Thời Gian Nghệ Thuật Trong Sáng Tác Hồ Thủy Giang


Bách Quang khi biết Bình là con trai của mình. Vì danh vọng quyền lực mà Bách Quang đã gạt bỏ đi tình yêu thậm chí cả tình máu mủ của mình. Có lẽ trong cuộc đời ông sẽ không có dịp nào đến với phố huyện hẻo lánh này nữa nhưng hình ảnh ngọn núi Phặc Phiền sẽ ám ảnh tâm trí ông đến cuối đời.

Trong nhiều truyện viết về không gian bản làng, Hồ Thủy Giang thường miêu tả những bản làng hẻo lánh, nghèo nàn và lạc hậu như biểu trưng cho số phận, những cảnh đời sống trong không gian đó. Trong truyện ngắnQuyển học bạ là xóm Khuôn Lình “cái xóm nhỏ hiu hắt, quá ư nghèo nàn. Những mái nhà lợp nứa, lợp cọ rách nát, thấp lè tè nằm rải rác thành từng chòm”. Trong cả xóm này chỉ có một mình Xuyến được đi học cấp hai, nhưng vì mẹ ốm nặng nên Xuyến đã lấy tiền của bạn và bị nhà trường đuổi học. Cô bỏ nhà đi trở về khi hơn ba mươi tuổi với căn bệnh AIDS ở giai đoạn cuối rồi chết trong đau đớn, bỏ lại người cha già sống trong cảnh cô đơn, nghèo túng không còn niềm vui và hy vọng vào tương lai.

Trong làng Nga Mi là số phận bất hạnh của anh Vênh, từ khi sinh ra anh phải mang một hình hài xấu xí đến mức không ai muốn làm bạn cùng anh. Bố anh chết sớm, mẹ thì già yếu, bệnh tật nên nỗi bất hạnh của anh Vênh hình như tăng lên gấp đôi. Người đọc càng xót xa hơn khi tác giả miêu tả anh Vênh vì cứu một cháu bé khỏi cây gỗ lớn lăn từ đỉnh núi xuống, anh bị ngã đập đầu vào đá và ra đi mãi mãi, để lại mẹ già với nỗi đau khôn cùng (Cỏ biếc đồng quê).

Không gian bản làng trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang là nơi lưu giữ những điều tốt đẹp, nơi trở về tìm lại những gì đã mất, là nơi các nhân vật đối mặt và xám hối lỗi lầm. Những bản làng xơ xác, hoang vắng, được tác giả miêu tả còn biểu trưng cho những số phận cô đơn, nghèo khó, ít niềm vui và nhiều nỗi buồn này.


Như vậy, không gian là một phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang. Đi tìm hiểu, khảo sát các kiểu loại không gian có trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chúng tôi nhận thấy: Không gian mà Hồ Thủy Giang thường miêu tả là không gian điểm nhỏ hẹp. Đó là căn nhà, căn phòng, góc ghế đá công viên, bãi biển, sân ga, trạm bưu điện, trường học.... những không gian thành thị hay bản làng cũng chỉ tập trung vào một địa điểm nhất định và nhỏ bé, đó chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Phải chăng với những không gian điểm nhỏ hẹp này, nhà văn muốn biểu trưng cho những tâm trạng cô đơn, buồn chán, tù túng, chật hẹp, những con người có số phận bất hạnh trong cuộc sống.

2. Thời gian nghệ thuật trong sáng tác Hồ Thủy Giang

2.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật

Nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc thù của vật chất. Bởi vậy, nghệ thuật cũng có thời gian riêng để thể hiện phương thực tồn tại và triển khai thế giới nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, nếu tác phẩm nghệ thuật chỉ tồn tại trong thời gian vật chất như dung lượng một bản nhạc, một vở kịch, một tác phẩm văn học... được diễn ra trong khoảng bao lâu thì đó chưa phải là thời gian nghệ thuật.

“Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể trắc nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều dài là quá khứ, hiện tại hay tương lai”[42,tr.62].

Thời gian nghệ thuật luôn vận động, biến đổi và mang một đặc thù riêng của tác phẩm nghệ thuật. Văn học là một bộ môn nghệ thuật chủ yếu tái hiện diễn ra trong thời gian. Nghĩa là mọi hoạt động của con người luôn gắn liền với chuỗi cảm thụ trong thời gian về suy nghĩ, hành vi, sự kiện...

Tuy nhiên thời gian trong văn học không chỉ đơn thuần là thời gian hiện thực như thời gian trong triết học (thời gian tuyến tính, một chiều, từ quá


khứ đến tương lai, không đảo ngược), mà thời gian trong văn học phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng nhân vật, vào quan niệm nhìn nhận, đánh giá đời sống của các nhà văn.

Như vậy,“thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại”[24,tr.272].

Có thể nói: Thời gian nghệ thuật được xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con người. Phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong tác phẩm.

Có thể phân chia thời gian nghệ thuật thành nhiều kiểu loại dựa trên những tiêu chí khác nhau.

Nhà nghiên cứu văn học Nga M.Bakhtin đã phân chia thời gian nghệ thuật thành bốn loại: Thời gian phiêu lưu, thời gian cổ tích, thời gian tiểu sử và thời gian lịch sử

Giáo sư Trần Đình Sử lại phân chia thời gian nghệ thuật thành: Thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật.

Thời gian nghệ thuật vô cùng đa dạng, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách lý giải và phân loại riêng. Xét thực tế trong các truyện ngắn của Hồ Thủy Giang, chúng tôi xin được nghiên cứu thời gian nghệ thuật trên các bình diện sau: Thời gian sự kiện – thời gian của cuộc sống ở thời hiện tại, thời gian quá khứ - chiêm nghiệm và thời gian đồng hiện.

Khi khảo sát, thống kê các bình diện thời gian trong 74 truyện ngắn của Hồ Thủy Giang chúng tôi có bảng so sánh sau:


STT

Kiểu loại thời gian

Số lần xuất hiện

1

Thời gian sự kiện

40/74 tác phẩm

2

Thời gian quá khứ - chiêm nghiệm

37/74 tác phẩm

3

Thời gian đồng hiện

30/74 tác phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 8


Qua bảng so sánh đó chúng tôi nhận thấy:

Tỉ lệ giữa các kiểu loại thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang tương đối cân bằng, từ đó cho thấy nhà văn vẫn ở “điểm trung hòa” giữa truyền thống và hiện đại về nghệ thuật tự sự.

Nhà văn chưa có những cách tân táo bạo khi xử lý thời gian nghệ thuật giống như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái...Tuy nhiên xử lý thời gian nghệ thuật theo cách viết truyền thống, nhưng vẫn thành công, không gây nhàm chán mà vẫn hấp dẫn người đọc.

2.2. Các kiểu loại thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang

2.1.1. Thời gian sự kiện - thời gian của cuộc sống hiện tại

Thời gian sự kiện là chuỗi liên tục các sự kiện trong mối liên hệ liên tục trước - sau, nhân - quả. Là một phạm trù thuộc về thời gian, thời gian sự kiện cũng có tác dụng nghệ thuật trong thi pháp sáng tác văn học. Do đó, thời gian sự kiện được tác giả tổ chức, thiết kế theo dụng ý riêng nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Nhờ đó, sự kiện vừa có tính chất lý giải, thuyết minh, lại vừa tạo cảm giác vận động cho tác phẩm. Thời gian sự kiện chia làm hai bình diện: thời gian sự kiện lịch sử và thời gian sự kiện đời tư.

Thời gian sự kiện đời tư là thời gian mà các sự kiện của cuộc đời nhân vật theo một trình tự thời gian cụ thể hiện diện trong tác phẩm.

Thời gian sự kiện đời tư của nhân vật có thể được tác giả sắp xếp theo một trình tự thời gian tuyến tính từ lúc xuất hiện cho đến cuối tác phẩm,


nhưng cũng có thể được tác giả tổ chức theo kiểu thời gian gấp khúc, có sự giãn cách thời gian.

Trong nhiều truyện ngắn của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, nhà văn thường sử dụng thời gian như một phương tiện hữu hiệu để phản ánh hiện thực. Trong truyện ngắn Đợi chờ, nhà văn khắc họa các mốc thời gian cụ thể về quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, đợi chờ và hy vọng đến tuyệt vọng về người con gái duy nhất của ông Nhân. Hay trong truyện ngắn Người giúp việc, tác giả đã liệt kê liên tiếp, dồn dập các mốc thời gian góp phần diễn tả tính trầm trọng về căn bệnh của đứa trẻ, đồng thời diễn tả công sức khó nhọc của bà cụ giúp việc để giành được đứa trẻ từ tay tử thần.

Khi tìm hiểu khảo sát các truyện ngắn của Hồ Thủy Giang chúng tôi nhận thấy: thời gian sự kiện đời tư được nhà văn sử dụng khá nhiều, để khám phá số phận con người trong phạm vi thế sự - đời tư. Thời gian sự kiện lịch sử nhà văn không đề cập tới.

Trong truyện ngắn Lúc ấy biển hoàng hôn, thời gian sự kiện đời tư của nhân vật Thanh là dòng thời gian một chiều. Các sự kiện xảy ra với Thanh được miêu tả theo trật tự thời gian xuôi chảy theo diễn biến cuộc đời nhân vật.

1. Sự kiện đầu tiên với Thanh trong một buổi chiều đi tắm biển, đó có lẽ là buổi chiều định mệnh trong cuộc đời Thanh. Thanh đã gặp Miên - một cô gái làm nghề tắm thuê trên bãi biển (vì mẹ già ốm yếu và đứa em bị nhiễm chất độc da cam mà cô phải làm cái nghề được coi là mạt hạng này). Cảm động trước tình cảnh của Miên, anh đã đem lòng yêu cô và hẹn ngày trở lại với cô.

2. Khi Thanh trở về đứng trên bục giảng, trước những cặp mắt của học trò và những chuẩn mực kỷ cương, nhìn thấy mình như một tấm gương sáng, hơn một tháng sau hình ảnh của Miên đã phai mờ hết trong Thanh. Thanh lập gia đình và có một đứa con.


3. Năm năm trôi qua những hình ảnh về Miêm hầu như không còn trong ký ức, bất ngờ Thanh lại được đi nghỉ mát đúng cái bãi biển mà mình đã gặp Miên. Thanh đau đớn xót xa khi được bà hàng nước cho biết Miên đã chết để bảo vệ nhân phẩm của mình và trong những giờ phút cuối trong trái tim cô luôn gìn giữ hình ảnh của Thanh. Bà còn trao lại cho Thanh chiếc vỏ ốc mà cô gửi lại cho anh.

4. Trở về nhà, hàng đêm Thanh đưa chiếc vỏ ốc lên tai để lại được sống trong những ngày hạnh phúc trên bãi biển cùng Miên. Từ ngày có chiếc vỏ ốc Thanh cảm giác hạnh phúc như được nhân lên, anh hầu như đã quên đi cuộc sống hàng ngày để đêm đêm anh lại được sống trong một thế giới khác.

5. Thanh phải vào viện vì mắc chứng bệnh hoang tưởng. Sau một thời gian chạy chữa anh đã thoát ra được “căn bệnh hoang tưởng quái quỷ” để giúp anh nhìn đời cho chuẩn mực, sáng rõ hơn. Vì không biết chuyện gì xảy ra từ cái vỏ ốc ấy nên vợ Thanh đổi chiếc vỏ ốc cho mấy bà đồng nát. Thế là tất cả những kỷ niệm bị xóa sạch.

Chỉ trong khoảng thời gian năm năm mà hàng loạt các sự kiện, biến cố đến với nhân vật Thanh. Giá như không có lần gặp Miên vào buổi chiều ấy có lẽ Thanh đã không phải ân hận gần như suốt cuộc đời.

Truyện ngắn Nỗi buồn hãy tan đi là cuộc đời đầy bất hạnh của chị Thúy, tác giả miêu tả qua các sự kiện. Sự kiện đáng buồn xảy đến với chị bắt đầu từ việc vì muốn ngăn chặn những việc làm sai trái của một số người trong cơ quan, chị bị chúng hãm hại phải vào tù oan. Đau đớn hơn nữa, chồng và con bỏ chị để vào Nam sinh sống. Những sự kiện đó tác động mạnh đến mức chị đã bị mắc bệnh tâm thần. Sự kiện tiếp theo trong khu tập thể đó có bác sĩ Hiển bất chấp những lời dèm pha của dư luận và sự ghen tuông nhiều khi thái quá của người vợ, bác sĩ Hiển vẫn cố gắng tìm cách chữa bệnh cho Thúy. Hơn một năm trôi qua bác sĩ Hiển ngày càng gầy rộc người đi vì quá vất vả trong


công việc điều trị và căn bệnh của Thúy cũng có những dấu hiệu rất đáng mừng. Có lẽ căn bệnh tâm thần của chị Thúy sẽ thuyên giảm nếu như không có sự kiện đó xảy ra. Vào một buổi trưa vắng vẻ, khi mọi người đang yên giấc. Do chập dây điện nên dãy tập thể đã bị bùng cháy. Ngọn lửa bốc cao đến mức không ai dám lao vào cứu mấy đứa trẻ ở trong nhà. Trong cơn nguy kịch bỗng chị Thúy lao vụt vào căn nhà đang bốc lửa, mọi người xì xào “ôi! Con Thúy rồ tự tự”. Nhưng trước con mắt kinh ngạc của mọi người, chị Thúy hai tay vác hai đứa trẻ trong đám cháy chui ra. Sau đó chị lại lao vào định cứu tiếp một em bé nữa, bất ngờ một thanh xà trên cao rơi ngay vào người chị.

Bằng việc liệt kê hàng loạt sự kiện, biến cố xảy đến với chị Thúy, tác giả mở ra trước mắt người đọc về cuộc đời đầy bất hạnh, đau thương của chị. Qua đó, thấy được tấm lòng cảm thông, nhân hậu của Hồ Thủy Giang đối với con người.

Như vậy, việc sử dụng thời gian sự kiện – thời gian của cuộc sống hiện tại Hồ Thủy Giang đã dựng lại những sự việc dung dị, đời thường gắn với những số phận, cuộc sống của con người một cách cụ thể hơn, chân thực hơn và gần gũi hơn. Nhờ sử dụng bình diện thời gian này, nhà văn có thể đào sâu vào sự ngổn ngang, bề bộn trong cuộc sống hiện tại của con người, cuộc đời. Do đó, quan niệm về hiện thực, con người của tác giả cũng được thể hiện rõ hơn.

2.1. 2. Thời gian quá khứ - chiêm nghiệm

Hồi tưởng về quá khứ chính là sự biểu hiện đời sống nội tâm, tâm lý nhân vật. Khi vui cũng như khi buồn, con người thường hướng về quá khứ. Nhận biết được điều đó, Hồ Thủy Giang để các nhân vật của mình sống trong những giây phút hồi tưởng về quá khứ. Có quá khứ tươi đẹp khiến cho nhân vật tiếc nuối, có quá khứ đau buồn giúp cho nhân vật xót xa, hiểu thêm thực tại. Quá khứ thường đối lập với thực tại. Nhờ có thời gian quá khứ (qua sự hồi


tưởng của nhân vật), mà nhân vật trở thành những con người đang vận động, có chiều sâu tâm hồn, như một con người đang tồn tại trong đời sống thực.

Thời gian quá khứ trong tác phẩm thường xuất hiện khi nhân vật vừa trải qua những biến động nào đó trong cuộc đời. Một số trường hợp khác, khi nhân vật bỗng nhiên gặp những điều kiện ngoại cảnh tác động làm cho họ sống lại với những gì đã qua trong tiềm thức.

Nhân vật Nguyễn Thinh trong truyện ngắn Tàu đêm, tuy đang đứng trên những bậc cao của danh vọng, ngôi nhà bốn tầng lộng lẫy và những đứa con xinh đẹp, nhưng hàng đêm nằm cạnh cô vợ kiều diễm, quý phái lòng ông như vỡ ra hàng trăm mảnh. Cuộc sống hiện tại cao sang, đầy đủ đó không xóa nhòa được những kỷ niệm về mối tình đầu với Sâm – một cô công nhân xưởng Gang. Vào những lúc cô đơn nhất, ông luôn nhớ về hơi ấm và mùi hương tình yêu, “cái cảm giác da thịt nồng nàn, cái hương bưởi thoảng bay qua từ mái tóc đen của Sâm trong chuyến tàu hôm ấy” như đã “đóng kén” trong trái tim ông. Không chỉ có vậy, ông còn nhận ra quá khứ ngọt ngào đó, “hình như suốt bao năm tháng nay nó còn là điểm tựa nâng đỡ tâm hồn ông vào những lúc quá mệt mỏi trong ánh hào quang của chính mình. Nó là cái ốc đảo trong sa mạc tâm hồn ông”, luôn hiện về vào những lúc ông cảm thấy mệt mỏi nhất, không có những kỉ niệm đẹp ấy, hẳn ông đã gục ngã trên đường đời sóng gió từ lâu rồi. Bằng bút pháp miêu tả thời gian tâm tưởng về quá khứ, tác giả đưa nhân vật Nguyễn Thinh trở về với những ngày tươi đẹp, hạnh phúc, quá khứ còn giúp ông nhận ra mọi thứ vật chất, danh vọng dù to lớn đến mấy cũng không thể xóa mờ được những khoảng trống của trái tim.

Truyện ngắn Trên trời mây trắng như bông, nhân vật người họa sỹ trở lại bản Phia Khao sau bao nhiêu năm xa cách để hồi tưởng lại quá khứ. Có lẽ chưa có người họa sỹ nào lại có cách sáng tác khác đời như anh “anh dựng giá vẽ ở đây không phải để lấy cái chợ ồn ào, đầy ắp hàng hóa kia làm mẫu.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí