Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 13


chúng nó xúm vào mổ tao. Nhưng mà thôi! Thơ phú làm cái mẹ gì. Nghèo kiết xác. Tụi mày cứ yên tâm đi, sẽ có anh đây ở bên cạnh sẵn sàng trợ thủ.

- Hoan hô! Hoan hô ông anh! Uống! Uống! Dô! Dô! Đại ca Thục Phi vạn tuế, vạn vạn tuế”[19,tr.347].

Ngôn ngữ khinh người của những kẻ lắm tiền, nhiều của, quyền thế cũng được tác giả miêu tả. Đây là ngôn ngữ của một ông giám đốc đối với một con chó mà ông coi như đối thủ của mình “ Thằng khốn nạn! Ông nghiến hai hàm răng kèn kẹt...Trời ơi! Tiếng tru! Tiếng tru khốn kiếp! câm mõm lại ngay! Mất trật tự trị an quá. Định không cho ai ngủ nữa hay sao!”[19,tr.378]

Hay lời của ông giám đốc hợm hĩnh, khinh người khi thuê người đến viết bút ký cho công ty.

“Tổng giám đốc chóp chép miệng như đang nhai dở chiếc kẹo cao su:

- Các ông bỏ qua cho chứ tôi lạ quái gì cánh văn chương các ông. Người ta bảo ra ngõ gặp nhà thơ, quả là đúng. Có ông ở phố tôi, hồi trẻ làm nghề mổ lợn ba toa thế mà năm ngoái nghe đâu cũng là tác giả của mấy tập thơ tình. Chắc là toàn mùi lòng lợn tiết canh...

- Nói mẹ nó là thích xực Mao Đài cho gọn. Nhà văn các anh chúa dài dòng văn tự, chả trách độc giả người ta ngán tận cổ”[20,tr.25].

Trong truyện ngắn, Hồ Thủy Giang còn sử dụng nhiều thành ngữ gần gũi giản dị trong sinh hoạt hàng ngày như: Chết khổ chết sở, cá lớn nuốt cá bé, thuốc đắng dã tật, ngậm bồ hòn làm ngọt, để lâu cứt trâu hóa bùn, nhà cửa nát như tương bần, đi guốc trong bụng...

Việc sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị, suồng sã mang đậm tính khẩu ngữ, tác giả đem đến cho người đọc một cái nhìn khá toàn diện về những mặt của cuộc sống, với đầy đủ cách sống, cách cảm, cách nghĩ trong mỗi cá nhân con người như những gì vốn có. Qua đó thể hiện khát vọng được nói thật, nhìn thẳng vào sự thật của nhà văn khi phản ánh, nhìn nhận cuộc sống.


2.2.2. Ngôn ngữ biểu cảm với sự vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ

Nhu cầu giải tỏa xúc cảm, tâm trạng là trạng thái bản chất tự nhiên của con người “khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”. Với người nghệ sĩ nhu cầu này luôn ở mức độ cao. Do bản chất nhạy cảm, dễ rung động, kho tích lũy ấn tượng của người nghệ sĩ thường rất phong phú, sâu nặng, chứa tính xúc cảm cao. Vì thế, giải tỏa cảm xúc, tâm trạng và bộc lộ tình cảm trở thành nhu cầu tất yếu trong sáng tạo nghệ thuật. Yêu, ghét, buồn, thương mến hay căm giận... đều đến độ mãnh liệt ở nhà văn. Đó là nguồn nội lực sinh thành tác phẩm, giúp nhà văn có được đứa con tinh thần máu thịt.

Là một nhà văn có trái tim nhạy cảm, nên những gì Hồ Thủy Giang cảm nhận trong xã hội đã tác động nhiều đến tâm hồn tác giả và điều này được biểu hiện rất rõ trong các truyện ngắn. Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát, thống kê, phân loại chúng tôi nhận thấy trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang sử dụng những từ láy, tính từ với hai gam màu lạnh và nóng, thán từ, hô ngữ, đoạn văn biểu cảm, nhằm biểu hiện tâm trạng của nhân vật. Để thấy rõ hơn việc vận dụng nhiều biện pháp tu từ tăng tính biểu cảm trong tác phẩm chúng tôi có bảng thống kê sau:


STT

Các biện pháp tu từ

Số lần xuất hiện

1

Từ láy

348

2

Hô ngữ

13

3

Thán từ

9


4

Tính từ miêu tả hai gam màu

Gam màu nóng

25

Gam màu lạnh

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 13


Từ bảng thống kê chúng tôi nhận thấy:

Nhà văn sử dụng nhiều biện pháp tu từ tăng tính biểu cảm và tạo hình cho hình ảnh, hình tượng được khắc họa trong câu văn, đoạn văn.

Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, giúp cho đối tượng thẩm mĩ được tác giả miêu tả trong tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Nhờ sử dụng những biện pháp tu từ, đã kín đáo biểu hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc đời và con người miêu tả trong tác phẩm.

Qua đó cho thấy cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật.

Trong tiếng Việt, từ láy ngoài chức năng biểu hiện khái niệm, từ láy còn có chức năng biểu cảm. Trong cuốn Từ láy trong tiếng Việt tác giả đã định nghĩa “Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể hiện rất tinh tế và sinh động về sự cảm thụ chủ quan về cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội”. Từ láy có khả năng làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung một cách cụ thể, tinh tế, sống động, màu sắc, âm thanh, hình ảnh mà sự vật biểu thị. Do vậy mà từ láy được sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học, Hồ Thủy Giang cũng rất nhạy cảm với từ láy.

Trong Bông hoa cô đơn chỉ hơn bảy trang nhưng ta có thể gặp rất nhiều danh từ, cụm từ kết hợp với các từ láy giàu sức biểu cảm như: Giọng cô rưng rưng, nước mắt tuôn ra đầm đìa, nghẹn ngào khóc, thiếu cô cuộc đời anh sẽ khô khan biết mấy, đôi mắt biêng biếc của cô nhìn anh đăm đắm, gượng một nụ cười đau đớn, cô buồn bã nhìn những đóa hoàng lan đang ngơ ngác tỏa hương, căn phòng hôm nay sao mà nặng nề, u uất, anh cảm thấy ân hận tê tái, cái nhìn lạnh lùng của anh, bàn tay mảnh mai run rẩy của cô. Những từ láy được sử dụng với mức độ cao nhằm diễn tả tình yêu không thành giữa cô thư ký và vị chủ tịch, từ đó thấy được tâm trạng xót xa, dằn vặt tiếc nuối, đau đớn của hai người khi yêu nhau mà không dám đến với nhau.


Trong Con tàu đến muộn, hệ thống từ láy chỉ tâm trạng cũng được miêu tả nhiều cho nhân vật Thuần: gương mặt ủ rũ, hai tròng mắt đờ đẫn, thuần thở hổn hển, cái bóng dài lòng khòng, một khuân mặt nhợt nhạt, mái tóc bù xù như lông nhím, lờ đờ nhìn ra, thân hình cao gầy lõng thõng, vẻ mặt tiều tụy và giọng nói run rẩy. Những từ láy lột tả hết được nỗi đau về tinh thần mà hơn mười năm nay Thuần phải chịu đựng.

Tác giả đã miêu tả nỗi bất hạnh của chú bé “dân bụi” bằng nhiều từ láy: Chiều nào tôi cũng thấy chú lặng lẽ ngồi trên chiếc ghế đá sứt, cặp mắt nhiu nhíu dõi cái nhìn mờ mịt ra phía bờ sông. Chú thường mang vẻ mặt cau có, hai cẳng chân khẳng khiu, chằng chịt những vết xước tím bầm. Gương mặt chú càng trở nên thiểu não khi không kiếm được đồ phế thải để bán đó là: gương mặt hốc hác, tiều tụy như người dưới âm phủ, cái nhìn mệt mỏi, nụ cười héo hắt.

Tác giả còn sử dụng nhiều từ láy để miêu tả vẻ đẹp của nhân vật Miên, trong truyện ngắn Lúc ấy biển hoàng hôn đó là: đôi mắt lóng lánh đen của nàng chớp chớp đầy vẻ quyến rũ. Dáng điệu tha thướt, uyển chuyển. Tiếng cười lóng lánh vang vọng cả mười phương sóng biển.

Trong Bản quyền để miêu tả lão tổng giám đốc tác giả sử dụng hàng loạt các từ láy: cái phiến má phèn phẹt, cặp mắt hin hin, ngồi choạch chọe, tủm tỉm cười, cười hô hố, cười nhả nhớt, cười hỉ hả, bộ mặt nhăn nhở cười, giọng khét lẹt. Tác giả không miêu tả lão tổng giám đốc nhưng những từ láy đó gợi lên một hình ảnh to béo, vô học, khinh người. Hay tay bầu sách cũng được miêu tả qua các từ láy: nài nỉ, vẻ rụt rè, giọng điệu khẩn thiết, cúi lom khom, tay bầu sách te tởn, xun xoe, nhanh nhảu, lanh chanh. Qua những từ láy này hiện lên trước mắt người đọc một kẻ khúm múm, nịnh nọt trước quyền lực.

Hồ Thủy Giang thường dùng các từ láy: ảm đạm, xa xưa, hiu hắt, heo hút, xơ xác, thấp lè tè, rải rác, khốn khổ, vất vả, nhọc nhằn, thưa thớt... để miêu tả


những bản làng nghèo nàn, buồn vắng, dường như không có hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Ngoài sử dụng từ láy làm phương tiện biểu cảm, nhà văn sử dụng những câu văn giàu sức biểu cảm làm bộc lộ tâm trạng cảm xúc, tâm lý của nhân vật. Đó là “một dòng sông nước mắt” của cô thư ký. “Ở đó, có vị mặn chát chắt ra từ trái tim đau khổ của cô. Ở đó, có niềm hy vọng đắng cay của cô. Thế nhưng, chỉ một vệt khăn lau đầy cẩn trọng và vô tâm của anh là khô kiệt hết”[19,tr.9]. Hay “trên đời, không yêu nhau bỏ nhau đã đành, yêu nhau mà lại bỏ nhau mới thật là đau xót”.

Đó là nỗi xót xa của một người chị khi nghĩ về mẹ và em gái ở quê nhà “Suốt mấy năm ròng em tôi lặn lội cày bừa nuôi mẹ để tôi yên tâm theo học. Nghĩ lại mới thấy xót xa. Năm nay em gái tôi cũng đã hai nhăm hai sáu sao mà vẫn chưa chịu lấy chồng. Mà cũng tội, nhà chỉ có hai mẹ con người đi người ở sao đành... Chao ôi! Đứa em gái lam lũ đau khổ của tôi. Ngày về, nhìn vóc dáng tiều tụy của em, tôi đã kinh hãi. Chị có tội với em. Mọi nỗi nhọc nhằn, lo toan của gia đình, chị đã trút lên đầu em. Mỗi nếp nhăn khô héo trên mặt em có phần tội lỗi của chị”[19,tr.113-117].

Nỗi bất hạnh của cô Đào đã khiến cho đứa cháu khi vào thăm cô đã phải thốt lên “Sao sự khắc nhiệt của cuộc đời vẫn không chịu buông tha cô? Mấy chục năm nay, người đời nguyền rủa cô là yêu tinh, ma quái nhưng cho đến tận bây giờ đã có kẻ nào nhìn thấy cô ăn thịt ai. Đúng hơn, thì chính loài người đã ăn thịt cô bằng những lời nói và cử chỉ phũ phàng, để đến nỗi cô phải rơi vào con đường cùng thế này. Nhìn cô Đào tiều tụy ngồi trên sân, tôi thấy mình có lỗi vô cùng. Tôi đã viết bao nhiêu trang sách, nói bao nhiêu lời nhân nghĩa, đạo đức, cảm thông với biết bao số phận, thế mà bao năm tháng nay tâm hồn tôi đã bỏ trống một con người cần được cứu vớt nhất”[19,tr.80].


Trong truyện ngắn Quyển học bạ, nhà văn cũng bộc lộ nỗi xót thương đối với cảnh ngộ của người cha qua đoạn văn. “Ông già rũ người trên chiếc ghế ọp ẹp. Trái tim tôi như tê dại đi, tôi không dám nhìn vào đôi mắt vô hồn đầy nước nắt của ông, vội quay ra cửa. Nắng tháng năm hắt lên những bờ râm bụt đang kỳ nở hóa, đỏ như máu” [21,tr.89]

Ngoài ra, ta thấy trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang sử dụng những tính từ thuộc hai gam màu nóng và lạnh. Gam màu nóng mà tác giả sử dụng chủ yếu là màu đỏ, màu vàng: đôi mắt đỏ quạch, những bông hoa gạo đỏ như máu rơi rụng tơi bời, bầu trời đỏ rực như máu, đôi mắt đỏ hoe, hai bờ dâm bụt sẫm đỏ, ánh mắt đỏ ké, ánh trăng vàng chóe, nắng chiều vàng se sắt, những ngọn cỏ vàng úa... nhưng gam màu nóng này lại không làm mọi vật tươi đẹp hơn, cũng không thể hiện sự lạc quan vào cuộc đời, mà nó biểu tượng cho nỗi buồn chán, mất mát, tuyệt vọng của con người.

Gam màu lạnh được tác giả sử dụng 47 lần: Đôi môi tái nhợt, sân ga tối tăm nham nhở, đôi chân đen nhẻm, bầu trời sẫm lại, những quả trám đen bầm, mặt Đàn hơi tái đi, Hai bờ dâm bụt đen sẫm lại, đôi mắt thâm quầng của Thúy. Khuân mặt xanh xám như tàu lá của bác sĩ Hiển. Cuối trời, một vài tảng mây đen nặng trĩu rùng rùng như muốn ụp xuống. Con trâu đen trũi nhà anh Vênh. Lão già mặt xám. Tảng mây đen lượn lờ trong bầu trời yên tĩnh của chú chó lông vàng. Khuôn mặt tái xanh của ông giám đốc... Đưa vào thế giới ngôn từ của mình những gam màu lạnh, với sắc đen, tái xanh, xám đã giúp cho nhà văn thể hiện một khía cạnh của cuộc đời. Phải chăng, những sắc màu đó chính là biểu trưng cho sự khắc nghiệt của số phận con người cùng nỗi ảm đạm, buồn đau và những linh cảm xấu trước hiện thực tàn khốc.

Như vậy, có thể thấy hai yếu tố giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật tạo nên thành công và đặc sắc trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang. Từ điểm nhìn đa dạng, đa chiều nhà văn bày tỏ thái độ, tình cảm của mình trước thực


tại bằng nhiều giọng điệu khác nhau: đó là giọng điệu ngậm ngùi xót xa thương cảm, giọng điệu mỉa mai chua chát, khi thì giọng điệu ngợi ca, có khi giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý về cuộc sống. Chúng tôi nhận thấy trong một số truyện ngắn, nhà văn còn kết hợp nhiều giọng điệu khác nhau tạo ra tính đa thanh. Sự linh hoạt này minh chứng cho sự cách tân về giọng điệu trong văn xuôi đương đại so với giai đoạn trước. Sự linh hoạt và phong phú của giọng điệu trần thuật, cũng chính là nhu cầu tự nhiên để người viết tự làm mới mình. Khách quan mà nói, đa dạng về giọng điệu cũng chính là một trong những phương tiện quan trọng để tác giả thể hiện một cách sinh động cái đa đoan của con người, đa sự của cuộc sống.

Về ngôn ngữ, nhà văn sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị, mang tính khẩu ngữ và cả thành ngữ tạo cho những trang văn thêm gần gũi với cuộc sống. Hồ Thủy Giang vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ những từ láy, tính từ với hai gam màu lạnh và nóng, thán từ, hô ngữ, đoạn văn biểu cảm để tạo nên ngôn ngữ biểu cảm nhằm biểu hiện tâm trạng nhân vật và bộc lộ nỗi xót thương, cảm thông đối với những cảnh đời éo le, bất hạnh của nhà văn. .


KẾT LUẬN

Trải qua trên dưới 40 năm cầm bút, Hồ Thủy Giang sáng tác nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phê bình văn học, kịch bản phim, nhưng nhà văn dành nhiều tâm huyết nhất cho thể loại truyện ngắn. Hơn 16 tập truyện ngắn, Hồ Thủy Giang đã tạo được dấu ấn riêng trong nền văn học Thái Nguyên nói riêng và văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung. Hiện nay ngòi bút của Hồ Thủy Giang vẫn không ngừng sáng tạo, không ngừng đam mê và cống hiến. Điều này chắc chắn sẽ tiếp tục đưa nhà văn đến với những thành công mới trong sự nghiệp văn chương của mình.

Qua tìm hiểu một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật ở ba tập truyện ngắn Hồ Thủy Giang, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Hồ Thủy Giang là một nhà văn có niềm đam mê nghề nghiệp và ý thức của người cầm bút. Hồ Thủy Giang rất trung thực và tinh tế khi đưa những trang đời vào những trang viết. Với thể loại truyện ngắn, Hồ Thủy Giang đã thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Nhà văn luôn quan sát, tìm tòi và không ngừng suy nghĩ mọi mặt trong cuộc sống, xã hội, đây chính là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận của nhà văn. Hồ Thủy Giang đưa vào truyện ngắn, những quan niệm nghệ thuật về cuộc sống, con người và văn chương. Những quan niệm nghệ thuật đó rất rõ ràng, thiết thực, mộc mạc và chân thành, không xa rời viển vông, là những điều tâm huyết mà nhà văn muốn gửi đến người đọc.

2. Con người luôn là vấn đề trung tâm của nhiều nhà văn. Chính vì vậy, trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang xây dựng nên một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú. Ông đặc biệt quan tâm đến những nhân vật cô đơn, bất an, mất mát, những người có số phận bất hạnh, không may trong cuộc sống. Trong xã hội khi mà đồng tiền, địa vị, danh vọng lên ngôi thì những nhân vật tha hóa đạo đức xuất hiện ngày càng nhiều, xây dựng những nhân vật này, Hồ

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí