Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 14


Thủy Giang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người hãy cảnh giác và tránh xa những hiện tượng xấu xa, tiêu cực của xã hội. Bên cạnh đó, trong một số truyện ngắn, nhà văn còn xây dựng những chân dung cao đẹp, sáng ngời về đạo đức, đạo lý, đó là những nhân nhân vật có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương, vị tha, giàu đức hi sinh, trong mọi hoàn cảnh khó khăn thử thách họ vẫn vượt lên giữ được chính mình. Mỗi kiểu loại nhân vật ấy, đều mang chiều sâu tư tưởng hàm chứa nỗi niềm tâm sự của nhà văn và ít nhiều thể hiện một quan điểm “nhân sinh” sâu sắc. Nhân vật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang chủ yếu là những con người bình dị có nỗi buồn lớn và ít niềm vui. Nhưng nỗi buồn lớn ấy lại được thể hiện một cách thầm thì và nhỏ nhẹ, chủ yếu là trăn trở, giằng xé, giàu suy tư sâu thẳm trong tâm hồn, chứ không có những hành động bột phát mạnh mẽ. Nhà văn ngợi ca nhân vật nhưng ngợi ca bằng nụ cười trìu mến nhẹ nhàng và nỗi đau buồn lớn lại được miêu tả bằng tiếng khóc thầm lặng lẽ. Phải chăng đó là cái “tạng” của nhà văn, ông không thích phô diễn, không phô trương ồn ào, nhưng càng lặng lẽ thì càng sâu xoáy. Để xây dựng thành công nhân vật văn học trong tác phẩm, Hồ Thủy Giang thường tập trung miêu tả ngoại hình, đặt nhân vật vào những tình huống cụ thể có tính thử thách và miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại nội tâm. Từ đó nhân vật tự bộc lộ được tính cách, phẩm chất, tâm trạng và những diễn biến tâm lý phong phú, phức tạp.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hồ Thủy Giang thể hiện rõ cá tính sáng tạo và dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nhà văn chủ yếu miêu tả không gian sinh hoạt đời thường, đó là: không gian căn phòng, không gian phố phường, không gian của những bản làng hẻo lánh, nhà văn khéo léo đặt nhân vật vào những không gian phù hợp bộc lộ cá tính, tâm trạng. Hơn thế nữa, trong những không gian này thường xuất hiện những tình huống truyện có tính “thử thách” buộc nhân vật bộc lộ bản chất thực của mình hoặc phải


vận động, biến đổi về tính cách. Cùng với không gian nghệ thuật, Hồ Thủy Giang lựa chọn được các bình diện thời gian nghệ thuật phù hợp. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ hiện lên như một thước phim quay chậm qua thời gian sự kiện, thời gian của cuộc sống hiện tại. Thời gian quá khứ – chiêm nghiệm, lại đưa con người trở về với quá khứ có cả niềm vui và nỗi buồn, để mọi người đúc rút những kinh nghiệm sống. Đặc biệt thời gian đồng hiện giúp cho con người có một cái nhìn đầy đủ, sâu sắc về cuộc sống của quá khứ - hiện tại

– tương lai. Trong quá trình tìm hiểu, thống kê, khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng, tỉ lệ giữa các kiểu loại thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Hồ Thủy Giang tương đối cân bằng, từ đó cho thấy nhà văn vẫn ở “điểm trung hòa” giữa truyền thống và hiện đại về nghệ thuật tự sự. Nhà văn chưa có những cách tân táo bạo khi xử lý thời gian nghệ thuật giống như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái...Tuy nhiên xử lý thời gian nghệ thuật theo cách viết truyền thống nhưng vẫn thành công và không gây nhàm chán mà vẫn hấp dẫn người đọc.

Trong truyện ngắn nhà văn sử dụng nhiều giọng điệu. Giọng ngậm ngùi xót xa thương cảm chiếm ưu thế hơn cả, bằng giọng điệu này, người đọc thấy được tấm lòng cảm thông, chia sẻ của tác giả đối với con người, đặc biệt những người có số phận bất hạnh. Giọng điệu mỉa mai, chua chát cũng được vận dụng một cách triệt để, giúp nhà văn chỉ ra và phê phán những “mảng tối, góc khuất” của xã hội, cuộc sống. Bên cạnh đó nhà văn sử dụng giọng điệu ngợi ca đối với những con người có bản chất tốt đẹp, những con người tự vượt lên trên thế sự đa đoan, phức tạp để khẳng định mình. Qua việc thể hiện giọng điệu ngợi ca, thấy được niềm tin sâu sắc của Hồ Thủy Giang vào bản chất tốt đẹp trong con người Việt Nam. Với giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm, có thể thấy nhà văn tạo hiệu quả cao trong việc bộc lộ sự trải nghiệm của bản thân mình về cuộc đời và con người trong xã hội ngày nay. Nhà văn không để


cho độc giả tiếp thu một cách thụ động mà để cho người đọc cùng nhau suy ngẫm, trao đổi, bàn luận, từ đó tạo ra tính dân chủ bình đẳng, gần gũi trong mối quan hệ giữa nhà văn với bạn đọc. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm gợi lên trong mỗi người những suy nghĩ, trăn trở về thế sự, đồng thời thể hiện một cái nhìn tích cực, một khát khao muốn tìm đến những chân lý của nhà văn. Chúng tôi nhận thấy trong một số truyện ngắn, nhà văn đã kết hợp nhiều giọng điệu khác nhau tạo ra tính đa thanh. Sự linh hoạt này minh chứng cho sự cách tân về giọng điệu trong văn xuôi đương đại so với giai đoạn trước.

Về ngôn ngữ, Hồ Thủy Giang thường sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị, mang tính khẩu ngữ, nhờ đó tạo cho câu chuyện thêm gần gũi với cuộc sống hàng ngày và tăng sự gắn bó giữa văn với đời. Ngôn ngữ biểu cảm cũng tạo nên dấu ấn riêng truyện ngắn Hồ Thủy Giang nhờ việc vận dụng linh hoạt các từ láy, câu văn biểu cảm, tính từ miêu tả hai gam màu nóng và lạnh để tăng tính biểu cảm và tạo hình cho hình ảnh, hình tượng được khắc họa trong câu văn, đoạn văn. Vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, giúp cho đối tượng thẩm mĩ được tác giả miêu tả trong tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Nhờ sử dụng những biện pháp tu từ, đã kín đáo biểu hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn đối với cuộc đời và con người phản ánh trong tác phẩm. Qua đó cho thấy cá tính sáng tạo độc đáo của Hồ Thủy Giang ở phương diện ngôn ngữ nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

3. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy. Truyện ngắn Hồ Thủy Giang cũng viết về đề tài thế sự - đời tư như nhiều nhà văn đương đại khác. Truyện của ông không giằng co quyết liệt hay giàu kịch tính như Tạ Duy Anh, Cao Duy Sơn... nhân vật trong truyện ngắn của ông không bị đẩy đến tận cùng giữa hai phẩm chất thiên thần và quỷ sứ như truyện ngắn của Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu hay Nguyễn Huy Thiệp... Truyện ngắn của Hồ Thủy Giang là những lời thầm thì nhỏ nhẹ và ngậm ngùi về những cảnh


Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang - 14

đời, những số phận của con người bình thường trong cuộc sống. Đọc truyện ngắn Hồ Thủy Giang ta bắt gặp chính số phận và tâm trạng của mình và biết bao con người bình dị ở quanh ta trong những phạm vi bình dị, đời thường nhất. Đó chính là cá tính sáng tạo của nhà văn đóng góp một dấu ấn riêng, mặc dù không rực rỡ, chói lóa vào truyện ngắn văn học Việt Nam đương đại.

4. Truyện ngắn chỉ là một trong số rất nhiều các thể loại trong sáng tác của Hồ Thủy Giang. Do khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang” ở một vài phương diện cụ thể. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ của nhà văn còn có thể mở rộng hướng nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nữa như: Thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Thủy Giang trong thơ, tiểu thuyết. Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Thủy Giang. Đặc điểm văn xuôi Hồ Thủy Giang trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. Những cách tân nghệ thuật trong văn xuôi Hồ Thủy Giang qua truyện ngắn và tiểu thuyết...


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1990), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới Hà Nội

3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, Tạp chí văn học số 9/1998

5. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn lý luận tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục

6. Nguyễn Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học.

7. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, Nxb Hội nhà văn Việt Nam.

8. Hữu Đạt (1999), Nhà văn sự sáng tạo nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn Việt Nam.

9. Phan Cự Đệ (1971), Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật, Nxb Văn học nghệ thuật Nam.

10. Phan Cự Đệ (2002), Một số vấn đề về lý luận và lịch sử văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Hà Minh Đức (1997 - chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (1998), Chặng đường mới trong văn học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học – Lý luận và ứng dụng, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

14. Phương Dung - Lệ Hằng (2005), Đặc điểm truyện ngắn Hồ Thủy Giang, Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa ĐT.GV.THCS, ĐHSP Thái Nguyên.

15. Nhiều tác giả (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học (Phương Lựu chủ biên), NxbGiáo dục, Hà Nội.


17. Hồ Thủy Giang (1989), Con tàu đến muộn, Nxb Văn học.

18. Hồ Thủy Giang (1990), Bông hoa cô đơn, Nxb Văn học.

19. Hồ Thủy Giang (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học.

20. Hồ Thủy Giang (2005), Mùa gió heo may, Nxb Lao động.

21. Hồ Thủy Giang (2010), Người đẹp thường nhiều bí ẩn, Nxb Văn học.

22. Hồ Thủy Giang (2004), Văn học Thái Nguyên tác giả - Tác phẩm, Nxb Giáo dục

23. Đinh Thị Thu Hà (2010), Cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Minh Châu, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP

- ĐHTN.

24. Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Hạnh, Phùng Như Phương (2002), Lý luận văn học – vấn đề suy nghĩ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

26. Hoàng Ngọc Hiến (1997), Văn học và học văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Thái Hòa (2007), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Ma Văn Kháng (2007), Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

29. Khrapchenko (1987), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.

30. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

32. Phong Lê (1976), Văn và người, Nxb Văn học, Hà Nội.

33. Phong Lê (1985), Trên hành trình bốn mươi năm văn xuôi: Ngôn ngữ và giọng điệu, Nxb Văn học, Hà Nội.


34. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Văn học, Hà Nội.

35. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau năm 1975. Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

36. Nguyễn Văn Long (2001), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội.

38. Nguyễn Đăng Mạnh (1985), Lý luận và phê bình văn học – Những vấn đề gì đang đặt ra, Tạp chí văn nghệ Quân đội (số 4).

39. Mai Thị Nhung(1999), Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 ,Đề tài NCKH, ĐHSP - ĐHTN.

40. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Trần Đình Sử (2001), Mấy vấn đề trong quan niệm con người của văn học Việt Nam thế kỷ XX, Tạp chí văn học.

42. Trần Đình Sử (1998), Giáo trình Dẫn luận thi pháp học.

43. Trần Đình Sử (1978 – chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

44. Trần Đình Sử (1998), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Vụ giáo viên, Hà Nội.

45. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực cuộc sống và các tính sáng tạo, Nxb Văn học, Hà Nội.

46. Nguyễn Thị Hải Yến (2010), Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP – ĐHTN.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí