Không Gian Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Hồ Thủy Giang


nữa. Tôi có cảm giác niềm vui đối với họ hình như là một điều hệ trọng lắm. Mà phải rồi, tôi luôn thấy đôi mắt của chị ẩn một nỗi buồn vô cớ”. Không chỉ có vậy khi biết tin chị Hạnh còn nhỏ mà bị chết vì chất độc da cam “Tôi lặng đi, không muốn tin vào lời ông nội nói. Không! Không thể như thế được! Từ nay có lẽ nào tôi vĩnh viễn không được nhìn thấy chị nữa”. Và “Tôi ngậm ngùi cất cánh bay đi. Tôi cố bay vọt lên thật cao nhìn xuống để mong thấy bóng hình chị Hạnh, nhưng mặt đất chỉ rờn rợn một màu xanh mờ ảo. Chao ôi! Tôi đâu biết được loài người lại có những nỗi buồn tê tái đến thế”. “Chị hạnh ơi, em thương chị lắm! Tiếng nói của tôi sẽ vang vọng mãi không nguôi trên bầu trời rộng lớn. Mong sao, giọng nói nghẹn ngào, bé nhỏ của tôi giữa mênh mông này có thể làm vơi đi chút ít nỗi đau của những kiếp người”. Nghe những lời xót xa đau đớn của chú vẹt, người đọc thấy được tấm lòng nhân hậu, thương người của tác giả đối với những số phận không may trong cuộc sống.

Trong Bông hoa cô đơn là những lời độc thoại nội tâm đầy ân hận của vị chủ tịch tỉnh khi đã đánh mất tình yêu và hạnh phúc của đời mình. “Chao ôi! Giá như hôm ấy mình biết nói rằng: Em không phải là bông hoa cô đơn mà là bông hoa tươi đẹp nhất của riêng anh. Lẽ ra mình phải nói như thế... Đúng! Lẽ ra mình phải nói một nghìn lần như thế! Lẽ ra mình phải nói một nghìn lần như thế!”.

Lời độc thoại nội tâm của Bách Quang khi được nghe cô bé kể về A Xao, “Cháu gái ơi, ta biết chứ! Nhưng ta đâu có ngờ được rằng sự đời lại trớ trêu đến vậy. Suốt ba mươi năm qua ta những tưởng mọi chuyện đã được xóa nhòa theo năm tháng, và ta đã thành kẻ vô can. Câu chuyện cháu vừa kể đã làm cho ta hiểu ra mọi việc. Nhưng dù sao, may mắn thay, hôm nay ta cũng đã trở về”. Khi gặp Bình, biết Bình là con trai mình, nhưng ông vẫn chưa dám nhận vì cái quãng thời gian ba mươi năm đủ để làm cho vật đổi sao dời


ấy, đâu có thể hoàn nguyên bằng một cái nắm tay, cái ôm vai hay lời xin lỗi được. Ông đã tự nhủ “Hãy gắng đợi đến ngày mai con ạ. Ngay sáng mai ta sẽ cùng con ra thắp hương trên mộ mẹ. Rồi chính ở nơi đây ta sẽ thú nhận với con mọi chuyện và xin tạ lỗi trước vong linh của mẹ. Nhất định rồi ta sẽ tìm cách cho con về Hà Nội để theo học một lớp âm nhạc. Trong người con đang mang dòng máu của ta. Đúng rồi! Ca khúc Cô gái núi Phặc Phiền. Hãy bắt đầu từ xuất phát điểm ấy. Hãy bắt đầu từ chỗ ta đã vô tình rũ bỏ”. Ngỡ tưởng, mọi việc sẽ diễn ra theo như dự định của Bách Quang, nhưng vì con người tự nhiên, con người danh vọng đã chiến thắng những ý nghĩ của con người xám hối. Sau hồi chuông điện thoại của con gái về việc đề bạt chức vụ trưởng. Ông chuẩn bị hành lí để ngày mai đi chuyến sớm nhất.

Như vậy đi sâu vào miêu tả đời sống nội tâm, Hồ Thủy Giang như luồn lách vào được mọi ngõ ngách của tâm hồn, phát hiện ra những điều sâu xa được ẩn giấu trong vẻ ngoài của mỗi con người.

Qua việc tìm hiểu về các kiểu nhân vật trung tâm và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang ta thấy, dấu ấn đô thị in đậm trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang. Hầu hết các nhân vật của tác giả thuộc tầng lớp thị dân đô thị, trí thức, văn nghệ sĩ với những trăn trở về thế sự và đời tư, tình yêu và thù hận, sự sống và cái chết. Cũng viết về những đề tài và các kiểu loại nhân vật này, Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu viết về những con người tha hóa, bi kịch nhiều hơn, những con người chiến thắng trước hoàn cảnh rất ít, trong truyện cũng hiếm gặp những nhân vật có niềm vui, niềm hạnh phúc. Ông nghiêng nhiều hơn về các nhân vật bi kịch, những mảng tối, những góc khuất của cuộc đời và bao giờ cũng để ngỏ kết thúc. Chính vì vậy nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn sống trong ốc đảo cô đơn, đau khổ đến tột cùng. Ông yêu con người và cuộc đời nhưng theo kiểu “yêu cho roi cho vọt”. Những câu chuyện tưởng có phần chua chát, bi quan của


ông lại là tiếng chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở con người hãy thoát khỏi phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

“con”, hãy vượt khỏi sự tha hóa để tìm lại chính mình.

Khi khảo sát truyện ngắn Hồ Thủy Giang chúng tôi nhận thấy. Những nhân vật có tấm lòng yêu thương, vị tha chiếm tỉ lệ 30% (17/74 tác phẩm). Những nhân vật tha hóa chiếm tỉ lệ 10,8% (8/74 tác phẩm). Và khi xây dựng những nhân vật cô đơn, bất an, mất mát nhân vật tha hóa đạo đức, nhà văn không đẩy họ xuống tột cùng của nỗi bất hạnh cũng không đẩy họ đến đỉnh cao của sự tha hóa như một số nhà văn khác như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Cao Duy Sơn... Điều này cho thấy, niềm tin tưởng lạc quan của Hồ Thủy Giang vào con người và cuộc đời có phần lạc quan, rạng rỡ hơn. Trong truyện ngắn, Hồ Thủy Giang luôn chừng mực và cân đối với cả hai điểm nhìn ngợi ca và phê phán. Trong truyện có những mùa đông lạnh lẽo thì có những mùa xuân hạnh phúc tươi tắn, bên cạnh những con người xấu xa cũng có những người tốt đẹp, đầy lòng tin tưởng lạc quan luôn hướng tới Chân – thiện - mĩ.

Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 6


CHƯƠNG 2

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG

1. Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật

Trong tác phẩm tự sự, nhà văn sử dụng không gian như một phương tiện thẩm mỹ để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể củ a nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, qua đó, thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ quãng tính của nó...Không gian nghệ thuật gắn liền với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể, không gian tâm tưởng... không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không quy ước được vào không gian địa lý...” [24,tr.109]

Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học cũng đưa ra định nghĩa: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình thức nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh nào đó. Bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cùng nhìn sự vật trong một khoảng cách, góc nhìn nhất định, tức là trong không gian” [42,tr.88]

Như vậy, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện cuộc sống và con người. Bản thân những hình tượng thuộc về sự vật cụ thể: khoảng trời, dòng sông, con đường... chưa phải là không gian nghệ thuật. Chúng chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi thể hiện mô hình thế giới của con người.


Cũng với quan niệm coi không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng, giáo sư Hà Minh Đức, Phương Lựu trong các giáo trình Lý luận văn học của mình đưa ra những ý kiến thống nhất: Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Không gian trong văn học không chỉ tái hiện thế giới mà còn biểu hiện bộc lộ tư tưởng tình cảm của con người. Không gian trong văn học, không phải là không gian vật chất đơn thuần mà là không gian đã được tinh thần hóa. Không gian luôn có sự vận động biến đổi. Đặc điểm này làm cho văn học có thể phản ánh đời sống trong tính đầy đủ, toàn vẹn của nó.

Khi nghiên cứu về không gian nghệ thuật, các tác giả còn đưa ra các tiêu chí cụ thể phân loại không gian nghệ thuật

Giáo sư Trần Đình Sử trong giáo trình Dẫn luận thi pháp học phân loại như sau:

- Dựa vào vị trí, giới hạn của sự vật, không gian được chia thành: không gian điểm (địa điểm), không gian tuyến, không gian mặt phẳng (không gian khối).

- Dựa vào sự biến đổi, vận động của sự vật, hiện tượng, không gian được chia thành: không gian bên trong (phi thời gian, không biến đổi, trừ khi thảm họa làm nó hủy diệt); không gian bên ngoài: (đổi thay, vô thường, ngẫu nhiên).

- Ngoài ra còn có không gian hành động và phi hành động v.v...

Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện, tác giả Nguyễn Thái Hòa đã chia không gian thành năm loại

- Không gian bối cảnh: là không gian rộng lớn nhất mà câu chuyện xảy ra, bao gồm: bối cảnh thiên nhiên; bối cảnh xã hội; bối cảnh tâm trạng.

- Không gian sự kiện

- Không gian tâm lý

- Không gian kể chuyện


- Không gian đối thoại

Như vậy dựa vào các tiêu chí khác nhau mà các tác giả đã đưa ra các kiểu không gian nghệ thuật khác nhau. Xét thực tế sáng tác trong các truyện ngắn của Hồ Thủy Giang, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu không gian sinh hoạt đời thường với các kiểu loại: không gian căn phòng, căn nhà, không gian thành thị, không gian của những bản làng hẻo lánh.

1.2. Các kiểu loại không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

Không gian sinh hoạt xét theo góc độ địa lý, lịch sử là khoảng không gian diễn ra các hoạt động sinh sống của con người. Đó là các hoạt động thuộc về lĩnh vực vật chất và tinh thần của một dân tộc trên địa bàn một đất nước vào một thời điểm lịch sử cụ thể. Nếu xét ở góc độ văn hóa – xã hội, không gian sinh hoạt phản ánh toàn bộ đời sống tinh thần của con người qua mỗi thời kỳ phát triển của nền văn minh nhân loại.

Không gian sinh hoạt trong văn học chính là sự tái hiện hai bối cảnh thiên nhiên và xã hội.

Vì cảm hứng thế sự - đời tư là cảm hứng chủ đạo, nên không gian sinh hoạt trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang thường gắn với những hình ảnh quen thuộc như ngôi nhà, căn phòng, khu tập thể, nhà ga, công viên, làng quê... Đây là không gian để nhân vật sống, hoạt động, tự thể hiện mình một cách tự nhiên, chân thực nhất. Đó chính là điều kiện để nhà văn nhìn thấu mọi vấn đề của cuộc sống, nhân sinh, từ đó gửi gắm tư tưởng nghệ thuật của mình tới bạn đọc.

1.2.1. Không gian căn phòng, căn nhà

Văn xuôi sau 1975, ở thể tài thế sự - đời tư, viết nhiều về không gian căn phòng, căn nhà. Vì đó là nơi con người được sống đúng với bản chất, tâm trạng của mình. Không gian đó gắn với cuộc đời của mỗi người, nó đem lại


niềm vui hay nỗi buồn, khổ đau hay hạnh phúc và còn chứa đựng đầy bất trắc, bất ngờ.

Truyện ngắn của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới cũng sử dụng nhiều không gian căn phòng. Căn phòng không còn là tổ ấm của lứa đôi nữa mà là căn phòng vừa chật hẹp vừa tù túng của một gia đình bao gồm các mối quan hệ: Vợ - chồng, bố mẹ - con cái, mẹ chồng – nàng dâu, chú – cháu, chị dâu – em chồng sinh sống trong Một chốn nương thân. Không gian căn phòng lại là nơi chứng kiến những cảnh sống trớ trêu của con người. Đó là một bên ông anh cả sống nhẫn nhục, âm thầm, lặng lẽ, một bên là cuộc sống buông thả, dâm đãng của bà vợ ông với một gã trai đương sức (Anh cả tôi sung sướng). Cũng có khi, căn phòng là sự trống vắng hiu quạnh và hẫng hụt của hai vợ chồng khi bà mẹ bỏ đi (Phép lạ thường ngày).

Viết về không gian này, Hồ Thủy Giang không chú ý miêu tả cặn kẽ với kích thước, hình khối hay màu sắc của căn phòng, căn nhà... mà ông chủ yếu sử dụng không gian sống đó để bộc lộ tâm trạng, tính cách, phẩm chất đạo đức của nhân vật. Không gian căn nhà có khi là tổ ấm hạnh phúc của các nhân vật (Cây trứng gà bất tử, Những kiệt tác). Không gian căn nhà, căn phòng có khi lại hé lộ cho người đọc thấy được những số phận éo le, trắc trở, những tâm trạng buồn bã, cô đơn của các nhân vật sống trong không gian đó (Thiên truyện cổ, Mặt hồ trong lẻo, Nỗi buồn hãy tan đi). Ngoài ra không gian này được tác giả sử dụng làm phương tiện, để thử thách nhân vật trong những hoàn cảnh đặc biệt, từ đó bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật (Tro tàn, Tình phụ tử).

Để xây dựng số phận của những mảnh đời bất hạnh, cô đơn, Hồ Thủy Giang thường miêu tả những ngôi nhà trống vắng, đơn sơ. Đó là một căn nhà lạnh lẽo, trống vắng và nghèo nàn “như cái lán coi nương” cùng những vật dụng như thời nguyên thủy của cô Đào. Trong căn nhà này, cô đã sống trong


cảnh không gia đình, không người thân, không bè bạn suốt mấy chục năm nay. Từ một người phụ nữ từng được coi là xinh nhất làng giờ đây cô trở thành một bà già gầy guộc tiều tụy bởi những lời nói và định kiến của dân làng.

Truyện ngắn Mặt hồ trong lẻo là một “căn nhà hẹp, luôn khép kín”. Sống trong đó là một nhà đạo diễn chuyên về bi kịch đã ngót bảy mươi tuổi và một con chó chưa được bảy tháng tuổi. Tại căn nhà này, ông đang suy nghĩ để dàn dựng vở bi kịch cuối cùng của đời mình. Trong căn nhà luôn khép kín đó, ông hồi ức, chiêm nghiệm lại những năm tháng đắng cay của cuộc đời. Căn nhà còn chứng kiến “cặp mắt của nhà đạo diễn thỉnh thoảng vẫn âm thầm ứa ra những giọt nước mắt mờ đục đau thương về kiếp người. Ông lặng lẽ khóc những người thân đang dần dần xa khuất. Còn Lu Lu trong khóe mắt ngây thơ của nó đôi lúc cũng nhỏ ra những giọt nước mắt trong vắt”[19,tr287].

Cô giáo Châu trong truyện ngắn Sao xanh lại có một căn nhà “không yên tĩnh”. Vì tại nơi cô xây dựng căn nhà này gắn với rất nhiều kỉ niệm khó phai mờ trong tâm hồn mình. Trong ngôi nhà không yên tĩnh bé nhỏ và sơ sài, hơn ba mươi năm nay, cô thường xuyên phải sống với những giấc mơ, những kí ức về mối tình đầu không thành của mình.

Trong truyện ngắn Con tàu đến muộn, là “một căn phòng tập thể xinh xinh”. Nhưng căn phòng lại ẩn chứa gương mặt lúc nào cũng ủ rũ, không có niềm vui và hi vọng vào tương lai của Thuần. Trước kia, tại căn phòng nhỏ đó Phương sống suốt mười năm trời với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ và đau buồn, biết bao giọt nước mắt nhớ thương chồng chị gửi ở đó. Thì bây giờ trong căn phòng này Thuần đã phải sống với những nỗi ân hận, những xót xa, trống vắng cũng gần mười năm.

Căn nhà là vật quan trọng đối với mỗi người, nhất là trong buổi kinh tế thị trường như hiện nay, do vậy không ít người vì muốn có được căn nhà đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2023