Anh đến đây để chỉ nhìn về quá khứ”. Anh quyết tâm làm sống lại cái chợ bông đó không phải bằng ảo giác mà bằng nghệ thuật. Đó là “chợ bông ngày ấy năm ngày họp một phiên. Bông bồng bềnh trắng xóa cả một vùng”. Lấp ló sau những khối bông bồng bềnh là những cô gái tày mặc toàn áo chàm, đầu chít khăn mỏ quạ. “Chợ bông của vùng này quả đúng là độc nhất vô nhị. Không phải là chợ để bán, mua mà là chợ của tình yêu, của văn hóa”, ngày chợ phiên chính là ngày hẹn hò để hát những câu lượn của những lứa đôi. Anh cũng vậy cứ năm hôm anh lại cùng người yêu đến chợ hát những câu say đắm.Tìm về với quá khứ anh buồn bã nhận ra “cuộc đời đã để mất nhiều thứ quá. Nghệ thuật chỉ có thể giữ lại bằng những ảo giác mà thôi”. Chợ bông không còn nữa, nhưng có lẽ nó sẽ tồn tại mãi trong trái tim của người họa sỹ như một dấu ấn đẹp.
Có những nhân vật nhìn về quá khứ với những nỗi xót xa, ân hận. Trong truyện ngắnChuyện của thầy giáo Sơn, tác giả để nhân vật tự kể về những day dứt trong tâm hồn mình suốt hai mươi năm nay. Bắt đầu từ việc, cô giáo Đàn được điều động đến ngôi trường mà Sơn đang giảng dạy. Hơn một tháng mà Đàn vẫn không đến. Vậy mà, khi vào trường cô chỉ lùi lũi một mình, không để ý hoặc nói chuyện cùng ai. Đã thế, việc giảng dạy của cô càng sao nhãng, cô lên lớp bằng một bộ mặt vô hồn, lời giảng nhạt nhẽo, rời rạc. Trong một buổi rút kinh nghiệm giờ dự, anh phê phán kịch liệt đến nỗi Đàn bật khóc. Thế rồi mười năm trôi qua, anh mới biết được chỉ vì nhà Đàn chỉ có hai mẹ con, mẹ lại đang bị ung thư sắp qua đời nên cô mới chống lại quyết định điều động của sở giáo dục. Lại một sự việc nữa xảy ra khi thấy bé Phong Lan gọi Đàn bằng mẹ anh ngỡ tưởng rằng cô đã có một gia đình hạnh phúc. Anh cảm thấy lòng bị hẫng mạnh “giống như vừa đánh rơi mất một vật quý giá từ lâu nay vẫn mang giữ trong đời”. Thêm mười năm nữa trôi qua, mãi gần đây Sơn mới biết cháu Phong Lan bị mẹ bỏ rơi ở trạm xá, được Đàn
nhận làm con nuôi, đến tận bây giờ Đàn vẫn chưa lấy chồng. Vì hơi tự ái và thất vọng nên anh không tìm hiểu kỹ lưỡng mọi việc, khi biết được thì quá muộn, bây giờ mọi chuyện đã an bài anh đã có vợ và hai con. Hai mươi năm trôi qua, anh mới đau xót hiểu ra rằng “đôi khi, chỉ là một lời bày tỏ hết sức giản đơn nhưng hình như vẫn có một sức cản nào đó rất ghê gớm làm người ta không sao nói ra nổi, để rồi phải gánh nỗi buồn đi suốt cuộc đời”. Là một thầy giáo dạy văn, cùng với những trải nghiệm của quá khứ anh cho rằng: “viết văn hoặc dạy văn, không chỉ là phản ánh hoặc tái hiện đời sống, mà chính là để bù đắp vào khoảng trống mà cuộc đời đã vĩnh viễn đánh mất”.
Truyện ngắn Nỗi ám ảnh của một nữ tỷ phú, nhà văn để nhân vật hồi tưởng lại những quá khứ đau buồn của gia đình mình. Mới mười tuổi, quanh năm suốt tháng, lúc nào trong tâm hồn cô luôn chứa đựng những lời cãi cọ, lời rên rỉ, ca cẩm của người mẹ vì thiếu tiền. Cuộc sống gia đình cô không lúc nào có được tiếng cười mà toàn là nước mắt. Thế rồi sức mạnh của đồng tiền thật ghê gớm mẹ cô bỏ đi cùng với một người đàn ông khác vào Sài Gòn sinh sống, bố cô lên Lai Châu để hoàn thành nốt ca khúc bất hủ về tình yêu. Vậy là cô trở thành mồ côi cả bố lẫn mẹ trong khi cả hai người vẫn sống nguyên vẹn trên đời. Ngày cầm mảnh bằng tốt nghiệp phổ thông cũng là ngày cô nhận được tin bố bị ung thư qua đời còn mẹ bị người chồng mới phụ bạc nên bị mắc bệnh tâm thần.
Giờ đây đã mấy chục năm trôi qua, cô đã trở thành một nữ tỷ phú không thiếu bất cứ thứ gì nhưng cô đâu có được những giây phút hạnh phúc, lúc nào trong tâm hồn cô cũng hiện về những ký ức tuổi thơ đầy vất vả và đau buồn, về “hai nấm mồ người Bắc, kẻ Nam của bố mẹ”, đó cũng chính là hai nấm mồ chôn sâu những nỗi đau vĩnh viễn trong cuộc đời, luôn ám ảnh cô không dứt.
Để nhân vật sống trong quá khứ, suy tưởng về quá khứ là một hiện tượng mang tính nghệ thuật của thi pháp học hiện đại. Khi xây dựng nhân vật sống với quá khứ, nhà văn để cho các nhân vật của mình có sự liên hệ giữa hiện tại, tương lai với những gì đã qua, để từ đó nội tâm nhân vật được bộc lộ có chiều sâu, tính cách nhân vật được biểu hiện chân thực nhất.
Có thể nói, Hồ Thủy Giang rất thành công trong việc sử dụng thời gian như một phương tiện hữu hiệu để tạo nên những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Sử dụng thời gian tâm tưởng trong quá khứ, Hồ Thủy Giang muốn nhắc nhở người đọc hãy dừng lại chút ít cuộc sống hiện tại đầy biến động xô bồ để trở về với quá khứ trong trẻo thuần phác ngày nào. Ngoài ra, sự hồi tưởng lại quá khứ đau buồn, còn giúp mỗi người nhận ra và tránh rơi vào những sai lầm để mà phải ân hận suốt đời.
Có thể bạn quan tâm!
- Không Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Hồ Thủy Giang
- Không Gian Của Những Bản Làng Hẻo Lánh
- Thời Gian Nghệ Thuật Trong Sáng Tác Hồ Thủy Giang
- Giọng Điệu Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Hồ Thủy Giang
- Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 11
- Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Hồ Thủy Giang
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
2.1.3. Thời gian đồng hiện
Thời gian đồng hiện là sự đan xen giữa các lớp thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai để tạo thành cơ sở cấu trúc của tác phẩm. Các sự kiện, biến cố trong cuộc đời của nhân vật được tái hiện qua những dòng hồi tưởng về quá khứ mà thời gian hiện tại là nền tảng, tác nhân để gợi lại quá khứ trong nhân vật và hướng về tương lai.
Trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang sự đồng hiện quá khứ - hiện tại
– tương lai là một phương thức nhận thức của các nhân vật. Với cách tổ chức thời gian đồng hiện, chiều vận động của thời gian trong truyện lúc này không còn phù hợp với thời gian vật lý, với quy luật của khách quan nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện thế giới nội tâm phong phú của con người và mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực.
Truyện ngắn Cuồng phong bắt đầu bằng một sự việc ở hiện tại ông Lương Huân trở về xã Cây Xanh sau bốn mươi năm xa cách. Tất cả mọi người ở đây từ người già đến người trẻ không ai nhớ ra ông “lâu quá rồi chăng? Hay
ông chỉ là một cái bóng quá mờ nhạt không đáng để cho ai phải để tâm”. Từ sự việc này ông hồi tưởng lại quá khứ. Hồi ấy, khi còn là chàng bí thư chi đoàn hai mươi tuổi đầy nhiệt huyết ông quyết định rời bỏ quê hương để vết chân mình được in trên mặt đất. Rồi hàng loạt các sự kiện của quá khứ dồn dập hiện về trong tâm hồn ông. Bắt đầu từ việc làm chân văn thư ở tỉnh đoàn và sáng tác văn học. Nhưng sau mấy năm liền “lao vào viết như con thiêu thân” “ông cay đắng nhận ra rằng mình không có năng khiếu văn chương”. Ông lại chuyển sang viết báo với hy vọng “những bài viết sắc sảo thì cũng đã đặt được vết chân trên trái đất”. Thế rồi sự việc không thành ông vừa bị đuổi việc, lại vừa mất cả nghề làm báo. May mắn nhờ chú họ mà ông xin được làm một cán bộ hành chính của một công ty, từ đó ông xa lánh văn chương, báo chí và còn coi nó như kẻ thù. Ngỡ tưởng ý định đặt vết chân mình của ông dập tắt hẳn sau biết bao những biến cố, nhưng ông lại tìm ra cách để thực hiện mộng ước của mình. Đó là sự thăng tiến của quyền lực. Ông phấn đấu vào đảng, học thêm bổ túc, học cả cách nói khéo léo, đưa đẩy, nhưng đến tuổi nghỉ hưu ông cũng chỉ leo lên nổi chức phó phòng của một công ty cấp hai. Ông phải ngậm ngùi trở lại quê hương trong một tâm trạng nặng nề.
Tác giả lại đưa nhân vật trở về với thời gian hiện tại để được chứng kiến cảnh chuẩn bị đắp hồ Phi Điệp. Câu chuyện về hồ Phi Điệp gợi nhắc ông nhớ lại một ký ức, mà ông tưởng đã được chôn vùi trong lớp bụi thời gian hơn bốn mươi năm trước. Đau đớn, xót xa cho hiện tại và những nỗi ân hận trong quá khứ, và nhìn về một tương lai đầy cô đơn, trong một buổi chiều giông bão, ông để cho trận cuồng phong cuốn mình đi như một hạt bụi.
Truyện ngắn Những hàng ghế trống bắt đầu bằng thời điểm hiện tại Huy Mão và Thế Minh gặp nhau trong ngày tựu trường sau ba mươi năm xa cách. Với thời gian hiện tại tác giả giới thiệu hoàn cảnh sống của hai nhân vật. Huy Mão hiện đang giữ một chức vụ khá cao ở Hà Nội còn Thế Minh thì
ngược lại, để lại một cánh tay trong chiến tranh, không gia đình, người thân hiện giờ cuộc sống của anh chỉ trông chờ vào vài đồng phụ cấp thương binh. Lời thông báo của Huy Mão về cuộc thi đọc thơ do sở tổ chức cho các cựu học sinh, làm Thế Minh nhớ lại một quá khứ buồn bã về tình bạn của mình và Huy Mão. Đó là những năm cuối cấp ba, anh và Huy Mão được nhà trường cử đi dự thi học sinh giỏi văn toàn tỉnh. Huy Mão đến tận nhà của Thế Minh để thông báo ngày thi. Nhưng khi Thế Minh hào hứng đạp xe gần bốn mươi cây số với một niềm hy vọng lớn lao của thời học sinh. Đến nơi Thế Minh đứng sững người với những hàng ghế trống vì cuộc thi được tổ chức từ hôm trước rồi. Và thật bất ngờ người được giải nhất trong kỳ thi ấy không ai khác chính là Huy Mão. Đã “Hơn ba mươi năm trôi qua, như có một vòng quay kỳ ảo của trời đất, giờ đây lại có sự thông báo về một cuộc thi do chính Huy Mão vừa mang đến với Thế Minh. Chỉ có khác, ngày xưa họ là những cậu học trò lộc ngộc tuổi mười bảy còn hôm nay đã là những người có nhiều cống hiến, từng trải và bệ vệ, chững chạc”. Những lời hỏi han ân cần xúc động, những cái bắt tay ấm áp của Huy Mão làm Thế Minh nghĩ rằng mình hiểu nhầm Huy Mão suốt bao nhiêu năm qua. Vậy mà hôm sau khi Thế Minh hăm hở đạp xe lên tỉnh, khi nghe câu trả lời của cô tạp vụ cuộc thi tổ chức từ sáng và người được giải không ai khác lại chính là Huy Mão. Thế Minh một lần nữa như hóa đá trước hội trường vắng tanh. Với sự đan xen giữa thời gian hiện tại và quá khứ, tác giả không bình luận mà để người được chứng kiến con người thật của Huy Mão, một con người luôn lừa dối bạn mình để giành lấy chiến thắng trong khi mình đã có đủ mọi thứ.
Trong truyện ngắn Cỏ dại với sự đan xen giữa thời gian hiện tại – quá khứ, cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong con người Vĩnh. Bắt đầu bằng một sự việc ở thời điểm hiện tại khi bắt gặp Vĩnh ở ủy ban huyện. Vẻ mặt nghiêm nghị, trịnh trọng cùng với những từ ngữ cung kính đến khó chịu của
Vĩnh, khiến cho nhà viết báo “người đã từng mê anh trong những năm tháng bom đạn gian truân, cũng không thể nhận ra anh”. Hồi tưởng về quá khứ những năm còn là một chiến sĩ lái xe ở Quảng Bình, Vĩnh là một “con người quả cảm và mưu trí đã nhử máy bay đuổi mình để cứu cả đoàn xe. Cũng con người ấy, lần khác đã nghĩ ra một phương án thông minh và táo bạo để đoàn xe hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng” ”[19,tr.144]. Ngoài ra, Vĩnh luôn cư xử thẳng thắn và đúng mực với mọi người. Những con người như Vĩnh trong thời đó quả thực không nhiều.
Tác giả đưa người đọc quay trở về với thời điểm hiện tại khi Vĩnh đưa người viết báo xuống cơ sở để lấy tài liệu. Người đọc được chứng kiến tài xã giao giàu kinh nghiệm của Vĩnh khi xuống cơ sở, đến đâu Vĩnh cũng được hậu đãi và quà cáp mang về. Vĩnh không những từ chối mà còn vui vẻ nhận cho rằng đó là điều hiển nhiên. Sự việc hiện tại này lại được liên hệ với một quá khứ, trước đây, Vĩnh luôn nhiệt tình giúp đỡ mọi người cho dù khó khăn đến mấy, ai biếu cái gì dù chỉ là bao thuốc lá Vĩnh dứt khoát không nhận vì cho rằng “dù sao giữ gìn vẫn hơn”.
Thời gian hiện tại mở ra, giúp người đọc nhìn thấy được những thủ đoạn mưu mô, đê tiện của Vĩnh nhằm leo lên chức Chánh văn phòng. Sự đan xen hai bình diện thời gian này để so sánh thấy được con người Vĩnh trước kia và bây giờ, cùng sự thay đổi nhanh chóng trong nhân vật Vĩnh. Quá khứ Vĩnh tốt đẹp, đáng ngợi ca bao nhiêu thì hiện tại Vĩnh lại xấu xa đáng trách bấy nhiêu. Câu chuyện như một tiếng chuông cảnh tỉnh với chúng ta trong một xã hội đầy biến động, đừng vì danh vọng, tiền tài mà đánh mất những gì tốt đẹp vốn có trong con người.
Cách tổ chức thời gian đồng hiện với các lớp thời gian, quá khứ - hiện tại - tương lai còn xuất hiện trong nhiều truyện ngắn khác của Hồ Thủy Giang như: Con tàu đến muộn, Sao xanh, Thiên truyện cổ... Sự đồng hiện các lớp
thời gian này, giúp cho nhân vật tự nhận thức lại những hành động, việc làm trong quá khứ của mình trên nền tảng những sự kiện hiện tại. Lớp thời gian này, xuất hiện nhiều trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới của các nhà văn như: Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải...
Thời gian đồng hiện là một trong những kiểu thời gian nghệ thuật biểu hiện rõ nhất, tâm lý và sự vận động tâm lý của nhân vật. Nhờ sử dụng thời gian đồng hiện diễn tả những biến thái trong đời sống nội tâm của nhân vật, nên nhân vật trong các truyện ngắn Hồ Thủy Giang rất sống động, có chiều sâu tâm lý, tạo nên một sức hấp dẫn đối với người đọc.
Như vậy, qua việc tổ chức các kiểu thời gian sự kiện, thời gian quá khứ
- chiêm nghiệm, thời gian đồng hiện đã tạo nên những đặc sắc trong các truyện ngắn của Hồ Thủy Giang. Đặc biệt thời gian đồng hiện được tác giả chú ý khai thác giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ về cuộc sống, con người trong quá khứ, nhận thức được hiện tại và hướng tới tương lai.
3. Mối quan hệ giữa không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang
Mọi vật trong thế giới đều tồn tại trong không gian, thời gian cụ thể trong văn học cũng vậy. Do đó không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là một mối quan hệ thống nhất, không tách rời. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng “Khi nhà văn dừng lại khắc họa không gian thì thời gian bị hãm chậm hay triệt tiêu. Người ta có thể không gian hóa thời gian bằng cách miêu tả sự kiện biến đổi theo trật tự liên tưởng, cái này bên cạnh cái kia”[42,tr.90]
Bởi vậy, việc phân chia các phương diện không gian và thời gian để khảo sát là do yêu cầu của các thao tác khoa học. Kỳ thực các yếu tố không gian, thời gian không thể tách rời nhau mà hòa quyện với nhau trong một thể thống nhất là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
Ta có thể thấy rõ sự gắn bó giữa không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thác mưa, qua sự cảm nhận của hai nhân vật. Năm 12 tuổi, họ thường dắt nhau đến Thác mưa. “Thác mưa không lớn nhưng nhiều tầng cao, thấp và chan hòa ánh nắng. Sau mỗi cơn mưa, trời hửng lên, những thảm rừng thanh khiết như cùng đua nhau thả màu xanh lên tận trời cao. Lúc ấy Thác mưa bắt đầu réo rắt... Nước nhảy nhót trên những phiến đá nhấp nhô. Nước luồn lách qua những khe đá ngoằn ngoèo, biến ảo. Mọi âm thanh như quện vào nhau, tạo ra những hợp âm. Lúc ấy, cả khu rừng chợt vang lên một khúc nhạc thật lạ”[20,tr.72]. Sau những biến động của cuộc đời, mấy chục năm sau họ có dịp trở lại cái Thác mưa năm xưa, Thác mưa vẫn còn sau những tai biến khốc liệt của nạn phá rừng, nó vẫn giữ được vẻ hoang sơ thần bí của cổ tích. “Sau một cơn mưa xanh ngắt, thác bừng lên như gương mặt một thiếu nữ tuổi hai mươi”, nhưng tiếng nhạc của Thác mưa không còn nữa, mà chỉ còn là những tiếng nước lanh canh vô cảm rơi trên đá. Sự cảm nhận về không gian Thác mưa qua những biến đổi của thời gian họ chợt hiểu. “Thì ra, tuổi năm mươi, tuổi có thể biết mệnh trời và trời cũng đã cho chúng tôi quá nhiều thứ: gia đình êm ấm, xe hơi, nhà cửa, địa vị... nhưng trời đã vĩnh viễn lấy đi của chúng tôi khúc nhạc của Thác mưa”.
Sự hòa quyện giữa không gian thời gian nghệ thuật, cho thấy những bước chân nặng nề, tâm trạng xót xa, đau buồn của Châu và Tùng phải chia tay nhau sau hơn ba mươi năm xa cách. “Châu tiễn anh đến tận cây gạo già đầu bản. Cô dừng chân đúng cái nơi ngày trước cô vẫn thường đứng đợi mỗi lần anh đi họp trên huyện về. Chỉ có điều bây giờ mọi chuyện hoàn toàn ngược lại. Không phải cuộc đón đợi mà là cuộc ra đi, có thể là mãi mãi.
Anh lê từng bước trên con đường sẫm đỏ. Phía xa, phố huyện đã lên đèn, hắt lên bầu trời những quầng sáng nhạt, bất giác, anh nhìn về phía Bằng La một lần nữa. Những chấm đèn leo lét, lác đác dưới chân rừng giống như những ngôi sao xanh từ lưng trời rơi xuống. Mắt anh nhòa đi. Anh hiểu chỉ