Giọng Điệu Nghệ Thuật Trong Truyện Ngắn Hồ Thủy Giang


vài năm nữa thôi, khi dự án khu du lịch hoàn thành thì rất có thể cái mảnh đất Bằng La heo hút kia sẽ trở thành một rừng sao sáng bởi những ánh đèn cao áp hiện đại. Nhưng anh cũng đau đớn nhận ra rằng, nơi ấy, có một ngôi sao xanh không bao giờ mọc nữa”[21,tr.19].

Thời gian những đêm trăng cũng được Hồ Thủy Giang miêu tả, gắn với một không gian cụ thể và thường được soi chiếu làm tôn thêm vẻ đẹp của người con gái. Đó là ánh trăng trong truyện ngắnCô gái ngồi bên cửa sổ, “Ngoài trời trăng đã mọc được một lúc. Cảnh vật dưới trăng càng thêm huyền ảo. Tôi lẳng lặng đi dọc theo hành lang dài. Tôi còn nhớ rất rõ là ở đầu hành lang bên kia có một ô cửa lớn... Đứng đó có thể nhìn một mạch đến tận chân trời, dễ gợi ra những ý nghĩ mơ mộng”.

“Trăng đã vượt lên khỏi những ngọn thông xanh biếc phía sân trường. Dưới ánh trăng tôi có thể nhìn rõ khuân mặt đẹp rực rỡ nhưng thoáng buồn của cô gái”[19.tr,234].

Trong truyện ngắn Tàu đêm, là hình ảnh một “Vầng trăng xuệch xoạc ẩn hiện trên bầu trời đầy mây. Hắt một thứ ánh sáng mỏng tang vào phía trong toa tàu đầy ắp hành khách. Qua ánh trăng mờ ảo như sương. Thinh vẫn nhìn thấy khá rõ đôi mắt đen thẳm thẳm của cô. Đôi mắt đầy mệt mỏi nhưng vẫn ánh lên trong vắt. Thinh cảm giác hình như không phải ánh trăng đang soi vào mắt cô mà chính từ đôi mắt ấy hắt ra ánh trăng mờ ảo, dịu dàng kia”[21,tr.64]. Chính đêm trăng đẹp và người con gái gặp lần đầu tiên này, luôn hiện về trong trái tim của Thinh biết bao năm nay.

Như vậy, không gian nghệ thuật mà Hồ Thủy Giang miêu tả là những không gian sinh hoạt đời thường của con người: không gian căn nhà, căn phòng, không gian phố phường, không gian của những bản làng hẻo lánh, nhờ sử dụng những không gian này mà tác giả có điều kiện nhìn thấu mọi vấn đề của cuộc sống và con người.


Thời gian nghệ thuật là một phương thức để làm nổi bật số phận, tâm trạng và những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật. Do vậy, Hồ Thủy Giang sử dụng trong truyện ngắn của mình các bình diện thời gian: thời gian sự kiện – thời gian của cuộc sống hiện tại, thời gian quá khứ - chiêm nghiệm và thời gian đồng hiện, tuy tác giả xử lý thời gian nghệ thuật theo cách viết truyền thống nhưng vẫn rất thành công, không gây nhàm chán.

Việc chia tách ra thành các phương diện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là do yêu cầu của thao tác khoa học. Khi đi tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, mỗi thời gian nghệ thuật lại có không gian tồn tại riêng và ngược lại ở mỗi thời gian cụ thể lại có không gian tương ứng. Việc xây dựng mối quan hệ không tách rời giữa không gian và thời gian nghệ thuật làm cho các truyện ngắn Hồ Thủy Giang có sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả, đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 3

GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN HỒ THỦY GIANG

Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 10


1. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

1.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”[24,tr.112].

Trong bài nghiên cứu Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại Lê Huy Bắc cho rằng: “Giọng điệu là âm thanh được xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện các thái độ: buồn, vui, giận, hờ hững...” để phân biệt với “giọng: là âm thanh được xét ở góc độ vật lý như cường độ, trường độ, cách phối âm, âm lượng”[4]. Ở đây, tác giả phân biệt giọng điệu vốn có ở mỗi con người với giọng điệu văn chương. Như vậy, có thể khẳng định rằng giọng điệu trong văn chương là sự thể hiện thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ, sở trường, ngôn ngữ của tác giả, nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp và cách tổ chức lời lẽ diễn đạt.

Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật có vị trí quan trọng. “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc”[24,tr.91]. Giọng điệu là phương tiện để người kể chuyện đi sâu phản ánh bức tranh hiện thực đời sống của con người. Ngoài ra, giọng điệu còn mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả. Vì vậy, mỗi nhà văn luôn nói bằng giọng điệu riêng của mình. Tìm được giọng điệu phù hợp sẽ giúp cho nhà văn kể chuyện hấp dẫn hơn, thể hiện sâu sắc hơn tư


tưởng tác phẩm. Trong những trường hợp như vậy, giọng điệu trở thành chìa khóa để mở tác phẩm. Giọng điệu thể hiện tiếng nói từ trái tim tác giả. Đó là một phương diện cơ bản, cấu thành hình thức nghệ thuật của tác phẩm tự sự, cũng là thước đo không thể thiếu nhằm xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sỹ.

Vì vậy, giọng điệu là một phương diện tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn và tạo âm hưởng cho tác phẩm. Nhà văn Tskhôp nhận định: “Nếu tác giả nào đó không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”. Và nếu không có giọng điệu, tác phẩm chỉ là sự ghi chép đơn thuần, dàn trải của nhà văn về cuộc sống mà thôi.

Qua tìm hiểu những quan niệm về giọng điệu trần thuật của các nhà nghiên cứu văn học, chúng tôi nhận thấy rằng: Giọng điệu chính là thái độ, là tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượng miêu tả trong tác phẩm mà người đọc có thể cảm nhận được qua sắc thái biểu cảm của lời văn. Cùng với các yếu tố khác, giọng điệu tạo nên giá trị bền vững cho tác tác phẩm, trở thành một biểu hiện cốt yếu của phong cách tác giả. Đây không chỉ là yêu cầu của sáng tạo nghệ thuật đối với nhà văn, mà còn là yêu cầu của công chúng đối với tác phẩm văn chương. Do vậy, giọng điệu trần thuật là chất keo vô hình tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa nhà văn, tác phẩm và độc giả.

1.2. Các kiểu giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

Trước năm 1975, văn học Việt Nam một mặt phải đáp ứng những nhu cầu tất yếu của con người trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, mặt khác phải tiếp tục phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng xã hội ở Miền Nam. Trong một thời kỳ lịch sử như vậy, giọng điệu trong văn học chủ yếu là giọng khẳng định, ngợi ca tinh thần lạc quan, tin tưởng.

Sau 1975, khi chiến tranh qua đi, nhịp sống đời thường trở lại với tất cả những biểu hiện phong phú, phức tạp của đời sống: cao thượng, thấp hèn, cao


cả, phàm tục, ích kỉ, vị tha, tốt, xấu... Văn chương từ chỗ “phản ánh hiện thực” đến chỗ “nghiền ngẫm hiện thực”, đi vào tìm hiểu “toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người”. Các nhà văn nhìn cuộc sống qua lăng kính đời tư thế sự, quan tâm đến con người cá nhân, chính vì vậy tạo nên nhiều sắc thái giọng điệu mới.

Ta bắt gặp giọng điệu trữ tình khắc khoải, thâm trầm, giọng điệu hài hước, suồng sã, thương cảm trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thời kỳ đổi mới. Trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng ta gặp nhiều kiểu giọng điệu đó là: giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng, giọng điệu triết lý suy tư, giọng điệu hài hước mỉa mai, giọng điệu xót xa thương cảm và giọng điệu suồng sã. Với điểm nhìn đa diện, đa chiều đã tạo nên giọng điệu cay độc, mạnh bạo, dữ dội, quyết liệt và giọng linh thiêng mang màu sắc kỳ ảo trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo.

Nằm trong dòng chảy chung đó của văn học Việt Nam hiện đại, truyện ngắn Hồ Thủy Giang cũng có các kiểu giọng điệu như trên. Khi tìm hiểu, khảo sát và phân loại chúng tôi nhận thấy: Giọng điệu xót xa ngậm ngùi chiếm tỷ lệ lớn nhất 34% (25/74 truyện ngắn), giọng điệu chua chát, mỉa mai chiếm 13,5% (10/74 truyện ngắn), giọng điệu ngợi ca chiếm 23% (17/74 truyện ngắn), giọng điệu triết lý chiêm nghiệm là 28,3% (21/74 truyện ngắn).

1.2.1. Giọng điệu cảm thương xót xa ngậm ngùi

Truyện ngắn Hồ Thủy Giang có giọng điệu xót xa ngậm ngùi, điều này nó thể hiện trước tiên ở sự cảm thông với những con người cô đơn, có số phận bất hạnh hoặc không may mắn.

Trong truyện ngắn Bông hoa cô đơn, là sự ngậm ngùi của tác giả và của người đọc về câu chuyện tình của vị chủ tịch tỉnh với cô thư ký xinh đẹp. Hai con người cô đơn này, đáng lẽ đã là chỗ dựa vững chắc cho nhau trong công việc và trong cuộc sống. Nhưng chỉ vì nhường chỗ cho con người của


công việc, con người chức năng mà anh để tuột khỏi tay hạnh phúc của mình. Đến khi cô ra đi mãi mãi, “vĩnh biệt những gì cô hàng ấp ủ, chờ mong”. Lúc đó, anh mới nhận ra, “mất cô là anh mất đi một thứ quý giá nhất của cuộc đời, không có gì thay thế được... Chao ôi! Tất cả đâu rồi? Chỉ còn mình anh với căn phòng trống trải cô đơn”.

Những người có số phận bất hạnh cũng được Hồ Thủy Giang đặc biệt quan tâm. Đó là cô Đào trong Thiên truyện cổ, cô ba lần lấy chồng thì cả ba lần những người chồng xấu số ấy, lại chết trên chính chiếc giường tre nghèo nàn của cô. Những “huyền thoại” về cô bắt đầu nảy nở. Dân làng đã xua đuổi cô đến mức cô phải vào khu rừng Hom Giỏ sống một mình thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhìn hình ảnh tiều tụy đáng thương của cô Đào nhà văn thốt lên xót xa. “Mấy chục năm qua, người đời nguyền rủa cô là yêu tinh, ma quái nhưng cho đến tận bây giờ đã có kẻ nào nhìn thấy cô ăn thịt ai. Đúng hơn, thì chính loài người đã ăn thịt cô bằng những lời nói và cử chỉ nanh độc, phũ phàng, để đến nỗi cô vào con đường cùng thế này”[19,tr.79-80].

Tác giả dành tình cảm yêu thương của mình đối với chú bé làm nghề nhặt rác. Bố mẹ chú bỏ nhau, vì không chung sống được với bố dượng, mà chú bé phải bỏ nhà để kiếm sống khi mới lên 8 tuổi. Tuổi thơ của chú là những ngày sống trên bãi rác, đổi mồ hôi và máu để kiếm ăn. Lời kể hồn nhiên của chú bé về người bạn cùng cảnh ngộ của mình, người đọc vừa khâm phục vừa cảm thấy đáng thương cho cảnh ngộ của chú bé. “Đúng là cả cơ nghiệp của nó chỉ có đôi giày là lớn. Tháng trước trời rét căm căm chúng cháu ra bãi rác làm việc. Thấy cháu đi đất, nó liền cởi luôn cho cháu một chiếc, và bảo: Mỗi đứa ấm một chân, còn hơn một đứa rét cả hai chân”[19,tr.45]. Những nỗi vất vả trong nghề nhặt rác in hằn trên cơ thể cậu, “hai cẳng chân khẳng khiu, chằng chịt những vết xước bầm tím”, “gương mặt hốc hác, tiều tụy như người dưới âm phủ”. Người đọc càng xót xa hơn


khi cậu bé vì cứu một bé gái bị trượt chân ngã từ đập tràn xuống sông mà bị dòng sông dìm xuống đáy, cậu bé đó chết mà vẫn chưa thực hiện được mong muốn của mình, là mua đôi giày mới, để chia cho người bạn đã cho mình một chiếc giày trong những ngày đông giá rét (Chú bé đi giày một chân).

Trong truyện ngắn Nỗi buồn hãy tan đi là nỗi xót thương cho số phận của chị Thúy, một người đàn bà điềm đạm, tốt bụng không may mắc bệnh tâm thần. Lúc điên chị không đánh đập ai, cũng không phá phách mà chỉ thỉnh thoảng cười ré lên, hoặc hát ầm ĩ, hay ôm mặt khóc nức nở. Trong dãy tập thể chỉ có bác sĩ Hiển và một nhà giáo thông cảm, chia sẻ với chị. Mọi người nhìn chị với ánh mắt dửng dưng, vô cảm thậm chí “mỗi lần Thúy ra phố, trẻ con vẫn kéo đàn kéo lũ đằng sau để trêu cợt. Mấy cái miệng ác độc ở cùng khu tập thể vẫn coi chị là con Thúy rồ”. Hàng xóm đã vậy, những người thân yêu nhất cũng bỏ chị mà đi, để chị lặng lẽ sống trong một thế giới của riêng mình. Người đọc càng xót xa hơn, khi thấy chị lao vào đám cháy cứu mấy đứa trẻ con thì mọi người lại cho rằng, “Ôi! Con Thúy rồ tự tử”, biết chị bị thương nhưng họ lại vây quanh chị đến nghẹt thở, “người thì thương cho số phận con điên, kẻ thì tán đủ thứ chuyện. Ít ai lo cho việc cấp cứu người bị nạn, vì đó chỉ là con điên chứ đâu phải là một con người”[19,tr.231]. Thật đau xót biết chừng nào, khi chuẩn bị bước vào cõi chết thì chính là lúc căn bệnh tâm thần của chị có dấu hiệu thuyên giảm. Cuộc đời của chị mở ra rồi đóng sập lại, “tận sâu thẳm tròng mắt kia có vầng mặt trời đang mọc – nhưng ác thay – đó chỉ là những tia nắng yếu ớt cuối cùng đang chìm dần trong vĩnh viễn. Đôi môi khô héo của Thúy mở một nụ cười mệt mỏi và hàng mi từ từ khép lại”.

Truyện ngắn Hồ Thủy Giang luôn có một nỗi buồn man mác, len lỏi vào lòng người. Đó là cái buồn ngậm ngùi, chua xót trước thực tế con người thay đổi quá nhanh chóng và đang đánh mất đi bản chất tốt đẹp mà không nhận ra. Trong truyện ngắn Cỏ dại, Vĩnh một con người có thể coi là mẫu


mực trong những năm tháng chiến tranh vậy mà bây giờ “mảnh đất của tâm hồn phì nhiêu tươi tốt nay đang biến thành vùng cỏ dại mà đã mấy ai cảm thấy xót xa”[19,tr.152]. Tác giả xót xa cho Vĩnh và cũng là xót xa cho một số người trong xã hội hiện đại, vì quyền lực, tiền tài, danh vọng mà chúng ta đã làm mất đi, thậm chí bán đi những “nhân cách” tốt đẹp vốn có của mình.

Trong Những hàng ghế trống là nỗi ngậm ngùi của tác giả đối với nhân vật Thế Minh. Chỉ vì giỏi hơn bạn mà Thế Minh luôn bị bạn giành mất những cơ hội của cuộc đời, khi phải đối mặt với những hàng ghế trống, Thế Minh nhận ra. “Cách đây ba mươi năm, anh cũng đã từng phải đứng trước những hàng ghế trống như thế này, và anh đã khóc bằng những giọt nước mắt học trò. Bây giờ, anh cũng muốn khóc. Có điều, anh không còn nước mắt để khóc nữa. Trước mắt anh đâu chỉ là những hàng ghế trống mà còn có một khoảng trống không gì bù đắp nổi”[19,tr.295].

Còn gì đau đớn, xót xa hơn khi trong cuộc đời đến lúc chết mà không có ai thân thích bên cạnh không một tiếng khóc, không một lời khóc thương mà chỉ có một con chó. Đó là con vật không có ngôn ngữ những lại nói hộ cho những người thân của nhà đạo diễn bi kịch. Dũng cảm hơn con vật còn lao xuống nước theo chủ. Không biết nó có biết rằng, mình không thể cứu được ông chủ như con chó Bấc hay không? Nhưng có một điều nó biết rất rõ, dù không thể cứu được chủ thì nó vẫn có thể theo chủ đến bất cứ nơi đâu. Và con Lu Lu đã trở thành “nhịp cầu để con người quay trở về với cuộc sống” – điều mà con người chưa thể làm được (Mặt hồ trong lẻo).

Là một nhà văn nhưng cũng là một thầy giáo, nên trong một số truyện ngắn, Hồ Thủy Giang viết về những em học sinh với những bi kịch đáng buồn, về nỗi dằn vặt ân hận của người thầy giáo. Đó là cô học sinh Mơ trong truyện ngắn Học trò cũ. Một cô học sinh khá dễ thương nhưng từ nhỏ đã gặp bất hạnh, mẹ mất sớm, ở với mẹ kế vài năm sau bố cũng mất. Mơ phải bỏ học

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí