Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 11


để phục dịch việc chợ búa. Vậy mà ba mươi năm sau, người thầy giáo cũ gặp lại cô trong hình dáng của một phạm nhân. Lời người thầy giáo hay cũng là lời tác giả thốt lên ngậm ngùi. “Chả lẽ cuộc sống lại có những bước ngoặt khủng khiếp đến thế hay sao? Khoảng cách từ một cô học sinh lầm lì, ít nói đến một cô gái làm tiền hoặc một tên trộm cắp chuyên nghiệp là bao nhiêu? Liệu có thước đo nào đo được? Và người thầy giáo phải chịu bao nhiêu phần trăm trách nhiệm về cái khoảng cách đáng sợ ấy”[19,tr.279].

Nhân vật Luyến trong Quyển học bạ, cũng bị rơi vào hoàn cảnh đáng thương tâm. Là một học sinh ngoan, học giỏi chỉ vì mẹ mắc bệnh phải mổ gấp nhà đã hết tiền nên Luyến đã liều lấy trộm tiền của bạn để cứu mẹ. Sự việc vỡ lở Xuyến bị nhà trường tước quyền thi tốt nghiệp, những lời phán quyết quá khắc nghiệt của thầy hiệu trưởng trong quyển học bạ đẩy Xuyến đến hàng loạt những bi kịch. Cô bỏ học, bỏ nhà ra đi rồi trở về nhà khi đã ba mươi tuổi với một căn bệnh thế kỷ ở giai đoạn cuối. Những lời tâm sự của Luyến với cha trong những ngày cuối đời nghe thật xót xa thương cảm “Thực lòng con cũng không muốn trở về nhà để làm khổ thầy. Nhưng con nghĩ về đây con còn được nằm gần u, gần thầy. Chứ chết ở nơi tha phương con sợ lắm”[21,tr.88].

Nhà văn còn xót xa cho thân phận của nhà văn, nhà thơ luôn bị khinh thường trước những kẻ nhiều tiền, quyền thế. Trong Sâu kèn, tác giả kể về một cây bút trẻ ở địa phương luôn khao khát được in thơ trên tờ “sáng tác”. Anh đánh bạo rủ một người bạn cùng về Hà Nội để nộp bản thảo. Nhưng thật không ngờ, những bản thảo của anh lại trở thành ba cái sâu kèn cháy lem nhem, nằm châu đầu trên mặt bàn của vị biên tập có sở thích hút thuốc theo kiểu quấn thuốc lào.

Để có được mấy đồng bồi dưỡng cho vợ vừa mổ dạ dày mà Thục Linh một nhà văn có tiếng tăm, vốn “coi đồng tiền như cỏ rác”, phải nhịn nhục biết bao những lời nói xấc xược của ông giám đốc ngạo mạn, khinh người. Hồ


Thủy Giang miêu tả tỉ mỉ cuộc đối thoại giữa hai nhân vật này, để thấy được cảnh ngộ mà nhà văn Thục Linh gặp phải.

“Tổng giám đốc hất hàm:

- Ngồi đi!

Y thấy cổ họng nghèn nghẹn. Giá như không đang rơi vào hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như hiện giờ thì trước thái độ trịnh thượng của lão tổng giám đốc, y đã phủi quần ra về không thèm nói một câu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Tổng giám đốc cười nhả nhớt:

- Hai ông cứ thoải mái cho. Mà tôi cũng chẳng lạ gì tửu lượng của mấy ông văn sĩ. Rượu cuốc lủi mà có ông còn tu cả lít.

Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 11

Lão tổng giám đốc bật cười hô hố:

- Ô...hô... hô... tôi hỏi sao ông không trả lời, đầu lại cứ gật gật như giã gạo thế? Người ta nói quả không sai, nhà văn các ông chỉ biết gật chứ không biết lắc bao giờ.

Mặt y nhợt đi. Nhục! Nhục quá! Y bặm môi... Đúng cái lúc có ý định tung ra quả đấm ... vào mũi lão tổng giám đốc xấc xược thì gương mặt xanh xao vàng võ của vợ y chợt hiện ra... Và, y đã bất ngờ hạ cơn sốt”. Nhà văn Thục Linh phải là người yêu, thương vợ lắm mới có thể chịu đựng được những lời nói khinh người, ngạo mạn này của ông tổng giám đốc.

Như vậy, với giọng điệu xót xa, ngậm ngùi, Hồ Thủy Giang có điều kiện đi sâu vào từng cảnh đời khác nhau trong cuộc sống. Qua giọng điệu này, thấy được tấm lòng cảm thông, nhân hậu của nhà văn đối với những mảnh đời éo le, bất hạnh. Tác giả như muốn nhắn nhủ tới chúng ta, con người dù trong hoàn cảnh nào cũng cần được quan tâm, sẻ chia tự đáy lòng. Chính điều này, giúp cho Hồ Thủy Giang trở thành một cây bút văn xuôi xuất sắc của Thái Nguyên, những tác phẩm của ông luôn được bạn đọc cảm phục và mến mộ.


1.2.2. Giọng điệu chua chát, mỉa mai

Bên cạnh giọng điệu ngậm ngùi, xót xa, truyện ngắn Hồ Thủy Giang còn mang chút chua chát, mỉa mai trước những xấu xa của cuộc đời. Giọng điệu này được bộc lộ trong những truyện ngắn: Đối thủ, Mây gió ngẩn ngơ, Nguyên mẫu, Mảnh sân, Đối sách, Bản quyền ...

Trong truyện ngắn Đối thủ, tác giả hướng ngòi bút vào ông giám đốc đường bệ, oai phong của một công ty tiếng tăm. Bắt đầu từ ngoại hình ông giám đốc qua sự cảm nhận của chú chó, “hình dáng ông ta không giống với hình dáng những người ở xung quanh xóm. Bụng ông to quá. Chân ông ngắn quá. Đầu lại như không có một sợi tóc nào. Người trong xóm cậu không ai dị hình đến thế”. Từ ngày gặp con người này, nó luôn cảm thấy có một đám mây đen lượn lờ trên bầu trời vốn hết sức yên tĩnh của mình. Ngược lại, hình ảnh của con chó cũng được miêu tả trong con mắt ông giám đốc. “Con chó to lù lù, đứng sừng sững một góc hiên nhà trân trối nhìn ông. Ông cũng nhìn lại hắn, vừa cảnh giác, vừa kinh hãi. Nhạc sĩ bảo tình yêu bắt đầu từ đôi mắt, thì ở đây ngược lại, sự thù nghịch chừng như cũng bắt đầu từ hai cặp mắt của chó và người”. Trong các cuộc vui, ông giám đốc thường tự hào nói với đàn em: “Ta là người không có đối thủ”. Vậy mà, bây giờ đối thủ của ông lại là một con chó, thật đáng nực từ xưa tới nay có lẽ chưa ai coi đối thủ của mình là một con chó cả. Ông giám đốc ngoài chứa chất hận thù lại còn mang thêm lòng đố kỵ với con chó nữa bởi vì: “Mới chớm vào tuổi 50, ông đã trở thành người đàn ông hoàn toàn bất lực... Cho nên, cái gã chó lông vàng kia, một mình mà những bốn, năm ả chó cả ngày xúm xít xung quanh thì ắt là đã động đến nỗi đau thầm kín, như là chửi thẳng vào cõi đàn ông đen bạc của ông”[20,tr.375]. Cứ mỗi lần, ông nhét vào két sắt số tiền bất chính hoặc làm việc gì sai trái, con chó lại tru lên những tiếng não nùng thống thiết đến ghê


người. Do vậy, ông lo sợ đến mất ăn mất ngủ và tìm mọi cách tiêu diệt con chó lông vàng. Kết quả, con chó lông vàng khi bị ông phang một chiếc gậy gỗ lim nặng chịch, đã rũ mình trên tấm bao tải, mắt trừng trừng không chớp nhưng đã dại đi. Nó chết mà chưa hiểu được lí lẽ quá giản đơn “loài người có kẻ khôn ngoan và tăm tối hơn loài chó quá nhiều”.

Nhà văn còn kín đáo mỉa mai một số cơ quan, khi gặp phải sự việc gì họ không tìm biện pháp xử lý mà lại “công kích” nhau trên báo. Chuyện bắt đầu từ chiếc vòi nước hỏng, trong khu tập thể cơ quan nghiên cứu văn hóa nghệ thuật. Họ yêu cầu nhà máy nước thành phố đến sửa chữa, nhưng nhà máy nước cứ vịn đủ lý do để từ chối. Từ đây, mà cuộc bút chiến giữa hai cơ quan bắt đầu. Đối với cơ quan nghiên cứu văn hóa nghệ thuật họ cử hẳn nhà ngôn ngữ kiêm xã hội học để viết bài báo “chao ôi! Với cái đầu hàng bồ chữ Đông Tây kim cổ thế kia mà chỉ viết có đôi ba cho trang mục phê bình thì hỏi cái nhà máy nước kia sức mấy mà chống lại được”. Về phía nhà máy nước khi nhận được bài báo này ông giám đốc bắt đầu “dàn trận”. “Chủ nhật, ông cho đánh xe con triệu đứa cháu họ đến... Gà tần, vịt quay, giò, chả, nem, lạc rang, bia... và những lời chúc tụng... ầm ầm phát hỏa. Về một phương diện nào đó ngày xưa nước Mỹ đón Anhxtanh cũng chỉ đến thế là cùng. Tất nhiên rồi! Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ giá trị của chất xám”.

“Nửa tháng sau, bài tiếp thu phê bình của ông được trình làng. Một bài báo tuyệt vời... trong ý tứ bài báo thòi ra một cái ngòi ong bò vẽ đốt thẳng vào yết hầu cái kẻ dám cả gan phê bình ông trên báo. Thằng cháu ông thế mà khá. Ngót năm triệu chi phí quả không uổng”[19,tr.263].

Lại nói về cơ quan nghệ thuật, lần này, họ cũng viết trả lại nhưng không phải là một bài báo đơn thuần nữa, “mà là một quả B41 cực mạnh phá tan tất cả các lô cốt tiêu cực ngoan cố nhất. Anh thử đọc bài báo cho cơ quan nghe. Lập tức anh được nhận những tràng vỗ tay như sấm, tán thưởng anh


như tán thưởng một anh hùng cứu đê trong mùa nước lụt”[19,tr.265]. Hơn một tháng trôi qua, nhưng chiếc vòi nước hỏng vẫn chảy rè rè suốt ngày đêm không ai ngó ngàng đến, bởi họ còn bận “bút chiến” với nhau. Mỗi trang truyện là tiếng cười mỉa mai, chua chát của tác giả vào thực trạng có thật trong một số cơ quan nhà nước hiện nay.

Truyện ngắn Căn bệnh kỳ quặc, Hồ Thủy Giang hướng tiếng cười đả kích của mình đến nhà thơ, nhà văn trong xã hội hiện nay. Những bệnh nhân mắc phải “căn bệnh kỳ quặc” có một lòng đam mê chung là yêu thơ. Họ coi những công việc chính đang làm chỉ là nghề kiếm sống “tầm thường” và coi thi ca mới là “cứu rỗi” của cuộc đời họ, có người còn bỏ cả việc để làm thơ. Họ mê sáng tác thơ đến “vơ vẩn, mộng mị”, “suốt ngày đêm họ túm tụm bên nhau sang sảng đọc thơ. Đọc một cách toàn tâm, toàn ý. Đọc bằng mồm, đọc bằng mắt, đọc bằng tay, thậm chí đọc bằng cả đầu gối”. Những bài thơ vừa khô cứng vừa ngô nghê nhưng lại được xuất bản, thậm chí còn được đứng tên ở một nhà xuất bản trung ương. Thì ra, trong thời kinh tế thị trường, ra được tập thơ không có gì khó khăn. Tác giả mỉa mai, “Mỗi tập thơ, tác giả tốn kém tới vài triệu. Có người đã mất đàn lợn nái của vợ vì thơ. Có nghĩa là nếu có trong tay vài chục triệu anh cũng có thể ra được mười tập thơ một lúc”[19,tr.336].

Nhà văn không bình luận, không phê phán, nhưng qua giọng văn, thấy được tiếng cười thâm thúy của tác giả vào những con người này và hiện tượng muốn nổi danh trong xã hội hiện nay. Lời của bác sĩ và cũng là của nhà văn khi phát hiện ra được căn bệnh của họ, “ngộ độc thơ - căn bệnh mới nhất cuối thế kỷ XX. Có thể lây lan sang nhiều thế kỷ khác”.

Bằng giọng điệu hài hước, mỉa mai ở nhiều cấp độ, “khi thì kín đáo sâu cay, lúc lại thẳng thừng dồn nén”, Hồ Thủy Giang hướng ngòi bút của mình


đến nhiều đối tượng khác nhau. Thông qua những tiếng cười chua chát đó, nhà văn đề cập đến những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội hiện nay.

1.2.3. Giọng điệu ngợi ca

Đọc truyện ngắn của Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhận thấy không chỉ có giọng điệu ngậm ngùi thương cảm cho số phận của con người bất hạnh, cô đơn hay giọng điệu mỉa mai, chua chát về những hiện tượng xấu xa của xã hội và con người. Trong truyện ngắn, Hồ Thủy Giang còn sử dụng giọng điệu ngợi ca con người với những phẩm chất tốt đẹp. Giọng điệu này biểu hiện tinh thần lạc quan của nhà văn trước cuộc sống.

Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, ta thấy nhà văn cố gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người. Mảnh trăng cuối rừng là một bài ca đẹp về cuộc sống, tình yêu trong những năm tháng chống Mỹ. Khách ở quê ra là lời ca ngợi một người nông dân tưởng chừng khô khan, cứng nhắc nhưng bên trong là cả một tấm lòng độ lượng, bao dung. Chiếc thuyền ngoài xa ca ngợi đức hy sinh của người phụ nữ làm nghề chài lưới.

Với Ma Văn Kháng, giọng điệu ngợi ca lại có một bản sắc riêng. Nhà văn luôn ngợi ca những người biết hành động để cải biến thực tại như Kiểm (Kiểm – chú bé con người), vợ Luyến (Mất điện), bà Sẹc (Miền an lạc vĩnh hằng), người phụ nữ (Nợ đời). Đó là những người gặp biết bao tai ương trong cuộc sống, nhưng họ không đầu hàng trước số phận, mà luôn tìm giải pháp mới để thay đổi hoàn cảnh, số phận của mình.

Giọng điệu ngợi ca cũng được sử dụng khá nhiều trong các truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Nhà văn ca ngợi những con người bình thường nhưng có tấm lòng nhân hậu, yêu thương, giàu lòng vị tha. Trong Điện hoa, anh nhân viên bưu điện vì biết được cảnh ngộ và bệnh tật của Phương Lan, nên thường gửi cho cô những lãng hoa để tránh được lời đàm tiếu, cái nhìn “tọc mạch” về tuổi ba lăm nhưng vẫn “phòng không” của cô. Những lãng hoa của anh nhân


viên bưu điện gửi tặng thật đẹp, “hương thơm dìu dịu lan tỏa khắp căn phòng như thầm mách bảo về một tấm lòng chân thật, đầy chất thơ của một con người vô hình nào đó. Những lãng hoa không những có thể giúp cô rũ sạch được nỗi ưu phiền bởi thói thêu dệt xấu xa của người đời mà còn làm cho trái tim vốn đau yếu của cô trở nên nhẹ nhõm”[20,tr.10]. Phải là một con người có trái tim nhân hậu, cao thượng mới có được hành động đẹp đẽ và thầm kín ấy.

Truyện ngắn Thông reo, tác giả ngợi ca một ông trạm trưởng trạm kiểm lâm đứng đắn, tận tụy trong công việc. “Đối với anh em trong trạm, ông là niềm kính trọng và nể sợ. Còn đối với bọn làm ăn phi pháp, ông là nỗi khiếp đảm... Dù gỗ quý có được vùi trong than, trong sắn, trong khoai sọ thì cũng bị trạm ông khui ra hết. Hai mươi năm làm trạm trưởng có lẽ ông đã thu lại cho đất nước hàng vạn khối gỗ, ngăn chặn nạn phá rừng một cách đáng kể”[19,tr248]. Không chỉ có vậy, ông còn dám chống lại cả việc lấy gỗ sai quy định của phó chủ tịch huyện – là thượng cấp, là người có trách nhiệm xã hội còn lớn hơn chức “trạm trưởng quèn” của ông. Lý sự của ông trạm trưởng thật đơn giản: “không có ai có thể lớn hơn luật pháp”. Ông cho rằng làm như vậy, “nhân dân sẽ tin tưởng vào sự nghiêm minh của luật pháp, chứ không phải như người ta vẫn nghĩ: Luật pháp chỉ để áp dụng cho dân”[tr.251]. Qua những hành động này của ông ta thấy ông là người thật bản lĩnh nhờ lấy luật pháp làm căn cốt cho mình, một con người luôn hết mình vì màu xanh của đất nước.

Ta còn gặp giọng điệu ngợi ca trong nhiều truyện ngắn khác. Đó là họa sĩ Thi An trong Tấm bia mộ khác đời, tác giả sử dụng yếu tố kỳ ảo để thấy được tấm lòng xót xa, cảm thương của họa sĩ Thi An đối với một linh hồn đã chết. Thầy giáo Thanh trong truyện ngắn Lúc ấy biển hoàng hôn, đã vượt qua những định kiến của người đời để yêu một cô gái làm nghề tắm thuê. Vốn là một thầy giáo luôn đặt chuẩn mực đạo đức lên hàng đầu, thế mà lúc này khi


Thanh “ngồi cạnh một cô gái tắm thuê sao trái tim tôi thổn thức đến thế. Cái thổn thức của một tình yêu nhẹ nhẹ len vào... Giờ đây trước mắt tôi chỉ có hình ảnh nàng với gương mặt âm u, đầy nước mắt, một người con gái đáng được cảm thông, nâng đỡ”[,tr.64]. Nếu không có tấm lòng thương người, biết cảm thông chia sẻ với những cảnh ngộ bất hạnh thì khó có được tâm trạng thổn thức như vậy.

Giọng điệu ngợi ca được nhà văn dành nhiều cho những người phụ nữ, về sự chung thủy, đức hy sinh, vị tha của họ. Đó là nhân vật Phương trong Con tàu đến muộn, tuy bị chồng ghen đến mức phải chia tay nhau nhưng Phương vẫn ở vậy nuôi con hơn mười năm. Tuy nhiều người muốn lập gia đình với Phương nhưng trong đáy lòng Phương luôn hướng tới người chồng cũ mà thôi. Hay người mẹ trong truyện ngắn Cây trứng gà bất tử, chồng mất khi sinh con đứa con đầu tiên mới hơn một tuổi nhưng người mẹ trẻ này không đi bước nữa, thậm chí bà còn nuôi thêm một đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi ở nhà hộ sinh. Đó là lòng thủy chung của cô nhân viên bưu điện, tuy người mà cô yêu ra mặt trận chưa một lời ước hẹn với cô, nhưng cô vẫn hy vọng và chờ đợi anh. Thế rồi sự chờ đợi đã chiến thắng, truyện ngắn đầu tay mà anh được đăng dành tặng cho cô, chính là câu ngỏ lời đầy ý nghĩa nhất.

Hồ Thủy Giang còn ca ngợi những số phận bất hạnh, những con người rơi vào những hoàn cảnh éo le, nhưng tự vượt lên hoàn cảnh để sống có ý nghĩa. Đó là anh Vênh trong truyện Cỏ biếc đồng quê, Anh Vênh có một ngoại hình xấu xí. Đã thế bố lại mất sớm, mẹ thì già yếu bệnh tật nên mọi công việc đều dồn lên vai vẹo vọ của anh. Chính lẽ đó mà đã bước sang tuổi ba mươi hai, anh vẫn chưa một mảnh tình nào. Nhưng cũng có thể, đó chính là thử thách đòi hỏi con người phải tự vượt lên để sống. Nhiều khi, anh cảm thấy tủi cho phận của mình. Nhưng mà anh không tủi mãi. Anh vạch cho mình một con đường. Anh cất công đến nhiều vùng quê, học các kinh nghiệm

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí