Không Gian Của Những Bản Làng Hẻo Lánh


làm những việc trái với đạo đức, lương tâm. Trong truyện ngắnTro tàn lão già mặt xám vì muốn chiếm được ngôi nhà nên lừa gạt hai vợ chồng phải bán ngôi nhà cho mình với giá rẻ mạt. Sau khi mất ngôi nhà, người phụ nữ - chủ của ngôi nhà vì muốn lấy lại nó, Thị đã bán đi nhân phẩm, nhân cách của mình. Thậm chí Thị còn thực hiện những mưu kế quái ác để lão già đó chết nhanh. Hay người con gái trong Tình phụ tử, vì muốn thừa kế được ngôi nhà hai tỉ đồng, cô đã thuê người làm chồng mình trong vài ngày để bố nhượng lại ngôi nhà trong những giờ phút hấp hối.

Không chỉ miêu những căn nhà trống vắng, u buồn, để biểu trưng cho số phận của nhân vật. Trong một số truyện ngắn, Hồ Thủy Giang còn miêu tả những căn nhà tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đầy niềm vui, tình cảm của gia đình. Đó là một ngôi nhà bé nhỏ của hai vợ chồng nhưng luôn vang rộn những tiếng cười vô tư, lạc quan. Trong ngôi nhà mà ai cũng tưởng như rất hạnh phúc này lại có một câu chuyện đáng buồn, người chồng trong một tai nạn giao thông nên phải nằm liệt một chỗ, có lẽ anh chỉ còn sống nổi một hai năm nữa, và buồn hơn họ vẫn còn rất trẻ. Thế nhưng, để chồng luôn được thụ hưởng những niềm vui trong những năm cuối đời, người vợ ngày nào cũng tìm kiếm trên các trang báo những mẩu chuyện cười hài hước và đầy lạc quan về đọc cho chồng mình. Những mẩu chuyện vui tuy thật nhỏ bé nhưng nó là một kiệt tác cho hai vợ chồng, vì nó là “một nguồn sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tình vợ chồng nồng ấm”. Những mẩu chuyện cười đó làm cho lòng anh ấm lại và kéo dài thêm cho anh sự sống (Những kiệt tác).

Truyện ngắn Cây trứng gà bất tử là một ngôi nhà cũ kỹ, nhưng rất ấm áp và đầy nghĩa tình của ba mẹ con nằm ở một góc phố nhỏ. Trong ngôi nhà này, đã diễn ra những ngày tháng đầm ấm hạnh phúc của ba mẹ con. Ngôi nhà chứng kiến người mẹ phải suy ngẫm cả đời để dạy cho các con mình phép tính chia. Một phép tính về lòng cảm thông, sự chia sẻ của con người. Để rồi


khi người mẹ qua đời đột ngột nhưng hai người con vẫn vượt qua được những nỗi đau để vươn lên và vẫn thực hiện được phép tính chia của mẹ.

Khi khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy không gian căn phòng căn nhà xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chiếm 34% (25/74 truyện ngắn). Nhà văn khéo léo lựa chọn và miêu tả những căn nhà, căn phòng riêng tư gắn với tính cách, tình cảm và hoàn cảnh của từng nhân vật. Chỉ trong những không gian đó con người mới bộc lộ rõ nhất những mặt tốt – xấu, thiện - ác, khổ đau – hạnh phúc, lầm lỗi và ý thức của mình. Không gian căn phòng, căn nhà còn biểu tượng cho chính số phận, tâm trạng buồn đau, u uất với nỗi cô đơn của con người sống trong không gian ấy.

1.2.2. Không gian phố phường

Nếu như không gian căn nhà, căn phòng với những địa điểm cụ thể, nhỏ hẹp, riêng tư của mỗi người, của gia đình, thì không gian phố phường là một không gian xã hội đa dạng, phức tạp. Không gian này chính là nguồn khai thác cuộc sống nhiều chiều, nhiều phương diện với đủ mọi tầng lớp trong xã hội.

Trong truyện ngắn Chú bé đi giày một chân, tác giả miêu tả “một góc công viên thành phố. Hầu như chiều nào cũng thấy chú lặng lẽ ngồi trên chiếc ghế đá sứt, cặp mắt nhiu nhíu dõi cái nhìn mờ mịt ra phía bờ sông”[19,tr43]. Góc công viên này chính là nơi ngủ nghỉ của chú bé làm nghề bới rác đã gần mười năm. Tại đây chú thường băn khoăn không biết mình có nên trở thành người lớn hay không vì “Người lớn mà cho nhau, giúp nhau một tí là phải tính toán, cân nhắc thiệt hơn”[19,tr45]. Ý nghĩ đó của cậu bé tưởng đơn giản nhưng lại hàm chứa những điều rất sâu xa. Như vậy không gian thành thị này, đã hé lộ một phần số phận của những cậu bé mà mọi người gọi là “dân bụi” ở chốn thị thành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Trong một Ngõ nhỏ thành phố, chỉ vẻn vẹn dăm bảy nóc nhà thế nhưng lại hội tụ đủ mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội. Tác giả đã hướng điểm nhìn của mình đến từng nhà, từng số phận ở nơi đây, nhà văn phát hiện ra, ở cái ngõ này “nỗi khổ bao giờ cũng nhiều hơn niềm vui, nỗi bất hạnh nhiều hơn hạnh phúc”. Người đầu tiên tác giả miêu tả là bà Bảy, làm công việc dọn thùng vệ sinh. Nỗi khổ vì nghề nghiệp của bà luôn hiện lên đầy đủ hình thù và đường nét của nó. “Những người lịch sự nhất khi có việc phải tiếp xúc với và cũng né xa xa. Người ta luôn tưởng tượng ra những phân tử uế tạp li ti như còn thấm trên quần áo, thậm chí trên da thịt bà. Còn ở nhà ... con cái bà luôn giành lấy việc nấu nướng chứ bà mà động vào là đến bữa ăn thế nào chúng cũng khủng khỉnh”[19,tr125]. Thật bất hạnh cho bà Bảy thế mà trên báo, đài lúc nào cũng luôn nói rằng nghề nghiệp nào cũng vinh quang.

Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 7

Người khổ thứ hai là anh Hoạch làm nghề ăn trộm. Có lẽ trong cái ngõ này anh là người khổ nhất vừa về thể xác vừa về tinh thần. “Hình như sống trong cộng đồng nhân loại đấy anh luôn thấy mình không phải là người nữa rồi. Anh không dám nhìn thẳng vào ai bao giờ. Mắt anh cứ đáo điêng, nửa như gian hoạt, nửa như lẩn tránh... Vợ anh nhìn anh vừa cảm thông, vừa đắng cay, khinh miệt. Con anh nhìn anh, thoắt cười khúc kha khúc khích rồi lại thoắt rơi nước mắt ngay được. Con cái chúng nó có thể tự hào vì bố chúng là ông giám đốc, ông giáo sư chứ chẳng có đứa nào tự hào vì bố là ông ăn trộm. Sống trong gia đình, anh Hoạch trở nên ít nói, ít cười”[19,tr.126].

Người khổ thứ ba là một cán bộ văn phòng, với nghề tay trái là viết văn. Tuy nhiên, việc viết văn khiến anh gặp phải ít nhiều phiền toái, anh bị kiện, thậm chí nhà anh còn bị mất nước, khi xây dựng nhân vật ông giám đốc nhà máy nước trong truyện ngắn của mình. Có lẽ trong ngõ nhỏ này, người được xem không có điều bất hạnh gì là ông Cảnh – Thủ trưởng một cơ quan cấp cao ở trung ương. “Cứ chiều thứ bảy là chiếc xe con bóng nhãy lại đưa ông về nhà


để nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Thứ hai, xe lại toe toe đón đi. Trông ông lúc nào cũng bệ vệ... Ông đi đến đâu là người thưa gửi râm ran. Nhà cửa ông đàng hoàng. Con cái ông ăn học nên người”[19,tr.128]. Thế nhưng, ông Cảnh cũng không tránh được nỗi buồn. Vợ mất đã lâu muốn xây dựng lại lần nữa để có người cùng bầu bạn lúc tuổi già nhưng khi muốn tìm hiểu ai thì họ lại coi ông là “một ông thủ trưởng chứ không phải là một người đàn ông, nhất là một người đàn ông đang cần lấy vợ”. Đã thế, sự kính trọng với ông nhiều khi cũng kèm theo là điều mất tự do. Ở đâu ông cũng được hưởng sự kính trọng từ cơ quan đến hội nghị, đường phố, gia đình, quê hương thậm chí ở cả nơi chôn rau cắt rốn. Nhưng, ông sợ nhất là sự kính trọng của những người bạn cũ. Ngoài ra, ông còn phải chịu những sự kính trọng thái quá, có khi còn giả tạo của những kẻ cơ hội. Qua lời tâm sự “cuộc sống của những người bình thường thật muôn vàn màu sắc, mùi vị. Nhưng tôi chỉ có quyền thèm thuồng chứ đâu được hưởng... Chú bảo, thế thì sung sướng cái nỗi gì?”[19,tr.131] ta thấy thật ngậm ngùi cho ông. Chỉ với dăm bảy nóc nhà trong không gian thành thị, Hồ Thủy Giang giúp người đọc thấy được những cảnh đời, cuộc sống, công việc của con người thành phố nhiều khi chúng ta ngỡ tưởng, người thành phố họ đâu biết đến nỗi buồn mà chỉ có niềm vui.

Viết về không gian phố phường, Hồ Thủy Giang còn miêu tả khu tập thể, cơ quan làm việc để thấy được mối quan hệ, cách đối xử giữa con người với con người trong xã hội.

Truyện ngắn Nỗi buồn hãy tan đi là một không gian của dãy tập thể. Ở không gian đông đúc, phức tạp đó, có chị Thúy bị mắc bệnh tâm thần, nhưng phải lặng lẽ sống một mình vì chồng và con đã bỏ đi. Trong khu tập thể, chỉ có một mình bác sĩ Hiển hàng ngày, vẫn tận tụy chữa bệnh cho chị. Tất cả mọi người trong khu tập thể coi chị là “một con điên”, thậm chí khi chị Thúy cứu mấy đứa trẻ trong đám cháy mà bị ngã gần chết trong đó, mọi người


trong dãy tập thể vây quanh chị đến nghẹt thở, họ “khoa chân múa tay”, tán đủ thứ chuyện, nhưng không ai lo đến việc đưa chị đi cấp cứu vì họ cho rằng đó là “một con điên” chứ đâu phải là “một con người”. Đáng buồn thay, nếu như những người trong dãy tập thể kia ai cũng nhìn chị Thúy bằng ánh mắt thông cảm, yêu thương như bác sĩ Hiển, thì có thể bệnh của chị sẽ thuyên giảm. Nếu như họ kịp thời đưa chị đi cấp cứu, thì có lẽ không dẫn đến cái chết thương tâm của chị. Thái độ của con người trong dãy tập thể này, làm ta liên tưởng tới truyện ngắn Đứa ăn cắp của Nguyễn Minh Châu. Tại một khu tập thể bốn tầng của những người đàn bà hay đưa chuyện, chỉ vì nghi Thoan ăn cắp tấm vải, mà họ đã kiên quyết đuổi chị đi trong khi sắp đến ngày sinh nở. Và bây giờ khi nghe tin Thoan chết vì bị băng huyết trên đường về quê, thì những người phụ nữ trong khu tập thể ấy lại bộc lộ tình cảm thương tiếc, xót xa của mình đến tột cùng.

Viết về không gian này, Hồ Thủy Giang và Nguyễn Minh Châu tuy có cách xây dựng tình huống truyện khác nhau, nhưng hai nhà văn đều có lên án thái độ dửng dưng vô cảm trước nỗi đau của người khác, thậm chí có lúc vô tư đến tàn nhẫn.

So với không gian căn nhà, căn phòng, không gian thành thị chiếm tỉ lệ ít hơn 20,2% (15/74 truyện ngắn). Qua việc xây dựng không gian phố phường của Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhận thấy. Con người trong đời sống đô thị cũng là đối tượng thẩm mĩ được nhà văn yêu thích, gắn bó, am hiểu sâu sắc nhất. Từ những cảnh đời, số phận của cư dân đô thị, nhà văn rút ra những triết lý nhân sinh giản dị mà rất sâu sắc. Đó là nỗi buồn bao giờ cũng lớn hơn niềm vui, qua những thử thách, gian khổ con người bao giờ cũng phải tự trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo hoặc bừng sáng về nhận thức. Viết về không gian phố phường, Hồ Thủy Giang phát hiện ra những vấn đề nhân sinh bức xúc về mối quan hệ giữa con người với con người trong đời sống đô thị hôm nay. Từ


những câu chuyện giản dị, nhỏ bé của mình, nhà văn mong muốn mọi người trong cuộc sống bộn bề, sôi động này, hãy lắng lại chút ít để quan tâm tới nhau, cùng nhau chia sẻ nỗi đau, nỗi buồn, những bất hạnh của cuộc sống.

1.2.3. Không gian của những bản làng hẻo lánh

Không chỉ viết về cuộc sống thành thị, trong nhiều truyện ngắn Hồ Thủy Giang hướng điểm nhìn của mình đến những bản làng xa xôi, hẻo lánh. Không gian này cho thấy những bản làng vắng vẻ, nghèo khó lại là nơi ẩn chứa những tấm lòng nhân hậu giàu lòng yêu thương. Không gian bản làng là nơi để con người tìm về với quá khứ nhìn lại chính mình. Nhưng không gian làng quê cũng ẩn chứa những số phận cô đơn, bất hạnh.

Đó là Chi nhánh bưu điện Gốc Trám, một chi nhánh nhưng chỉ có một cô nhân viên và ba gian nhà lá xiêu vẹo, “một gian làm nhà kho, một gian làm chỗ ở cho nhân viên, một gian để phát tem, bán báo, đánh điện... Cái hộp đựng treo lòng thòng ngay cột hiên, lâu lâu mới lại lộp cộp mở ra, một lá thư lăn vào, rồi lại im lặng, quạnh quẽ’ và mỗi ngày có thể đếm trên đầu ngón tay từng người khách”[19,tr.88]. Vậy mà trong không gian đơn sơ, vắng vẻ tưởng như cuộc sống ngưng đọng lại này, con người không buồn chán, cô đơn mà vẫn tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc tuy nhỏ bé nhưng rất ý nghĩa của mình. Đó là Tuyền, một thầy giáo tận tụy hết mình vì học sinh và không ngừng sáng tác truyện ngắn tuy những truyện của Tuyền, chưa lần nào được đăng. Thầy đã từ chối lời đề nghị về thành phố của cô em gái, tình nguyện dạy học mãi trong ngôi trường miền núi heo hút này cho các học sinh. Hay một cô nhân viên bưu điện người thành phố còn rất trẻ, ra trường bị phân công về đây nhưng cô vẫn làm việc nhiệt tình, gắn bó với nơi này. Và ở chính chi nhánh bưu điện nhỏ bé, quạnh vắng giúp cô nhận ra “tình yêu phải là một cái gì đó cao đẹp, thiêng liêng không hẹp hòi, ích kỉ”(Cô bưu điện Gốc Trám).


Truyện ngắn Xóm Sỏi ai quên, tác giả miêu tả một làng quê cách thành phố “một mạch đường tàu hơn trăm cây số, một mạch ô tô dài dằng dặc và một mạch hơn chục cây số cuốc bộ”. Có lẽ do rải rác khắp vùng đất là những bãi cát, bãi sỏi khô khốc, ngổn ngang nên có tên là xóm Sỏi. Trong xóm chỉ có hơn chục nóc nhà, nhưng từ bao đời, vẫn tồn tại chưa từng bị xóa mất tên. Chính làng quê nghèo đói hoang vắng và xơ xác, lại có những con người thật nhân hậu, tốt bụng, giàu đức hi sinh. Đó là anh Quân đã bỏ cả số vốn mà hai vợ chồng phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” để giúp người hàng xóm bị bệnh. Đó là một người em gái phải bỏ học lặn lội cày bừa nuôi mẹ và chị ăn học, ba mươi tuổi mà vẫn không dám lấy chồng vì mẹ tuổi già bệnh tật.

Không gian làng quê chính là nơi để con người tìm về với quá khứ, những kỉ niệm buồn vui trong cuộc đời. Đó là xã Cây Xanh mà ông Lương Huân trở về sau hơn bốn mươi năm xa cách để suy ngẫm lại cuộc đời mình. “Có người từ bỏ quê hương vì kế sinh nhai. Có người muốn kiếm công việc an nhàn. Cũng có người vì thù hận. Riêng Huân, quyết chí rời bỏ quê hương chỉ vì một dòng triết lý trong một quyển sách nào đó, đại ý: CON NGƯỜI đi trên mặt đất phải để lại vết chân mình”. Bởi vậy “Huân đã rời bỏ làng quê vì nghĩ rằng nếu cứ ở mãi cái xã Cây Xanh cò ho khỉ gáy, không có một dấu chấm nhỏ trên bản đồ này thì đến muôn kiếp cũng chỉ là một kẻ tầm thường, không ai biết đến tên”[19,tr.186].

Vậy mà hơn bốn mươi năm với biết bao những tính toán, bon chen để ghi được dấu chân mình, khi chính thức cầm quyển sổ hưu trong tay ông mới nhận ra. “Cái thành phố nhỏ xíu này nhưng không một ai biết đến tên anh. Vô danh như thảo mộc. Kể cả người vợ mà anh lấy tạm ấy, sau hơn chục năm không sinh nổi cho chị ta một đứa con cũng đã bỏ của chạy lấy người. Trắng tay thật rồi! Không vợ, không con, không tài sản, không danh tiếng, quyền lực, không một ai đoái hoài đến”. Trở về quê hương, ông càng đau xót nhận


ra, cái tên Lương Huân đã không còn để lại một dấu tích nhỏ trong lòng xã Cây Xanh rất nhỏ bé này. Đã vậy, trong cuộc hành trình rượt đuổi những mục đích phía trước, ông bỏ quên cả người anh trai, người thân duy nhất của mình, chết mười năm không được một nén hương. Ông còn đau đớn nhận ra chính mối tình của Điệp và Phi mà mình cố tình “bôi nhọ”, vẫn cứ cất cánh bay lên và in dấu trong lòng mọi người trong xã Cây Xanh (Cuồng Phong).

Thanh trong truyện ngắn Xóm Sỏi ai quên khi trở về quê hương, nhìn thấy hình ảnh con sông quê đang rì rào uốn lượn với từng đợt sóng lăn tăn vỗ vào bờ cát. Và những bãi sỏi trắng, sỏi vàng nhấp nhô, những bãi sỏi cục mịch khô khốc lăn lóc trên mặt đất. Về với xóm Sỏi cô mới nhận ra chỉ vì hạnh phúc, cuộc sống riêng, mà mình đã tự cắt lìa cái xóm nghèo nàn cằn cỗi, quên đi cả người thân yêu của mình. Cô còn nhận ra, mặc dù trong nghèo khó thường xuyên phải chống chọi với thiên tai, nhưng xóm Sỏi chưa từng bị xóa mất tên, đánh quý hơn tình cảm yêu thương, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống của con người nơi đây. Xóm Sỏi đánh thức dậy trong cô những hình ảnh của mình trong quá khứ, một cô gái giản dị, yêu quê hương, biết cảm thông với mọi người.

Truyện ngắn Hoa Phặc Phiền vẫn nở là hình ảnh về phố huyện Bằng Lung. Tất cả mọi thứ từ những căn nhà đến con đường của phố huyện đã đổi thay, duy chỉ có “ngọn núi Phặc Phiền thì vẫn còn đứng đó. Hình như chỉ có nó là không đổi thay theo năm tháng, đỉnh núi vẫn hơi uốn cong giống như hình một cô gái đứng xõa tóc giữa bầu trời u ám”[21.tr52]. Hình ảnh ngọn núi còn mãi với thời gian vì hình như nó đã chứng kiến ngày đầu nhạc sĩ Bách Quang là một bộ tăng cường lên đây dạy học và trốn chạy khỏi cuộc đời A Xao vì sự nghiệp, tương lai của mình. Ngọn núi đã chứng kiến hết hơn ba mươi năm vất vả và tủi hận vì phải nuôi con một mình trong sự khinh miệt của dân làng. Và bây giờ ngọn núi đó lại chứng kiến sự trốn chạy lần thứ hai của

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí