thật lạnh: “Tôi cũng chỉ nhớ ông, vào những ngày “Miền núi phía Bắc trời rét đậm, có nơi có sương muối và tuyết…”, “Cứ dật dờ đợi xuân hạ thu qua để đông về được gặp đằng ấy rồi lại đợi…Tôi nhão người lắm” (Rồi cũng tới nơi thôi). Một kế hoạch cuối đời được sắp đặt như chỉ để làm trôi đi thời gian vỏn vẹn của một dịp xông hơi của hai gái già:

cứ nghĩ ngày bọn trẻ con đi hết, mình già, không ở với ai được. Bây giờ đã không thì sau này càng không. Càng nghĩ, càng thấy tao với mày ở với nhau là đủ”, “tao mới học lái xe để làm tài xế cho mày. Mày kiếm tiền giỏi về nuôi tao. Tao chẳng ăn uống gì, chỉ thích rượu…” (Thu xếp cuối đời).

Cuộc sống đô thành hiện đại đã khiến cho con người sống co ro như rét không có áo ấm, mưa không có ô che, đời sống khó khăn đơn điệu dần dần làm con người ta mất đi cảm xúc. Khác hẳn với vẻ hào nhoáng bên ngoài của xã hội hiện đại đầy sôi động là cuộc sống đang xoay chuyển của thế hệ những con người Việt theo những hướng khác nhau: thiện – ác, tốt – xấu, nhiệt huyết và thờ ơ đan xen, cái này có thể lẫn át cái kia và ngược lại.

Có thể thấy trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ đã khắc họa những trạng thái tâm lý khác nhau của con người. Con người ý thức về nỗi cô đơn trong sáng tác của chị luôn có sự giằng xé giữa nỗi đau của quá khứ và sự trống rỗng của hiện tại, giữa khát vọng và hiện thực, hạnh phúc và khổ đau; ý thức về nỗi bất an, cái ác trong đời sống hiện đại, Thu Huệ đã mang tới một hình dung về sự hiện diện của một gương mặt đô thị mới trong lòng đô thị cũ đang không ngừng thoái triển. Thông qua những khoảnh khắc nhân vật tự ý thức, Nguyễn Thị Thu Huệ cho thấy một thực trạng tinh thần của con người trong đời sống hiện đại, đồng thời đó còn là tiếng nói khát khao hòa đồng, khát khao hạnh phúc. Con người tự ý thức là câu chuyện của cá nhân. Nhưng nó không phải là vấn đề riêng tư, nhỏ bé. Trong từng mảnh đời, từng cá nhân cô độc là những vấn đề xã hội lớn lao. Với quan niệm con người cá thể, với nhu cầu tự nhận thức của cá nhân, chính là một biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo hôm nay. Nguyễn Thị Thu Huệ thông qua những truyện ngắn của mình, góp phần không nhỏ giúp con người hiểu mình hơn, hiểu rõ hơn những tình cảm sâu kín thuộc về con người.

2.2.2. Con người với sự trải nghiệm nỗi đau

Cảm nhận về con người với sự trải nghiệm nỗi đau cũng là một cách nhà văn bộc lộ cảm xúc và thái độ trước hiện thực. Thu Huệ đã nhạy cảm với nỗi đau của những số phận con người. Từ đó chị đã lý giải về bi kịch mà con người thường gặp phải trong cuộc đời, chị gửi gắm trên từng trang viết lòng trắc ẩn, đồng cảm thấu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/01/2024